Xây dựng thương hiệu quốc gia cho nông sản Việt

Nếu xây dựng được thương hiệu quốc gia cho các nông sản chủ lực của Việt Nam hiện nay, chắc chắn phần thu về của người nông dân nuôi trồng, của doanh nghiệp và của đất nước, sẽ nhiều hơn.
Central Retail ký kết thỏa thuận hợp tác với các doanh nghiệp vùng Đông Nam Bộ Đẩy mạnh kết nối giao thương giữa TP.HCM với các địa phương phía Bắc và Bắc Trung Bộ Giúp doanh nghiệp cung ứng hàng hóa nông sản “chuyển mình” trong thời đại số

Đó là ý kiến của ông Nguyễn Ngọc Toàn, Tổng biên tập Báo Thanh Niên tại tọa đàm: "Xây dựng thương hiệu quốc gia cho nông sản Việt", do Báo Thanh Niên tổ chức ngày 6/4 tại thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM).

Xây dựng thương hiệu quốc gia cho nông sản Việt
Ông Nguyễn Ngọc Toàn, Tổng biên tập Báo Thanh Niên phát biểu tại toạ đàm. Ảnh: Độc Lập

Ông Nguyễn Ngọc Toàn nhận định, trong bối cảnh hội nhập ngày càng sâu rộng, nhiều Hiệp định song phương, đa phương Việt Nam ký kết với các thị trường lớn có hiệu lực, cánh cửa thị trường toàn cầu đã được mở ra, cơ hội để mang lại giá trị cao cho các mặt hàng nông sản, thế mạnh của Việt Nam rất lớn thì vấn đề xây dựng thương hiệu quốc gia cho nông sản Việt càng trở nên cấp bách.

Có nhiều định nghĩa về thương hiệu quốc gia nhưng với người tiêu dùng, thương hiệu quốc gia đơn giản là khi nói đến thương hiệu đó, người ta nghĩ ngay đến quốc gia sản sinh ra. Chẳng hạn, trong lĩnh vực nông sản, nói đến cá hồi, chúng ta nghĩ tới Na Uy, bò Kobe của Nhật, táo Mỹ, kiwi New Zealand...

Việt Nam là nước có nhiều mặt hàng nông sản xuất khẩu hàng đầu thế giới như gạo, cà phê, tiêu, điều, trái cây, rau quả, thuỷ hải sản... nhưng tính đến thời điểm hiện tại, có đến 80% sản lượng nông sản xuất khẩu Việt Nam chưa xây dựng được thương hiệu, chưa có logo, nhãn mác riêng và chưa tham gia đầy đủ vào chuỗi giá trị toàn cầu.

Lấy ví dụ về cà phê, ông Toàn cho biết, dù xét về sản lượng, Việt Nam là cường quốc xuất khẩu cà phê nhưng nếu nói về độ nhận diện hầu như không có. Lý do là vì, cà phê Việt Nam chủ yếu xuất thô ở dạng nguyên liệu. Doanh nghiệp nước ngoài nhập khẩu về chế biến, đóng thương hiệu của họ bán ra thị trường và người tiêu dùng chỉ biết đến người bán ly cà phê mà không ai biết hay cần biết đến xuất xứ, nguồn gốc của ly cà phê đó được trồng từ đâu.

Theo bà Võ Thị Tam Dân, Chủ tịch HĐQT kiêm Giám đốc Công ty CP Trà Rồng Vàng, Việt Nam được ưu đãi của "mẹ thiên nhiên", từ khí hậu, thổ nhưỡng cho đến sản vật quý hiếm. Điều đó giúp cho lượng nông sản Việt xuất khẩu khá ấn tượng. Điển hình, Việt Nam có lợi thế sản xuất trà, một trong những mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ lực. Hiện, ngành trà không chỉ sản xuất ở trong nước mà còn vươn tầm ra thế giới.

