Xúc động cảnh cha và con mắc bệnh xương thuỷ tinh đưa nhau đi thi tốt nghiệp

(LĐTĐ) Tại điểm thi Trường trung học cơ sở Đông Ngạc (quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội), hình ảnh ông Nguyễn Hữu Chung và cậu con trai Nguyễn Hữu Chính đưa nhau đi thi tốt nghiệp Trung học phổ thông trên chiếc xe ba bánh khiến nhiều người không khỏi xúc động. Họ là cặp cha con cùng mắc bệnh xương thủy tinh hiếm gặp.
Đề thi tổ hợp Khoa học Xã hội tương đối “dễ thở” Một điểm thi ở Hà Nội phải bù giờ làm bài cho thí sinh Đề thi Tiếng Anh vừa sức, thí sinh kỳ vọng sẽ được điểm cao

Ngày 29/6, các thí sinh trên cả nước bước vào ngày thi thứ 2 kỳ thi tốt nghiệp Trung học phổ thông năm 2023 với các môn thi tổ hợp khoa học tự nhiên và khoa học xã hội. Ghi nhận của phóng viên tại điểm thi Trường Trung học cơ sở Đông Ngạc (quận Bắc Từ Liêm, thành phố Hà Nội), nhiều người không khỏi xúc động khi chứng kiến 2 cha con mắc bệnh xương thủy tinh bẩm sinh đưa nhau đi thi bằng chiếc xe 3 bánh.

Có mặt từ sớm tại điểm thi, ông Nguyễn Hữu Chung (59 tuổi, ở phường Thuỵ Phương, quận Bắc Từ Liêm) và con trai Nguyễn Hữu Chính tỏ ra khá niềm nở và thoải mái dù việc di chuyển gặp nhiều khó khăn.

Xúc động cảnh cha và con mắc bệnh xương thuỷ tinh đưa nhau đi thi tốt nghiệp
Cha con ông Nguyễn Hữu Chung cùng nhau đi tới điểm thi.

Chia tay cha tại cổng trường, Nguyễn Hữu Chính được các tình nguyện viên giúp đỡ để có thể di chuyển vào phòng thi. Sau khi thấy con trai được các tình nguyện viên hỗ trợ đưa vào điểm thi, ông Chung lái xe vào lề đường, lặng lẽ ngồi chờ con kết thúc môn thi.

Chia sẻ với phóng viên, ông Chung cho biết: “Từ nhỏ tôi cũng xác định cuộc đời tôi sẽ gắn liền với căn bệnh này suốt đời, tôi không nghĩ mình sẽ lấy được vợ nhưng đến gần 40 tuổi, định mệnh đưa tôi gặp vợ mình, rồi cả hai đồng cảm nên duyên vợ chồng. Kết hôn được 1 năm, vợ chồng tôi sinh được Nguyễn Hữu Chính. Tuy nhiên, niềm vui chưa kéo dài được bao lâu thì khoảng sau 1 tuần, vợ chồng tôi nhận cú sốc lớn khi con trai cũng mắc chứng bệnh như tôi”.

Theo ông Chung, sinh ra với số phận không may mắn như bao người bạn khác nhưng Chính luôn nghị lực và ngoan ngoãn. Tuy nhiên Chính là cậu bé hiếu động, thích khám phá. Trước đây ông làm nghề sửa chữa điện tử nhưng mấy lần con trai tò mò khám phá đã bị điện giật suýt mất mạng nên ông nghỉ việc ở nhà phụ vợ cơm nước. Bà Nguyễn Thị Lan (vợ ông Chung) thì ngày ngày còm cõi không quản nắng mưa buôn rau ở chợ trang trải cuộc sống gia đình.

Không đi lại được nên ở nhà ông chỉ dựa vào sức của đôi tay và chiếc ghế. Chính thì bò bằng hai tay. Trước đây, ông hay chở con trai đi học bằng xe ba bánh, sau con đi bằng xe lắc tay. Để con đến trường được thuận tiện hơn, vợ chồng ông Chung đã vay mượn, gom góp mua chiếc xe ba bánh trị giá 18 triệu đồng.

Xúc động cảnh cha và con mắc bệnh xương thuỷ tinh đưa nhau đi thi tốt nghiệp
Nguyễn Hữu Chính được các tình nguyện viên hỗ trợ vào phòng thi.

