Xuân qua miền nhớ

(LĐTĐ) Khi ngồi máy tính để viết về chủ đề Tết năm tháng rất xa trong cái ồn ào của Thủ đô những ngày cuối năm, tôi phải bật và đắm chìm trong từng lời bài hát “Quê hương tuổi thơ tôi” để gợi nhớ về tuổi thơ, về những ngày Tết ấy…
Phố phường “thay áo mới” đón xuân Độc đáo các nghi lễ “Cung đình ngày xuân” tại Hoàng thành Thăng Long

Vậy là Tết đang về! Quất, đào, hoa đua nhau xuống phố, nhà nhà, người người tất bật sắm Tết. Trước Tết, ai cũng bảo ôi giời, giờ nhu cầu có nhiều đâu mà sắm với sang, nhưng cứ cận Tết thì chẳng ai không sắm. Dù trong tiềm thức, mỗi người có cách suy nghĩ riêng, song Tết vẫn cứ là Tết cổ truyền, không thể khác… chỉ khác Tết có thời kinh tế “đủ đầy” hương vị dường như cũng khác xưa nhiều lắm.

Xuân qua miền nhớ
Ảnh minh họa.

Tôi sinh ra ngôi làng nhỏ ven biển xứ Thanh, quê tôi nghèo lắm. Nghèo đến mức, khi học phổ thông trung học những năm 90 của thế kỷ trước, thầy giáo nói đùa: “Có lẽ ở Việt Nam nghèo nhất là tỉnh mình; ở tỉnh mình nghèo nhất là huyện mình và huyện mình nghèo nhất là xã mình. Chắc trên thế giới này chẳng đâu ăn cả củ chuối… thế mới biết nghèo thế nào!”. Bởi thế cứ mỗi khi Tết đến là háo hức lắm. Háo hức vì Tết không chỉ được ăn no, ăn ngon, được may áo mới mà còn được “hí hửng” đốt pháo vang trời, chơi những trò chơi mà những ngày bình thường không thể có.

Nhưng trước khi được ăn Tết, chơi Tết “lũ nhỏ” chúng tôi phải làm những công việc mà lớp trẻ bây giờ nằm mơ cũng không bao giờ thấy. Đầu tiên, phải ra ngoài bãi biển, đốn phi lao, vác về cưa thành khúc, mỗi khúc dài khoảng 70 cm, sau đó dùng búa bổ thành thanh nhỏ để phơi. Khi củi đã khô xếp thành hình vuông ngay ngắn khoảng 2- 3 chồng để trước sân. Đây gọi là củi để nấu ba ngày Tết. Tiếp đó, để có thời gian ăn Tết, phải chuẩn bị thức ăn cho trâu, bò... Vì không có điện, nên để Tết thêm bừng sáng, mỗi nhà phải chuẩn bị một ngọn đèn măng sông thật sáng để thắp mấy ngày Tết. Nhà nào đèn càng sáng, Tết càng hoành tráng. Ngoài việc nhà, thanh niên trai tráng phải đi đốn tre mang ra sân làng để làm cây đánh đu. Ngày Tết, thôn nào cũng phải có cây đu và trò chơi đánh đu như là một hoạt động văn hóa truyền thống không thể thiếu. Nhưng vui nhất, trông đợi nhất vẫn là thời điểm Tết để được may bộ quần, áo mới…

Tết thời bao cấp, hàng hóa chủ yếu là tự cung, tự cấp, vì vậy nói là đi chợ Tết nhưng thực ra cũng chỉ mua ít đồ dùng cho việc thờ cúng như câu đối, mía thờ, có lẽ thị trường hàng hóa chỉ có pháo Tết mà thôi. Khi bước vào những ngày 28-29 Tết, không khí thật rộn ràng, quất quê tôi không có, nhưng đào thì cũng chẳng phải ra chợ mua vì nhà ai cũng trồng một cây đào trước cửa nhà đón xuân. Các bà, các mẹ đi mua, đi hái lá chuối, lá dong, ngâm nếp để chuẩn bị gói bánh chưng. Các ông, các bác thì đi mổ lợn chia Tết. Thời bao cấp, muốn mổ lợn phải xin giấy của xã, nên mỗi khi Tết đến, khoảng 3- 4 nhà lại chung nhau mổ thịt một con lợn để chia, ngôn ngữ ở quê gọi là đánh động. Sáng sớm chưa mở mắt đã nghe thấy tiếng lợn kêu khắp làng. Phần lòng, thủ luộc cả mấy gia đình “đánh chén”, còn thịt chia đều cho các nhà về nấu đông… Khi phần liên hoan và chia thịt đã xong, các cụ, các bác nam về nhà gói bánh chưng và không quên dựng cây nêu trước nhà. Đêm Ba mươi Tết, hầu như nhà nào cũng quây quần bên nồi bánh chưng Tết để chờ đón giao thừa…

