Xây dựng Thủ đô Hà Nội xứng đáng là trung tâm chính trị - hành chính quốc gia

(LĐTĐ) Sáng 27/1, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng tiếp tục làm việc và tiến hành thảo luận tại hội trường. Thay mặt đoàn đại biểu thành phố Hà Nội, đồng chí Nguyễn Văn Phong, Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội đã trình bày tham luận với Chủ đề: “Xây dựng và phát triển Thủ đô Hà Nội ngày càng giàu đẹp, văn minh, hiện đại, xứng đáng là trung tâm chính trị - hành chính quốc gia, trung tâm lớn về văn hóa, khoa học, giáo dục, kinh tế và giao dịch quốc tế”.
Trung tâm báo chí sôi động trong ngày đầu diễn ra Đại hội XIII của Đảng Tạo niềm tin, khí thế mới cho đất nước phát triển Danh sách Đoàn đại biểu Đảng bộ thành phố Hà Nội dự Đại hội XIII của Đảng

Đồng chí Nguyễn Văn Phong cho biết, Đoàn đại biểu Thành phố Hà Nội bày tỏ sự nhất trí cao với các văn kiện của Đại hội, đặc biệt là Báo cáo chính trị do đồng chí Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng trình bày tại phiên khai mạc.

Xây dựng Thủ đô Hà Nội xứng đáng là trung tâm chính trị - hành chính quốc gia
Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong trình bày tham luận tại Đại hội

Theo Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội, sau 35 năm tiến hành công cuộc đổi mới, 20 năm thực hiện Nghị quyết 15 và Nghị quyết 11 của Bộ Chính trị (khóa VIII và khóa XI) về phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thủ đô, 12 năm thực hiện Nghị quyết 15 của Quốc hội về việc điều chỉnh địa giới hành chính thành phố Hà Nội và một số tỉnh có liên quan; được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo sâu sát, thường xuyên của Trung ương Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ; sự phối hợp giúp đỡ của các bộ, ban, ngành Trung ương; các tỉnh, thành phố trong cả nước và bạn bè quốc tế; với tinh thần chủ động, sáng tạo, tận dụng thời cơ thuận lợi, quyết tâm vượt qua khó khăn, thách thức, với tinh thần “Hà Nội vì cả nước, cùng cả nước”, Đảng bộ, Chính quyền, quân và dân Thủ đô đã thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Thành phố lần thứ XVI, đạt được nhiều kết quả quan trọng, khá toàn diện, có nhiều dấu ấn nổi bật.

Kinh tế Thủ đô tiếp tục có bước tăng trưởng khá, GDP tăng 7,39%, thu nhập bình quân đầu người ước đạt 5.420 USD, tăng 1,5 lần so với năm 2015, cao hơn bình quân chung cả nước. Cơ cấu kinh tế của Hà Nội đã và đang chuyển dịch theo hướng hiện đại, tỷ trọng khu vực dịch vụ, công nghiệp và xây dựng tăng nhanh, tỷ trọng nông nghiệp chỉ còn 2,05%. Đặc biệt, tuy chỉ chiếm 1% về diện tích, 8,5% về dân số nhưng Hà Nội đóng góp vào nền kinh tế - tài chính quốc gia trên 16% GDP, gần 19% thu ngân sách, trên 20% thu nội địa. Công tác an sinh xã hội được đảm bảo; văn hóa, xã hội tiếp tục có những bước phát triển; quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội được đảm bảo trong mọi tình huống; diện mạo đô thị, nông thôn có bước chuyển biến mới, ngày càng sáng, xanh, sạch đẹp hơn, khang trang, hiện đại hơn. Đời sống vật chất, tinh thần của Nhân dân được cải thiện, nâng cao.

