Xác định nhiệm vụ trọng tâm của công đoàn cơ sở trong tình hình mới
Cùng dự có ông Vũ Minh Tiến – Ủy viên Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn, Viện trưởng Viện Công nhân và Công đoàn và 30 đại biểu đến từ 20 công đoàn cấp trên cơ sở và công đoàn cơ sở tại một số tỉnh, thành phố khu vực phía Bắc, Công đoàn ngành Trung ương.
Theo báo cáo nghiên cứu của Viện Công nhân và Công đoàn, Công đoàn Việt Nam đã trải qua hơn 90 năm xây dựng và phát triển, là một tổ chức chính trị - xã hội rộng hơn với hơn 10 triệu đoàn viên và là tổ chức duy nhất đại diện cho đoàn viên và người lao động trong cả nước.
![]() |
Ông Trần Thanh Hải – Phó Chủ tịch Thường trực Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam trao đổi tại Hội thảo. Ảnh: B.D |
Trong giai đoạn hiện nay, với việc tham gia các Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới có quy định về lao động và việc thông qua Bộ luật Lao động 2019 cho phép người lao động được thành lập tổ chức đại diện tại cơ sở ngoài hệ thống Công đoàn Việt Nam đang đặt ra những thách thức vô cùng lớn đối với Công đoàn Việt Nam, đòi hỏi Công đoàn Việt Nam phải nghiên cứu và đổi mới cơ bản nội dung và phương thức hoạt động cho phù hợp.
Công đoàn cơ sở hiện tại là “mắt xích” quan trọng của Công đoàn Việt Nam, bởi đây là cấp trực tiếp và sát với đoàn viên và người lao động. Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở là cấp trực tiếp liên lạc và triển khai các chủ trương, đường lối và hoạt động từ cấp trên xuống cấp cơ sở và đồng thời phản ảnh những vấn đề từ cấp cơ sở lên cấp trên. Đây là hai cấp quan trọng đảm bảo sự tồn tại và phát triển của Công đoàn Việt Nam trong tình hình mới.
Theo Viện Công nhân và Công đoàn, công đoàn cơ sở ngày càng được trao rất nhiều nhiệm vụ. Theo bản tổng hợp các nhiệm vụ công đoàn cơ sở phải thực hiện theo quy định tại các luật, cụ thể: Bộ luật Lao động, Luật Công đoàn, Luật Tố tụng dân sự, Luật An toàn vệ sinh lao động, Luật Bảo hiểm xã hội, Luật Bảo hiểm y tế, Luật Doanh nghiệp... Công đoàn cơ sở có tất cả 25 đầu việc phải làm với 72 nhiệm vụ vụ thể. Vì là tổ chức đại diện duy nhất của người lao động ở cơ sở, với chức năng hiến định là đại diện chăm lo và bảo vệ cho người lao động, quan điểm hoạt động của công đoàn là càng làm được nhiều việc cho người lao động càng tốt. Tuy nhiên, trong giai đoạn tới, với thời gian và nguồn lực hạn chế, nếu làm nhiều việc sẽ bị phân tán về thời gian và nguồn lực, công đoàn cơ sở sẽ rất khó cạnh tranh được với các tổ chức đại diện khác của người lao động nếu được thành lập và hoạt động độc lập.
Vì vậy, nghiên cứu này nhằm xác định nhiệm vụ trọng tâm của công đoàn cơ sở và cấp trên trực tiếp cơ sở, cung cấp một cái nhìn khoa học dựa trên cơ sở lý luận và thực tiễn cho Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam để thảo luận và quyết định nhiệm vụ trọng tâm của công đoàn cơ sở trong thời gian tới, giúp tập trung thời gian và nguồn lực cho hoạt động công đoàn cơ sở, hướng tới mục tiêu giữ vững vị trí công đoàn cơ sở (cũng là vị trí của Công đoàn Việt Nam) trong bối cảnh có thể ra đời các tổ chức đại diện khác của người lao động.
Phát biểu tại hội thảo, Phó Chủ tịch thường trực Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam Trần Thanh Hải đề nghị các đại biểu tham dự cần thảo luận và làm rõ được vấn đề riêng có của tổ chức Công đoàn trong quan hệ lao động; những vấn đề sát sườn với người lao động và gắn liền với pháp luật để qua đó giữ chân và thu hút, gắn kết số đông người lao động đến với tổ chức Công đoàn.
Đồng thời thảo luận, làm rõ: Công đoàn cơ sở đại diện bảo vệ người lao động thì người lao động được hưởng lợi gì; đối với công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở phải làm gì, làm như thế nào để không chồng lấn hoạt động của công đoàn cơ sở, mà qua đó phải tạo cho công đoàn cơ sở mạnh hơn.
Khẳng định đây là đề tài hết sức cần thiết, cần hoàn thiện theo hướng làm rõ chức năng, nhiệm vụ của công đoàn cấp trên cơ sở, Phó Chủ tịch thường trực Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam Trần Thanh Hải đề nghị nhóm nghiên cứu đề tài cần làm rõ: Nhiệm vụ của từng cấp công đoàn như thế nào, việc chính của mỗi cấp công đoàn là gì, việc gì là hỗ trợ...
“Công đoàn cơ sở là gốc, gốc có vững, tổ chức Công đoàn mới bền. Mục tiêu cuối cùng là phải giữ được đoàn viên công đoàn, có phát triển được đoàn viên mới hay không…”, ông Trần Thanh Hải nhấn mạnh.
Cũng theo Phó Chủ tịch Thường trực Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, vấn đề thu nhập, tiền lương của người lao động là vấn đề quan trọng với người lao động, đây cũng là vấn đề công đoàn cơ sở phải tập trung quan tâm, coi đây là nhiệm vụ số 1. Tuy nhiên, ông Trần Thanh Hải cho rằng, cán bộ công đoàn phải có giải pháp căn cơ, lộ trình, khôn khéo để thực hiện, không đối đầu với người sử dụng lao động nhưng cung không được thỏa hiệp với người sử dụng lao động, từ đó đạt được mục tiêu đảm bảo quyền lợi cho người lao động.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem

Khi sáp nhập tỉnh, lập xã mới sẽ không bầu chủ tịch, phó chủ tịch mà chỉ định, bổ nhiệm

Dự báo giá xăng dầu tuần tới: Giá xăng có thể tăng 600-800 đồng/lít

Dự báo tỷ giá tuần tới: Giá USD trong nước tăng nhẹ

“Tiền mất bực mang” vì bị lừa mua tài khoản xem phim bẻ khoá

Quy định độ tuổi cấp ủy viên nhiệm kỳ 2025 - 2030

Khai mạc Ngày hội Khởi nghiệp quốc gia của học sinh, sinh viên lần thứ VII

Nỗ lực đồng hành cùng người lao động
Tin khác

Nỗ lực đồng hành cùng người lao động
Hoạt động 20/04/2025 15:59

Tiếp tục nâng cao chất lượng phong trào thi đua yêu nước trong người lao động
Hoạt động 20/04/2025 11:43

Hiệu quả từ góc sách xanh, sạch, đẹp, an toàn
Hoạt động 20/04/2025 11:43

LĐLĐ huyện Nam Đàn tổ chức giải Pickleball trong đoàn viên, người lao động
Hoạt động 19/04/2025 20:28

Những người góp sức cho trái bóng lăn
Hoạt động 19/04/2025 20:21

Mục tiêu thực hiện nhiệm vụ Tháng hành động về ATVSLĐ và Tháng Công nhân năm 2025
Hoạt động 19/04/2025 14:02

Sôi nổi Giải thể thao ngành GD&ĐT Hà Nội năm học 2024 - 2025
Công đoàn 19/04/2025 13:57

Những hình ảnh ấn tượng tại Giải thể thao CBGVNV ngành GD&ĐT Hà Nội
Thể thao 19/04/2025 13:47

Nâng cao vai trò chỉ đạo của Công đoàn trong ký kết Thỏa ước lao động tập thể
Hoạt động 19/04/2025 13:11

15 đội bóng sôi nổi tham gia Giải bóng đá CNVCLĐ & LLVT quận Hai Bà Trưng năm 2025
Hoạt động 19/04/2025 12:19