Tổng kết 30 năm phong trào thi đua “Người tốt, việc tốt” và vinh danh công dân Thủ đô ưu tú năm 2022:

Xây dựng nếp sống văn hóa, bản sắc riêng của Thủ đô ngàn năm văn hiến từ phong trào “Người tốt, việc tốt”

(LĐTĐ) Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh khẳng định, 30 năm qua, phong trào thi đua “Người tốt, việc tốt” của Thủ đô đã trở thành nếp sống văn hóa, bản sắc riêng của mảnh đất ngàn năm văn hiến. “Vườn hoa” người tốt, việc tốt của Thành phố đã có gần 30.000 cá nhân được tặng danh hiệu “Người tốt, việc tốt”, 119 cá nhân có đóng góp tích cực, tiêu biểu trên các lĩnh vực được tặng danh hiệu “Công dân Thủ đô ưu tú”.
Huyện Mê Linh triển khai hiệu quả, sáng tạo phong trào người tốt việc tốt Hơn 100 cán bộ y tế được biểu dương "Người tốt, việc tốt" ngành Y tế năm 2022

Nhân kỷ niệm 68 năm Ngày giải phóng Thủ đô (10/10/1954-10/10/2022), sáng 10/10, Thành ủy - Hội đồng nhân dân (HĐND) - UBND - Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam thành phố Hà Nội tổ chức Hội nghị tổng kết 30 năm phong trào thi đua “Người tốt, việc tốt” (1992 - 2022), vinh danh công dân Thủ đô ưu tú năm 2022.

Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Chủ tịch Hội đồng Thi đua khen thưởng Trung ương; Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân, Phó Chủ tịch thứ nhất Hội đồng Thi đua khen thưởng Trung ương đã gửi lẵng hoa chúc mừng.

Xây dựng nếp sống văn hóa, bản sắc riêng của Thủ đô ngàn năm văn hiến từ phong trào “Người tốt, việc tốt”
Các đại biểu dự Hội nghị.

Dự hội nghị có các đồng chí: Đinh Tiến Dũng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội Thành phố; Phạm Tất Thắng, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Dân vận Trung ương; Nguyễn Thị Tuyến, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy; Trần Sỹ Thanh, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND Thành phố; Ngô Thị Thanh Hằng, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Phó Bí thư Thường trực Thành ủy; Phan Xuân Thuỷ, Phó Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương; Nguyễn Ngọc Tuấn, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND Thành phố; Nguyễn Văn Phong, Phó Bí thư Thành ủy; Nguyễn Lan Hương, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam Thành phố Hà Nội.

Hội nghị còn có đại diện các ban, Bộ, ngành Trung ương; Lãnh đạo các Sở, ban, ngành, quận, huyện, thị xã; Đặc biệt có các đại biểu công dân Thủ đô ưu tú từ năm 2010 đến nay; các tấm gương tiêu biểu “Người tốt, việc tốt” năm 2022...

Xây dựng nếp sống văn hóa, bản sắc riêng của Thủ đô ngàn năm văn hiến từ phong trào “Người tốt, việc tốt”
Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng trao Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ cho các tập thể.

Phong trào người tốt, việc tốt của Thủ đô trở thành nếp sống văn hóa

Phát biểu tại Hội nghị, Chủ tịch UBND Thành phố Trần Sỹ Thanh đã ôn lại những giai đoạn lịch sử anh hùng của Thủ đô Hà Nội nhân kỷ niệm 68 năm Ngày Giải phóng Thủ đô. Viết tiếp trang sử hào hùng, 68 năm sau ngày giải phóng, Thủ đô Hà Nội của chúng ta hôm nay đã mang một diện mạo, tầm vóc mới. Vị thế và uy tín của Thủ đô ngày càng được nâng lên từng bước, trở thành “Trung tâm đầu não chính trị - hành chính quốc gia, trung tâm lớn về văn hoá, khoa học, giáo dục, kinh tế và giao dịch quốc tế, một động lực phát triển của vùng đồng bằng sông Hồng và cả nước”.