Công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng được triển khai toàn diện, đồng bộ. Đảng bộ luôn gương mẫu, thực hiện nghiêm túc sự lãnh đạo, chỉ đạo của Trung ương, có nhiều cách làm năng động, sáng tạo đưa các chủ trương, nghị quyết của Đảng, các quyết sách của Nhà nước và nghị quyết Đại hội Đảng bộ Thành phố vào cuộc sống. Nhiệm kỳ qua, năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức đảng các cấp, chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên được nâng lên; hiệu lực, hiệu quả hoạt động của chính quyền được tăng cường; nội dung, phương thức hoạt động của Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội được đổi mới.

Nhìn lại chặng đường đã qua, vui mừng trước những thành tựu và tiến bộ đã đạt được, đồng thời Đảng bộ, Chính quyền, quân và dân Thủ đô vẫn luôn trăn trở, thẳng thắn nhìn nhận và quyết tâm giải quyết những việc chưa làm được, khắc phục những yếu kém, khuyết điểm trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành, những khó khăn, bất cập trong quá trình phát triển Thủ đô. Kinh tế tuy có tốc độ tăng trưởng khá, nhưng chưa tạo được các “đột phá lớn”, chưa tương xứng với tiềm năng, thế mạnh của Thủ đô; chênh lệch mức sống giữa thành thị và nông thôn chậm được cải thiện. Chất lượng quy hoạch và quản lý quy hoạch, phát triển đô thị còn nhiều hạn chế. Quản lý đất đai, trật tự xây dựng, xử lý úng ngập, bảo vệ môi trường, tình trạng ùn tắc, an toàn giao thông chưa đáp ứng được yêu cầu. Khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo chưa thực sự trở thành động lực phát triển, phát triển văn hóa, xây dựng con người Hà Nội chưa tương xứng với tiềm năng, vị thế của Thủ đô. Tình hình tội phạm vẫn diễn biến phức tạp, còn để xảy ra điểm nóng về an ninh trật tự ở nông thôn. Năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của một số cấp ủy, tổ chức đảng, nhất là ở cơ sở còn thấp.

Những năm sắp tới, tình hình thế giới và khu vực dự báo tiếp tục diễn biến phức tạp, nhất là đại dịch Covid-19 đã, đang và sẽ có những tác động tiêu cực lớn trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Trong nước, vị thế và tiềm lực của đất nước đã lớn mạnh hơn nhiều, đúng như Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã khẳng định “đất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như ngày nay”, nhưng nền kinh tế còn nhiều khó khăn, thách thức và rủi ro. Song có thể thấy, thuận lợi và cơ hội lớn cho phát triển đất nước, cho Hà Nội vẫn là nhân tố chính và xu thế chủ đạo. Trên cơ sở bám sát và tiếp thu nghiêm túc các dự thảo Văn kiện Đại hội XIII của Đảng, trọng tâm là Báo cáo chính trị và Bài phát biểu của đồng chí Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng, cùng với 5 bài học kinh nghiệm, những quan điểm, mục tiêu, định hướng lớn, 6 nhiệm vụ trọng tâm và 3 đột phá chiến lược được nêu trong Báo cáo chính trị trình Đại hội XIII. Đảng bộ Hà Nội nhận thức sâu sắc và tự tin có đủ năng lực, điều kiện thực hiện trách nhiệm “phải gương mẫu, đi đầu về tất cả mọi phương diện...” như lời đồng chí Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã chỉ đạo tại Đại hội lần thứ XVII Đảng bộ Thành phố.

Với khát vọng đổi mới sáng tạo, khát vọng phát triển, Hà Nội đã đề ra mục tiêu đến năm 2025, phát triển nhanh và bền vững Thủ đô theo hướng đô thị xanh, thành phố thông minh, hiện đại, có sức cạnh tranh cao trong nước và khu vực. Cơ bản hoàn thành công nghiệp hóa, GRDP đầu người đạt 8300 - 8500 USD; tỷ trọng kinh tế số chiếm 30% trong nền kinh tế, cao hơn mục tiêu chung của cả nước (20%); Đến năm 2030, Hà Nội trở thành thành phố “Xanh - Thông minh - Hiện đại” có sức cạnh tranh khu vực và quốc tế và đến năm 2045, Hà Nội có chất lượng cuộc sống cao, kinh tế, văn hóa, xã hội phát triển toàn diện, bền vững; là thành phố kết nối toàn cầu, GRDP/người đạt trên 36.000 USD.