Xây dựng thương hiệu quốc gia cho nông sản Việt
Bà Võ Thị Tam Dân cho biết, 90% sản lượng trà xuất khẩu vẫn ở dạng thô nên giá bán thấp hàng chục lần so với sản phẩm bán ra thị trường của các nước nhập khẩu. Ảnh: Độc Lập

Tuy nhiên, bà Tam Dân cho rằng: "Khoảng 90% sản lượng trà xuất khẩu vẫn ở dạng thô, giá bán thấp và được tiêu thụ dưới thương hiệu của các nhà nhập khẩu, xuất khẩu trà dưới dạng thành phẩm có thương hiệu còn rất hạn chế". Bà Dân thông tin, 1 kg chè ô long hái tay một tôm 2 - 3 lá, chất lượng cao, giá xuất khẩu thô chỉ dao động ở 10 - 12 USD. Tuy nhiên, sau khi các nước nhập khẩu sơ chế, đấu trộn, đóng gói dưới thương hiệu của đơn vị nhập khẩu thì lại được bán ra thị trường với giá cao gấp hàng chục lần.

Bà Tam Dân kiến nghị các cấp chính quyền địa phương, cơ quan quản lý chuyên môn hỗ trợ, tạo điều kiện mang tính đồng bộ. Chẳng hạn, duy trì và thúc đẩy xuất khẩu và sản phẩm trà chế biến sâu vào các thị trường chủ lực; hỗ trợ xúc tiến thương mại và thúc đẩy xuất khẩu và sản phẩm trà chế biến sâu đến thị trường có thu nhập cao như Nhật Bản, Đài Loan, Hàn Quốc, EU, Mỹ… Đồng thời đẩy mạnh công tác quản lý diện tích chè nguyên liệu, đảm bảo diện tích trà hiện có, sản xuất chè an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP.

Xây dựng thương hiệu quốc gia cho nông sản Việt
Ông Boonlap Watcharawanitchaku cho rằng Việt Nam cần tìm ra sản phẩm đặc trưng. Ảnh: Độc Lập

Ông Boonlap Watcharawanitchakul, Phó Tổng giám đốc Công ty Chăn nuôi C.P Việt Nam cho rằng, Việt Nam có rất nhiều sản phẩm, cung cấp rất nhiều nông sản, thủy sản cho thế giới, nhưng đó không phải là sản phẩm đặc trưng mà nhiều quốc gia khác cũng có thể sản xuất được. Vì vậy phải chọn lựa sản phẩm độc đáo để tập trung quảng bá đến khắp thế giới.

Có sản phẩm khác biệt rồi thì phải có tiêu chuẩn chất lượng và phải luôn nâng tầm tiêu chuẩn chất lượng hơn nữa để thế giới chấp nhận. Có sản phẩm khác biệt rồi thì phải có chiến lược marketing mang tầm quốc gia... Điển hình nhất là thịt bò Kobe của Nhật. "Tôi đã từng ăn thử và thấy rằng nó không khác biệt nhiều lắm so với thịt bò Việt Nam. Tuy nhiên, thịt bò Việt Nam chưa có thương hiệu nào đáng kể trong khi bò Kobe đã là đặc sản mà ai cũng biết. Đó là câu chuyện chiến lược truyền thông mang tầm quốc tế", ông Boonlap Watcharawanitchakul cho biết.

Chia sẻ về câu chuyện xây dựng thương hiệu, ông Trần Bảo Minh, Phó Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Nutifood cho biết, thương hiệu nông sản Việt muốn có vị thế, muốn cạnh tranh được trên trường quốc tế phải bắt đầu từ phân tích lợi thế.

Bên cạnh đó, làm thương hiệu không chỉ có vùng sản xuất rồi dán tên vào sản phẩm và mang đi xuất khẩu. Phải xây dựng một hệ sinh thái nông nghiệp, mang lại giá trị lớn cho tất cả mọi đối tượng tham gia vào chuỗi giá trị, vào hệ sinh thái đó.

Xây dựng thương hiệu quốc gia cho nông sản Việt
Ông Nguyễn Như Cường, Cục trưởng Cục Trồng trọt cho biết, để xây dựng được thương hiệu quốc gia cho nông sản Việt Nam chúng ta cần có đội ngũ doanh nhân và doanh nghiệp có tâm huyết với quốc gia, dân tộc.

Tại hội thảo, ông Nguyễn Như Cường, Cục trưởng Cục Trồng trọt (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) cho rằng, để xây dựng thương hiệu nông sản Việt Nam trên thị trường quốc tế nên bắt đầu bằng bước đi đầu tiên và trên cơ sở thị trường 100 triệu dân nội địa. Chúng ta sẽ không thể đi xa và đi được lâu nếu không có nền tảng vững chắc từ trong nước.

