Xã Khánh Thượng (huyện Ba Vì): Nỗ lực vượt qua dịch bệnh Covid-19, xây dựng nông thôn mới

Thực hiện mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới, xã miền núi Khánh Thượng đã và đang tập trung lực lượng vừa tích cực phòng, chống dịch Covid-19 có hiệu quả, vừa phát triển sản xuất, ổn định đời sống nhân dân. Đến nay, xã Khánh Thượng đã cơ bản hoàn thành 19/19 tiêu chí xây dựng nông thôn mới.
Huyện Ba Vì triển khai chương trình “Sóng và máy tính cho em” Xã Khánh Thượng, huyện Ba Vì được hỗ trợ cung cấp điện năng lượng mặt trời và nước sạch Huyện Ba Vì: Người dân chưa mặn mà với nước sạch

Là xã miền núi phía Tây của huyện Ba Vì, xã Khánh Thượng cách trung tâm huyện gần 40km, có diện tích tự nhiên 2.884ha, dân số 2.016 hộ, 8.524 nhân khẩu, với gần 50% đồng bào dân tộc ít người, hơn 80% dân số sống bằng nghề nông nghiệp.

Những năm qua, Đảng bộ chính quyền và nhân dân các dân tộc xã Khánh Thượng đã phát huy truyền thống đơn vị Anh hùng lực lượng Vũ trang nhân dân, đoàn kết một lòng, vượt qua mọi khó khăn, giành được nhiều kết quả tích cực…

Ông Nguyễn Hữu Thịnh, Bí thư Đảng ủy xã Khánh Thượng chia sẻ, xác định công tác tuyên truyền phải đi trước một bước, do đó xã Khánh Thượng đã đẩy mạnh, đa dạng hóa hình thức thông tin tuyên truyền, đặc biệt xã luôn quan tâm, chú trọng, phong trào “Toàn dân chung tay xây dựng nông thôn mới”.

Từ đó, cán bộ, đảng viên và nhân dân trong toàn xã phấn khởi, nỗ lực phấn đấu thi đua lao động sản xuất, góp công, góp sức làm thay đổi bộ mặt quê hương ngày càng giàu đẹp.

Bí thư Đảng ủy xã Khánh Thượng khẳng định, chính sự đồng lòng của nhân dân là một yếu tố quan trọng làm nên nền tảng cho sự phát triển về kinh tế - xã hội trong chương trình xây dựng nông thôn mới của địa phương.

Khi tư tưởng đã thông, xã Khánh Thượng triển khai công tác huy động nguồn lực xây dựng nông thôn mới. Đến thời điểm này, xã đã huy động được gần 210 tỷ đồng. Trong đó, ngân sách Thành phố hơn 173 tỷ đồng, huyện là trên 19 tỷ đồng, các quận của thành phố Hà Nội đã hỗ trợ trên 17 tỷ đồng.

Đặc biệt, ủng hộ chương trình xây dựng nông thôn mới của địa phương, người dân ở đây đã hiến hàng trăm mét vuông đất và hàng nghìn ngày công lao động để mở rộng thêm nhiều đoạn đường, tuyến kênh, nhà văn hóa...

Với nguồn lực trên, xã miền núi Khánh Thượng đã bê tông hóa 100% đường liên xã, liên thôn, cứng hóa các tuyến đường, ngõ xóm đảm bảo sạch sẽ, không lầy lội vào mùa mưa tạo thuận tiện trong đi lại của nhân dân.

Xã Khánh Thượng (huyện Ba Vì): Nỗ lực vượt qua dịch bệnh Covid-19, xây dựng nông thôn mới
Xã miền núi Khánh Thượng đã hoàn thành chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới. (Ảnh: Hồng Đạt)

Theo ghi nhận, có 30,74 km kênh mương đã được cứng hóa phục vụ sản xuất nông nghiệp; 100% số hộ dân được sử dụng điện lưới quốc gia; đầu tư, mở rộng, xây dựng Trường Tiểu học Khánh Thượng để đạt chuẩn quốc gia về cơ sở vật chất. Trên địa bàn xã có 12 thôn đều có nhà văn hóa.