Tết, ăn Tết, chơi Tết, nói chuyện Tết… lòng miên man nhớ về những Tết của năm tháng rất xa… Trong ánh đèn nhấp nháy, sừng sững nhà cao tầng mọc lên sát sát, tiếng xe máy, tiếng ô tô chạy khắp nẻo đường quê còn trò chơi dân gian thưa bóng, cây đu cũng chẳng còn, mừng vì quê hương đổi mới, song thoáng chút ngậm ngùi. Nhấp một ly trà xuân, nghĩ về dòng chảy của mạch nguồn văn hóa, thầm nghĩ rằng một ngày không xa thế hệ con cháu sẽ “phục dựng” lại những nét đẹp truyền thống mà tổ tiên để lại…

Cuối cùng giờ giao thừa cũng đến, khi bố tất bật khói hương cúng tổ tiên, tôi cũng như lũ trẻ ở quê phiêu nhất là khoản đốt pháo. Nổi tiếng nhất vẫn là pháo Bình Đà (Hà Tây cũ), pháo Hà Sơn Bình.. đốt tiếng kêu vang trời. Xóm trên, xóm dưới đâu đâu cũng nghe tiếng pháo xuân rộn rã. Thời đó, dân số ít, đốt pháo chưa mấy nguy hiểm đến tính mạng. Nhưng sau này, khi dân số đông, nhất là các đô thị, nên để đảm bảo an toàn, Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định cấm đốt pháo từ năm 1996). Giao thừa xong, đám thanh niên trong làng túm rủ nhau đi hết nhà này, nhà kia chúc Tết, một vòng quanh làng tận sáng mùng Một mới lê bước về đến nhà…

Tết thời đó, phương tiện đi lại chủ yếu là xe đạp, nhà ai có người đi Tây về thì có chiếc xe máy Simson của Cộng hòa Dân chủ Đức, nên chơi xuân, du xuân chỉ chủ yếu loanh quanh trong làng, song tuyệt nhiên không có trò chơi đánh bài ăn tiền hay cờ bạc. Lũ trẻ chúng tôi đa số chơi trò đánh tiền xu ở sân, chơi phi tiêu ngoài ngõ và đặc biệt không quên ra cây đu ở sân làng. Để tiếp thêm phần không khí, Đoàn Thanh niên các thôn thường tổ chức thi đánh đu theo hình thức đôi (nam nữ). Đôi nam nữ làng này xếp đánh với đôi nam nữ làng khác. Cặp nào càng đánh được đu lên cao, càng được sự cổ vũ, hò reo của người xung quanh. Khí xuân, rượu xuân, men xuân thấm sâu trong lồng ngực của lứa tuổi xuân thì nên cặp nào cũng đánh đu rất hăng. Chân chạm chân… đánh đu xong mặt cô nào cũng ửng hồng vì ngượng ngùng. Chỉ có việc đánh đu Tết mà cũng khối đôi se duyên vợ chồng…

Nay về quê, xã đã lên phường, huyện lên thị xã, Tết vẫn là Tết nhưng “hương” của Tết đã thoảng đi nhiều. Không chỉ quê tôi mà hầu như mọi miền quê khác, trừ bà con đồng bào dân tộc, những truyền thống Tết xưa, trò chơi dân gian đã mai một rất nhiều. Đặc biệt là trò chơi đánh đu, hầu như không còn tồn tại. Có ai đó nói rằng, sự phát triển buộc Tết cũng phải thích nghi với hoàn cảnh mới. Đúng và thậm chí rất đúng. Nhưng vào dịp Tết, có thời gian lắng đọng để nghĩ suy thì vẫn còn đó niềm tin, hy vọng về một không khí Tết cổ truyền đúng nghĩa sẽ quay về. Vì sao, ngay như Nhật Bản, Hàn Quốc những cường quốc kinh tế thế giới và khu vực họ cũng có thời gian bị “Tết hóa” như hiện tại, nhưng khi nền kinh tế phát triển ở ngưỡng rất cao, yếu tố vật chất trong quan niệm giá trị văn hóa không còn, họ lại tìm về với nguồn cội, vì thế Tết xưa cũng thế theo về…

Lê Hà

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Bắt hai đối tượng bán mật gấu giả

Bắt hai đối tượng bán mật gấu giả

(LĐTĐ) Trong quá trình điều tra, cơ quan Công an đã tiến hành trưng cầu giám định 5 túi mật thu giữ của 2 đối tượng. Kết quả xác định, số túi mật thu giữ từ các đối tượng và các bị hại đều là mật của lợn.
Tài xế sẽ phải kiểm tra lí thuyết, thực hành khi bị trừ hết điểm bằng lái

