Đảng bộ cơ quan Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội:

Xây dựng cơ sở đảng trong sạch vững mạnh tiêu biểu

Qua 5 năm triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ cơ quan Sở Thông tin và Truyền thông, công tác quản lý nhà nước của Sở được tăng cường trên tất cả các lĩnh vực của ngành. Công tác lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng Đảng bộ, chi bộ trong sạch vững mạnh về chính trị, tư tưởng và tổ chức, thực hiện đúng nguyên tắc tập trung dân chủ.
xay dung co so dang trong sach vung manh tieu bieu Đại hội Đảng bộ cơ quan Ủy ban nhân dân huyện Mỹ Đức thành công tốt đẹp
xay dung co so dang trong sach vung manh tieu bieu Đại hội Đảng bộ cơ quan Sở thông tin và Truyền thông Hà Nội lần thứ IV

Đẩy mạnh ứng dụng, phát triển công nghệ thông tin

Hiện nay, toàn Đảng bộ cơ quan Sở Thông tin và Truyền thông có 122 đảng viên trong tổng số 251 công chức, viên chức và người lao động. Trong nhiệm kỳ vừa qua, cán bộ, công chức, viên chức, đảng viên các chi bộ trực thuộc Đảng bộ cơ quan Sở Thông tin và Truyền thông luôn là lực lượng nòng cốt trong công tác tham mưu cho lãnh đạo Sở, triển khai có hiệu quả các nhiệm vụ chính trị được giao.

xay dung co so dang trong sach vung manh tieu bieu
Ban Chấp hành Đảng bộ Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội lần thứ IV, nhiệm kỳ 2020 – 2025 ra mắt Đại hội.

Trên cơ sở triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội, các chương trình, kế hoạch đã ban hành, Đảng bộ cơ quan Sở Thông tin và Truyền thông đã đạt được những kết quả toàn diện trong lãnhđạo, chỉđạo các lĩnh vực của ngành như: Công nghệ thông tin, bưu chính, viễn thông, báo chí, xuất bản, truyền thông…

Cụ thể, đối với lĩnh vực công nghệ thông tin, công tác kiểm tra, đánh giá tình hình ứng dụng công nghệ thông tin của các đơn vị thuộc Thành phố được chú trọng quan tâm. Qua đó đã kịp thời phối hợp, hỗ trợ các đơn vị khắc phục những bất cập trong quá trình triển khai dịch vụ công trực tuyến. Các hoạt động trao đổi hợp tác quốc tế về lĩnh vực công nghệ thông tin được đẩy mạnh, triển khai tích cực theo chỉ đạo của Ủy ban nhân dân Thành phố.

Việc hợp tác đã mang lại cho Sở Thông tin và Truyền thông nói riêng và Thành phố nói chung nhiều kinh nghiệm trong công tác định hướng, triển khai xây dựng Chính quyền điện tử và Thành phố thông minh. Song song với việc chỉ đạo thực hiện tốt công tác quản lý nhà nước về công nghệ thông tin, Đảng ủy Sở đã tập trung chỉ đạo triển khai các nhiệm vụ trọng tâm của Thành phố như: Triển khai Cổng Dịch vụ công Thành phố cung cấp các dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 trên một nền tảng thống nhất đồng bộ; hệ thống Một cửa điện tử dùng chung 3 cấp của Thành phố; ký thỏa thuận hợp tác với Tổng công ty Bưu điện Việt Nam thực hiện tiếp nhận, trả kếtquả giải quyết thủ tục hành chính qua dịch vụ bưu chính công ích… tạo ra một phương thức giao dịch hiện đại, minh bạch, tiết kiệm chi phí, thời gian và tạo điều kiện thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp trong việc thực hiện các thủ tục hành chính; từng bước cải thiện mức độ hài lòng của người dân và doanh nghiệp với chính quyền Thành phố.

Về viễn thông, hạ tầng viễn thông, Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội đã tham mưu Thành phố ban hành và triển khai Quy hoạch hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030; triển khai, lắp đặt các trạm BTS thân thiện với môi trường kết hợp điểm thông tin đa năng trên địa bàn Thành phố đến năm 2020; đẩy mạnh phát triển mạng thông tin di động 4G, 5G; phối hợp VNPT Hà Nội, Viettel Hà Nội triển khai hệ thống WIFI công cộng miễn phí tại các khu du lịch, điểm công cộng trên địa bàn Thành phố, từng bước xây dựng hạ tầng làm cơ sở phát triển du lịch Hà Nội theo hướng thông minh, hiện đại.