Các nhà văn hoá đều có hội trường được trang bị đầy đủ bàn ghế, loa đài, có sân thể thao có thể chơi được các môn thể thao đơn giản, tổ chức các hoạt động văn hoá văn nghệ cho nhân dân mọi lứa tuổi.

Ngoài xây dựng cơ sở hạ tầng, xã miền núi Khánh Thượng tổ chức nhiều khóa đào tạo nghề nông nghiệp và phi nông nghiệp...Thông qua đó, Khánh Thượng đã vượt qua tiêu chí khó nhất trong chương trình xây dựng nông thôn mới.

Trong 5 năm qua, tình hình kinh tế - xã hội của xã Khánh Thượng đã có bước phát triển tốt, tốc độ phát triển kinh tế hằng năm duy trì ở mức 20%. Tính đến hết năm 2020, thu nhập bình quân đầu người của xã đạt 50,24 triệu đồng/năm.

Cơ cấu kinh tế địa phương có bước chuyển dịch tích cực, một số mô hình kinh tế trang trại, trồng trọt, chăn nuôi mang lại giá trị kinh tế cao. Nhóm ngành công nghiệp, xây dựng và dịch vụ thương mại trong 5 năm qua đã đạt tỷ trọng 72% tổng thu nhập.

Đời sống kinh tế của người dân ngày càng được nâng cao, trong 5 năm qua, mỗi năm xã Khánh Thượng giảm được bình quân 95 hộ nghèo, hiện nay toàn xã chỉ còn 38 hộ nghèo, chiếm 1,88 %.

“Được quan tâm đầu tư về cơ sở hạ tầng, nguồn vốn sản xuất là động lực để đồng bào xã miền núi Khánh Thượng vươn lên phát triển toàn diện các mặt đời sống. Đến với xã miền núi Khánh Thượng hôm nay, điều dễ dàng nhận thấy là sự thay đổi căn bản trong nếp nghĩa, cách làm của đồng bào nơi đây.

Người dân đã dần xóa bỏ tập quán canh tác lạc hậu, thay vào đó họ đã biết tận dụng lợi thế tiềm năng sẵn có để phát triển sản xuất, chăn nuôi và làm dịch vụ. Tôi và người dân trong xã rất hài lòng về những kết quả do chương trình xây dựng nông thôn mới mang lại”, ông Nguyễn Đăng Vận, người dân thôn Khánh Chúc Bãi, xã Khánh Thượng chia sẻ.

Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã Khánh Thượng Hoàng Văn Chìu thông tin, về tiến trình xây dựng nông thôn mới, hiện nay xã Khánh Thượng đã đạt và cơ bản đạt 19/19 tiêu chí với tổng số 97,5 điểm. Thực hiện chỉ đạo của Ban chỉ đạo xây dựng nông thôn mới huyện Ba Vì, xã Khánh Thượng đang tập trung lực lượng vừa tích cực phòng, chống dịch Covid-19 có hiệu quả, vừa phát triển sản xuất, ổn định đời sống nhân dân. Hiện, Khánh Thượng đang trình Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới”.

Theo tìm hiểu, thời gian tới, xã miền núi Khánh Thượng tiếp tục huy động nguồn lực đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn, đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học trong sản xuất nhằm duy trì, củng cố và nâng cao chất lượng các tiêu chí nông thôn mới, tăng thu nhập, chất lượng cuộc sống của người dân.

