Xây dựng pháp luật là bệ đỡ cho đất nước phát triển bền vững

(LĐTĐ) Ngày 24/11, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc chủ trì Hội nghị của Chính phủ về công tác xây dựng, hoàn thiện pháp luật và thi hành pháp luật để đánh giá tình hình trong 5 năm qua và đưa ra biện pháp nâng cao chất lượng công tác này thời gian tới.
Thủ tướng chủ trì phiên họp Chính phủ chuyên đề xây dựng pháp luật Chính phủ đặc biệt coi trọng sửa đổi bất cập trong pháp luật hiện hành

Hội nghị diễn ra theo hình thức truyền hình trực tuyến với 1 điểm cầu ở trụ sở Chính phủ và 63 điểm cầu tại các tỉnh, thành phố trên toàn quốc.

Kết luận Hội nghị, dẫn cuốn sách “Vì sao các quốc gia thất bại”, trong đó tác giả James A. Robinson nói “thể chế, thể chế và thể chế”, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh, một quốc gia thành công hay không thì khâu đột phá đầu tiên là thể chế, pháp luật. Chúng ta thường hay lo các vấn đề mang tính sự vụ mà chưa quan tâm nhiều đến công tác xây dựng thể chế.

Thủ tướng nêu rõ, phải sửa lại thói quen làm việc, phải quan tâm nhiều hơn nữa đến thể chế chính sách. Do đó, việc tổ chức Hội nghị này nhằm nâng cao nhận thức về xây dựng thể chế, pháp luật trong hệ thống cán bộ, công chức để có hành động mạnh mẽ hơn.

Thủ tướng cho biết, ngay từ đầu nhiệm kỳ này, Chính phủ coi xây dựng thể chế là nhiệm vụ trung tâm, các phiên họp Chính phủ thường kỳ hàng tháng thảo luận các vấn đề thể chế chính sách trước các vấn đề kinh tế - xã hội. Chức năng quan trọng nhất của Quốc hội là lập pháp nhưng 90% các dự án luật là do Chính phủ đề xuất, trách nhiệm của Chính phủ rất lớn.

Xây dựng pháp luật là bệ đỡ cho đất nước phát triển bền vững
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc chủ trì Hội nghị của Chính phủ về công tác xây dựng, hoàn thiện pháp luật và thi hành pháp luật

Đánh giá tình hình vừa qua, Thủ tướng nhất trí với nhận định, hệ thống pháp luật của Việt Nam cơ bản đầy đủ trên các lĩnh vực, bảo đảm tính thống nhất, minh bạch, khả thi; thể chế hóa được các chủ trương của Đảng về cải cách pháp luật, cải cách tư pháp; bảo đảm sự đồng bộ giữa thể chế kinh tế và thể chế chính trị; sự vận hành thông suốt của bộ máy nhà nước theo nguyên tắc pháp quyền xã hội chủ nghĩa; đặt trọng tâm vào việc tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, điểm nghẽn trong tổ chức thi hành. Xây dựng pháp luật là bệ đỡ cho đất nước phát triển bền vững, Thủ tướng nêu rõ.

Ghi nhận các ý kiến nêu lên những tồn tại trong công tác này, Thủ tướng nhấn mạnh một số nội dung gồm "vòng đời" của một số dự án luật còn ngắn, phải sửa chữa. Công tác tổng kết thực tiễn, đánh giá tác động còn hạn chế. Vẫn còn tình trạng xin lùi, xin rút dự án luật, pháp lệnh. Công tác thi hành pháp luật - “đưa pháp luật vào cuộc sống” còn bất cập, chưa có cơ chế đồng bộ để thực hiện hiệu quả; tình trạng “nợ đọng” quy định chi tiết thi hành chưa được khắc phục triệt để.

Nhấn mạnh công việc quan trọng, xuyên suốt là xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, Thủ tướng nêu rõ, Bộ Tư pháp, ngành tư pháp cần tiếp tục phát huy vai trò “nhạc trưởng”, cơ quan “gác cửa” trong việc xây dựng, hoàn thiện pháp luật và thi hành pháp luật của Chính phủ và chính quyền địa phương.

Tiếp tục đổi mới, hoàn thiện quy trình và hiện đại hóa kỹ thuật xây dựng pháp luật, trong đó cần quy định rõ trách nhiệm, đặc biệt là sự phối hợp có trách nhiệm và hiệu quả giữa các cơ quan được giao chủ trì soạn thảo, lấy ý kiến đối tượng chịu sự tác động.

Bộ Tư pháp tiếp tục nghiên cứu, tham mưu giúp Chính phủ xây dựng, trình Quốc hội dự án Luật về tổ chức thi hành pháp luật nhằm tạo cơ sở pháp lý vững chắc thực hiện các giải pháp có tính đột phá trong việc nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật, lan tỏa tinh thần thượng tôn pháp luật trong toàn xã hội.