Trong quá trình phát triển, Thăng Long - Hà Nội có một lợi thế đặc biệt, một tiềm năng to lớn. Lợi thế, tiềm năng đó - được tạo ra từ sự hội tụ tinh hoa của cả nước. Trải qua hơn 1010 năm kể từ khi Đức vua Lý Thái Tổ ban Chiếu dời đô, Thăng Long - Hà Nội đã trở thành nơi hội tụ của các tài năng đến từ mọi miền Tổ quốc.

Phó Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Phong cho biết, Hà Nội là địa phương có tiềm lực khoa học công nghệ lớn với 80% số phòng nghiên cứu khoa học trọng điểm của cả nước nằm trên địa bàn; có 2 khu công nghiệp công nghệ cao. Hà Nội là nơi tập trung nhân tài, trí tuệ của cả nước với hơn 80% trường đại học, trung tâm nghiên cứu, học viện, 65% đội ngũ trí thức và nhà khoa học trong cả nước (gồm giáo sư, tiến sĩ). Đặc biệt, theo thống kê, Hà Nội đang là một trong những thành phố có cơ cấu dân số vàng (với 51,7% dân số trẻ) với một cộng đồng sáng tạo đông đảo, phong phú gồm các nhà thiết kế, nghệ sĩ và các không gian sáng tạo trên toàn Thành phố.

Hà Nội là địa phương sở hữu một kho tàng phong phú các di sản văn hóa vật thể và phi vật thể (cả quốc tế và quốc gia) có giá trị với gần 6.000 di tích lịch sử (trong số hơn 40.000 di tích của cả nước), 1.700 di sản văn hóa phi vật thể được xếp hạng và 1.350 làng nghề truyền thống. Đặc biệt, nhiều di sản văn hóa của Hà Nội đã trở thành hình ảnh, biểu tượng đại diện cho đất nước, con người Việt Nam, góp phần lan tỏa giá trị văn hóa Việt Nam ra thế giới như: Văn Miếu - Quốc Tử Giám, Khu di tích Hoàng Thành Thăng Long... Nhiều di sản trên địa bàn Hà Nội đã trở thành địa chỉ đỏ, quy tụ niềm tin, tình cảm, ý chí của dân tộc như: Lăng Bác Hồ, Quảng trường Ba Đình, hệ thống các Bảo tàng, nhà truyền thống...

Xây dựng Thủ đô Hà Nội xứng đáng là trung tâm chính trị - hành chính quốc gia
Các đại biểu thảo luận tại hội trường về các văn kiện Đại hội.

Theo đồng chí Nguyễn Văn Phong, chuẩn bị và hướng tới Đại hội XIII của Đảng, gần một năm qua, Hà Nội đã tập trung chỉ đạo, tổ chức thành công Đại hội Đảng bộ các cấp. Quán triệt sâu sắc tinh thần các dự thảo văn kiện Đại hội XIII của Đảng và chỉ đạo của Bộ Chính trị, Đảng bộ Hà Nội đã thể hiện quyết tâm chính trị cao ngay từ việc xác định chủ đề Đại hội Đảng bộ thành phố lần thứ XVII là “Gương mẫu xây dựng Đảng bộ và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh; khơi dậy ý chí, phát huy truyền thống ngàn năm văn hiến, anh hùng, sức mạnh đại đoàn kết toàn dân; đẩy mạnh đổi mới sáng tạo và hội nhập quốc tế; xây dựng Thủ đô ngày càng giàu đẹp, văn minh, hiện đại”.