Nhìn vào cánh cổng trường với đôi mắt đầy ắp hi vọng và sự tự hào, ông Chung vui vẻ chia sẻ về con trai duy nhất nhưng thiếu may mắn của mình. Ông cho biết không dưới 50 lần bị gãy xương và thương xuyên phải bó bột, chịu nhiều đau đớn, ấy thế nhưng bao năm qua Chính vẫn luôn nỗ lực học tập để theo kịp các bạn.

“Mỗi lần gãy xương là sự đau đớn lại đến với con trai, tôi và con đều bị nên đồng cảm được nỗi khổ phải chịu đựng. Hai cha con chỉ biết động viên nhau cố gắng vượt qua những lần đau đến xương tuỷ. Việc học hành cả gia đình cũng chỉ động viên và nuôi đam mê của con là tin học, gia đình khó khăn nên được cô giáo tặng một bộ máy tính để học tập.

Về học lực thì con trai tôi cũng chỉ đạt trung bình khá, nguyện vọng muốn nộp nguyện vọng vào khoa Công nghệ thông tin, Trường đại học Mỏ - Địa chất. Tôi và gia đình mong con luôn cố gắng để sau này có cuộc sống tốt đẹp, lo cho chính bản thân mình”, ông Chung nói.

Ở kỳ thi quan trọng trong cuộc đời của con trai, ông Chung luôn là người dậy sớm để thúc giục, động viên và cùng con tới điểm thi. Dù phải đợi hàng tiếng đồng hồ nhưngh ông Chunng vẫn ở lại để chờ con. Hình ảnh người cha già khuyết tật ngồi xe trầm tư, hướng về phía cổng trường mong điều tốt đẹp, may mắn sẽ đến với con khiến nhiều người xúc động.

“Tôi và con thiếu may mắn nên chỉ biết dựa vào nhau, tôi luôn quan niệm và dặn con : “Mình tàn tật nhưng không vì thế bỏ cuộc. Tôi luôn đồng hành cùng con trong niềm vui, nỗi buồn. Việc thi cử nếu đỗ đạt càng hạnh phúc. Trong ngày đầu con nói làm được bài thi Ngữ văn, còn môn Toán thì làm tạm được. Ngày cuối này tôi mong con và các thí sinh làm thật tốt bài thi của mình”, ông Chung chia sẻ thêm.

Xúc động cảnh cha và con mắc bệnh xương thuỷ tinh đưa nhau đi thi tốt nghiệp
Ông Nguyễn Hữu Chung được các tình nguyện viên hỗ trợ nước uống trong khi chờ con thi.

Là một phụ huynh đưa con đi thi tại điểm Trường Trung học Cơ sở Đông Ngạc, chị Nguyễn Thúy Hoa, xúc động trước hình ảnh người cha đồng hành với con trai suốt hai ngày qua. Chị cho hay, hai cha con ông Chung là điển hình của tấm gương hiếu học, vượt qua nghịch cảnh đáng để mọi người noi theo. Bản thân chị sau khi chứng kiến câu chuyện của cha, con ông Chung đã kể cho con nghe để con hiểu thêm về câu chuyện nghị lực trong cuộc sống, biết trân trọng thêm những gì bản thân đang có.

Em Hoàng Văn Chí, thi sinh thi cùng điểm trường với em Nguyễn Hữu Chính chia sẻ, em rất bất ngờ khi thấy Chính được các anh chị tình nguyện viên cõng vào phòng thi. Em càng xúc động hơn khi biết được hoàn cảnh của Chính. Từ hoàn cảnh của Chính em thấy mình phải quyết tâm hơn để thi tốt, thực hiện ước mơ tiếp tục theo học tại ngôi trường Đại học mà em đã mơ ước lâu nay.