Các bộ, ngành cần kiên quyết chấm dứt tình trạng nợ đọng, kịp thời ban hành các văn bản quy định chi tiết luật, pháp lệnh để sớm đưa các quy định của pháp luật vào cuộc sống. “Tại phiên họp Chính phủ hàng tháng, tôi yêu cầu Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ phải báo cáo Chính phủ, công khai những bộ, cơ quan có liên quan nợ đọng”, Thủ tướng nói.

Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phải là người trực tiếp chỉ đạo công tác xây dựng, thi hành pháp luật, bố trí nguồn lực thích đáng, tiếp tục siết chặt kỷ luật, kỷ cương; phân công rõ trách nhiệm của từng đơn vị, cá nhân, nhất là trách nhiệm của người đứng đầu đối với công tác này.

Phải chống cho được lợi ích nhóm trong xây dựng pháp luật. “Người ta nói chống tham nhũng nói chung là rất quan trọng, cần thiết nhưng mà chống tham nhũng trong làm chính sách pháp luật càng quan trọng”, Thủ tướng lưu ý cần giữ được sự liêm chính trong xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật và thi hành pháp luật.

Thủ tướng giao Bộ Tư pháp chủ trì, phối hợp với Văn phòng Chính phủ tổng hợp đầy đủ các ý kiến tại Hội nghị, để sau Hội nghị có sản phẩm là chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường hiệu quả công tác xây dựng, hoàn thiện, thi hành pháp luật trong tình hình mới.

Một lần nữa, Thủ tướng lưu ý phải quan tâm đặc biệt để đưa đất nước tiến lên bằng thể chế pháp luật, đây là một trong ba đột phá Đảng đã xác định.

P.V

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Khuyến khích người dân phản ánh nhà xe vi phạm: Thêm kênh thông tin xử lý “nóng”

Khuyến khích người dân phản ánh nhà xe vi phạm: Thêm kênh thông tin xử lý “nóng”

(LĐTĐ) Để đảm bảo trật tự an toàn giao thông (TTATGT), đặc biệt là dịp cuối năm khi nhu cầu vận tải hành khách và hàng hóa tăng cao, Cảnh sát giao thông, Thanh tra giao thông tăng cường quân số, tiến hành kiểm tuần tra, kiểm tra tại các “điểm nóng” cũng như các điểm trung chuyển trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Tăng “quyền” cho lao động nữ qua đối thoại

Tăng “quyền” cho lao động nữ qua đối thoại

(LĐTĐ) Thông qua thương lượng, đối thoại của tổ chức Công đoàn tại doanh nghiệp, nhiều doanh nghiệp đã thay đổi cách nghĩ, cách làm, có chính sách chăm lo ngày càng tốt hơn quyền lợi cho lao động nữ, góp phần giúp họ ổn định cuộc sống, gắn bó nhiều hơn với doanh nghiệp.
Ký hợp đồng lao động thời hạn dưới 12 tháng có đúng quy định không?

Ký hợp đồng lao động thời hạn dưới 12 tháng có đúng quy định không?

(LĐTĐ) Theo quy định của Bộ luật Lao động 2019, hợp đồng lao động xác định thời hạn là hợp đồng mà trong đó hai bên xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng trong thời gian không quá 36 tháng kể từ thời điểm có hiệu lực của hợp đồng. Do đó, việc ký hợp đồng lao động thời hạn dưới 12 tháng là đúng quy định của pháp luật.
Thương mại điện tử phải quản lý chặt

Thương mại điện tử phải quản lý chặt

(LĐTĐ) Thủ tướng Phạm Minh Chính vừa ký công điện yêu cầu một số bộ liên quan và các địa phương tiếp tục đẩy mạnh công tác quản lý Nhà nước về thương mại điện tử.
Triển khai hiệu quả các phong trào thi đua

Triển khai hiệu quả các phong trào thi đua

(LĐTĐ) Các đơn vị trong Cụm thi đua số 8 Liên đoàn Lao động thành phố Hà Nội đã và đang chú trọng triển khai hiệu quả các phong trào thi đua trong đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động theo hướng có trọng tâm, trọng điểm, thiết thực, gắn với nhiệm vụ chính trị của ngành, cơ quan, đơn vị; đồng thời, biểu dương, khen thưởng kịp thời các tập thể, cá nhân đạt thành tích tốt trong thực hiện các phong trào thi đua.
Bám sát chỉ tiêu, thực hiện tốt nhiệm vụ của Tổ chức

