Xử lý nợ xấu của các ngân hàng: Nỗ lực khắc phục ảnh hưởng

Dịch Covid-19 diễn biến phức tạp ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động của doanh nghiệp. Số doanh nghiệp phải tạm dừng hoạt động, giải thể hoặc bị gián đoạn chuỗi sản xuất, đứt gãy dòng tiền, không có nguồn thu để trả nợ do dịch Covid-19 gia tăng. Điều này cũng đồng nghĩa với việc tỷ lệ nợ xấu ngân hàng tăng mạnh, do vậy, các cơ quan chức năng cùng hệ thống ngân hàng đang nỗ lực triển khai những giải pháp xử lý, khắc phục những ảnh hưởng.
Ngân hàng tăng sức “đề kháng” với nợ xấu Thí điểm xử lý nợ xấu tại các tổ chức tín dụng đạt nhiều kết quả khả quan
Xử lý nợ xấu của các ngân hàng: Nỗ lực khắc phục ảnh hưởng
Ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam Thịnh vượng (VPBank) tăng chi phí dự phòng rủi ro tín dụng 14,4% so với cùng kỳ năm 2020 để giảm tỷ lệ nợ xấu. Ảnh: Viết Thành

Nhiều doanh nghiệp không có nguồn thu để trả nợ

Dịch Covid-19 tác động tiêu cực đến nền kinh tế đã khiến tỷ lệ nợ xấu của hệ thống ngân hàng tăng mạnh. Theo thông tin mới nhất từ Ngân hàng Nhà nước, tỷ lệ nợ xấu và nợ xấu tiềm ẩn hiện chiếm khoảng 8% tổng dư nợ, trong đó tỷ lệ nợ xấu nội bảng là 2%. Tổng nợ xấu nội bảng, nợ bán cho Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng (VAMC) chưa xử lý và các khoản tiềm ẩn thành nợ xấu tăng 2,8% so với cuối năm 2020, chiếm tỷ lệ 3,66% so với tổng dư nợ.

Báo cáo tài chính của nhiều ngân hàng thương mại công bố trong quý III-2021 cho thấy, có ngân hàng tỷ lệ nợ xấu tăng 30% so với quý trước. Thống kê của 17 ngân hàng thương mại niêm yết trên sàn chứng khoán vào cuối tháng 9-2021, nợ xấu là hơn 97.280 tỷ đồng, tăng 31% so với cuối năm 2019 và tỷ lệ nợ xấu tương đương 1,8% tổng tài sản. Áp lực nợ xấu buộc các ngân hàng phải dành nguồn vốn lớn cho trích lập dự phòng. Trong quý III-2021, chi phí dự phòng rủi ro tín dụng của Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) tăng mạnh, lên 2.024 tỷ đồng. Lũy kế từ đầu năm 2021 đến nay, ngân hàng này đã trích tới 6.033 tỷ đồng chi phí dự phòng rủi ro tín dụng, tăng 25,1% so với cùng kỳ năm ngoái.

Tương tự, Ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam Thịnh vượng (VPBank) tăng chi phí dự phòng 14,4% so với cùng kỳ năm 2020 (sau khi đã loại trừ khoản chi phí dự phòng cho VAMC). Còn Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam (Techcombank) đã tăng chi phí dự phòng rủi ro tín dụng lên mức 2.200 tỷ đồng so với 605 tỷ đồng của năm 2020. Chi phí dự phòng rủi ro của ngân hàng phản ánh sự thận trọng, chủ động trong xử lý nợ xấu.

Theo Phó Thống đốc Thường trực Ngân hàng Nhà nước Đào Minh Tú, đợt dịch Covid-19 kéo dài từ cuối tháng 4-2021 đến nay cùng với việc thực hiện giãn cách xã hội ở nhiều tỉnh, thành phố đã khiến các chuỗi cung ứng bị đứt gãy, nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn, không có nguồn thu để trả nợ, khiến nợ xấu phát sinh. 10 năm qua, việc xử lý nợ xấu của hệ thống ngân hàng khá vất vả. Hệ thống ngân hàng chỉ bắt đầu bớt áp lực xử lý nợ xấu từ khi có Nghị quyết số 42/2017/QH14 của Quốc hội về thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng (có hiệu lực từ ngày 15-8-2017). Nếu không xảy ra dịch Covid-19, mục tiêu kiểm soát tỷ lệ nợ xấu dưới 3% tổng dư nợ của cả hệ thống ngân hàng có thể đạt được. Song, với những tác động của dịch bệnh mục tiêu này là bất khả thi.

