Xây dựng Tòa án nhân dân Tối cao trở thành “Thành trì bảo vệ công lý”
Tòa án nhân dân tối cao thông tin chính thức về 3 cơ sở nhà đất Tòa án nhân dân Tối cao yêu cầu 12 tỉnh, thành phố thuộc nhóm nguy cơ cao tiếp tục tạm dừng xét xử |
Tham dự Hội nghị có Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Trần Quốc Vượng; Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Công an, Đại tướng Tô Lâm; Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội Vương Đình Huệ; Bí thư Trung ương Đảng, Chánh án Tòa án nhân dân Tối cao Nguyễn Hòa Bình; Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Nội chính Trung ương Phan Đình Trạc; Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu và các cán bộ, công chức ngành tòa án tại gần 800 điểm cầu trực tuyến.
Phát biểu tại hội nghị, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc bày tỏ vui mừng tham dự sự kiện có ý nghĩa hết sức quan trọng, không chỉ đánh giá kết quả công tác của tòa án năm 2020, triển khai thực hiện các nhiệm vụ năm 2021, mà còn nhìn lại, đánh giá việc thực hiện các nhiệm vụ của hệ thống tòa án trong cả nhiệm kỳ 2016-2020, xây dựng, triển khai kế hoạch nhiệm kỳ 2021-2026.
Thủ tướng phát biểu tại Hội nghị |
Thông tin một số nét chính về tình hình kinh tế-xã hội thời gian qua, Thủ tướng cho rằng, những thành tựu này có sự đóng góp quan trọng của tòa án.
Số lượng các vi phạm, tội phạm, tranh chấp, khiếu kiện ngày càng tăng tỉ lệ thuận với quy mô dân số và nền kinh tế, đặc biệt, số lượng các vụ việc phải thụ lý, giải quyết tăng mạnh (mỗi năm tăng trung bình khoảng 10%) song tòa án các cấp đã triển khai đồng bộ các giải pháp, tập trung mọi nguồn lực để cố gắng giải quyết, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao với kết quả là trong nhiệm kỳ 2016-2020, tỉ lệ giải quyết án đạt cao (trên 97%) vượt chỉ tiêu Quốc hội giao (so với nhiệm kỳ trước, số vụ việc đã thụ lý tăng 35%, đã giải quyết tăng 33%).
Trong nhiệm kỳ, các tòa án đã giải quyết, xét xử trên 1.100 vụ với 2.600 bị cáo phạm các tội về tham nhũng, đạt tỉ lệ 98%, đã thu hồi hàng nghìn tỉ đồng, nhiều nhà cửa, đất đai và các tài sản khác.
Thủ tướng cho biết, trong nhiệm kỳ, Nhà nước đã đầu tư xây dựng và đưa vào sử dụng 78 trụ sở tòa án mới khang trang, hiện đại, với tổng kinh phí đầu tư gần 5.400 tỷ đồng. Đến nay, cơ bản các toà án đã có trụ sở làm việc đáp ứng yêu cầu xét xử.
Bên cạnh đó, vẫn còn những tồn tại, hạn chế, nổi lên là tỉ lệ giải quyết đơn đề nghị giám đốc thẩm, tái thẩm mặc dù đã có nhiều tiến bộ và năm sau đạt tỉ lệ cao hơn năm trước nhưng vẫn chưa đạt chỉ tiêu đề ra. Thời gian giải quyết nhiều vụ án kinh doanh, thương mại, yêu cầu tuyên bố phá sản doanh nghiệp còn kéo dài, chất lượng giải quyết chưa cao, chưa đáp ứng được yêu cầu của người dân và doanh nghiệp. Những hạn chế này đã và đang ảnh hưởng trực tiếp tới môi trường đầu tư kinh doanh của nước ta, ảnh hưởng tới vị trí xếp hạng của Việt Nam về môi trường đầu tư kinh doanh và chỉ số năng lực cạnh tranh toàn cầu.
Thủ tướng cho rằng, chúng ta phải tiếp tục cải cách, đổi mới để nền tư pháp Việt Nam phát triển hiện đại, bắt kịp với các nền tư pháp tiến bộ trên thế giới. Đây là thử thách lớn đối với hệ thống tòa án, phải xác định cải cách tư pháp chính là động lực phát triển để nâng cao chất lượng và hiệu quả của công tác tòa án.
