Xét nghiệm Covid-19, chạy đua với thời gian

(LĐTĐ) Từ khi Việt Nam ghi nhận ca bệnh Covid-19 đầu tiên và thực hiện sự chỉ đạo của thành phố Hà Nội về đẩy mạnh các biện pháp điều tra, giám sát, phòng chống dịch bệnh Covid-19, bảo vệ sức khỏe cho người dân, các cán bộ Trung tâm Kiểm soát dịch bệnh thành phố Hà Nội (CDC) đã tích cực tham gia làm việc với cường độ công việc rất lớn. Đặc biệt, cán bộ y, bác sĩ Khoa xét nghiệm - chẩn đoán hình ảnh - thăm dò chức năng, tại Trung tâm đã luôn túc trực xét nghiệm 24/24 giờ, đảm bảo thời gian nhanh nhất cho công tác phòng chống dịch Covid-19.
xet nghiem covid 19 chay dua voi thoi gian Việt Nam ghi nhận 148 ca bệnh COVID-19, Bộ Y tế khuyến cáo "không ra đường"
xet nghiem covid 19 chay dua voi thoi gian Phòng dịch Covid-19: Hoa kỳ không ngăn cản hàng dệt may của Việt Nam
xet nghiem covid 19 chay dua voi thoi gian 11 cơ sở kinh doanh trang thiết bị y tế vi phạm bị xử phạt trong ngày 25/3

Làm việc không ngưng nghỉ

Chia sẻ với phóng viên, Thạc sĩ Vi sinh Trần Thị Ngọc Ánh, Khoa Xét nghiệm - chẩn đoán hình ảnh - thăm dò chức năng cho biết: Từ khi thực hiện nhiệm vụ phòng chống dịch bệnh Covid-19, Khoa phải huy động toàn bộ nhân lực và cán bộ xét nghiệm làm việc với cường độ cao nhất, đoàn kết nhất đáp ứng nhanh, tìm ra ca bệnh để ngăn chặn dịch bệnh Covid-19.

xet nghiem covid 19 chay dua voi thoi gian
Các bác sĩ, nhân viên y tế xét nghiệm đều trong tâm thế chạy đua với thời gian để có được những kết quả xét nghiệm đáp ứng khẩn cấp công tác phòng chống dịch Covid-19. (Ảnh: Nguyễn Hạnh)

Được biết, mỗi người tại Khoa đảm nhận một việc làm theo dây chuyền từ khâu lấy mẫu, vào sổ, xử lý mẫu, tách triết, mic sinh phẩm xét nghiệm, chạy máy... Trung bình, mỗi ngày có thể nhận 300 - 400 mẫu xét nghiệm, và đợt này còn cao hơn vì đối tượng điều tra dịch tễ nhiều hơn.

Chị Ngọc Ánh cho biết: “Sau khi nhận mẫu bệnh phẩm, chúng tôi phải tiến hành xét nghiệm ngay để có được kết quả sớm nhất, phục vụ nhanh nhất cho công tác phòng chống dịch bệnh Covid-19 trên địa bàn Thành phố. Dù không ai bảo ai, nhưng mọi người đều trong tâm thế chạy đua với thời gian để có được những kết quả xét nghiệm đáp ứng khẩn cấp công tác phòng chống dịch”.

Trong khi đó, với cuộc chiến phòng chống dịch bệnh Covid-19, công việc tại Khoa đòi hỏi sự tỉ mỉ, chính xác, phải tuân theo quy tắc nghiêm ngặt về quy trình, bởi chỉ một sơ suất nhỏ sẽ ảnh hưởng kết quả xét nghiệm và độ chính xác. Đặc biệt, những cán bộ thực hiện công tác xét nghiệm luôn phải làm việc trong môi trường tiềm ẩn nhiều nguy cơ lây nhiễm bệnh cao. Bởi vậy, họ phải mặc đồ bảo hộ, đeo khẩu trang từ khi vào phòng xét nghiệm và làm việc 6 đến 8 tiếng, đến khi ra khỏi phòng mới được thay. Dù bí bách, khó chịu, ngột ngạt nhưng các bác sĩ thực hiện xét nghiệm luôn tuân thủ đúng quy trình, bởi việc bảo hộ bản thân, phòng tránh dịch bệnh là quan trọng nhất. Căng thẳng, áp lực, đồ bảo hộ theo người kín mít, bởi vậy, khi mà mỗi cán bộ trong phòng máy xét nghiệm thay đồ, cởi bỏ khẩu trang thì những vết hằn từ khẩu trang còn lằn sâu trên khuôn mặt.