Xử lý nợ xấu của các ngân hàng: Nỗ lực khắc phục ảnh hưởng
Quang cảnh tọa đàm “Nợ xấu trong đại dịch Covid-19 - Giải pháp hỗ trợ ngành Ngân hàng và cộng đồng doanh nghiệp” do Báo Tiền phong phối hợp với Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng (VAMC) tổ chức. Ảnh: Như Ý

Vận hành sàn giao dịch nợ

Câu hỏi đặt ra là liệu nợ xấu có đáng ngại, có tác động tiêu cực đến hoạt động và kết quả kinh doanh của ngân hàng? Theo chuyên gia kinh tế, Tiến sĩ Nguyễn Trí Hiếu, tác động của nợ xấu phụ thuộc vào sự kết hợp của nhiều yếu tố. Đó là mức nợ xấu tiềm ẩn được ghi nhận; tỷ lệ nợ xấu mà Ngân hàng Nhà nước vẫn có thể kiểm soát; thời gian gia hạn việc phân loại nợ xấu; tốc độ phục hồi kinh tế để hỗ trợ tăng trưởng tín dụng. Nhiều chuyên gia cũng như đại diện các ngân hàng đều khẳng định, nợ xấu chắc chắn gây áp lực cho hệ thống ngân hàng và nền kinh tế, nhưng cũng không quá đáng ngại vì các ngân hàng đều tính toán “hy sinh” lợi nhuận để trích lập dự phòng rủi ro.

Về phía cơ quan quản lý, để xử lý nợ xấu, Phó Thống đốc Thường trực Ngân hàng Nhà nước Đào Minh Tú cho biết, Ngân hàng Nhà nước đã yêu cầu các tổ chức tín dụng phải trích lập phần dự phòng rủi ro nhằm bổ sung vốn trong vòng 3 năm để có nguồn lực xử lý nợ xấu. Ngân hàng Nhà nước cũng khuyến khích trả cổ tức bằng cổ phiếu, hạn chế hoặc không chia cổ tức bằng tiền mặt để tăng vốn điều lệ, qua đó nâng cao năng lực tài chính và khả năng chống đỡ của ngân hàng.

Ngân hàng Nhà nước đang trình Chính phủ báo cáo Quốc hội đánh giá, tổng kết Nghị quyết số 42/2017/QH14, đề xuất tiếp tục kéo dài hoặc luật hóa nhằm tạo khuôn khổ pháp lý để xử lý nợ xấu. Qua đó giúp tổ chức tín dụng đẩy nhanh việc xử lý nợ xấu và quá trình tái cơ cấu, tránh các nguy cơ tiềm ẩn tác động đến nền kinh tế. "Nợ xấu liên quan đến hệ số tín nhiệm của nền kinh tế, đánh giá năng lực tài chính của ngân hàng. Vì vậy, xử lý nợ xấu là vấn đề thận trọng, không để tổ chức tín dụng che giấu nợ xấu. Phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro đúng bản chất khoản nợ", ông Đào Minh Tú khẳng định.

Mới đây, sàn giao dịch nợ VAMC cũng đã chính thức hoạt động. Theo Chủ tịch Hội đồng thành viên VAMC Nguyễn Tiến Đông, nhiệm vụ trọng tâm của sàn giao dịch nợ là cung cấp các dịch vụ tư vấn, môi giới mua, bán nợ và tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu và làm trung gian, dàn xếp việc mua bán nợ xấu, tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu giữa các bên. Nguồn hàng (nợ xấu) cung cấp cho thị trường được xác định từ các khoản nợ do VAMC mua theo giá thị trường và nợ xấu mua bằng trái phiếu đặc biệt.