Căn cứ các quan điểm mới của Đảng, bám sát tình hình thực tiễn của Thủ đô. Để triển khai toàn diện, đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp, Thành phố xác định phải dựa vào khoa học, công nghệ, vào văn hóa, vào tài nguyên trí tuệ để xây dựng các chiến lược phát triển Thủ đô. Khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo cùng với văn hóa, con người là nhân tố quan trọng bậc nhất để phát triển nhanh và bền vững Thủ đô.

Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội cho biết, thành phố xác định trong thời gian tới sẽ tập trung thực hiện tốt 5 định hướng lớn và 3 khâu đột phá. Một là, ưu tiên hiện đại hóa, phát triển nhanh và đồng bộ hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, xây dựng một số công trình tiêu biểu, có không gian kiến trúc cảnh quan đặc sắc, mang đặc trưng của Thủ đô. Phát triển mạnh hạ tầng số, hạ tầng công nghệ thông tin, hạ tầng dữ liệu, kết nối liên thông, đồng bộ và thống nhất, tạo nền tảng phát triển kinh tế số, xã hội số. Hai là, tiếp tục đẩy mạnh hoàn thiện thể chế, cơ chế, chính sách; tăng cường công tác tổ chức thực thi pháp luật, nâng cao hiệu quả quản trị xã hội, quản lý đô thị; tăng cường phân cấp, ủy quyền; cơ bản hoàn thành xây dựng chính quyền điện tử, tiến tới chính quyền số. Ba là, phát triển nguồn nhân lực, nhất là nhân lực chất lượng cao, thúc đẩy phát triển mạnh mẽ khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo trong toàn xã hội. Khơi dậy mạnh mẽ tinh thần yêu nước, tự hào dân tộc, ý chí tự lực, tự cường và khát vọng xây dựng Thủ đô thành nơi đáng sống, làm cho văn hóa và con người Hà Nội thực sự trở thành giá trị tinh thần tiêu biểu, động lực quan trọng quyết định phát triển Thủ đô.

Để cụ thể hóa Nghị quyết Đại hội, Thành ủy Hà Nội đã xây dựng 10 Chương trình công tác toàn khóa với nội dung bao trùm tất cả các lĩnh vực: xây dựng Đảng, phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng - an ninh, trong đó có những chương trình đã tiếp thu những quan điểm mới của Đại hội XIII như: Chương trình phát triển khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo Thủ đô; Chương trình phát triển đô thị, chỉnh trang đô thị gắn với phát triển kinh tế đô thị… Đồng thời, Thành phố sẽ triển khai việc xây dựng mạng lưới “Sáng kiến Hà Nội” để tập hợp, phát huy tâm huyết, trí tuệ của đội ngũ nhân sỹ, trí thức, doanh nhân,… có tình yêu, tâm huyết với sự nghiệp xây dựng và phát triển Hà Nội ở trong nước cũng như quốc tế.

Đồng chí Nguyễn Văn Phong cho rằng, trong giai đoạn phát triển mới, để hoàn thành trọng trách nặng nề và vẻ vang, Đảng bộ, chính quyền và các tầng lớp Nhân dân Thủ đô xác định phải có quyết tâm cao, nỗ lực lớn, đoàn kết, tập trung xây dựng, chỉnh đốn Đảng, nâng cao năng lực lãnh đạo để Đảng bộ thật sự trong sạch, vững mạnh toàn diện để lãnh đạo phát triển Thủ đô nhanh và bền vững. Với các điều kiện và lợi thế trên, Hà Nội hội tụ đầy đủ các điều kiện để “Xây dựng và phát triển Thủ đô văn minh hiện đại, xứng đáng là trung tâm chính trị - hành chính quốc gia, trung tâm lớn về văn hóa, khoa học, giáo dục, kinh tế và giao dịch quốc tế của cả nước”.