Ông Cường cho biết, để xây dựng được thương hiệu quốc gia cho nông sản Việt Nam cần có đội ngũ doanh nhân và doanh nghiệp có tâm huyết với quốc gia, dân tộc. Song song đó cần phải có vùng sản xuất lớn, quản lý chất lượng và xây dựng chuỗi giá trị sản phẩm.

"Sau hội thảo này Ban tổ chức sẽ tập hợp các ý kiến để báo cáo Bộ trưởng, đồng thời xây dựng cơ chế phối hợp giữa các cơ quan trong Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và giữa các Bộ với nhau cũng như giữa các cơ quan nhà nước và doanh nghiệp...", ông Cường nhấn mạnh..

Minh Tuấn

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Giá vàng hôm nay (22/4): Vàng trong nước và thế giới cùng tăng “sốc”

Giá vàng hôm nay (22/4): Vàng trong nước và thế giới cùng tăng “sốc”

Giá vàng hôm nay (22/4): Vàng thế giới phá đỉnh 3.400 USD/ounce. Trong nước, nhà đầu tư lãi đậm sau một tháng mua vào. Trong nước, giá vàng miếng tăng tới 4 triệu đồng/lượng.
Nguyên Thứ trưởng Hoàng Quốc Vượng thừa nhận sai phạm

Nguyên Thứ trưởng Hoàng Quốc Vượng thừa nhận sai phạm

Ngày 21/4, Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội mở phiên tòa xét xử sơ thẩm nguyên Thứ trưởng Bộ Công Thương Hoàng Quốc Vượng cùng 11 đồng phạm do sai phạm trong việc phê duyệt dự án điện mặt trời, gây thiệt hại cho Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) hơn 1.043 tỷ đồng.
Triển khai Tháng Công nhân với những hoạt động thiết thực

Triển khai Tháng Công nhân với những hoạt động thiết thực

Thực hiện chỉ đạo của Tổng LĐLĐ việt Nam và kế hoạch của LĐLĐ tỉnh, Tháng Công nhân năm 2025 được Công đoàn Hà Tĩnh triển khai từ ngày 15/4 - 31/5/2025 với nhiều nội dung thiết thực hướng tới đoàn viên, người lao động.
Doanh nghiệp FDI thiếu lao động chất lượng cao

Doanh nghiệp FDI thiếu lao động chất lượng cao

Tổng sản phẩm trên địa bàn tăng trưởng tốt, nhiều doanh nghiệp tiếp tục mở rộng sản xuất kinh doanh dẫn đến cần một nguồn lao động lớn, nhất là nguồn lao động chất lượng cao.
Ngẩn ngơ một thoáng hoa trôm

Ngẩn ngơ một thoáng hoa trôm

Nhiều lần đi dạo hồ Gươm tôi thường tự hỏi loài cây gì mà tán cao, quả to trông như cái mõ ở gần cây lộc vừng chín gốc? Cho đến một ngày, những bông hoa đỏ thẫm nhỏ xinh nơi công viên Bách Thảo dẫn lối tôi ngước nhìn lên và bắt gặp chiếc biển tên trên thân cây, tôi mới biết đó là cây trôm.
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội: Tăng cường giáo dục chính trị, tư tưởng cho cán bộ, đoàn viên

Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội: Tăng cường giáo dục chính trị, tư tưởng cho cán bộ, đoàn viên

Để nâng cao nhận thức, bản lĩnh chính trị cho cán bộ, đoàn viên Công đoàn, thời gian qua, Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội luôn chú trọng triển khai nhiều hoạt động tuyên truyền, vận động, giáo dục chính trị, tư tưởng cho cán bộ, đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) trong toàn ngành.
Những ngôi trường đậm tính nhân văn

Những ngôi trường đậm tính nhân văn

Những trụ sở cơ quan của hệ thống chính trị sau sắp xếp sẽ được sử dụng đúng mục đích, trong đó ưu tiên xây trường học, cơ sở y tế và thiết chế văn hóa cho nhân dân.