Tài xế sẽ phải kiểm tra lí thuyết, thực hành khi bị trừ hết điểm bằng lái

(LĐTĐ) Từ 1/1/2025, Cảnh sát giao thông sẽ chù trì kiểm tra lý thuyết, thực hành với tài xế bị trừ hết điểm bằng lái.
Hà Nội: Triệt phá đường dây nhập lậu hàng nghìn tấn “khí cười”

Hà Nội: Triệt phá đường dây nhập lậu hàng nghìn tấn “khí cười”

(LĐTĐ) Ngày 24/11, Công an thành phố Hà Nội cho biết, lực lượng chức năng vừa triệt phá, bóc gỡ đường dây nhập lậu, tiêu thụ hàng nghìn tấn khí N2O (khí cười) từ nước ngoài về Việt Nam, bắt giữ các đối tượng chủ mưu, cầm đầu để xử lý nghiêm theo quy định pháp luật.
Festival Ninh Bình lần thứ III: Hé lộ sân khấu gây choáng ngợp

Festival Ninh Bình lần thứ III: Hé lộ sân khấu gây choáng ngợp

(LĐTĐ) Chương trình tổng duyệt cho Lễ khai mạc Festival Ninh Bình lần thứ III năm 2024 vừa diễn ra, hé lộ sân khấu hoành tráng gây choáng ngợp, gợi mở những điều bất ngờ hấp dẫn trong sự kiện đáng chờ đợi nhất tại vùng đất Cố đô Hoa Lư.
Nguồn sức mạnh nội sinh to lớn để phát triển Thủ đô Hà Nội

Nguồn sức mạnh nội sinh to lớn để phát triển Thủ đô Hà Nội

(LĐTĐ) Trong suốt chiều dài lịch sử ngàn năm văn hiến của đất Thăng Long, người Hà Nội đã kết tinh bản lĩnh, trí tuệ, sức sáng tạo, phẩm chất thanh lịch tinh tế. Đó chính là những giá trị văn hóa góp phần xây dựng nên một Hà Nội trở thành niềm tự hào của cả nước. Thành ủy Hà Nội cũng luôn nhận thức sâu sắc phát triển văn hóa là nội dung trọng tâm, xuyên suốt, vừa là nhiệm vụ trước mắt, vừa là nhiệm vụ cơ bản và lâu dài. Văn hóa trở thành trọng tâm trong chính sách phát triển của Hà Nội. Đây cũng chính là nguồn sức mạnh nội sinh, động lực tinh thần to lớn để phát triển Thủ đô trong thời gian tới.
Man City 0-4 Tottenham: Thất bại thứ 5 liên tiếp của Man City

Man City 0-4 Tottenham: Thất bại thứ 5 liên tiếp của Man City

(LĐTĐ) Trận đại chiến Man City vs Tottenham tại vòng 12 Premier League 2024/25 đã có kết thúc đầy bất ngờ khi đội chủ nhà để thua với tỷ số 0-4.
Tỷ giá USD hôm nay 24/11: Đồng USD chốt tăng tuần 0,75%, đạt mức 107,49

Tỷ giá USD hôm nay 24/11: Đồng USD chốt tăng tuần 0,75%, đạt mức 107,49

(LĐTĐ) Tỷ giá USD hôm nay 24/11, giá bán USD ở một số ngân hàng thương mại lớn, giao dịch chủ yếu ở mức 25.509 đồng/USD.

Tin khác

Gen Z mùa deadline cuối năm: Đa nhiệm, stress nhưng vẫn luôn tận hưởng cuộc sống

Gen Z mùa deadline cuối năm: Đa nhiệm, stress nhưng vẫn luôn tận hưởng cuộc sống

(LĐTĐ) Đảm nhiệm nhiều công việc một lúc kèm theo áp lực dồn dập trong 2 tháng cuối năm khiến nhiều người trẻ căng thẳng, mệt mỏi. Làm gì khi vừa chạy deadline mà vẫn giải nhiệt cuộc sống để tận hưởng không khí sôi động những ngày cuối năm là điều nhiều Gen Z quan tâm.
Từ 25/12: Phụ huynh bắt buộc quản lý hoạt động mạng xã hội của trẻ em dưới 16 tuổi

Từ 25/12: Phụ huynh bắt buộc quản lý hoạt động mạng xã hội của trẻ em dưới 16 tuổi

(LĐTĐ) Từ ngày 25/12/2024, trẻ em dưới 16 tuổi tại Việt Nam sẽ không thể tự đăng ký tài khoản mạng xã hội. Theo quy định mới trong Nghị định 147/2024/NĐ-CP, cha mẹ hoặc người giám hộ sẽ phải thực hiện việc này và chịu trách nhiệm giám sát mọi hoạt động của trẻ trên mạng xã hội.
“Manifest” được chọn là từ của năm 2024

