Xây dựng mô hình trường học an toàn, thân thiện, hòa nhập cho nhóm học sinh yếu thế

(LĐTĐ) Nhằm tạo ra một môi trường giáo dục bình đẳng cho trẻ em, ngày 6/10, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) đã tổ chức Tọa đàm “Giải pháp xây dựng mô hình trường học an toàn, thân thiện, hòa nhập cho nhóm học sinh yếu thế”.
Hành trình thay đổi vì môi trường hạnh phúc Tập huấn chuyên đề “Xây dựng trường học hạnh phúc” Chung tay xây dựng "Trường học hạnh phúc"

Với vai trò chủ trì Tọa đàm, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Ngô Thị Minh cho biết, hiện nay, hầu hết mỗi trường học đều có một nhóm học sinh yếu thế. Đó là những học sinh bị khuyết tật, có khiếm khuyết về năng lực, trí não, mắc bệnh hiểm nghèo hoặc bệnh nan y, có những đặc điểm tâm sinh lý khác thường khiến không phát triển bình thường như trẻ cùng lứa tuổi (như bị tự kỷ, tăng động,…), bị tai nạn nghiêm trọng, mồ côi, thuộc gia đình nghèo, có hoàn cảnh gia đình đặc biệt khó khăn…

Xây dựng mô hình trường học an toàn, thân thiện, hòa nhập cho nhóm học sinh yếu thế
Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Ngô Thị Minh chủ trị Hội nghị tọa đàm “Giải pháp xây dựng mô hình trường học an toàn, thân thiện, hòa nhập cho nhóm học sinh yếu thế”.

Vì vậy, các nhà trường rất cần có những hoạt động trợ giúp mang tính chuyên nghiệp để phòng ngừa, hỗ trợ, phục hồi những tổn thương về tinh thần, hỗ trợ vật chất để các em học sinh có môi trường học tập an toàn, thân thiện và các em được hòa nhập trong môi trường giáo dục một cách tốt nhất.

“Thông qua buổi Tọa đàm, hi vọng những vấn đề khó khăn trong xây dựng mô hình trường học an toàn thân thiện, hòa nhập cho nhóm học sinh yếu thế sẽ từng bước được tháo gỡ, đồng thời, tạo điều kiện để mô hình phát triển sâu rộng hơn và mang lại cho các em học sinh một môi trường học tập thật sự bình đẳng”, bà Ngô Thị Minh nhấn mạnh.

Xây dựng mô hình trường học an toàn, thân thiện, hòa nhập cho nhóm học sinh yếu thế
Toàn cảnh Hội nghị tọa đàm.

Trao đổi tại Tọa đàm, PGS.TS Trần Thành Nam - Trưởng khoa Các khoa học Giáo dục, Trường Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội cho rằng, an toàn và thân thiện trong trường học không chỉ đơn thuần là việc trường học không có bạo lực, mà còn bao gồm nhiều khía cạnh quan trọng khác cần đảm bảo như sức khỏe thể chất, tinh thần, cơ sở hạ tầng, quản lý rủi ro thiên tai và các sự kiện khủng hoảng khác. Theo ông Nam, mô hình trường học an toàn và thân thiện hướng đến học sinh yếu thế cần phải đảm bảo các trụ cột chính như: Cơ sở học tập an toàn; quản lý thảm họa và tình huống khẩn cấp trong trường học; giảm thiểu rủi ro và giáo dục khả năng phục hồi.

“Quy trình triển khai trường học an toàn thân thiện thường được xây dựng theo 5 bước: Bước 1, nâng cao nhận thức; bước 2, hình thành nhóm đặc trách; bước 3 thực hiện đánh giá nguy cơ; bước 4, xây dựng kế hoạch an toàn trường học và bước 5, phát triển kế hoạch giáo dục an toàn thân thiện hướng đến tất cả học sinh bao gồm học sinh yếu thế”- PGS.TS, Trần Thành Nam nhấn mạnh.