“Nhìn lại chặng đường đã qua, Hà Nội tự hào đã luôn thành hoàn tốt vai trò và sứ mệnh lịch sử của mình trong công cuộc đấu tranh bảo vệ Tổ quốc cũng như trong thời kỳ xây dựng, phát triển đất nước; Xứng đáng là “Trái tim của cả nước”, xứng đáng với các danh hiệu và phần thưởng cao quý của Đảng, Nhà nước và bạn bè quốc tế trao tặng: Huân chương Sao vàng, Huân chương Hồ Chí Minh, “Thủ đô Anh hùng”, “Thành phố vì hòa bình”… ", Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội nhấn mạnh.

Xây dựng nếp sống văn hóa, bản sắc riêng của Thủ đô ngàn năm văn hiến từ phong trào “Người tốt, việc tốt”
Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Nguyễn Thị Tuyến trao Cờ thi đua của UBND thành phố Hà Nội cho các tập thể tiêu biểu.

Chủ tịch UBND Thành phố khẳng định, có được thành quả ấy là nhờ sự lãnh đạo sáng suốt của Trung ương; sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ; sự giúp đỡ chân thành của các ban, Bộ, ngành, đoàn thể Trung ương;... Đặc biệt, là sự ủng hộ, đồng lòng của các thế hệ cán bộ, đảng viên, lực lượng vũ trang và các tầng lớp nhân dân Thủ đô.

Theo Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh, thực hiện mong ước của Chủ tịch Hồ Chí Minh lúc sinh thời: “Hà Nội, Thủ đô của cả nước, ngày càng có nhiều người tốt, việc tốt”; Theo gợi ý của Cố vấn Ban Chấp hành Trung ương Đảng Phạm Văn Đồng, từ năm 1992, Hà Nội đã trở thành địa phương đầu tiên trong cả nước phát động và tổ chức phong trào thi đua “Người tốt, việc tốt”.

Với sự vào cuộc chủ động, tích cực của cả hệ thống chính trị, 30 năm qua, phong trào thi đua “Người tốt, việc tốt” của Thành phố được triển khai đồng bộ, nghiêm túc, kịp thời với nhiều biện pháp, nội dung phù hợp, sát với thực tế và đáp ứng yêu cầu, nguyện vọng của đông đảo nhân dân Thủ đô.

Xây dựng nếp sống văn hóa, bản sắc riêng của Thủ đô ngàn năm văn hiến từ phong trào “Người tốt, việc tốt”
Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh phát biểu tại Hội nghị.

Các cấp ủy Đảng, chính quyền, người đứng đầu các cơ quan, đơn vị đã nhận thức rõ hơn vai trò, vị trí, tầm quan trọng của phong trào thi đua “Người tốt, việc tốt”, gắn phong trào với việc đẩy mạnh học tập, làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh và việc thực hiện xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh.

Đồng thời, trong quá trình tổ chức thực hiện, nhiều địa phương, đơn vị đã có những cách làm sáng tạo, giải pháp hiệu quả, phát động nhiều phong trào “Người tốt, việc tốt” trong thi đua thực hiện nhiệm vụ trọng tâm của địa phương, đơn vị, qua đó tạo khí thế thi đua sôi nổi trong cán bộ, công chức, viên chức, người lao động toàn Thành phố.

Đặc biệt, trong hai năm qua, trước bối cảnh đại dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, khó lường, phong trào thi đua yêu nước nói chung, phong trào thi đua “Người tốt, việc tốt” nói riêng của Thủ đô như được nhân lên. Đã có rất nhiều tấm gương sẵn sàng xung kích vào tuyến đầu chống dịch, tình nguyện góp sức, góp công và ủng hộ tiền mặt cũng như vật chất cho công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19 của Thành phố.

Xây dựng nếp sống văn hóa, bản sắc riêng của Thủ đô ngàn năm văn hiến từ phong trào “Người tốt, việc tốt”
Bí thư Thành ủy Đinh Tiến Dũng và Chủ tịch UBND Thành phố Trần Sỹ Thanh trao tặng danh hiệu "Công dân Thủ đô ưu tú" năm 2022 cho các cá nhân tiêu biểu.