Chia sẻ về vấn đề này, BSCK II Khổng Minh Tuấn, Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội cho biết: “Mặc dù công việc nhiều, lại chịu sức ép về thời gian nhưng đội ngũ y, bác sĩ, nhân viên y tế Thủ đô đã tận tụy, nỗ lực hết mình, nhiều người quên cả lợi ích cá nhân để hoàn thành nhiệm vụ được giao".

Đặc biệt là những cán bộ ngồi trong phòng máy xét nghiệm áp lực công việc, năng suất làm việc cực lỳ lớn. Bởi, đối với khâu xét nghiệm rất quan trọng và cần độ chính xác cao. Chính xác về chất lượng xét nghiệm, chính xác về tên tuổi mẫu xét nghiệm. Việc xét nghiệm chuẩn, xét nghiệm sớm có vai trò rất quan trọng trong việc xử lý và triển khai các biện pháp phòng chống dịch bệnh tại cộng đồng, tránh dịch bệnh lây lan ra diện rộng, ảnh hưởng đến sức khỏe của nhiều người.

“Khi phát hiện sớm 1 ca bệnh dương tính thì ngay lập tức cán bộ Trung tâm sẽ phản ứng nhanh thực hiện các biện pháp phòng chống dịch bệnh, kịp thời điều trị cho người bệnh, điều tra dịch tễ người tiếp xúc, khoanh vùng, xử lý môi trường... ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh, dập dịch kịp thời, bảo vệ an toàn cho sức khỏe nhân dân, hạn chế thấp nhất những ảnh hưởng do dịch bệnh gây ra”, bác sĩ Khổng Minh Tuấn phân tích.

Nỗ lực vì mục tiêu đẩy lùi dịch bệnh

xet nghiem covid 19 chay dua voi thoi gian

Là cán bộ tham gia xét nghiệm phòng chống dịch Covid-19, chị Ngọc Ánh không ngần ngại, nề hà với công việc và tự hào được góp sức trong cuộc chiến phòng chống dịch bệnh, bảo vệ sức khỏe nhân dân. Chia sẻ với phóng viên, chị Ngọc Ánh nói: “Lúc đầu nghe về dịch bệnh Covid-19, tôi cũng có một chút sợ hãi, lo lắng bởi đó là dịch bệnh mới nổi. Nhưng qua tìm hiểu, lại được trang bị kiến thức chuyên môn cũng như có các biện pháp bảo hộ cho bản thân, nên khi vào guồng công việc rồi thì chỉ tâm niệm làm việc. Dù làm việc vất vả nhưng được đồng nghiệp, được mọi người trong gia đình - là lực lượng hậu phương vững chắc động viên, tiếp thêm sức mạnh, nên tôi cùng đồng nghiệp đều nỗ lực hết mình với mục tiêu đẩy lùi dịch bệnh”.

PGS.TS.BS. Nguyễn Thị Kiều Anh, Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội cho biết: “Cán bộ khoa Khoa Xét nghiệm - chẩn đoán hình ảnh - thăm dò chức năng rất tuân thủ kỷ luật, khi lãnh đạo ra lệnh là đã sẵn sàng đáp ứng. Tinh thần chiến đấu của cán bộ khoa rất quyết liệt. Thời gian qua, đa phần các cán bộ đều làm việc với cường độ cao, nhiều hôm đến 15 giờ chưa được ăn cơm trưa, 21 giờ chưa được ăn bữa tối. Giữa ca chỉ được nghỉ giải lao nửa tiếng. Có những cán bộ, mới ăn cơm giải lao được chút thì đã vận quần áo bảo hộ kín mít tiếp tục làm việc... quả thực rất đáng ghi nhận”.