Bên cạnh đó, ông Nam cũng đề cập đến một số thành tố quan trọng không thể thiếu trong xây dựng mô hình trường học an toàn thân thiện như: Hệ thống xử lý khủng hoảng trường học; hoạt động sơ cứu tâm lý (hướng đến nhóm yếu thế) và định hướng xây dựng trường học xanh bền vững…

Xây dựng mô hình trường học an toàn, thân thiện, hòa nhập cho nhóm học sinh yếu thế
PGS.TS Trần Thành Nam chia sẻ tại Hội nghị tọa đàm.

Tham luận tại Tọa đàm, PGS.TS Nguyễn Hồng Thuận, Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam nêu lên những rào cản gây ra sự cản trở trẻ em yếu thế đến trường và được hòa nhập trong môi trường học đường.

Theo PGS.TS Nguyễn Hồng Thuận có 8 yếu tố chính gồm: Điều kiện kinh tế - xã hội; Sự khác biệt văn hoá; Khó khăn về phương tiện giao tiếp ngôn ngữ; Khó khăn về vị trí địa lý; Hạn chế tiếp cận dịch vụ bảo trợ xã hội; Môi trường văn hoá trường học; Thiếu cơ sở vật chất và học liệu; Dịch vụ trợ giúp sức khoẻ tâm thần.

Đề xuất giải pháp, bà Nguyễn Hồng Thuận cho rằng: “Để tăng cơ hội hòa nhập cho nhóm yếu thế việc đầu tiên, trường học không từ chối tiếp nhận nhóm trẻ yếu thế. Chính phủ cần tiếp tục chỉ đạo các cơ quan bộ, ngành TW phối hợp với các đối tác quốc tế nỗ lực hướng đến mục tiêu này thông qua các phương pháp tiếp cận dựa trên quyền bình đẳng trẻ em, lấy trẻ em làm trọng tâm. Thứ 2 là xây dựng môi trường giáo dục an toàn, thân thiện để trẻ yếu thế được hòa nhập. Thứ 3 là Phát triển mô hình Tư vấn học đường và Công tác xã hội trường học nhằm tập trung chăm sóc sức khỏe tâm thần và giải quyết những khó khăn của học sinh về vấn đề tâm - sinh lý, về học tập, định hướng nghề nghiệp…”

Thảo luận tại Tọa đàm, bà Lê Thị Hồng Loan - Trưởng phòng Bảo vệ em - UNICEF Việt Nam nêu ra thực trạng về công tác xã hội và bảo vệ trẻ em trong trường học - kinh nghiệm quốc tế và khuyến nghị cho Việt Nam. Theo đó, bà Loan nhấn mạnh về vấn đề tham vấn sức khỏe tâm thần học đường và xâm hại, bắt nạt trên mạng xã hội… trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp.

“Theo một nghiên cứu dịch tễ học Việt Nam, có khoảng 12% trẻ em tương đương với khoảng 3 triệu trẻ có những vấn đề về sức khoẻ tâm thần và cần đến sự gắn liền hỗ trợ về sức khoẻ tâm thần. Có rất nhiều lý do để gây ra căng thẳng này như vấn đề về gánh nặng học tập, kỳ vọng của gia đình, các vấn đề về bạo lực gia đình, quan hệ tình cảm. Đại dịch Covid-19 với vấn đề giãn cách xã hội, những tổn hại, lo lắng cũng đang làm gia tăng vấn đề về sức khoẻ tâm thần và đòi hỏi phải sớm được giải quyết”- bà Loan cho hay.

Qua đó, bà Loan cũng đưa ta khuyến nghị khuyến nghị: Các cơ quan bảo vệ trẻ em cần đầu tư và cam kết duy trì mối quan hệ hợp tác và hoạt động chuyên môn liên tục, tích cực với các trường học để hỗ trợ và thực hiện các dịch vụ và thực hành bảo vệ trẻ em trong trường học.

“Về phía nhà trường, phải xây dựng cơ chế hoạt động của nhóm bảo vệ trẻ em, các thành viên bao gồm nhân viên xã hội, cán bộ đầu mối bảo vệ trẻ em và hiệu trưởng nhà trường. Ngoài ra, xây dựng dịch vụ và thực hành công tác xã hội bảo vệ trẻ em và công tác xã hội học đường”, bà Loan chia sẻ.