Chủ tịch UBND thành phố Trần Sỹ Thanh khẳng định, 30 năm qua, phong trào người tốt, việc tốt của Thủ đô đã trở thành nếp sống văn hóa, bản sắc riêng của mảnh đất ngàn năm văn hiến.

Việc đổi mới, nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác thi đua, khen thưởng nói chung đã tạo động lực và niềm tin trong nhân dân, “vườn hoa” người tốt, việc tốt của Thành phố đã có gần 30.000 cá nhân được tặng danh hiệu “Người tốt, việc tốt”, 119 cá nhân có đóng góp tích cực, tiêu biểu trên các lĩnh vực được tặng danh hiệu “Công dân Thủ đô ưu tú”.

Chia sẻ tại hội nghị, PGS, TS Bùi Thị An, Chủ tịch Hội Nữ trí thức thành phố Hà Nội cho biết, bà luôn có tình yêu tha thiết với Hà Nội. Hà Nội là nơi bà lớn lên. Bà đã chứng kiến nhiều thăng trầm của lịch sử Thủ đô, nên nơi đây cũng chính là động lực để bà cống hiến. "Tôi có cố gắng bao nhiêu cũng không thể đáp lại những gì mà Hà Nội đã cho tôi", bà Bùi Thị An chia sẻ.

Trân trọng sự cho đi, sẻ chia và cống hiến

Tại buổi lễ hôm nay (10/10), biểu dương và chúc mừng 747 cá nhân được tặng danh hiệu "Người tốt, việc tốt" và 10 cá nhân tiêu biểu được tặng danh hiệu "Công dân Thủ đô ưu tú" năm 2022 tại hội nghị, Chủ tịch UBND Thành phố Trần Sỹ Thanh cũng nhấn mạnh, vẫn còn rất nhiều hành động đẹp, việc làm tốt thầm lặng của những con người đang ngày đêm cống hiến cho công cuộc bảo vệ, xây dựng, phát triển Thủ đô và đất nước. Những tấm gương nỗ lực vươn lên trong cuộc sống, những chân dung sống động, dung dị, đời thường của rất nhiều người đã có những việc làm tốt, nghĩa cử cao đẹp, nhân văn trong cộng đồng, mang đậm nét văn hóa của người Hà thành rất đáng trân trọng, tự hào.

Danh sách 10 công dân Thủ đô ưu tú năm 2022:

1. Phó Giáo sư, Tiến sĩ Bùi Thị An, Chủ tịch Hội Nữ trí thức Hà Nội

2. Hòa thượng Thích Thanh Nhiễu (thế danh Vũ Đức Chính), Phó Chủ tịch Hội đồng Trị sự Giáo hội phật giáo Việt Nam, Phó Chủ tịch Thường trực Ban Tăng sự Trung ương Giáo hội phật giáo Việt Nam

3. Bà Đặng Thị Cuối, Giám đốc Hợp tác xã sản xuất và tiêu thụ rau hữu cơ ứng dụng công nghệ cao Cuối Quý, xã Đan Phượng, huyện Đan Phượng

4. Thầy thuốc ưu tú, Tiến sĩ, bác sĩ Phạm Bá Hiền, Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Đống Đa

5. Ông Nguyễn Ngọc Hoài, Công nhân Công ty TNHH Canon Việt Nam

6. Ông Nguyễn Xuân Khang, Hiệu trưởng Trường Trung học cơ sở và Trung học phổ thông Marie Curie

7. Nghệ sĩ nhiếp ảnh Nguyễn Quang Phùng (Quang Phùng), Hội viên Hội Liên hiệp Văn học nghệ thuật Hà Nội

8. Vận động viên Đinh Phương Thành, Trung tâm Huấn luyện và thi đấu thể dục thể thao Hà Nội

9. Trung tướng, Anh hùng lực lượng vũ trang Nguyễn Quốc Thước, Hội viên Hội Cựu chiến binh phường Vĩnh Phúc, quận Ba Đình

10. Trung tá Phạm Như Trường, Đội trưởng Đội Phòng ngừa, đấu tranh chống tổ chức sử dụng trái phép các chất ma túy, Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy, Công an thành phố Hà Nội.