Tin khác

Những ngôi trường đậm tính nhân văn

Những ngôi trường đậm tính nhân văn

Những trụ sở cơ quan của hệ thống chính trị sau sắp xếp sẽ được sử dụng đúng mục đích, trong đó ưu tiên xây trường học, cơ sở y tế và thiết chế văn hóa cho nhân dân.
Người dân Thủ đô tin tưởng, ủng hộ phương án sắp xếp đơn vị hành chính mới

Người dân Thủ đô tin tưởng, ủng hộ phương án sắp xếp đơn vị hành chính mới

Người dân Thủ đô vui mừng, ủng hộ sắp xếp, tinh gọn bộ máy theo phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của thành phố Hà Nội. Đồng thời, tin tưởng “cuộc cách mạng” này sẽ đem lại một nền hành chính chuyên nghiệp, hiệu quả, gần dân và phục vụ nhân dân tốt hơn.
Xây dựng văn hóa đổi mới sáng tạo toàn dân sẽ là cốt lõi tạo lên thành công

Xây dựng văn hóa đổi mới sáng tạo toàn dân sẽ là cốt lõi tạo lên thành công

Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Nguyễn Mạnh Hùng nhấn mạnh, đổi mới sáng tạo không cần đầu tư các phòng lab, mà cần tư duy đổi mới và văn hóa đổi mới. Đây chính là con đường khả thi hơn cho các nước chưa đủ tiềm lực nghiên cứu sâu, nhưng có năng lực tổ chức, thích nghi và sáng tạo xã hội.
TP.HCM: Chi tiết các tuyến đường cấm phương tiện lưu thông phục vụ đại lễ 30/4

TP.HCM: Chi tiết các tuyến đường cấm phương tiện lưu thông phục vụ đại lễ 30/4

Ngày 21/4, Phòng Cảnh sát giao thông (PC08) Công an Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) thông báo, chuẩn bị cho đại Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước 30/4, TP.HCM sẽ cấm, hạn chế người dân, phương tiện lưu thông trên một số tuyến đường.
Phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại buổi gặp mặt lão thành cách mạng, người có công

Phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại buổi gặp mặt lão thành cách mạng, người có công

Báo Lao động Thủ đô trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại buổi gặp mặt lão thành cách mạng, người có công nhân kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
Hà Nội: Đẩy mạnh tuyên truyền về xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp

Hà Nội: Đẩy mạnh tuyên truyền về xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp

Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong vừa ký ban hành Kế hoạch số 313-KH/TU về tuyên truyền thực hiện Kết luận số 137-KL/TƯ ngày 28/3/2025 của Bộ Chính trị, Ban Bí thư về Đề án sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính các cấp và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp.
Tổng Bí thư Tô Lâm dự chương trình nghệ thuật “Đất nước trọn niềm vui”

Tổng Bí thư Tô Lâm dự chương trình nghệ thuật “Đất nước trọn niềm vui”

Chương trình nghệ thuật “Đất nước trọn niềm vui” thuộc chuỗi sự kiện, hoạt động chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025).
Thủ tướng chỉ đạo chi trả lương hưu sớm dịp kỷ niệm 50 năm Ngày thống nhất đất nước

Thủ tướng chỉ đạo chi trả lương hưu sớm dịp kỷ niệm 50 năm Ngày thống nhất đất nước

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa có công điện gửi Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc chi trả lương hưu và trợ cấp bảo hiểm xã hội tháng 5 năm 2025.
Khi sáp nhập tỉnh, lập xã mới sẽ không bầu chủ tịch, phó chủ tịch mà chỉ định, bổ nhiệm

Khi sáp nhập tỉnh, lập xã mới sẽ không bầu chủ tịch, phó chủ tịch mà chỉ định, bổ nhiệm

Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị việc sửa Hiến pháp và các luật, nghị quyết liên quan sáp nhập tỉnh, xã sẽ không bầu chủ tịch, phó chủ tịch mà chỉ định.
Quy định độ tuổi cấp ủy viên nhiệm kỳ 2025 - 2030

Quy định độ tuổi cấp ủy viên nhiệm kỳ 2025 - 2030

Độ tuổi cấp ủy viên nhiệm kỳ 2025 - 2030 được quy định tại Chỉ thị số 45-CT/TW ngày 14/4/2025 của Bộ Chính trị về đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng.
Xem thêm
Phiên bản di động