Hồng Đạt

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Chú trọng xây dựng môi trường làm việc an toàn cho người lao động

Chú trọng xây dựng môi trường làm việc an toàn cho người lao động

Thành phố Hà Nội đã và đang chú trọng triển khai hiệu quả công tác chăm lo đời sống cho người lao động và đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động, xây dựng môi trường làm việc an toàn, văn minh, thân thiện cho người lao động.
Giải ngân trên 21,6 tỷ đồng cho đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động vay vốn

Giải ngân trên 21,6 tỷ đồng cho đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động vay vốn

Quỹ Trợ vốn công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) nghèo Thủ đô phát triển kinh tế gia đình (gọi tắt là Quỹ Trợ vốn) cho biết, để thực hiện hiệu quả các chức năng, nhiệm vụ, ngay từ đầu năm 2025, Quỹ đã chủ động, kịp thời xây dựng kế hoạch công tác tín dụng năm 2025; kế hoạch kiểm tra sau vay vốn đối với nguồn vốn Quỹ Trợ vốn và Quỹ quốc gia về việc làm năm 2025.
Cẩn trọng với các chiêu lừa đảo mùa du lịch

Cẩn trọng với các chiêu lừa đảo mùa du lịch

Mỗi khi hè đến nhu cầu tham quan, nghỉ dưỡng của người dân trên cả nước bắt đầu tăng cao, đặc biệt là vào dịp nghỉ lễ Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước 30/4 và Quốc tế Lao động 1/5. Đây cũng là thời điểm những cạm bẫy du lịch được tội phạm lừa đảo giăng ra…
Bác bỏ thông tin bão cấp 12 đổ bộ Quảng Ninh đầu tháng 5/2025

Bác bỏ thông tin bão cấp 12 đổ bộ Quảng Ninh đầu tháng 5/2025

Chiều 20/4, Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia cho biết, thông tin về việc một cơn bão mạnh (cấp 12) xuất hiện và ảnh hưởng trực tiếp đến Quảng Ninh vào thời điểm đầu tháng 5/2025 là không có cơ sở khoa học.
Hơn 207 triệu lượt đăng ký khám chữa bệnh BHYT bằng Căn cước công dân

Hơn 207 triệu lượt đăng ký khám chữa bệnh BHYT bằng Căn cước công dân

Theo thống kê của Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam, tính đến ngày 15/4/2025, cả nước đã có hơn 207 triệu lượt tra cứu thông tin thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) bằng số định danh cá nhân/Căn cước công dân (CCCD) thành công phục vụ làm thủ tục khám chữa bệnh BHYT.
Số người đăng ký hưởng bảo hiểm xã hội một lần giảm đáng kể

Số người đăng ký hưởng bảo hiểm xã hội một lần giảm đáng kể

Lũy kế đến hết quý 1/2025, toàn quốc có 267.493 người hưởng bảo hiểm xã hội (BHXH) một lần, giảm gần 70.000 người, tương đương 26,17% so với cùng kỳ năm 2024.
Các Công đoàn cơ sở quận Long Biên tích cực xây dựng đơn vị “Sáng - Xanh - Sạch - Đẹp”

Các Công đoàn cơ sở quận Long Biên tích cực xây dựng đơn vị “Sáng - Xanh - Sạch - Đẹp”

Thực hiện chủ đề công tác năm 2025 và hưởng ứng phong trào thi đua “Sáng - Xanh - Sạch - Đẹp” trong công nhân, viên chức, lao động do Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Long Biên phát động, nhiều Công đoàn cơ sở trên địa bàn quận đã tích cực ra quân, kêu gọi đoàn viên công đoàn tham gia tổng vệ sinh môi trường, làm đẹp cơ quan, đơn vị.

Tin khác

Công khai và linh hoạt trong lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính phường

Công khai và linh hoạt trong lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính phường

Nhằm triển khai thực hiện công tác sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn thành phố Hà Nội đạt hiệu quả cao, trong các ngày 18, 19 và 20/4, toàn quận Hai Bà Trưng đẩy mạnh tuyên truyền, công khai đến tận các tổ dân phố về phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp cơ sở trên địa bàn quận, bằng nhiều hình thức phong phú.
Lấy ý kiến về một phường đặc biệt ở khu vực ngoài đê nội thành Hà Nội

Lấy ý kiến về một phường đặc biệt ở khu vực ngoài đê nội thành Hà Nội

Phường này dự kiến có tên là phường Hồng Hà. Phường hình thành từ diện tích một phần hoặc toàn bộ của nhiều phường thuộc địa bàn 5 quận của Hà Nội gồm Tây Hồ, Ba Đình, Hoàn Kiếm, Long Biên, Hai Bà Trưng; kéo dài từ cầu Nhật Tân đến cầu Vĩnh Tuy.
Huyện Đan Phượng: Dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã sau sắp xếp