“Làm một việc tốt cho cộng đồng chính là nhân lên niềm vui và hạnh phúc cho chính mình. Cho đi, sẻ chia và cống hiến bằng những việc làm thiết thực, cho dù được hay chưa được ghi nhận nhưng tất cả đều rất đáng trân trọng.

Truyền thống lịch sử, văn hóa và khả năng sáng tạo, nghị lực bền bỉ của người Việt Nam nói chung, người dân Thủ đô nói riêng, là động lực để mỗi chúng ta tiếp tục phát huy tinh thần sáng tạo, tấm lòng nhân ái, bằng những hành động, việc làm thiết thực mang lại niềm vui, hạnh phúc cho cộng đồng”, Chủ tịch UBND Thành phố Trần Sỹ Thanh bày tỏ.

Tại Hội nghị, thay mặt Ðảng bộ, chính quyền và Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Thành phố, Chủ tịch UBND Thành phố Trần Sỹ Thanh đã phát động phong trào thi đua “Người tốt, việc tốt” năm 2023.

Trong đó, tiếp tục quán triệt tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về “Người tốt, việc tốt”; Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền và người đứng đầu mỗi địa phương, đơn vị để phong trào “Người tốt, việc tốt” ngày càng phát triển thực chất và có sức lan tỏa mạnh mẽ; Thi đua phấn đấu hoàn thành các mục tiêu, chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội năm 2022, tạo tiền đề thực hiện thắng lợi nhiệm vụ năm 2023 và Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm 2021-2025 cũng như Nghị quyết Đại hội 17 Đảng bộ Thành phố.

Thành phố đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục chính trị tư tưởng, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức của cấp uỷ Đảng, chính quyền và các tầng lớp nhân dân về các tiêu chí, yêu cầu của thi đua yêu nước. Thực hiện hiệu quả công tác phát hiện, bồi dưỡng, tuyên truyền nhân rộng điển hình tiên tiến; Thực hiện khen thưởng xứng đáng, kịp thời, đúng người, đúng việc, tạo sự lan tỏa toàn trong xã hội; Chú trọng đề xuất khen thưởng đối với đối tượng là công nhân, nông dân, cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trực tiếp trên các lĩnh vực công tác có nhiều đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và phát triển Thủ đô.

Cũng tại hội nghị, lãnh đạo Thành phố Hà Nội đã trao tặng Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ cho 8 tập thể có thành tích trong Phong trào thi đua "Người tốt, việc tốt"; Cờ thi đua của UBND Thành phố Hà Nội cho 20 tập thể và trao tặng danh hiệu Công dân Thủ đô ưu tú năm 2022 cho 10 cá nhân; Danh hiệu "Người tốt, việc tốt" cho 15 cá nhân.

Ngân Phương

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Khởi nghiệp sáng tạo có thể tạo ra những thay đổi đột phá

Khởi nghiệp sáng tạo có thể tạo ra những thay đổi đột phá

(LĐTĐ) Những năm qua, Việt Nam luôn đặc biệt quan tâm đến khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo, coi đây là một trong những quốc sách hàng đầu để phát triển nhanh và bền vững. Trong đó, khởi nghiệp sáng tạo là một trong những động lực tăng trưởng mới, tạo ra lực lượng sản xuất mới cho phát triển trong kỷ nguyên mới.
Ngày 1/12, Đại học Bách khoa Hà Nội mở đăng ký thi đánh giá tư duy

Ngày 1/12, Đại học Bách khoa Hà Nội mở đăng ký thi đánh giá tư duy

(LĐTĐ) Đại học Bách Khoa Hà Nội sẽ mở hệ thống đăng ký thi đánh giá tư duy (TSA) đợt 1 năm 2025 vào 11 giờ ngày 1/12.
Quỹ Phát triển Tài năng Việt trao tặng hồ bơi thứ hai cho trẻ em nghèo