Kết luận buổi Tọa đàm, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Ngô Thị Minh đánh giá cao ý kiến tham luận của các chuyên gia, đặc biệt đã đề xuất một số giải pháp thiết thực xây dựng trường học an toàn, thân thiện, hòa nhập cho nhóm học sinh yếu thế phù hợp với đặc điểm của các nhóm học sinh cũng như đặc thù từng địa phương trong cả nước.

Thứ trưởng Ngô Thị Minh nhận định, việc xây dựng mô hình trường học an toàn, thân thiện, hoà nhập cho nhóm học sinh yếu thế là hướng đi đúng, trúng, góp phần thúc đẩy nền giáo dục toàn diện. Trong quá trình xây dựng mô hình cần có chỉ đạo sâu sát của cấp ủy, chính quyền địa phương, sự phối hợp hiệu quả của các tổ chức chính trị, xã hội, sự đồng thuận, ủng hộ và tích cực tham gia của cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên, học sinh, cha mẹ học sinh.

Thời gian tới, Bộ GD&ĐT sẽ phối hợp chặt chẽ với các Bộ, ngành, tổ chức phi Chính phủ tại Việt Nam... để triển khai các giải pháp thúc đẩy xây dựng trường học an toàn, thân thiện hoà nhập cho nhóm học sinh yếu thế.

Nghiên cứu, ban hành văn bản chỉ đạo các Sở GDĐT, các cơ sở giáo dục quan tâm tới nhóm học sinh yếu thế, trong đó chú trọng các giải pháp: Tuyên truyền nâng cao nhận thức của đội ngũ cán bộ quản lý, thầy cô giáo và cha mẹ học sinh về nhóm học sinh yếu thế; Xây dựng tài liệu hướng dẫn về nhận diện, đánh giá mức độ, đánh giá nguy cơ, phương pháp giảng dạy.

Phát triển hoạt động công tác xã hội và tư vấn tâm lý trong trường học;Triển khai công tác phòng chống bạo lực học đường, xâm hại trẻ em, phòng chống lao động trẻ em; tăng cường giáo dục kỹ năng sống, giá trị sống cho học sinh, nhằm tạo dựng môi trường học tập an toàn, thân thiện, lành mạnh, không bạo lực; hướng đến mục tiêu mọi trẻ em được đi học và hòa nhập trong ngôi trường hạnh phúc …

Mộc Thanh

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Gần 1.000 người hưởng ứng hiến máu Ngày Chủ nhật đỏ cùng Amway Việt Nam

Gần 1.000 người hưởng ứng hiến máu Ngày Chủ nhật đỏ cùng Amway Việt Nam

(LĐTĐ) Amway Việt Nam tiếp tục phối hợp với báo Tiền Phong và Bệnh viện Quân y 175 tổ chức chương trình hiến máu Chủ nhật đỏ tại Amway Center Thành phố Hồ Chí Minh. Sự kiện thu hút gần 1.000 nhân viên, nhà phân phối và khách hàng của Amway tham gia, đóng góp hơn 400 đơn vị máu vào quỹ máu của bệnh viện, bệnh xá Đảo Trường Sa.
Ban Vận động cứu trợ Trung ương đã tiếp nhận 1.628 tỷ đồng từ các tập thể, cá nhân

Ban Vận động cứu trợ Trung ương đã tiếp nhận 1.628 tỷ đồng từ các tập thể, cá nhân

(LĐTĐ) Tính đến 17h ngày 20/9, tài khoản của Ban Vận động cứu trợ Trung ương đã tiếp nhận tổng số tiền ủng hộ là 1.628 tỷ đồng từ các tập thể, cá nhân trong và ngoài nước.
Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc bắt đầu từ tư duy và hành động

Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc bắt đầu từ tư duy và hành động