Đồng thời với sự nỗ lực của Đảng bộ, chính quyền, quân và dân Hà Nội, sự nghiệp phát triển Thủ đô luôn gắn liền với sự đồng lòng, chung sức của cả nước. Hà Nội mong muốn tiếp tục nhận được nhiều hơn nữa sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ; sự giúp đỡ của các Bộ, Ban, ngành Trung ương, các địa phương, bạn bè trong và ngoài nước. Hà Nội mong muốn và đề nghị Trung ương cho chủ trương, Quốc hội sớm thông qua việc sửa đổi, bổ sung Luật Thủ đô gắn với điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng Thủ đô, tạo thể chế, môi trường thuận lợi để Hà Nội phát huy hiệu quả các nguồn lực, tạo bước phát triển đột phá trong giai đoạn mới, đồng thời để Hà Nội thực sự trở thành động lực quan trọng của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và cả nước…

Phó Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Phong khẳng định: Đảng bộ, Nhân dân Hà Nội luôn thấm nhuần và quyết tâm thực hiện lời căn dặn của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Cả nước nhìn về Thủ đô ta. Thế giới trông vào Thủ đô ta. Tất cả chúng ta phải ra sức giữ gìn trật tự, an ninh, làm cho Thủ đô ta thành một Thủ đô bình yên, tươi đẹp, mạnh khỏe cả về vật chất và tinh thần”. Với niềm tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, vào thành công của Đại hội XIII, Đảng bộ, chính quyền, quân và dân Thủ đô nguyện nêu cao tinh thần đoàn kết, quyết tâm phấn đấu vượt qua khó khăn, thách thức, thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ mà Đại hội Đảng bộ Thành phố đặt ra, góp phần cùng cả nước thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, mãi xứng đáng với niềm tin yêu, hy vọng của đồng bào và chiến sỹ cả nước, xứng đáng với truyền thống Thủ đô ngàn năm Văn hiến - Anh hùng, Thành phố vì hòa bình, Thành phố sáng tạo.

Hoàng Phúc

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Thanh Oai:  Khởi công dự án chào mừng 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô

Thanh Oai: Khởi công dự án chào mừng 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô

(LĐTĐ) Ngày 20/9, huyện Thanh Oai tổ chức Lễ khởi công xây dựng dự án mở rộng, nâng cấp Tỉnh lộ 429A và xây dựng Cụm công nghiệp (CCN) Kim Bài. Đây là công trình được thành phố Hà Nội lựa chọn khởi công chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024).
Người bệnh có thể tra cứu thông tin trong Hệ thống thông tin về khám, chữa bệnh

Người bệnh có thể tra cứu thông tin trong Hệ thống thông tin về khám, chữa bệnh

(LĐTĐ) Hệ thống thông tin về quản lý hoạt động khám bệnh, chữa bệnh sẽ hỗ trợ việc gửi dữ liệu khám bệnh chuyển tuyến giữa các cơ sở y tế, giúp người dân tra cứu được lịch sử khám chữa bệnh.
Chương Mỹ: Cán bộ xã “3 cùng” với người dân vùng ngập lụt sơ tán tập trung

Chương Mỹ: Cán bộ xã “3 cùng” với người dân vùng ngập lụt sơ tán tập trung

(LĐTĐ) Khắc phục hậu quả của cơn bão số 3 và lũ rừng ngang, đến ngày 19/9, huyện Chương Mỹ đã sơ tán hơn 2.100 hộ dân, với trên 8.800 nhân khẩu đến nơi an toàn. Việc di dời người dân bị ngập lũ đến nơi an toàn và chăm sóc họ chu đáo được các cấp chính quyền huyện Chương Mỹ quan tâm, triển khai hiệu quả.
Công đoàn chung tay hỗ trợ các gia đình bị ảnh hưởng bởi bão số 3