Công tác quản lý báo chí, xuất bản, thông tin tuyên truyền tiếp tục được tăng cường và phát huy hiệu quả. Sở đã tham mưu Thành phố phê duyệt và tổ chức triển khai Đề án sắp xếp, phát triển và quản lý báo chí đến năm 2025; quản lý thông tin điện tử được kiểm soát tốt thông tin trên mạng; hệ thống thông tin cơ sở được quan tâm, chú trọng đổi mới các loại hình thông tin và từng bước ứng dụng hiện đại; các hoạt động thúc đẩy văn hóa đọc được phát triển mạnh mẽ, góp phần vào việc giáo dục chính trị tư tưởng, tuyên truyền chủ trương, đường lối của Đảng và pháp luật của Nhà nước trong nhân dân và quảng bá hình ảnh Thủ đô, đất nước con người Việt Nam ra thế giới, đồng thời, tạo không khí vui tươi, phấn khởi, khơi dậy niềm tự hào, tạo lòng tin đối với Đảng, với chính quyền trong các tầng lớp nhân dân Thủ đô.

Đổi mới phương thức lãnh đạo, phát huy tính dân chủ

Có thể nói, để đạt được những hiệu quả cao trong thực hiện nhiệm vụ trong nhiệm kỳ 5 năm qua, chính là nhờ sự sát sao trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành. Đảng ủy cơ quan Sở Thông tin và Truyền thông đã không ngừng nỗ lực, phát huy vai trò hạt nhân chính trị, đổi mới phương thức lãnh đạo để nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng và chất lượng của đội ngũ cán bộ, đảng viên.

Công tác tổ chức cán bộ có nhiều đổi mới, góp phần xây dựng tổ chức Đảng vững mạnh và từng bước kiện toàn bộ máy, nâng cao chất lượng đội ngũ công chức, viên chức. Đảng ủy cơ quan Sở Thông tin và Truyền thông thường xuyên quan tâm củng cố kiện toàn, sắp xếp tổ chức các Chi bộ trực thuộc phù hợp tình hình thực tế. Trên cơ sở kiện toàn chức năng nhiệm vụ và sắp xếp tổ chức bộ máy các phòng, đơn vị thuộc Sở đã kiện toàn ngay các chi bộ trực thuộc; đồng thời từng bước rà soát, kiện toàn chức danh lãnh đạo chủ chốt các phòng, đơn vị thuộc Sở. Công tác xây dựng, rà soátquy hoạch cán bộ của Sở được Đảng ủy quan tâm, chỉ đạo, đảm bảo nghiêm túc tính kế thừa và phát triển.

Đặc biệt, công tác lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở luôn được Đảng ủy, Ban Giám đốc Sở thường xuyên quan tâm, chỉ đạo, bám sát theo Quy chế dân chủ trong hoạt động của Sở Thông tin và Truyền thông. Dưới sự chỉ đạo của Đảng ủy, Ban Giám đốc và sự phối hợp chặt chẽ của các tổ chức đoàn thể, việc thực hiện Quy chế dân chủ tại Sở đã được triển khai nghiêm túc và dần đi vào nề nếp, góp phần tích cực trong việc thực hiện có hiệu quả các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, các chương trình công tác, nhiệm vụ chính trị của cơ quan. Đặc biệt, nhiệm kỳ qua, Sở đã tổ chức 2 Hội nghị Đối thoại giữa Bí thư Đảng ủy, Ban Giám đốc Sở với Đoàn thanh niên. Hội nghị đối thoại đã tạo diễn đàn dân chủ, cởi mở để đoàn viên thanh niên trong cơ quan bày tỏ, đề xuất nguyện vọng của mình trong học tập, rèn luyện, công tác.

Tại Đại hội Đảng bộ Sở Thông tin và Truyền thông thành phố Hà Nội lần thứ IV, nhiệm kỳ 2020 – 2025, Đại hội đã bầu 10 đồng chí vào Ban Chấp hành mới. Phát huy những kết quả đạt được, nhiệm kỳ 2020-2025, Đảng bộ Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội đề ra mục tiêu: Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của Đảng bộ, phát huy vai trò tiên phong gương mẫu của từng đảng viên, cán bộ công chức và sức mạnh tập thể, xây dựng Đảng bộ trở thành tổ chức cơ sở đảng trong sạch vững mạnh tiêu biểu; chủ động tiếp cận cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4; nâng cao vị thế, vai trò quản lý nhà nước của Sở Thông tin và Truyền thông; hoàn thành thắng lợi mọi mụctiêu, nhiệm vụ được giao, góp phần xây dựng ngành Thông tin và Truyền thông Thủ đô phát triển, bền vững.