(LĐTĐ) Nhìn lại hơn 4.000 năm lịch sử, đặc biệt kể từ khi Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Bản Tuyên ngôn Độc lập ngày 2/9/1945 khai sinh ra Nhà nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa đến nay dân tộc ta đã giành được nhiều thành tựu: Giải phóng dân tộc; thống nhất đất nước; bảo vệ toàn vẹn chủ quyền lãnh thổ; tạo môi trường hòa bình, hữu nghị, hợp tác, nâng tầm vị thế Việt Nam trên trường quốc tế; hội nhập toàn diện vào kinh tế toàn cầu và quy mô nền kinh tế ngày càng lớn; đời sống nhân dân ngày càng ấm no, hạnh phúc.
Khơi dậy tình yêu và khát vọng phát triển Thủ đô

Khơi dậy tình yêu và khát vọng phát triển Thủ đô

(LĐTĐ) Chiều 20/9, tại Trường THPT Việt Đức, Báo Hànộimới đã tổ chức buổi Gặp mặt, giao lưu trực tuyến nhân chứng lịch sử với chủ đề "Hà Nội, 70 năm dựng xây và phát triển".
Chính thức triển khai tiêm vắc xin sốt xuất huyết tại Việt Nam

Chính thức triển khai tiêm vắc xin sốt xuất huyết tại Việt Nam

(LĐTĐ) Ngày 20/9, Hệ thống tiêm chủng VNVC chính thức ra mắt và triển khai tiêm vắc xin sốt xuất huyết của Takeda, Nhật Bản cho trẻ em từ 4 tuổi và người lớn tại gần 200 trung tâm hiện đại trên toàn quốc.
“Con quay Đại chiến VASI 2024”: Thúc đẩy bước tiến mới trong ngành công nghiệp chế tạo

“Con quay Đại chiến VASI 2024”: Thúc đẩy bước tiến mới trong ngành công nghiệp chế tạo

(LĐTĐ) Nằm trong khuôn khổ Triển lãm FBC ASEAN 2024, ngày 19/9 vừa qua, tại Trung tâm Triển lãm quốc tế I.C.E (Hà Nội), Hiệp hội Công nghiệp hỗ trợ Việt Nam (VASI) cùng các đối tác đã tổ chức cuộc thi “Con quay Đại chiến VASI 2024”. Cuộc thi được đánh giá là một sân chơi sáng tạo, thúc đẩy những bước tiến mới trong ngành công nghiệp chế tạo Việt Nam.
LĐLĐ quận Hoàng Mai thăm, tặng quà nhân dân bị ngập lụt tại Sơn Tây

LĐLĐ quận Hoàng Mai thăm, tặng quà nhân dân bị ngập lụt tại Sơn Tây

(LĐTĐ) Ngày 20/9, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thị xã Sơn Tây phối hợp cùng LĐLĐ quận Hoàng Mai đã tới thăm, tặng quà nhân dân bị ngập lụt do ảnh hưởng của cơn bão số 3 tại xã Xuân Sơn.

Tin khác

26 trường học ở Hà Nội chưa thể đón học sinh trở lại học trực tiếp

26 trường học ở Hà Nội chưa thể đón học sinh trở lại học trực tiếp

(LĐTĐ) Hôm nay (19/9), toàn thành phố Hà Nội còn 26 trường học chưa thể đón học sinh đến trường học tập trực tiếp trở lại, chủ yếu ở huyện Chương Mỹ.
Thực hiện các giải pháp dạy học linh hoạt, phù hợp với điều kiện thực tiễn

Thực hiện các giải pháp dạy học linh hoạt, phù hợp với điều kiện thực tiễn

(LĐTĐ) Để bảo đảm duy trì việc học cho tất cả học sinh và hoàn thành chương trình năm học theo kế hoạch, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) đề nghị các Sở GD&ĐT chỉ đạo các nhà trường thực hiện các giải pháp dạy học linh hoạt, phù hợp với điều kiện thực tiễn.
Ngành giáo dục chủ động ứng phó với bão số 4

Ngành giáo dục chủ động ứng phó với bão số 4

(LĐTĐ) Để chủ động ứng phó với bão số 4, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) đề nghị Giám đốc Sở GD&ĐT một số tỉnh, thành phố theo dõi chặt chẽ diễn biến của bão; trực ban 24/24 giờ; thường xuyên cập nhật thông tin từ các cơ quan chức năng, lực lượng cứu hộ và chính quyền địa phương để có phương án ứng phó kịp thời.
Gom yêu thương gửi học sinh vùng lũ