Theo Hà Linh/hanoimoi.com.vn

https://hanoimoi.com.vn/tin-tuc/Kinh-te/1015340/xu-ly-no-xau-cua-cac-ngan-hang-no-luc-khac-phuc-anh-huong

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Phu nhân Đại tướng Võ Nguyên Giáp sẽ được an táng tại Vũng Chùa - Đảo Yến

Phu nhân Đại tướng Võ Nguyên Giáp sẽ được an táng tại Vũng Chùa - Đảo Yến

(LĐTĐ) Sáng ngày 21/9, đại diện gia đình Đại tướng Võ Nguyên Giáp cho biết, bà Đặng Bích Hà - Phu nhân Đại tướng sẽ được an táng tại Vũng Chùa - Đảo Yến (tỉnh Quảng Bình).
Khánh thành và gắn biển Cung thiếu nhi Hà Nội chào mừng kỷ niệm 70 năm ngày Giải phóng Thủ đô

Khánh thành và gắn biển Cung thiếu nhi Hà Nội chào mừng kỷ niệm 70 năm ngày Giải phóng Thủ đô

(LĐTĐ) Sáng 21/9, Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội đã tổ chức lễ khánh thành và gắn biển Cung thiếu nhi Hà Nội. Đây là công trình chào mừng kỷ niệm 70 năm ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024).
Doanh nghiệp có tầm nhìn và sứ mệnh đóng góp cho phát triển đất nước

Doanh nghiệp có tầm nhìn và sứ mệnh đóng góp cho phát triển đất nước

(LĐTĐ) Sáng 21/9, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị của Thường trực Chính phủ làm việc với các doanh nghiệp về giải pháp góp phần phát triển kinh tế - xã hội đất nước.
Cận cảnh vẻ hiện đại của Cung thiếu nhi Hà Nội vừa được khánh thành

Cận cảnh vẻ hiện đại của Cung thiếu nhi Hà Nội vừa được khánh thành

(LĐTĐ) Cung thiếu nhi Hà Nội có tổng mức đầu tư theo Quyết định của UBND thành phố Hà Nội là 1.376,4 tỷ đồng. Sau 54 tháng thi công, dự kiến chi phí quyết toán dự án là 1.150 tỷ đồng (tiết kiệm trên 10% chi phí đầu tư). Đây là công trình chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954-10/10/2024).
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước lên đường dự khóa họp Đại hội đồng LHQ và thăm Cuba

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước lên đường dự khóa họp Đại hội đồng LHQ và thăm Cuba

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và Phu nhân cùng đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam lên đường dự Hội nghị Thượng đỉnh Tương lai, Đại hội đồng LHQ Khóa 79, làm việc tại Hoa Kỳ và sau đó là thăm Cuba.
Công đoàn Trường Tiểu học Khương Mai chung tay ủng hộ đồng bào bị bão lũ

Công đoàn Trường Tiểu học Khương Mai chung tay ủng hộ đồng bào bị bão lũ

(LĐTĐ) Cán bộ, giáo viên, nhân viên, cha mẹ học sinh và học sinh Trường Tiểu học Khương Mai đã tích cực hưởng ứng cuộc vận động ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do cơn bão số 3, kết quả, toàn trường đã quyên góp được hơn 281 triệu đồng và nhiều hiện vật.
Tăng cường bảo mật cho Windows: Cách bảo vệ máy tính của bạn khỏi các cuộc tấn công

Tăng cường bảo mật cho Windows: Cách bảo vệ máy tính của bạn khỏi các cuộc tấn công

(LĐTĐ) Microsoft đã đầu tư rất nhiều vào việc tăng cường bảo mật cho Windows. Tường lửa, chương trình diệt vi-rút được kích hoạt tự động, nhiều chức năng bảo mật khác nhau để bảo vệ chống lại vi-rút khởi động và nhiều chức năng khác giúp đảm bảo tin tặc và phần mềm độc hại không thể dễ dàng chiếm đoạt PC chạy Windows.

Tin khác

Bộ Tài chính đang tiến hành đánh giá lại mức giảm trừ gia cảnh

Bộ Tài chính đang tiến hành đánh giá lại mức giảm trừ gia cảnh

(LĐTĐ) Bộ Tài chính hiện đang tiến hành đánh giá lại mức giảm trừ gia cảnh theo kiến nghị của các cử tri từ 6 tỉnh, thành phố.
SHB giảm 50% tiền lãi cho khách hàng bị ảnh hưởng bão lũ