Quỹ Phát triển Tài năng Việt trao tặng hồ bơi thứ hai cho trẻ em nghèo

(LĐTĐ) Nhằm tiếp tục giúp đỡ trẻ em có hoàn cảnh khó khăn khu vực miền Tây sông nước được học bơi miễn phí, Quỹ Phát triển Tài năng Việt đã quyết định tài trợ một chiếc hồ cho Trường tiểu học Phú Thuận, xã Phú Thuận, huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang.
Bảo đảm đầy đủ các yếu tố cần thiết phục vụ kỳ thi tốt nghiệp THPT

Bảo đảm đầy đủ các yếu tố cần thiết phục vụ kỳ thi tốt nghiệp THPT

Ngày 27/11, Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh ký ban hành Chỉ thị số 14/CT-UBND về tăng cường công tác chỉ đạo, phối hợp, tổ chức kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) và tuyển sinh đại học, giáo dục nghề nghiệp năm 2025 trên địa bàn thành phố Hà Nội.
6 học sinh Hà Nội tham dự kỳ thi Olympic khoa học trẻ quốc tế năm 2024

6 học sinh Hà Nội tham dự kỳ thi Olympic khoa học trẻ quốc tế năm 2024

(LĐTĐ) Ngày 27/11, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội tổ chức gặp mặt, động viên đội tuyển học sinh chuẩn bị lên đường tham dự kỳ thi Olympic khoa học trẻ quốc tế năm 2024.
Trao đổi kinh nghiệm để nâng cao chất lượng giáo dục

Trao đổi kinh nghiệm để nâng cao chất lượng giáo dục

(LĐTĐ) Việc trao đổi kinh nghiệm giữa ngành Giáo dục quận Ba Đình (Hà Nội) và ngành Giáo dục thành phố Yên Bái (Yên Bái) góp phần nâng cao chất lượng giáo dục.
Luật Công đoàn (sửa đổi) duy trì mức đóng kinh phí công đoàn 2%

Luật Công đoàn (sửa đổi) duy trì mức đóng kinh phí công đoàn 2%

(LĐTĐ) Luật Công đoàn (sửa đổi) duy trì mức đóng kinh phí công đoàn là 2%; bổ sung các trường hợp miễn, giảm, tạm dừng đóng kinh phí công đoàn...

Tin khác

Sông Đáy thuở xưa

Sông Đáy thuở xưa

(LĐTĐ) Mỗi lần nghe những giai điệu da diết chứa chan tình quê của người nhạc sĩ tài hoa Hoàng Hiệp, trong tôi lại trào dâng niềm thương nhớ dòng sông tuổi thơ quê mình: “Trong tim ai cũng có một dòng sông riêng mình/ Tim tôi luôn gắn bó với dòng sông tuổi thơ/ Con sông tôi tắm mát, con sông tôi đã hát/ Con sông cho tôi đậm một tình yêu nước non quê nhà”… Có lẽ đúng là vậy, không chỉ riêng tôi mà trong trái tim mỗi người, ai cũng có một dòng sông để thương, để nhớ.
Huyện Thường Tín: Khai thác giá trị văn hóa để phát triển du lịch

Huyện Thường Tín: Khai thác giá trị văn hóa để phát triển du lịch

(LĐTĐ) Những năm gần đây, huyện Thường Tín (Hà Nội) chú trọng việc định hình thương hiệu và phát triển các sản phẩm du lịch đặc thù nhằm khai thác tối đa lợi thế về văn hóa và tự nhiên.
Tổ chức thành công Đại hội Hội Khuyến học quận Bắc Từ Liêm nhiệm kỳ 2024 - 2029

Tổ chức thành công Đại hội Hội Khuyến học quận Bắc Từ Liêm nhiệm kỳ 2024 - 2029

(LĐTĐ) Ngày 22/11, Hội Khuyến học quận Bắc Từ Liêm tổ chức Đại hội đại biểu lần thứ III, nhiệm kỳ 2024 -2029 để tổng kết đánh giá công tác khuyến học khuyến tài, xây dựng xã hội học tập nhiệm kỳ 2019 -2024 và đề ra phương hướng, nhiệm vụ công tác Hội nhiệm kỳ 2024 - 2029.
Lan tỏa những hành động nhân ái từ cộng đồng