Mộc Thanh

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Hà Nội: Lính cứu hỏa nhường mặt nạ dưỡng khí cho thai phụ trong đám cháy

Hà Nội: Lính cứu hỏa nhường mặt nạ dưỡng khí cho thai phụ trong đám cháy

(LĐTĐ) Chiều 23/11, xảy ra vụ cháy tại ngôi nhà trên phố Trúc Bạch, phường Trúc Bạch, quận Ba Đình, Hà Nội. Khói bốc lên cao đến tầng 8 tòa nhà, tại đây đang có 7 người, trong đó có 1 phụ nữ đang mang bầu. Tổ cứu nạn đã nhanh chóng tiếp cận; chiến sĩ Cảnh sát ngay lập tức nhường mặt nạ dưỡng khí để thai phụ này hô hấp. Sau đó toàn bộ số người đã được hướng dẫn thoát nạn an toàn...
Hà Nội: Tuyên dương 68 người con hiếu thảo

Hà Nội: Tuyên dương 68 người con hiếu thảo

(LĐTĐ) Ngày 23/11, Đoàn Thanh niên - Hội đồng Đội thành phố Hà Nội tổ chức chương trình Tuyên dương người con hiếu thảo lần thứ II, năm 2024.
Quốc hội thông qua Luật Di sản văn hóa (sửa đổi)

Quốc hội thông qua Luật Di sản văn hóa (sửa đổi)

(LĐTĐ) Chiều 23/11, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Luật Di sản văn hóa (sửa đổi), với 413/422 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành (chiếm 86,22% tổng số đại biểu Quốc hội).
Trộm xe của bạn "cắm" lấy tiền trả nợ, chơi game

Trộm xe của bạn "cắm" lấy tiền trả nợ, chơi game

(LĐTĐ) Quen bạn qua mạng xã hội, anh C bị Phạm Như Long hỏi mượn xe "đi có chút việc". Sau đó kẻ gian mang đi cầm cố lấy tiền trả nợ, nạp tiền chơi game và chi tiêu cá nhân...
Quốc hội thông qua Nghị quyết về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội

Quốc hội thông qua Nghị quyết về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội

(LĐTĐ) Chiều 23/11, thực hiện Chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết về “Tiếp tục nâng cao hiệu lực, hiệu quả việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội”, với 421/423 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành, chiếm 87,89 % tổng số đại biểu Quốc hội.
Huyện Thường Tín: Khai thác giá trị văn hóa để phát triển du lịch

Huyện Thường Tín: Khai thác giá trị văn hóa để phát triển du lịch

(LĐTĐ) Những năm gần đây, huyện Thường Tín (Hà Nội) chú trọng việc định hình thương hiệu và phát triển các sản phẩm du lịch đặc thù nhằm khai thác tối đa lợi thế về văn hóa và tự nhiên.
Dự kiến một số điểm mới trong quy định thi, cấp chứng chỉ ngoại ngữ

Dự kiến một số điểm mới trong quy định thi, cấp chứng chỉ ngoại ngữ

(LĐTĐ) Bộ Giáo dục và Đào tạo đang lấy ý kiến góp ý vào dự thảo Thông tư ban hành Quy chế về tổ chức thi và cấp chứng chỉ ngoại ngữ theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam.

Tin khác

Huyện Thường Tín: Khai thác giá trị văn hóa để phát triển du lịch

Huyện Thường Tín: Khai thác giá trị văn hóa để phát triển du lịch

(LĐTĐ) Những năm gần đây, huyện Thường Tín (Hà Nội) chú trọng việc định hình thương hiệu và phát triển các sản phẩm du lịch đặc thù nhằm khai thác tối đa lợi thế về văn hóa và tự nhiên.
Tổ chức thành công Đại hội Hội Khuyến học quận Bắc Từ Liêm nhiệm kỳ 2024 - 2029

Tổ chức thành công Đại hội Hội Khuyến học quận Bắc Từ Liêm nhiệm kỳ 2024 - 2029

(LĐTĐ) Ngày 22/11, Hội Khuyến học quận Bắc Từ Liêm tổ chức Đại hội đại biểu lần thứ III, nhiệm kỳ 2024 -2029 để tổng kết đánh giá công tác khuyến học khuyến tài, xây dựng xã hội học tập nhiệm kỳ 2019 -2024 và đề ra phương hướng, nhiệm vụ công tác Hội nhiệm kỳ 2024 - 2029.
Lan tỏa những hành động nhân ái từ cộng đồng

Lan tỏa những hành động nhân ái từ cộng đồng

(LĐTĐ) Thời gian qua, mô hình “Cụm dân cư nhân ái” và “Gian hàng nhân đạo” trên toàn địa bàn huyện Ứng Hòa (thành phố Hà Nội) đã phát huy được hiệu quả, góp phần giúp các hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn vươn lên trong cuộc sống.
Cầu nối giữa các doanh nghiệp khởi nghiệp với các nhà đầu tư