Công đoàn chung tay hỗ trợ các gia đình bị ảnh hưởng bởi bão số 3

(LĐTĐ) Được sự chỉ đạo trực tiếp của Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Hà Đông, trong 2 ngày (18 - 19/9), Công đoàn một số trường Trung học cơ sở (THCS), Tiểu học trên địa bàn quận Hà Đông đã đến thăm, tặng quà các gia đình học sinh, đoàn viên công đoàn, người dân bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3 và hoàn lưu cơn bão gây ra với số tiền hỗ trợ là 63 triệu đồng.
Hà Nội: Đảm bảo nguồn cung hàng hóa phục vụ người tiêu dùng

Hà Nội: Đảm bảo nguồn cung hàng hóa phục vụ người tiêu dùng

(LĐTĐ) Nhằm góp phần kết nối đa dạng nguồn cung hàng hóa từ các tỉnh, thành phố phục vụ người dân sau cơn bão số 3, từ ngày 19 - 23/9, Sở Công Thương Hà Nội liên tiếp tổ chức Tuần hàng trái cây, nông sản các tỉnh, thành phố và Tuần hàng quảng bá, giới thiệu và bán nông sản thực phẩm tại các kênh phân phối tại Hà Nội. Điều này khẳng định, nguồn cung hàng hóa phục vụ người dân Thủ đô và các tỉnh, thành luôn dồi dào, sẵn sàng cung ứng trong mọi trường hợp.
Festival Thu Hà Nội 2024: Tinh gọn quy mô nhưng vẫn nhiều trải nghiệm hấp dẫn

Festival Thu Hà Nội 2024: Tinh gọn quy mô nhưng vẫn nhiều trải nghiệm hấp dẫn

(LĐTĐ) Tối nay (20/9), Festival Thu Hà Nội lần thứ 2 năm 2024 sẽ được khai mạc. Đây là một trong những hoạt động quan trọng nằm trong chuỗi hoạt động kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024); nhằm quảng bá hình ảnh, giá trị văn hóa và du lịch của Hà Nội - mảnh đất kinh kỳ ngàn năm văn hiến với những nét đẹp độc đáo riêng.
Quận Tây Hồ: Trao quà mô hình Dân vận khéo “Thắm tình quân dân” năm 2024

Quận Tây Hồ: Trao quà mô hình Dân vận khéo “Thắm tình quân dân” năm 2024

(LĐTĐ) Sáng 20/9, Ban Dân vận Quận ủy, Ban Chỉ huy Quân sự quận Tây Hồ tổ chức chương trình tặng quà thực hiện mô hình Dân vận khéo “Thắm tình quân dân” năm 2024.

Tin khác

Người bệnh có thể tra cứu thông tin trong Hệ thống thông tin về khám, chữa bệnh

Người bệnh có thể tra cứu thông tin trong Hệ thống thông tin về khám, chữa bệnh

(LĐTĐ) Hệ thống thông tin về quản lý hoạt động khám bệnh, chữa bệnh sẽ hỗ trợ việc gửi dữ liệu khám bệnh chuyển tuyến giữa các cơ sở y tế, giúp người dân tra cứu được lịch sử khám chữa bệnh.
Hải Phòng: Phân bổ kinh phí hỗ trợ 15 quận, huyện khắc phục hậu quả bão số 3

Hải Phòng: Phân bổ kinh phí hỗ trợ 15 quận, huyện khắc phục hậu quả bão số 3

(LĐTĐ) Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam Thành phố - Thường trực Ban Vận động, cứu trợ thành phố Hải Phòng đã ban hành quyết định phân bổ kinh phí trên 47 tỷ đồng hỗ trợ các quận, huyện khắc phục thiệt hại do bão số 3 (bão Yagi).
Bộ Nội vụ tán thành phương án nghỉ Tết Ất Tỵ 2025