Song song với đó, Đảng ủy cơ quan Sở Thông tin và Truyền thông đặc biệt quan tâm đến việc xây dựng, củng cố nội bộ cơ quan. Đảng uỷ cơ quan Sở đã nghiêm túc chỉ đạo, tổ chức quán triệt, tăng cường thực hiện kỷ luật, kỷ cương hành chính, văn hóa công sở; tích cực cải cách hành chính, nâng cao chất lượng giải quyết thủ tục hành chính, gắn với việc xây dựng cơ quan điện tử, cơ quan văn hóa. Năm 2019, Sở Thông tin và Truyền thông được Ủy ban nhân dân quận Đống Đa công nhận danh hiệu Cơ quan đạt chuẩn văn hóa trong phong trào Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa 2 năm 2018-2019.

Với sự cố gắng nỗ lực của toàn Đảng bộ, trong nhiệm kỳ vừa qua, Đảng bộ Sở Thông tin và Truyền thông liên tục được công nhận là Đảng bộ hoàn thành tốt nhiệm vụ. Sở Thông tin và Truyền thông đã vinh dự được Ủy ban nhân dân Thành phố, Bộ Thông tin và Truyền thông tặng Cờ thi đua xuất sắc và được nhận nhiều Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông, Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố. Nhiều tập thể, cá nhân thuộc Sở đã được nhận hình thức khen thưởng của Ban chấp hành Đảng bộ Thành phố, Bộ Thông tin và Truyền thông và Đảng ủy Khối các cơ quan Thành phố.

Phương Bùi

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

200 đoàn viên, người lao động khối trường mẫu giáo và mầm non tham gia hiến máu tình nguyện

200 đoàn viên, người lao động khối trường mẫu giáo và mầm non tham gia hiến máu tình nguyện

Mỗi giọt máu tình nguyện cho đi không chỉ đơn thuần là cứu người mà còn là trách nhiệm, tấm lòng yêu thương, sẻ chia của đoàn viên, người lao động quận Ba Đình; qua đó tiếp thêm động lực, niềm tin vào cuộc sống cho các bệnh nhân đang điều trị bệnh.
Vì sao Kim Ngân 1 xứng danh khu phố “hội hè” tại đô thị Sun Group Hà Nam?

Vì sao Kim Ngân 1 xứng danh khu phố “hội hè” tại đô thị Sun Group Hà Nam?

Những đại lộ thênh thang rực sáng ánh đèn, ngập tràn sắc màu biển hiệu, dòng người tấp nập, quán cà phê không vơi bóng khách… từ lâu đã là “điểm nhận diện” của các đô thị hoa lệ trên thế giới. Sắp tới, không khí sôi động, phồn hoa ấy sẽ hiện diện tại khu phố Kim Ngân 1, đô thị nghỉ dưỡng Sun Urban City Hà Nam.
Huyện Thường Tín thành lập 4 tổ công tác triển khai sắp xếp, tổ chức đơn vị hành chính

Huyện Thường Tín thành lập 4 tổ công tác triển khai sắp xếp, tổ chức đơn vị hành chính

Huyện ủy Thường Tín (Hà Nội) quyết định thành lập 4 tổ công tác để triển khai thực hiện việc sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính cấp xã.
Quận Hà Đông dự kiến còn 5 phường sau sắp xếp

Quận Hà Đông dự kiến còn 5 phường sau sắp xếp

Theo phương án Sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội, quận Hà Đông sẽ sáp nhập 15 phường hiện có, tổ chức lại thành 5 phường mới, tên dự kiến là: Hà Đông, Dương Nội, Yên Nghĩa, Kiến Hưng, Phú Lương.
Huyện Thạch Thất dự kiến còn 5 xã sau sắp xếp

Huyện Thạch Thất dự kiến còn 5 xã sau sắp xếp

Huyện Thạch Thất đang tổ chức lấy ý kiến nhân dân trên địa bàn về phương án sắp xếp, sáp nhập các xã, thị trấn. Dự kiến, sau khi hoàn thành việc sắp xếp, huyện Thạch Thất còn 5 đơn vị hành chính cơ sở.
Quận Nam Từ Liêm dự kiến còn 4 phường sau sắp xếp

Quận Nam Từ Liêm dự kiến còn 4 phường sau sắp xếp

Theo phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của thành phố Hà Nội, quận Nam Từ Liêm dự kiến thành lập 4 đơn vị hành chính cơ sở gồm: Xuân Phương, Từ Liêm, Tây Mỗ và Đại Mỗ.
Khởi công, khánh thành nhiều dự án hạ tầng trọng điểm tại TP.HCM và Bà Rịa - Vũng Tàu

Khởi công, khánh thành nhiều dự án hạ tầng trọng điểm tại TP.HCM và Bà Rịa - Vũng Tàu

Hòa chung trong không khí cả nước kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025), nhiều công trình, dự án lớn về hạ tầng, đô thị đã được khởi công, khánh thành trong ngày 19/4 tại Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) và tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.