Hoạt động của tòa án phải có trọng trách bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của tổ chức, cá nhân. Qua đó, đem lại lẽ phải, sự công bằng cho xã hội, tạo được niềm tin của người dân vào công lý, vào nền tư pháp.
Trong đó, mỗi bản án phải là những án văn mẫu mực thể hiện tập trung, rõ nét nhất quyền tư pháp của tòa án. Mỗi bản án phải là những chuẩn mực pháp lý, chuẩn mực đạo đức, chuẩn mực xã hội có tác dụng giáo dục pháp luật, định hướng hành vi của người dân và của cả xã hội, qua đó khuất phục tội phạm, thuyết phục người dân và xã hội đồng thuận, tuân thủ. Để làm được điều này, hoạt động tòa án phải thượng tôn pháp luật, bảo đảm sự bình đẳng trước pháp luật, tăng cường tính công khai, minh bạch, vô tư, độc lập trong việc ra phán quyết.
Bảo đảm quyền con người, quyền công dân, oan, sai mới được loại trừ, vi phạm mới được khắc phục và tòa án mới thực sự giữ vị trí là trung tâm của hệ thống tư pháp.
Trong công tác giải quyết các vụ án hình sự, phải bảo đảm xét xử nghiêm minh, đúng pháp luật, không để xảy ra oan, sai, bỏ lọt tội phạm. Kiên quyết khắc phục cả hai xu hướng “hình sự hóa” các quan hệ, tranh chấp dân sự, kinh tế và xu hướng “dân sự hóa” các hành vi vi phạm pháp luật hành chính, hành vi phạm tội hình sự.
Trong công tác giải quyết các vụ việc dân sự, cần có giải pháp hữu hiệu để đẩy nhanh tiến độ giải quyết, xét xử, nhất là các vụ án kinh doanh, thương mại, các yêu cầu tuyên bố phá sản doanh nghiệp, bảo đảm không để án quá hạn theo quy định của pháp luật. Phấn đấu cải thiện, nâng hạng chỉ số giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản doanh nghiệp của Việt Nam, cụ thể là xếp hạng dưới 100 toàn cầu theo chuẩn quốc tế.
Tòa án cần tập trung nâng cao chất lượng, tính khả thi, chính xác của các phán quyết. Khi phát hiện các bản án sai sót phải kiên quyết khắc phục, nhận khuyết điểm, sửa chữa. Qua công tác xét xử, tòa án cần làm rõ trách nhiệm của các cá nhân, đơn vị trong công tác quản lý, những kẽ hở của cơ chế, chính sách hay khiếm khuyết của pháp luật để chủ động tham mưu cho Ðảng, Quốc hội, kiến nghị với Chính phủ và các cơ quan hữu quan áp dụng biện pháp khắc phục, phòng ngừa.
Cấp uỷ, tổ chức đảng và đảng viên trong hệ thống tòa án phải quán triệt công tác phòng, chống tham nhũng là một trong những nhiệm vụ đặc biệt quan trọng của công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh.
Tổ chức thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống tham nhũng tại tòa án theo đúng yêu cầu của Đảng là “phải phòng, chống tham nhũng, tiêu cực ngay trong các cơ quan phòng, chống tham nhũng, tiêu cực”.
Đẩy nhanh tiến độ, đưa ra xét xử kịp thời, nghiêm minh các vụ án tham nhũng, kinh tế nghiêm trọng, phức tạp và các vụ án dư luận xã hội quan tâm theo phương châm “không có vùng cấm, không có ngoại lệ”.
Nâng cao hiệu quả thu hồi tài sản tham nhũng thông qua việc chú trọng truy tìm, kịp thời áp dụng các biện pháp đồng bộ để thu hồi triệt để tài sản tham nhũng cho Nhà nước ngay từ giai đoạn xét xử và thi hành án.