Bộ Nội vụ tán thành phương án nghỉ Tết Ất Tỵ 2025

(LĐTĐ) Bộ Nội vụ vừa có văn bản gửi Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội góp ý về phương án nghỉ Tết Ất Tỵ, nghỉ lễ Quốc khánh và một số ngày nghỉ lễ, Tết khác trong năm 2025.
CDC châu Phi: Dịch bệnh đậu mùa khỉ ở châu lục chưa thể kiểm soát

CDC châu Phi: Dịch bệnh đậu mùa khỉ ở châu lục chưa thể kiểm soát

Từ đầu năm đến nay, số ca mắc bệnh đậu mùa khỉ và tử vong ở châu Phi đã tăng lần lượt là 177% và 38,5% so với cùng kỳ năm ngoái.
Trung Bộ mưa to, lũ trên các sông lên nhanh

Trung Bộ mưa to, lũ trên các sông lên nhanh

(LĐTĐ) Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, ngày và đêm 20/9, ở khu vực Nam Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình có mưa to đến rất to, với lượng mưa phổ biến 70-150 mm, có nơi trên 250 mm.
Bình Dương: Phấn đấu đến năm 2030 trở thành thành phố trực thuộc Trung ương

Bình Dương: Phấn đấu đến năm 2030 trở thành thành phố trực thuộc Trung ương

(LĐTĐ) Chiều ngày 19/9, Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh Bình Dương tổ chức họp báo thông tin về hội nghị công bố quy hoạch tỉnh Bình Dương thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 gắn với các hoạt động quảng bá Top 1 ICF (Diễn đàn cộng đồng thông minh thế giới).
Bắt đầu nhận đăng ký vé tàu Tết Ất Tỵ 2025

Bắt đầu nhận đăng ký vé tàu Tết Ất Tỵ 2025

(LĐTĐ) Ngày 19/9, Chi nhánh Vận tải đường sắt Sài Gòn cho biết, đơn vị bắt đầu nhận đăng ký mua vé tàu tập thể cả lượt đi và lượt về đến ngày 30/9, mỗi lượt từ 5 vé trở lên. Thời gian bán vé tập thể dự kiến từ 8h sáng 1/10 đến hết ngày 5/10.
Tạm dừng thu lãi hộ vay bị thiệt hại do bão, đề xuất bổ sung 4.900 tỷ đồng tín dụng chính sách

Tạm dừng thu lãi hộ vay bị thiệt hại do bão, đề xuất bổ sung 4.900 tỷ đồng tín dụng chính sách

(LĐTĐ) Ngày 19/9, Phó Tổng Giám đốc Ngân hàng Chính sách xã hội Huỳnh Văn Thuận cho biết sẽ tạm dừng thu lãi đối với hộ vay bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3 và mưa lũ sau bão đến hết ngày 31/12/2024.
Hỗ trợ tàu thuyền không kịp về đất liền tránh bão số 4

Hỗ trợ tàu thuyền không kịp về đất liền tránh bão số 4

(LĐTĐ) Các Cơ quan đại diện Việt Nam ở Trung Quốc và một số địa bàn lân cận đã khẩn trương làm việc với các cơ quan chức năng sở tại để thông báo, cập nhật thông tin về cơn bão Soulik và đề nghị các cơ quan chức năng sở tại hỗ trợ tàu thuyền, ngư dân Việt Nam đang hoạt động trên biển không kịp về đất liền vào trú, tránh bão.
Bão số 4 suy yếu thành áp thấp nhiệt đới, mưa lớn ở nhiều tỉnh miền Trung

Bão số 4 suy yếu thành áp thấp nhiệt đới, mưa lớn ở nhiều tỉnh miền Trung

(LĐTĐ) Sau khi suy yếu từ bão số 4, áp thấp nhiệt đới di chuyển theo hướng tây tây nam với tốc độ khoảng 15 - 20 km/giờ.
Xem thêm
Phiên bản di động