Huyện Đan Phượng: Dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã sau sắp xếp

UBND huyện Đan Phượng đã ban hành hướng dẫn về việc lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn. Dự kiến, sau sắp xếp, trên địa bàn huyện Đan Phượng sẽ có 3 đơn vị hành chính cơ sở, gồm: Đan Phượng, Ô Diên và Thọ Lão.
Quận Nam Từ Liêm: Các Tổ công tác khẩn trương lấy ý kiến nhân dân về đơn vị hành chính phường

Quận Nam Từ Liêm: Các Tổ công tác khẩn trương lấy ý kiến nhân dân về đơn vị hành chính phường

Trong hai ngày 19 và 20/4, Ủy ban nhân dân (UBND) quận Nam Từ Liêm, Hà Nội cùng các đơn vị liên quan như Phòng Nội vụ, Ban Tuyên giáo và Dân vận Quận ủy, UBND các phường trên địa bàn… tiến hành lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính (ĐVHC) phường trên địa bàn quận.
Diện tích và ý nghĩa 3 đơn vị hành chính mới quận Hai Bà Trưng dự kiến thành lập

Diện tích và ý nghĩa 3 đơn vị hành chính mới quận Hai Bà Trưng dự kiến thành lập

Thông tin từ quận Hai Bà Trưng cho biết, thực hiện theo phương án sắp xếp của thành phố, đối với quận Hai Bà Trưng, dự kiến thành lập 3 đơn vị hành chính cơ sở gồm: Hai Bà Trưng, Bạch Mai, Vĩnh Tuy.
Thanh Trì: Quá trình sắp xếp không làm gián đoạn các nhiệm vụ

Thanh Trì: Quá trình sắp xếp không làm gián đoạn các nhiệm vụ

Trong ngày 20/4, 16 xã, thị trấn trên địa bàn huyện Thanh Trì sẽ tổ chức lấy ý kiến người dân đối với phương án sắp xếp đơn vị hành chính xã trên địa bàn mà hộ gia đình cư trú. Theo phương án, huyện Thanh Trì sau sắp sếp sẽ còn 5 xã: Thanh Trì, Tân Triều, Đại Thanh, Ngọc Hồi và Nam Phù.
Dự kiến sau sắp xếp, huyện Chương Mỹ có 6 xã

Dự kiến sau sắp xếp, huyện Chương Mỹ có 6 xã

Huyện Chương Mỹ đang tích cực tiến hành lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn. Dự kiến, sau khi hoàn thành việc sắp xếp, huyện Chương Mỹ còn 6 đơn vị hành chính cơ sở.
Sơn Tây dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã

Sơn Tây dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã

Thực hiện chỉ đạo của Thành uỷ, UBND thành phố Hà Nội, thị xã Sơn Tây dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã sau sắp xếp cụ thể: Sơn Tây, Tùng Thiện và Đoài Phương (hoặc Đông Sơn).
Huyện Thường Tín thành lập 4 tổ công tác triển khai sắp xếp, tổ chức đơn vị hành chính

Huyện Thường Tín thành lập 4 tổ công tác triển khai sắp xếp, tổ chức đơn vị hành chính

Huyện ủy Thường Tín (Hà Nội) quyết định thành lập 4 tổ công tác để triển khai thực hiện việc sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính cấp xã.
Quận Hà Đông dự kiến còn 5 phường sau sắp xếp

Quận Hà Đông dự kiến còn 5 phường sau sắp xếp

Theo phương án Sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội, quận Hà Đông sẽ sáp nhập 15 phường hiện có, tổ chức lại thành 5 phường mới, tên dự kiến là: Hà Đông, Dương Nội, Yên Nghĩa, Kiến Hưng, Phú Lương.
Xem thêm
Phiên bản di động