Xây dựng hệ giá trị văn hóa, gia đình và chuẩn mực con người Việt Nam trong thời kỳ mới
Đảm bảo tính răn đe khi xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa Toả sáng những giá trị văn hóa Việt Nam Huy động tối đa các nguồn lực xã hội trong bảo tồn, phát huy các giá trị di sản văn hóa |
Xây dựng và phát huy giá trị văn hóa, sức mạnh con người Việt Nam
Đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, Trưởng Ban Chỉ đạo dự và phát biểu chỉ đạo Hội thảo.
Cùng tham dự tại điểm cầu Hà Nội có các đồng chí: Nguyễn Đắc Vinh, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội; GS.TS Nguyễn Thị Doan - nguyên Phó Chủ tịch nước; cùng 250 đại biểu đại diện lãnh đạo các ban, bộ, ngành, cơ quan, đơn vị ở Trung ương cùng nhà khoa học, chuyên gia, nhà quản lý văn hóa...
Ngoài ra hai điểm cầu trực tuyến tại thành phố Hồ Chí Minh với khoảng 150 đại biểu và Thừa Thiên-Huế với khoảng 100 đại biểu.
Đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, Trưởng Ban Chỉ đạo dự và phát biểu chỉ đạo Hội thảo. |
Hội thảo là sự kiện quan trọng nhằm nhìn lại kết quả 1 năm thực hiện Kết luận của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng tổ chức ngày 24/11/2021.
Phát biểu khai mạc và định hướng Hội thảo, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, Trưởng Ban Chỉ đạo Hội thảo Nguyễn Trọng Nghĩa cho biết, Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XIII đã nhấn mạnh một trong những quan điểm chỉ đạo cốt lõi và xuyên suốt là: "Khơi dậy mạnh mẽ tinh thần yêu nước, ý chí tự cường dân tộc và khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc.
Phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, của nền văn hóa và con người Việt Nam... kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại; phát huy tối đa nội lực, tranh thủ ngoại lực, trong đó nguồn lực nội sinh, nhất là nguồn lực con người là quan trọng nhất".
Để thực hiện quan điểm đó, Đại hội XIII đã xác định một trong các nhiệm vụ trọng yếu là xây dựng và phát huy giá trị văn hóa, sức mạnh con người Việt Nam. Trong đó việc “Tập trung nghiên cứu, xác định và triển khai xây dựng hệ giá trị quốc gia, hệ giá trị văn hoá và chuẩn mực con người gắn với giữ gìn, phát triển hệ giá trị gia đình Việt Nam trong thời kỳ mới” có vai trò đặc biệt quan trọng.
Các đại biểu tham dự Hội thảo. |
Tại Hội thảo, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa đề nghị các đại biểu tập trung vào các nội dung: Tính cấp thiết và những yêu cầu đặt ra đối với việc tập trung nghiên cứu, xây dựng và triển khai thực hiện các hệ giá trị quốc gia, hệ giá trị văn hóa, hệ giá trị gia đình và chuẩn mực con người Việt Nam trong thời kỳ mới.
Bên cạnh đó, xác định cơ sở lý luận, phương pháp luận và nội dung các hệ giá trị quốc gia, hệ giá trị văn hóa, hệ giá trị gia đình và chuẩn mực con người Việt Nam trong thời kỳ mới; phân tích mối quan hệ biện chứng giữa các hệ giá trị quốc gia, hệ giá trị văn hóa, hệ giá trị gia đình và chuẩn mực con người Việt Nam.
Các nội dung, đặc điểm và những ảnh hưởng của các yếu tố (hoặc bối cảnh) quốc tế và quốc gia đến việc xây dựng các hệ giá trị quốc gia, hệ giá trị văn hóa, hệ giá trị gia đình và chuẩn mực con người Việt Nam trong thời kỳ mới.
Chỉ rõ vai trò của các chủ thể xây dựng các hệ giá trị quốc gia, hệ giá trị văn hóa, hệ giá trị gia đình và chuẩn mực con người Việt Nam trong thời kỳ mới.
Đặc biệt, chúng ta cần đề xuất và luận giải các giải pháp nhằm giữ gìn, khai thác và phát triển các hệ giá trị quốc gia, hệ giá trị văn hóa, hệ giá trị gia đình và chuẩn mực con người Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.
Kỳ vọng rằng cuộc hội Hội thảo sẽ góp phần tạo nên sự thống nhất, đồng thuận để có thể đề xuất cho Đảng và Nhà nước những cơ sở lý luận và thực tiễn giữ gìn, phát huy, xây dựng và phát triển các hệ giá trị Việt Nam; góp phần xây dựng và phát huy giá trị văn hóa, sức mạnh con người Việt Nam, phát triển đất nước nhanh và bền vững, hoàn thành các nhiệm vụ mà Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XIII đã đề ra.
Định hướng giúp mọi người và toàn xã hội tự nguyện thực hiện
Đại biểu tham luận tại Hội thảo. |
Sau nội dung khai mạc, Hội thảo bắt đầu với phiên thảo luận thứ nhất do GS.TS Tạ Ngọc Tấn, Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng Lý luận Trung ương chủ trì, điều hành với chủ đề "Hệ giá trị gia đình và chuẩn mực con người Việt Nam trong thời kỳ mới".