Hăng hái, nhiệt huyết chiến đấu với dịch bệnh Covid-19, “Có những hôm mọi người trong Khoa làm quá bữa còn quên cả ăn. Đồng nghiệp thúc giục nhau đi ăn, nhưng ai cũng mong ngóng, hồi hộp chờ kết quả xét nghiệm cuối. Có khi nhận được kết quả dương tính thì không mong muốn một chút nào và nhanh chóng, hành động ngay báo cáo với lãnh đạo Trung tâm để có biện pháp triển khai kịp thời trong công tác phòng chống dịch bệnh, đảm đảm an toàn tốt nhất cho sức khỏe nhân dân”, chị Ngọc Ánh chia sẻ thêm.

Ghi nhận những nỗ lực của các chiến sĩ thầm lặng trong phòng xét nghiệm PGS.TS.BS. Nguyễn Thị Kiều Anh, Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội cho biết: “Cán bộ khoa Khoa Xét nghiệm - chẩn đoán hình ảnh - thăm dò chức năng rất tuân thủ kỷ luật, khi lãnh đạo ra lệnh là đã sẵn sàng đáp ứng. Tinh thần chiến đấu của cán bộ khoa rất quyết liệt. Thời gian qua, đa phần các cán bộ đều làm việc với cường độ cao, nhiều hôm đến 15 giờ chưa được ăn cơm trưa, 21 giờ chưa được ăn bữa tối. Giữa ca chỉ được nghỉ giải lao nửa tiếng. Có những cán bộ, mới ăn cơm giải lao được chút thì đã vận quần áo bảo hộ kín mít tiếp tục làm việc… quả thực rất đáng ghi nhận”.

Để động viên cán bộ, nhân viên, lãnh đạo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Thành phố đã chia sẻ, động viên, và cơ quan cũng đã bố trí suất ăn bổ sung dinh dưỡng cho cán bộ y tế; cố gắng sắp xếp công việc khoa học để giảm tải công việc cho nhân viên. Nhưng như một sức mạnh tổng hợp vô hình, chính những cán bộ, y, bác sĩ trong Khoa họ tự động viên, hỗ trợ nhau luân phiên làm việc mà không cần theo danh sách lịch trực (dù đơn vị có phân công lịch trực cho từng cán bộ y tế). Nếu đợt nào nhiều mẫu là cả Khoa tập trung, mỗi người tham gia mỗi việc, bất kể là ngày nghỉ thứ 7 hay chủ nhật…tất cả nhằm chung tay đẩy lùi dịch bệnh Covid-19.

Trong khi dịch Covid-19 đang diễn biến ngày càng phức tạp, thì nhiệm vụ của các “chiến sĩ” áo trắng vẫn chưa dừng lại, thậm chí thêm phần vất vả. Nhưng trong câu chuyện của họ, không một lời kêu than vất vả. Tất cả chỉ đau đáu thực hiện nhiệm vụ một cách hoàn hảo nhất, để góp phần nhanh chóng đẩy lùi và chiến thắng dịch Covid-19 như chia sẻ của thạc sĩ vi sinh Trần Thị Ngọc Ánh. Không quá lời họ chính là những “chiến binh” thầm lặng có mặt ở tuyến đầu nhằm “gác cửa”, hạn chế dịch bệnh phát sinh, lan rộng, ảnh hưởng đến cộng đồng.