Lan tỏa những hành động nhân ái từ cộng đồng

(LĐTĐ) Thời gian qua, mô hình “Cụm dân cư nhân ái” và “Gian hàng nhân đạo” trên toàn địa bàn huyện Ứng Hòa (thành phố Hà Nội) đã phát huy được hiệu quả, góp phần giúp các hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn vươn lên trong cuộc sống.
Cầu nối giữa các doanh nghiệp khởi nghiệp với các nhà đầu tư

Cầu nối giữa các doanh nghiệp khởi nghiệp với các nhà đầu tư

(LĐTĐ) Tại Bảo tàng Hà Nội, ngày 17/11, Thành đoàn Hà Nội tổ chức “Ngày hội quảng bá sản phẩm và kết nối đầu tư", bán kết “Cuộc thi thử thách khởi nghiệp Việt toàn cầu lần thứ VII”.
Tái hiện không gian "nhà tranh vách đất" làng quê Bắc Bộ

Tái hiện không gian "nhà tranh vách đất" làng quê Bắc Bộ

(LĐTĐ) Với mong muốn bảo tồn, phát huy những kiến trúc của người Việt xưa, mới đây, Ủy ban nhân dân (UBND) phường Trúc Bạch, quận Ba Đình, Hà Nội, đã có sáng kiến phục dựng lại nhà tranh vách đất, nhà gỗ truyền thống ngay tại khu phố ẩm thực, đi bộ Đảo Ngọc - Ngũ Xã. Đây là một trong những sáng kiến nhằm góp phần bảo tồn kiến trúc của người Việt xưa, tạo ra không gian gần gũi, thân thuộc với du khách.
Gốm Bát Tràng thương hiệu hai trong một

Gốm Bát Tràng thương hiệu hai trong một

(LĐTĐ) Trải qua thăng trầm của lịch sử, đến nay thương hiệu gốm Bát Tràng (xã Bát Tràng, huyện Gia Lâm, Hà Nội) đã khẳng định vị thế trong quá trình phát triển và hội nhập quốc tế. Giờ đây, gốm Bát Tràng không chỉ có mặt trên khắp mọi miền đất nước mà còn là thương hiệu của Việt Nam được khách hàng các nước yêu thích. Đặc biệt, nơi đây còn là điểm du lịch hấp dẫn níu chân du khách.
Làng đào Nhật Tân: Hoa vẫn nở sau bão Yagi

Làng đào Nhật Tân: Hoa vẫn nở sau bão Yagi

(LĐTĐ) Gần hai tháng đã qua kể từ khi siêu bão Yagi tàn phá miền Bắc, bà con trồng đào, quất ở làng Nhật Tân đã phần nào khôi phục lại màu xanh nơi những khu vườn. Hoa vẫn sẽ nở sau những giọt mồ hôi, nước mắt của người trồng đào.
Ứng dụng công nghệ thông tin để quảng bá văn hóa, lịch sử địa phương

Ứng dụng công nghệ thông tin để quảng bá văn hóa, lịch sử địa phương

(LĐTĐ) Để người dân địa phương và du khách trong, ngoài nước hiểu rõ hơn về văn hóa, lịch sử của Thủ đô, thời gian qua, tuổi trẻ quận Bắc Từ Liêm đã đã tích cực ứng dụng chuyển đổi số, xây dựng bản đồ số, số hóa các tài liệu, hiện vật, thông tin về hàng trăm địa danh lịch sử, địa chỉ đỏ, thực hiện trên cả nền tảng VR (công nghệ thực tế ảo).
Sức lan tỏa mạnh mẽ của phong trào thi đua “Dân vận khéo” huyện Gia Lâm

Sức lan tỏa mạnh mẽ của phong trào thi đua “Dân vận khéo” huyện Gia Lâm

(LĐTĐ) Trong những năm qua, phong trào thi đua “Dân vận khéo” tại huyện Gia Lâm đã có hiệu ứng xã hội tích cực, tạo sức lan tỏa trong cộng đồng; giúp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, giảm nghèo, phát triển văn hóa - xã hội của huyện.
Xem thêm
Phiên bản di động