SHB giảm 50% tiền lãi cho khách hàng bị ảnh hưởng bão lũ

(LĐTĐ) SHB sẽ giảm bình quân 50% lãi suất phải trả trong thời gian tháng 9 - 12/2024 cho khách hàng doanh nghiệp và cá nhân bị ảnh hưởng bởi bão lũ. Đồng thời, Ngân hàng cấp gói tín dụng hỗ trợ khách hàng tái thiết, hồi phục sản xuất kinh doanh sau bão, lãi suất chỉ 4,5%/năm.
Việt Nam đang tiến gần mục tiêu đạt định mức tín nhiệm “Đầu tư” vào năm 2030

Việt Nam đang tiến gần mục tiêu đạt định mức tín nhiệm “Đầu tư” vào năm 2030

(LĐTĐ) Nhận thức được tầm quan trọng của việc xếp hạng tín nhiệm quốc gia, Bộ Tài chính đã phối hợp với các cơ quan liên quan xây dựng, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án Cải thiện xếp hạng tín nhiệm quốc gia tới năm 2030. Một trong các mục tiêu quan trọng của Đề án là phấn đấu tới năm 2030 nâng xếp hạng tín nhiệm của Việt Nam lên hạng “Đầu tư”.
Sẽ xử lý nghiêm hành vi trục lợi về giá sau bão, lũ

Sẽ xử lý nghiêm hành vi trục lợi về giá sau bão, lũ

Bão số 3 (bão Yagi) đã gây hậu quả nặng nề, gây ảnh hưởng và thiệt hại nghiêm trọng đến sản xuất nông nghiệp và làm giao thông đứt gãy, dẫn đến một số thời điểm đã xuất hiện khan hiếm lương thực, rau củ quả. Trên thực tế, một số thương nhân đã lợi dụng tình hình này tăng giá một số mặt hàng nhu yếu phẩm.
“Khoan sức dân” vùng bị bão, lũ

“Khoan sức dân” vùng bị bão, lũ

(LĐTĐ) Để giúp người dân “gượng dậy” sau tàn phá cơn bão số 3 để lại, thực hiện theo chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng, mới đây, Tổng cục Thuế đã có công văn hướng dẫn giảm thuế cho người dân, doanh nghiệp sau bão lũ.
Fed cắt giảm lãi suất 0,5%

Fed cắt giảm lãi suất 0,5%

(LĐTĐ) Lần đầu tiên kể từ năm 2020, Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) đã giảm lãi suất 50 điểm cơ bản, tương đương 0,5%.
Ngành Ngân hàng triển khai nhiều giải pháp giúp khách hàng vượt qua khó khăn do bão, lũ

Ngành Ngân hàng triển khai nhiều giải pháp giúp khách hàng vượt qua khó khăn do bão, lũ

(LĐTĐ) Ngày 18/9, tại Hà Nội, Phó Thống đốc Thường trực Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Đào Minh Tú chủ trì buổi làm việc với các tổ chức tín dụng để trao đổi, triển khai các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp, người dân bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3 gây ra.
Hỗ trợ các tỉnh thành phố phía Bắc phục hồi sản xuất sau bão lũ

Hỗ trợ các tỉnh thành phố phía Bắc phục hồi sản xuất sau bão lũ

(LĐTĐ) Ngày 18/9, tại Hà Nội, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức Hội nghị “Hỗ trợ phục hồi sản xuất trồng trọt sau bão, lũ tại các tỉnh, thành phố phía Bắc”.
"Mở van" để thị trường chứng khoán hút nhà đầu tư

"Mở van" để thị trường chứng khoán hút nhà đầu tư

(LĐTĐ) Từ ngày 2/11 tới, nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức được đặt lệnh mà không cần đủ 100% tiền. Đây là bước tiến quan trọng để gỡ “nút thắt” cho thị trường chứng khoán Việt Nam trong tiến trình nâng hạng.
ABBANK và Maybank tăng cường quan hệ hợp tác chiến lược

ABBANK và Maybank tăng cường quan hệ hợp tác chiến lược

(LĐTĐ) Vừa qua tại Hà Nội, Ngân hàng TMCP An Bình (ABBANK) và cổ đông chiến lược nước ngoài - Malayan Banking Berhad (Maybank) đã tổ chức Lễ ký kết Biên bản ghi nhớ thỏa thuận tăng cường hợp tác chiến lược mang lại lợi ích chung cho cả hai bên, trong đó tập trung vào công tác hỗ trợ cho các sáng kiến chuyển đổi và xây dựng năng lực của ABBANK.
Xem thêm
Phiên bản di động