Tin khác

Huyện Thường Tín thành lập 4 tổ công tác triển khai sắp xếp, tổ chức đơn vị hành chính

Huyện Thường Tín thành lập 4 tổ công tác triển khai sắp xếp, tổ chức đơn vị hành chính

Huyện ủy Thường Tín (Hà Nội) quyết định thành lập 4 tổ công tác để triển khai thực hiện việc sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính cấp xã.
Quận Hà Đông dự kiến còn 5 phường sau sắp xếp

Quận Hà Đông dự kiến còn 5 phường sau sắp xếp

Theo phương án Sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội, quận Hà Đông sẽ sáp nhập 15 phường hiện có, tổ chức lại thành 5 phường mới, tên dự kiến là: Hà Đông, Dương Nội, Yên Nghĩa, Kiến Hưng, Phú Lương.
Huyện Thạch Thất dự kiến còn 5 xã sau sắp xếp

Huyện Thạch Thất dự kiến còn 5 xã sau sắp xếp

Huyện Thạch Thất đang tổ chức lấy ý kiến nhân dân trên địa bàn về phương án sắp xếp, sáp nhập các xã, thị trấn. Dự kiến, sau khi hoàn thành việc sắp xếp, huyện Thạch Thất còn 5 đơn vị hành chính cơ sở.
Quận Nam Từ Liêm dự kiến còn 4 phường sau sắp xếp

Quận Nam Từ Liêm dự kiến còn 4 phường sau sắp xếp

Theo phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của thành phố Hà Nội, quận Nam Từ Liêm dự kiến thành lập 4 đơn vị hành chính cơ sở gồm: Xuân Phương, Từ Liêm, Tây Mỗ và Đại Mỗ.
Ý nghĩa tên 5 đơn vị hành chính mới huyện Thanh Trì dự kiến thành lập

Ý nghĩa tên 5 đơn vị hành chính mới huyện Thanh Trì dự kiến thành lập

Huyện Thanh Trì tổ chức lấy ý kiến Nhân dân và thông qua Hội đồng nhân dân các cấp về phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn huyện. Theo đó, dự kiến thành lập 5 đơn vị hành chính cơ sở, gồm: Thanh Trì, Tân Triều, Đại Thanh, Ngọc Hồi, Nam Phù.
Huyện Phúc Thọ dự kiến sau sắp xếp có 3 xã: Phúc Thọ, Phúc Lộc, Hát Môn

Huyện Phúc Thọ dự kiến sau sắp xếp có 3 xã: Phúc Thọ, Phúc Lộc, Hát Môn

Sáng 19/4, huyện Phúc Thọ tổ chức Hội nghị triển khai việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn huyện theo hình thức trực tuyến, kết nối từ điểm cầu huyện.
Dự kiến sau sắp xếp, quận Ba Đình có 3 phường

Dự kiến sau sắp xếp, quận Ba Đình có 3 phường

Hiện tại, quận Ba Đình đang tích cực tiến hành lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn. Dự kiến sau sắp xếp, quận có 3 phường, gồm: Ba Đình, Ngọc Hà và Giảng Võ.
Huyện Mỹ Đức sẽ thành lập 4 đơn vị hành chính cấp xã mới

Huyện Mỹ Đức sẽ thành lập 4 đơn vị hành chính cấp xã mới

Ban Thường vụ Huyện ủy Mỹ Đức đã thảo luận, thống nhất phương án sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn huyện, trình Ban Thường vụ Thành ủy, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội xem xét, phê duyệt.
Quận Hai Bà Trưng dự kiến còn 3 đơn vị hành chính phường

Quận Hai Bà Trưng dự kiến còn 3 đơn vị hành chính phường

Quận Hai Bà Trưng (Hà Nội) hiện có 15 phường, theo dự kiến sắp tới quận sẽ sắp xếp còn 3 đơn vị hành chính phường gồm Hai Bà Trưng, Bạch Mai, Vĩnh Tuy.
Cầu Giấy dự kiến còn 3 phường sau sắp xếp

Cầu Giấy dự kiến còn 3 phường sau sắp xếp

Dự kiến, quận Cầu Giấy sẽ có 3 đơn vị hành chính cơ sở, gồm: Cầu Giấy 1 (Cầu Giấy), Cầu Giấy 2 (Nghĩa Đô) và Cầu Giấy 3 (Yên Hòa).
Xem thêm
Phiên bản di động