“Manifest” được chọn là từ của năm 2024

(LĐTĐ) Mới đây, từ điển Cambridge đã công bố “manifest” (tạm dịch: biểu minh) là từ của năm 2024, nhờ sự phổ biến của từ này trên mạng xã hội và truyền thông toàn cầu.
Nhân lên giá trị tri thức, giá trị văn hóa trong đời sống xã hội

Nhân lên giá trị tri thức, giá trị văn hóa trong đời sống xã hội

(LĐTĐ) Giải thưởng Sách Quốc gia lần thứ VII có nhiều điểm mới, được tổ chức nhằm tiếp tục lan tỏa và nhân lên những giá trị tri thức, giá trị văn hóa trong đời sống xã hội, nâng tầm giá trị cho mỗi cuốn sách đoạt giải tương xứng với sự kỳ vọng của đông đảo bạn đọc; trở thành tài sản tinh thần quý giá trong mỗi gia đình và đất nước.
Phụ nữ Hà Nội chung tay thu hẹp khoảng cách giới

Phụ nữ Hà Nội chung tay thu hẹp khoảng cách giới

(LĐTĐ) Với vị thế Thủ đô, trái tim của cả nước, thành phố Hà Nội luôn quan tâm chỉ đạo thúc đẩy bình đẳng giới và sự tiến bộ của phụ nữ trên các lĩnh vực. Với những vấn đề cấp thiết liên quan đến phụ nữ, trong nhiều năm qua, các cấp Hội phụ nữ Hà Nội đã truyền đi thông điệp bình đẳng giới bằng nhiều cách thức. Qua đó, giúp mọi phụ nữ tự tin, có ước mơ, khát vọng vươn lên; xây dựng gia đình hạnh phúc, xã hội văn minh, tiến bộ, công bằng.
Đượm nồng bếp củi mùa đông

Đượm nồng bếp củi mùa đông

(LĐTĐ) Đêm đầu đông. Trăng chếch ngọn lọt vào song thưa, gió se sẽ mang theo hơi lạnh về áp kề từng làn da mỏng. Nhìn ánh lửa bập bùng bên chái bếp, tỏa ánh sáng rực hồng cả gian nhà tranh nhỏ. Nhìn dáng mẹ lui hui thổi lửa, bàn tay gầy đun đẩy từng thanh củi khô. Bóng dáng quê hương muôn năm cũ bỗng nhiên hiển hiện, thấy ấm lòng một miền thương da diết mãi: bếp củi quê nghèo, bếp củi mẹ nhen!
Ngôi nhà nghĩa tình của các thương, bệnh binh

Ngôi nhà nghĩa tình của các thương, bệnh binh

(LĐTĐ) Đến Trung tâm Điều dưỡng Thương binh tỉnh Nghệ An, thực sự xúc động trước những đau thương, mất mát do chiến tranh của các thương, bệnh binh và thêm trân quý sự tận tình, chăm lo cho các bác thương, bệnh binh của đội ngũ cán bộ, nhân viên nơi đây.
30 lời chúc ý nghĩa nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

30 lời chúc ý nghĩa nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

(LĐTĐ) Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 là dịp tri ân thầy cô. Những lời chúc chân thành như món quà tinh thần quý giá, thể hiện lòng biết ơn sâu sắc và khích lệ thầy cô tiếp tục sự nghiệp trồng người cao quý.
Liên hoan văn hóa “Phụ nữ dân tộc thiểu số hành động vì bình đẳng giới” năm 2024

Liên hoan văn hóa “Phụ nữ dân tộc thiểu số hành động vì bình đẳng giới” năm 2024

(LĐTĐ) Thiết thực hưởng ứng Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới năm 2024, tối 15/11, tại trụ sở Ủy ban nhân dân xã Vân Hòa, huyện Ba Vì (Hà Nội), Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) Hà Nội tổ chức Liên hoan văn hóa “Phụ nữ dân tộc thiểu số hành động vì bình đẳng giới” năm 2024.
Care For Việt Nam cùng dấu ấn doanh nghiệp vì cộng đồng 2024

Care For Việt Nam cùng dấu ấn doanh nghiệp vì cộng đồng 2024

(LĐTĐ) Với hơn một thập kỷ kinh doanh các sản phẩm chăm sóc sức khỏe chủ động, đặc biệt là chăm sóc hệ miễn dịch, Care For Việt Nam (CFVN) thấu hiểu tầm quan trọng của việc phòng bệnh và chăm sóc sức khỏe từ sớm. Trong đó, dinh dưỡng đóng vai trò là nền tảng xây dựng một cơ thể khỏe mạnh. CFVN cũng xác định tận dụng tối đa những ưu thế, kinh nghiệm và nguồn lực để kiến tạo một cộng đồng người Việt Nam khỏe mạnh.
Xem thêm
Phiên bản di động