Tham luận tại Hội thảo, GS.TS. Đinh Xuân Dũng, nguyên Phó Chủ tịch chuyên trách Hội đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương đã trình bày chủ đề "Tính cấp thiết và những yêu cầu đặt ra đối với việc xây dựng, thực hiện hệ giá trị quốc gia, hệ giá trị văn hóa, hệ giá trị gia đình và chuẩn mực con người Việt Nam trong thời kỳ mới".
Theo GS.TS. Đinh Xuân Dũng, kết quả nghiên cứu về Hệ giá trị quốc gia chưa đáng kể vì nội dung này mới đưa vào Văn kiện Đại hội XIII năm 2021. Kết quả nghiên cứu về hệ giá trị con người Việt Nam, gia đình Việt Nam rất đáng quý, nhiều đề xuất có sự tổng kết thực tiễn, song chưa có sự thống nhất về các giá trị cụ thể, vì vậy, mới chỉ dừng lại ở công bố các kết quả đó trên sách, báo, tạp chí… mà chưa hề được công nhận, đồng thuận để tạo sự tự giác thực hiện trong xã hội.
Còn một khoảng cách quá lớn giữa nghiên cứu và triển khai trong thực tiễn. Việc xây dựng các chuẩn mực cụ thể cho từng đối tượng trở thành phong trào khá sôi nổi, đến tận làng, bản (hương ước văn hóa), song hiệu quả thực sự còn rất hạn chế. Đó là những vấn đề cần giải quyết trong thời gian tới. Vì vậy, các hội thảo, thảo luận, làm việc nhóm dân chủ và có mục tiêu, định hướng là rất cần thiết.
Để làm được các công việc trên, GS.TS. Đinh Xuân Dũng kiến nghị có một bộ phận chỉ đạo và điều hành theo một dự án, một kế hoạch có thời hạn và có một nhóm các nhà khoa học, chuyên gia trên lĩnh vực này với chức năng như một Trung tâm nghiên cứu và tổ chức nghiên cứu các giá trị văn hóa Việt Nam.
Theo kinh nghiệm của một số quốc gia ở châu Á, châu Âu, các kết quả nghiên cứu về giá trị quốc gia, giá trị con người, ở các mức độ khác nhau, đều được cơ quan có thẩm quyền thảo luận và thông qua, trở thành một văn bản có tính định hướng giúp mọi người và toàn xã hội tự nguyện, tự giác thực hiện.
"Đó là một nhân tố quan trọng tạo nên một xã hội dân chủ, kỷ cương và văn hóa cao. Những điều trình bày trên đây, có thể đúng hoặc chưa thỏa đáng, song xuất phát từ trách nhiệm, sự trung thực và tâm huyết, mong góp một tiếng nói trong cuộc Hội thảo rất cần thiết và quan trọng này", GS.TS. Đinh Xuân Dũng cho hay.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Arsenal 3-0 Nottingham: Chấm dứt chuỗi 4 trận không biết mùi chiến thắng
Giá xăng dầu hôm nay (24/11): Giá dầu thế giới tuần bật tăng gần 6%
Giá vàng hôm nay 24/11: Vàng nhẫn tiếp đà tăng, tiến sát mốc 87 triệu đồng/lượng
Hỗ trợ tối đa cho người nộp thuế và các sàn thương mại điện tử
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 24/11: Đêm và sáng trời lạnh
Hà Nội: Lính cứu hỏa nhường mặt nạ dưỡng khí cho thai phụ trong đám cháy
Hà Nội: Tuyên dương 68 người con hiếu thảo
Tin khác
Quận Bắc Từ Liêm phát triển công nghiệp văn hóa vươn tầm cùng Thủ đô
Văn hóa 23/11/2024 15:18
Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm
Văn hóa 22/11/2024 22:34
Tháng văn hóa đặc sắc kỷ niệm 20 năm Phố cổ Hà Nội được công nhận Di tích Quốc gia
Văn hóa 22/11/2024 18:53
Sân chơi thu hút nhân tài đổi mới, sáng tạo
Văn hóa 21/11/2024 07:02
Đại nhạc hội Hoa tháng Năm - Nơi những phép màu tỏa sáng
Văn hóa 20/11/2024 22:41
Khánh Hoà sẵn sàng đón lượng khách tăng cao dịp Tết Nguyên đán 2025
Du lịch 20/11/2024 17:37
Chuỗi sự kiện kỷ niệm Lịch sử và Tự do của Haiti tại Hà Nội
Văn hóa 19/11/2024 16:22
Tôn tạo di tích đình Đại Áng: Phát huy giá trị văn hoá quý báu của cha ông
Văn hóa 19/11/2024 10:12
Người thắp ngọn đèn tri thức trong tôi
Văn hóa 19/11/2024 09:46
Di sản - điểm tựa sáng tạo cho thế hệ trẻ
Văn hóa 19/11/2024 09:01