Gom yêu thương gửi học sinh vùng lũ

(LĐTĐ) Trước những thiệt hại nặng nề cả về người và tài sản mà nhiều địa phương đang gặp phải, nhiều trường học trên địa bàn thành phố Hà Nội đã và đang triển khai các hoạt động quyên góp sách vở, đồ dùng học tập, quần áo... để gửi về vùng bị ảnh hưởng bởi bão lũ.
Thăm, tặng quà các trường học trên địa bàn Quốc Oai, Sơn Tây bị ngập lụt

Thăm, tặng quà các trường học trên địa bàn Quốc Oai, Sơn Tây bị ngập lụt

(LĐTĐ) Hàng trăm suất quà đã được Công đoàn ngành Giáo dục Hà Nội cùng Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội gửi tới học sinh một số trường học trên địa bàn thị xã Sơn Tây và huyện Quốc Oai bị ngập lụt do ảnh hưởng của bão số 3.
Xem xét hỗ trợ học phí cho học sinh tại vùng bị ảnh hưởng bởi bão lũ

Xem xét hỗ trợ học phí cho học sinh tại vùng bị ảnh hưởng bởi bão lũ

(LĐTĐ) Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) đề nghị Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố tiếp tục căn cứ mức độ thiệt hại của người dân, xem xét, quyết định hỗ trợ học phí, không thu học phí đối với trẻ em mầm non, học sinh phổ thông theo thẩm quyền và các quy định của pháp luật hiện hành để chia sẻ, hỗ trợ phụ huynh và học sinh, đặc biệt đối với học sinh vùng bị ảnh hưởng bởi bão lũ, thiên tai.
Đề nghị miễn, giảm học phí và hỗ trợ tài chính sinh viên bị thiệt hại sau cơn bão số 3

Đề nghị miễn, giảm học phí và hỗ trợ tài chính sinh viên bị thiệt hại sau cơn bão số 3

(LĐTĐ) Để tiếp tục hỗ trợ sinh viên bị ảnh hưởng bởi bão lũ sớm ổn định việc học tập, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) đề nghị các cơ sở giáo dục đại học, các trường cao đẳng sư phạm quan tâm, ưu tiên bố trí nguồn lực thực hiện việc miễn, giảm học phí và có các chế độ hỗ trợ tài chính phù hợp với hoàn cảnh của từng sinh viên.
Hà Nội vẫn còn 59 trường học chưa thể đón học sinh đi học trực tiếp

Hà Nội vẫn còn 59 trường học chưa thể đón học sinh đi học trực tiếp

(LĐTĐ) Hôm nay (17/9), toàn thành phố Hà Nội còn 59 trường học chưa thể đón học sinh đến truờng học trực tiếp trở lại, giảm 2 trường so với hôm qua.
Tặng quà Trung thu cho 150 học sinh trường chuyên biệt

Tặng quà Trung thu cho 150 học sinh trường chuyên biệt

(LĐTĐ) 150 học sinh có hoàn cảnh khó khăn đang học tập tại 3 trường chuyên biệt của thành phố Hà Nội (Trường Tiểu học Bình Minh, Trường Phổ thông cơ sở Xã Đàn và Trường Phổ thông cơ sở Nguyễn Đình Chiểu) đã được nhận quà nhân dịp Tết Trung thu.
Ngành Giáo dục khẩn trương khắc phục hậu quả sau bão lũ

Ngành Giáo dục khẩn trương khắc phục hậu quả sau bão lũ

(LĐTĐ) Những ngày qua, ngành Giáo dục đã nhanh chóng triển khai nhiều biện pháp ứng phó và khắc phục nhằm ổn định lại hoạt động dạy - học tại các địa phương bị ảnh hưởng do bão, chỉ cho học sinh đến trường khi bảo đảm an toàn.
Xem thêm
Phiên bản di động