Xuất hiện thủ đoạn "chiếm quyền điều khiển điện thoại"
Cảnh giác với chiêu trò chuyển tiền để được nhận hàng hóa, tiền trúng thưởng Cần “dẹp loạn” lừa đảo dịch vụ bảo hiểm xã hội |
Vừa qua, Công an phường Sài Đồng, quận Long Biên tiếp nhận đơn trình báo của chị V (trú tại quận Long Biên) về việc bị một đối tượng giả danh là cán bộ Chi cục Thuế gọi điện để lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Chị V có công ty hiện đang sản xuất, kinh doanh và chưa quyết toán thuế doanh nghiệp. Đối tượng biết được thông tin thuế của công ty của chị này nên đã nhắn tin qua zalo với chị, tự xưng là cán bộ thuế liên hệ giúp chị giải quyết thủ tục về thuế.
Theo đó, thấy đối tượng để hình nền Zalo là biểu tượng của cục thuế và đăng bài liên quan đến hoạt động thuế nên chị V cứ nghĩ là cán bộ thật. Sau đó, đối tượng có gửi một đường link và hướng dẫn chị V truy cập để cài đặt phần mềm nộp thuế.
Khi truy cập vào đường link để cài đặt phần mềm, chị V phát hiện điện thoại thông minh của mình bỗng bị tối đen, không thao tác được. Thấy tin nhắn thông báo chuyển khoản từ tài khoản ngân hàng của mình, nhận thấy điều bất thường, chị V vội vã ra ngân hàng để rút hết tiền trong tài khoản thì được thông báo số dư trong tài khoản đã là 0 đồng. Toàn bộ số tiền 433 triệu đồng trong tài khoản ngân hàng của chị đã bị mất. Lúc này, chị mới biết mình bị lừa đảo và đến cơ quan Công an trình báo...
Trước đó, Công an thành phố Hà Nội đã có nhiều khuyến cáo đề nghị người dân tuyệt đối không tải hoặc cài đặt ứng dụng của cơ quan thuế qua các đường dẫn hoặc các hướng dẫn không chính thống, không phải do Tổng cục Thuế cung cấp.
Nếu người dùng cài đặt phần mềm giả mạo có nguy cơ sẽ bị chiếm quyền điều khiển toàn bộ điện thoại. Các tin nhắn, cuộc gọi đến máy điện thoại của nạn nhân sẽ được ứng dụng kiểm soát, ngầm chuyển về máy chủ do đối tượng quản lý, không hiển thị trên điện thoại của nạn nhân.
Nguy hiểm hơn, các đối tượng chiếm quyền điều khiển điện thoại di động, máy tính của người dùng từ xa để thực hiện: Soạn, gửi tin nhắn SMS; mở khóa thiết bị di động; bật tắt mạng Internet, truy cập wifi; đọc, ghi danh bạ; đọc, ghi lịch sử cuộc gọi, thực hiện cuộc gọi, tự thực hiện khôi phục mật khẩu tài khoản, tự đăng ký các dịch vụ Internet Banking, Smart Banking, thay đổi hạn mức giao dịch của tài khoản, sau đó truy cập vào tài khoản, chuyển tiền của bị hại.
Đặc biệt, các tin nhắn xác thực mã OTP, việc truy cập, chuyển tiền đều bị phần mềm gián điệp ẩn (không hỗ trợ cho người dùng) và chuyển cho các đối tượng lừa đảo mà chủ điện thoại không hề hay biết. Trường hợp nhận được các tin nhắn và cuộc gọi có dấu hiệu lừa đảo, người dân cần kịp thời trình báo cơ quan Công an để ngăn chặn và xử lý theo quy định của pháp luật.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Tăng mức hỗ trợ xây mới, sửa chữa nhà ở đối với người có công
Quyền lợi đặc biệt của lao động nữ nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi
Cách tính mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng
Tôn vinh giá trị và vị thế của trẻ em gái, thúc đẩy bình đẳng giới
Bắt hai đối tượng bán mật gấu giả
Tài xế sẽ phải kiểm tra lí thuyết, thực hành khi bị trừ hết điểm bằng lái
Hà Nội: Triệt phá đường dây nhập lậu hàng nghìn tấn “khí cười”
Tin khác
Hà Nội: Triệt phá đường dây nhập lậu hàng nghìn tấn “khí cười”
Tin nóng 24/11/2024 09:36
Trộm xe của bạn "cắm" lấy tiền trả nợ, chơi game
Tin nóng 23/11/2024 21:35
Bắt giữ đối tượng "ngáo đá" cướp ô tô, dùng xẻng đánh người
Tin nóng 23/11/2024 10:05
Nguyễn Thị Thanh Nhàn tiếp tục bị truy tố trong vụ án mới
Tin nóng 20/11/2024 16:09
Mật phục bắt "cát tặc" trong đêm trên sông Hồng
Tin nóng 20/11/2024 09:42
Triệt phá nhóm đối tượng cho vay lãi nặng 1.000%/năm tại Bình Dương
Tin nóng 19/11/2024 13:07
Không khoan nhượng với tội phạm ma túy
Tin nóng 19/11/2024 09:52
Khởi tố giám đốc sản xuất keo dán gạch giả nhãn hiệu "con cá sấu"
Tin nóng 19/11/2024 06:22
Triệt phá đường dây cá độ bóng đá quy mô 2.000 tỷ đồng
Tin nóng 17/11/2024 23:14
Khởi tố nhiều cán bộ thuộc Trung tâm Quan trắc Tài nguyên và Môi trường tỉnh Quảng Ninh
Tin nóng 17/11/2024 07:58