Nguyễn Minh

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Khánh thành và gắn biển Cung thiếu nhi Hà Nội chào mừng kỷ niệm 70 năm ngày Giải phóng Thủ đô

Khánh thành và gắn biển Cung thiếu nhi Hà Nội chào mừng kỷ niệm 70 năm ngày Giải phóng Thủ đô

(LĐTĐ) Sáng 21/9, Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội đã tổ chức lễ khánh thành và gắn biển Cung thiếu nhi Hà Nội. Đây là công trình chào mừng kỷ niệm 70 năm ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024).
Doanh nghiệp có tầm nhìn và sứ mệnh đóng góp cho phát triển đất nước

Doanh nghiệp có tầm nhìn và sứ mệnh đóng góp cho phát triển đất nước

(LĐTĐ) Sáng 21/9, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị của Thường trực Chính phủ làm việc với các doanh nghiệp về giải pháp góp phần phát triển kinh tế - xã hội đất nước.
Cận cảnh vẻ hiện đại của Cung thiếu nhi Hà Nội vừa được khành thành

Cận cảnh vẻ hiện đại của Cung thiếu nhi Hà Nội vừa được khành thành

(LĐTĐ) Cung thiếu nhi Hà Nội có tổng mức đầu tư theo Quyết định của UBND thành phố Hà Nội là 1.376,4 tỷ đồng. Sau 54 tháng thi công, dự kiến chi phí quyết toán dự án là 1.150 tỷ đồng (tiết kiệm trên 10% chi phí đầu tư). Đây là công trình chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954-10/10/2024).
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước lên đường dự khóa họp Đại hội đồng LHQ và thăm Cuba

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước lên đường dự khóa họp Đại hội đồng LHQ và thăm Cuba

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và Phu nhân cùng đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam lên đường dự Hội nghị Thượng đỉnh Tương lai, Đại hội đồng LHQ Khóa 79, làm việc tại Hoa Kỳ và sau đó là thăm Cuba.
Công đoàn Trường Tiểu học Khương Mai chung tay ủng hộ đồng bào bị bão lũ

Công đoàn Trường Tiểu học Khương Mai chung tay ủng hộ đồng bào bị bão lũ

(LĐTĐ) Cán bộ, giáo viên, nhân viên, cha mẹ học sinh và học sinh Trường Tiểu học Khương Mai đã tích cực hưởng ứng cuộc vận động ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do cơn bão số 3, kết quả, toàn trường đã quyên góp được hơn 281 triệu đồng và nhiều hiện vật.
Tăng cường bảo mật cho Windows: Cách bảo vệ máy tính của bạn khỏi các cuộc tấn công

Tăng cường bảo mật cho Windows: Cách bảo vệ máy tính của bạn khỏi các cuộc tấn công

(LĐTĐ) Microsoft đã đầu tư rất nhiều vào việc tăng cường bảo mật cho Windows. Tường lửa, chương trình diệt vi-rút được kích hoạt tự động, nhiều chức năng bảo mật khác nhau để bảo vệ chống lại vi-rút khởi động và nhiều chức năng khác giúp đảm bảo tin tặc và phần mềm độc hại không thể dễ dàng chiếm đoạt PC chạy Windows.
Từ đêm nay (21/9), miền Bắc đón không khí lạnh đầu mùa

Từ đêm nay (21/9), miền Bắc đón không khí lạnh đầu mùa

(LĐTĐ) Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, khoảng đêm nay 21/9 và sáng sớm 22/9, bộ phận không khí lạnh sẽ ảnh hưởng đến khu vực Đông Bắc Bộ, sau đó ảnh hưởng đến hầu hết khu vực Tây Bắc Bộ và một số nơi ở Bắc Trung Bộ.

Tin khác

Chính thức triển khai tiêm vắc xin sốt xuất huyết tại Việt Nam

Chính thức triển khai tiêm vắc xin sốt xuất huyết tại Việt Nam

(LĐTĐ) Ngày 20/9, Hệ thống tiêm chủng VNVC chính thức ra mắt và triển khai tiêm vắc xin sốt xuất huyết của Takeda, Nhật Bản cho trẻ em từ 4 tuổi và người lớn tại gần 200 trung tâm hiện đại trên toàn quốc.
Chủ động triển khai công tác y tế ứng phó bão số 4

Chủ động triển khai công tác y tế ứng phó bão số 4

(LĐTĐ) Bộ Y tế yêu cầu tổ chức trực chuyên môn, trực cấp cứu 24/24; sẵn sàng thu dung cấp cứu cho nạn nhân do mưa, lũ gây ra; không để gián đoạn trong công tác cấp cứu, điều trị cho người dân...
Bổ sung hơn 424 tỷ đồng để thực hiện tiêm chủng mở rộng