Bản án xét xử tội phạm tham nhũng phải góp phần kiềm chế, ngăn chặn tham nhũng, xây dựng bộ máy Nhà nước trong sạch, vững mạnh, qua đó, giữ vững ổn định chính trị, phát triển kinh tế - xã hội, củng cố niềm tin của cán bộ, đảng viên và nhân dân đối với Đảng, Nhà nước.
Tiếp tục kiện toàn tổ chức bộ máy tòa án theo hướng khoa học, hiện đại, tinh gọn, bảo đảm tính ổn định, phù hợp với thực tế, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, xứng đáng với vị trí là trung tâm của hoạt động tư pháp. Phấn đấu xây dựng Tòa án nhân dân Tối cao xứng đáng trở thành “Thành trì bảo vệ công lý” đáp ứng yêu cầu của Đảng, Nhà nước và sự mong đợi của nhân dân.
Trong bối cảnh hệ thống pháp luật đặt ra yêu cầu ngày càng cao, đòi hỏi mỗi thẩm phán, mỗi cán bộ tòa án phải giữ vững cho mình bản lĩnh và phẩm chất của người cầm cân nảy mực, bảo vệ công lý. Phải chăm lo xây dựng được đội ngũ thẩm phán “thanh liêm, chính trực, có bản lĩnh chính trị vững vàng, giỏi về nghiệp vụ, tinh thông về pháp luật và mẫu mực về đạo đức”. Thẩm phán phải là “người chiến sĩ kiên trung trên mặt trận bảo vệ công lý, bảo vệ pháp luật”.
Tăng cường công tác kiểm tra, kịp thời phát hiện những yếu kém trong công tác xét xử để khắc phục; kiên quyết xử lý những cán bộ vi phạm phẩm chất, đạo đức, lối sống để xây dựng tòa án trong sạch, vững mạnh.
Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, tiến tới xây dựng tòa án điện tử trong thời gian tới.
Thủ tướng cho rằng, việc xây dựng hệ thống tòa án trong sạch, vững mạnh, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao không chỉ là trách nhiệm của tòa án mà còn là trách nhiệm của Đảng và Nhà nước. Thủ tướng bày tỏ mong muốn những "Chiến sĩ bảo vệ công lý" luôn nêu cao tinh thần trách nhiệm trước Đảng, trước nhân dân và đất nước, gương mẫu, đi đầu trong lãnh đạo, chỉ đạo, triển khai thực hiện các nhiệm vụ”./.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Cách tính mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng
Tôn vinh giá trị và vị thế của trẻ em gái, thúc đẩy bình đẳng giới
Bắt hai đối tượng bán mật gấu giả
Tài xế sẽ phải kiểm tra lí thuyết, thực hành khi bị trừ hết điểm bằng lái
Hà Nội: Triệt phá đường dây nhập lậu hàng nghìn tấn “khí cười”
Festival Ninh Bình lần thứ III: Hé lộ sân khấu gây choáng ngợp
Nguồn sức mạnh nội sinh to lớn để phát triển Thủ đô Hà Nội
Tin khác
Phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài
Tin mới 22/11/2024 19:31
Bình Dương: Điều động, bổ nhiệm nhiều cán bộ chủ chốt
Tin mới 22/11/2024 19:30
Ban Dân vận Trung ương làm việc với Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam
Tin mới 21/11/2024 21:42
TP.HCM: Thành lập tổ công tác tháo gỡ vướng mắc cho các dự án nhằm chống lãng phí, thất thoát
Tin mới 21/11/2024 19:44
Tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư Hàn Quốc kinh doanh hiệu quả
Tin mới 21/11/2024 16:43
Hưng Yên đẩy mạnh thu hút vốn FDI có hàm lượng công nghệ cao
Tin mới 21/11/2024 16:32
Thủ tướng Phạm Minh Chính hội đàm với Tổng thống Cộng hòa Dominica
Tin mới 21/11/2024 10:28
Chủ tịch nước Lương Cường tiếp Chủ tịch Quốc hội Armenia
Tin mới 20/11/2024 20:22
Tổng Bí thư Tô Lâm: Tinh gọn tổ chức bộ máy phải thực hiện với quyết tâm cao nhất
Tin mới 19/11/2024 19:35
Điều kiện để được trao danh hiệu Công dân danh dự Thủ đô
Tin mới 19/11/2024 14:31