Bám sát chỉ tiêu, thực hiện tốt nhiệm vụ của Tổ chức

(LĐTĐ) Dưới sự lãnh đạo của cấp ủy, sự chỉ đạo của Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội, các đơn vị trong Cụm thi đua số 3 (gồm LĐLĐ các huyện: Đông Anh, Gia Lâm, Sóc Sơn, Mê Linh, Thanh Trì và thị xã Sơn Tây) đã triển khai hiệu quả phong trào công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) và hoạt động Công đoàn. Đáng chú ý, Công đoàn các đơn vị đã bám sát chỉ tiêu LĐLĐ Thành phố, nỗ lực thực hiện tốt nhiệm vụ căn cốt của tổ chức Công đoàn là chăm lo cho người lao động.
Tổ chức không thể thiếu của giai cấp công nhân

Tổ chức không thể thiếu của giai cấp công nhân

(LĐTĐ) Điều 4, Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam quy định: Đảng Cộng sản Việt Nam - Đội tiên phong của giai cấp công nhân, đồng thời là đội tiên phong của nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam, đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc, lấy chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội.

Tin khác

Thủ tướng yêu cầu giảm lãi suất cho vay

Thủ tướng yêu cầu giảm lãi suất cho vay

(LĐTĐ) Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện số 122/CĐ-TTg gửi Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về tăng cường các giải pháp điều hành tín dụng năm 2024.
Đẩy mạnh phát triển thị trường trong nước, kích cầu tiêu dùng

Đẩy mạnh phát triển thị trường trong nước, kích cầu tiêu dùng

(LĐTĐ) Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký Công điện số 121/CĐ-TTg về việc tiếp tục đẩy mạnh phát triển thị trường trong nước, kích cầu tiêu dùng.
Từ 1/7/2025, lao động là người nước ngoài được gia nhập Công đoàn Việt Nam

Từ 1/7/2025, lao động là người nước ngoài được gia nhập Công đoàn Việt Nam

(LĐTĐ) Theo Luật Công đoàn (sửa đổi) được Quốc hội thông qua hôm nay (27/11), từ 1/7/2025, người lao động là công dân nước ngoài làm việc tại Việt Nam được gia nhập và hoạt động công đoàn tại Công đoàn cơ sở.
Tổng Bí thư Tô Lâm làm việc với Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội

Tổng Bí thư Tô Lâm làm việc với Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội

(LĐTĐ) Sáng 27/11, Tổng Bí thư Tô Lâm làm việc với Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội về công tác xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị, phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh, đối ngoại của thành phố Hà Nội năm 2024 và kế hoạch năm 2025, giai đoạn 2025 - 2030.
Công chức, viên chức, người lao động sẽ được nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 9 ngày

Công chức, viên chức, người lao động sẽ được nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 9 ngày

(LĐTĐ) Tết Nguyên đán Ất Tỵ, công chức, viên chức, người lao động sẽ được nghỉ 9 ngày, từ 26 tháng Chạp đến hết mùng 5 tháng Giêng (từ 25/1 đến 2/2/2025).
Thủ tướng chỉ đạo chủ động ứng phó hậu quả mưa lũ ở Trung Bộ

Thủ tướng chỉ đạo chủ động ứng phó hậu quả mưa lũ ở Trung Bộ

(LĐTĐ) Những ngày qua, tại khu vực Trung Bộ, nhất là tại các tỉnh Thừa Thiên Huế, Quảng Ngãi và Bình Định đã xảy ra mưa lớn kéo dài, gây sạt lở đất, ngập lụt cục bộ, chia cắt giao thông, một số khu dân cư vùng thấp, trũng, ven sông suối bị cô lập do ngập sâu, ảnh hưởng đến sản xuất, đời sống, sinh hoạt của nhân dân.
Chủ tịch nước Lương Cường hội đàm với Tổng thống Bun-ga-ri

Chủ tịch nước Lương Cường hội đàm với Tổng thống Bun-ga-ri

Nhận lời mời của Chủ tịch nước Lương Cường, Tổng thống Cộng hòa Bun-ga-ri Ru-men Ra-đép và Phu nhân cùng đoàn đại biểu cấp cao Nhà nước Bun-ga-ri tiến hành chuyến thăm chính thức Việt Nam từ ngày 24 - 28/11/2024. Sáng 25/11, tại Phủ Chủ tịch, sau lễ đón chính thức trọng thể, Chủ tịch nước Lương Cường đã hội đàm với Tổng thống Ru-men Ra-đép.
Thông cáo báo chí Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

Thông cáo báo chí Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

Ngày 25/11/2024, tại Thủ đô Hà Nội, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII đã họp xem xét, cho ý kiến về một số nội dung như sau:
Khai mạc Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

Khai mạc Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

Sáng 25/11, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã khai mạc trọng thể tại Thủ đô Hà Nội.
Phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài

Phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài

(LĐTĐ) Ngày 22/11, Trung tâm Báo chí Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) phối hợp với Hiệp hội Doanh nhân Việt Nam ở nước ngoài tổ chức tọa đàm phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam sinh sống ở nước ngoài.
Xem thêm
Phiên bản di động