Cầu nối giữa các doanh nghiệp khởi nghiệp với các nhà đầu tư

(LĐTĐ) Tại Bảo tàng Hà Nội, ngày 17/11, Thành đoàn Hà Nội tổ chức “Ngày hội quảng bá sản phẩm và kết nối đầu tư", bán kết “Cuộc thi thử thách khởi nghiệp Việt toàn cầu lần thứ VII”.
Tái hiện không gian "nhà tranh vách đất" làng quê Bắc Bộ

Tái hiện không gian "nhà tranh vách đất" làng quê Bắc Bộ

(LĐTĐ) Với mong muốn bảo tồn, phát huy những kiến trúc của người Việt xưa, mới đây, Ủy ban nhân dân (UBND) phường Trúc Bạch, quận Ba Đình, Hà Nội, đã có sáng kiến phục dựng lại nhà tranh vách đất, nhà gỗ truyền thống ngay tại khu phố ẩm thực, đi bộ Đảo Ngọc - Ngũ Xã. Đây là một trong những sáng kiến nhằm góp phần bảo tồn kiến trúc của người Việt xưa, tạo ra không gian gần gũi, thân thuộc với du khách.
Gốm Bát Tràng thương hiệu hai trong một

Gốm Bát Tràng thương hiệu hai trong một

(LĐTĐ) Trải qua thăng trầm của lịch sử, đến nay thương hiệu gốm Bát Tràng (xã Bát Tràng, huyện Gia Lâm, Hà Nội) đã khẳng định vị thế trong quá trình phát triển và hội nhập quốc tế. Giờ đây, gốm Bát Tràng không chỉ có mặt trên khắp mọi miền đất nước mà còn là thương hiệu của Việt Nam được khách hàng các nước yêu thích. Đặc biệt, nơi đây còn là điểm du lịch hấp dẫn níu chân du khách.
Làng đào Nhật Tân: Hoa vẫn nở sau bão Yagi

Làng đào Nhật Tân: Hoa vẫn nở sau bão Yagi

(LĐTĐ) Gần hai tháng đã qua kể từ khi siêu bão Yagi tàn phá miền Bắc, bà con trồng đào, quất ở làng Nhật Tân đã phần nào khôi phục lại màu xanh nơi những khu vườn. Hoa vẫn sẽ nở sau những giọt mồ hôi, nước mắt của người trồng đào.
Ứng dụng công nghệ thông tin để quảng bá văn hóa, lịch sử địa phương

Ứng dụng công nghệ thông tin để quảng bá văn hóa, lịch sử địa phương

(LĐTĐ) Để người dân địa phương và du khách trong, ngoài nước hiểu rõ hơn về văn hóa, lịch sử của Thủ đô, thời gian qua, tuổi trẻ quận Bắc Từ Liêm đã đã tích cực ứng dụng chuyển đổi số, xây dựng bản đồ số, số hóa các tài liệu, hiện vật, thông tin về hàng trăm địa danh lịch sử, địa chỉ đỏ, thực hiện trên cả nền tảng VR (công nghệ thực tế ảo).
Sức lan tỏa mạnh mẽ của phong trào thi đua “Dân vận khéo” huyện Gia Lâm

Sức lan tỏa mạnh mẽ của phong trào thi đua “Dân vận khéo” huyện Gia Lâm

(LĐTĐ) Trong những năm qua, phong trào thi đua “Dân vận khéo” tại huyện Gia Lâm đã có hiệu ứng xã hội tích cực, tạo sức lan tỏa trong cộng đồng; giúp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, giảm nghèo, phát triển văn hóa - xã hội của huyện.
Tình yêu từ cao nguyên lâm viên xanh

Tình yêu từ cao nguyên lâm viên xanh

(LĐTĐ) Từ Hà Nội ngàn năm văn hiến, nghe theo tiếng gọi đi “xây dựng Tổ quốc mến yêu”, những người con của Thủ đô yếu dấu tạm biệt thành phố thân thương đi khai hoang, lập nghiệp ở Lâm Đồng. Để giờ đây, trên cao nguyên lâm viên xanh tươi, có một huyện rất đỗi trù phú, giàu đẹp mang tên Lâm Hà. Và chính nơi đây, những người con của Thủ đô từ thế hệ này đến thế khác đều tự hào mình mãi là người Hà Nội.
Xem thêm
Phiên bản di động