Bổ sung hơn 424 tỷ đồng để thực hiện tiêm chủng mở rộng

(LĐTĐ) Chính phủ quyết định bổ sung dự toán chi sự nghiệp y tế, dân số và gia đình năm 2024 của Bộ Y tế số tiền 424,5 tỷ đồng để thực hiện hoạt động tiêm chủng mở rộng.
Tiếp nhận 2.077 đơn vị máu trong ngày hội Trung thu cho em 2024

Tiếp nhận 2.077 đơn vị máu trong ngày hội Trung thu cho em 2024

(LĐTĐ) Trong 3 ngày liên tiếp từ 12-14/9, ngày hội hiến máu Trung thu cho em 2024 đã tiếp nhận 2.077 đơn vị máu từ người dân Thủ đô.
VNVC tiêm miễn phí gần 200 trẻ trong ngày đầu chiến dịch tăng cường vắc xin sởi

VNVC tiêm miễn phí gần 200 trẻ trong ngày đầu chiến dịch tăng cường vắc xin sởi

(LĐTĐ) Chỉ trong ngày đầu triển khai chiến dịch tiêm vắc xin sởi tăng cường của Thành phố Hồ Chí Minh, 39 Trung tâm tiêm chủng VNVC đã tiêm miễn phí cho gần 200 trẻ từ 1-10 tuổi, bên cạnh đó là gần 1.000 mũi vắc xin dịch vụ có thành phần chống sởi.
Gia tăng bệnh nhân mắc vi khuẩn whitmore nhập viện

Gia tăng bệnh nhân mắc vi khuẩn whitmore nhập viện

(LĐTĐ) Bệnh whitmore có diễn biến và triệu chứng lâm sàng đa dạng, cần chẩn đoán phân biệt với nhiều bệnh. Khi được chẩn đoán và điều trị không đúng, bệnh whitmore có tỷ lệ tử vong cao, có thể lên tới 40%.
Không thu viện phí các khoản không được BHYT thanh toán với nạn nhân bị bão lũ

Không thu viện phí các khoản không được BHYT thanh toán với nạn nhân bị bão lũ

(LĐTĐ) Bộ Y tế vừa có công văn đề nghị các cơ sở y tế không thu viện phí các khoản không được bảo hiểm y tế (BHYT) thanh toán đối với nạn nhân bị thương do bão lũ gây ra.
Không chủ quan với bệnh da liễu mùa mưa, bão

Không chủ quan với bệnh da liễu mùa mưa, bão

(LĐTĐ) Trong và sau mưa lũ, rất nhiều vi sinh vật, rác, chất thải… theo dòng nước tràn nhiều nơi, gây ô nhiễm môi trường và tiềm ẩn nhiều nguy cơ dịch bệnh. Bởi vậy, khi mưa lũ rút, người dân đối mặt với nhiều nguy cơ bệnh tật, bao gồm các bệnh đường hô hấp, truyền nhiễm, tiêu hóa... đặc biệt là các bệnh về da liễu.
Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên thăm, động viên người dân vùng lũ Yên Bái

Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên thăm, động viên người dân vùng lũ Yên Bái

(LĐTĐ) Vừa qua, đồng chí Đỗ Xuân Tuyên, Thứ trưởng Bộ Y tế làm trưởng đoàn công tác đã đến xã Việt Thành, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái trao quà cho người dân nơi đây.
Phẫu thuật vi phẫu cứu sống bệnh nhân bị ung thư lưỡi

Phẫu thuật vi phẫu cứu sống bệnh nhân bị ung thư lưỡi

(LĐTĐ) Đau lưỡi lâu ngày và tự uống thuốc không đỡ, bệnh nhân đi khám và được phát hiện ung thư bờ lưỡi nguy hiểm. Để điều trị, phương pháp tối ưu là cắt bỏ toàn bộ vị trí khối u và các vùng có liên quan, sau đó tạo hình lưỡi bằng vạt vi phẫu.
Xem thêm
Phiên bản di động