Xúc động cầu truyền hình “Làng Sen nuôi chí lớn”

(LĐTĐ) Tối 8/5, Đài Phát thanh và Truyền hình Nghệ An phối hợp Đài Phát thanh và Truyền hình Thừa Thiên Huế tổ chức Cầu truyền hình “Làng Sen nuôi chí lớn”.
Xúc tiến, quảng bá du lịch 4 tỉnh Ninh Bình - Thanh Hóa - Nghệ An - Hà Tĩnh Nghệ An: Xúc động, tự hào hình ảnh hàng vạn công nhân lao động chào cờ, hát Quốc ca Quân và dân Nghệ An đã đóng góp to lớn cho chiến thắng Điện Biên Phủ

Đây là chương trình nghệ thuật đặc biệt nhân kỷ niệm 134 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2024), với mong muốn tái hiện lại một giai đoạn lịch sử gắn liền với sự ra đời và tuổi thơ của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc; Chủ tịch Hồ Chí Minh - Anh hùng giải phóng dân tộc, Danh nhân văn hóa thế giới.

Xúc động cầu truyền hình “Làng Sen nuôi chí lớn”
Hoạt cảnh Dân ca ví dặm Nghệ Tĩnh về sự ra đi của bà Hoàng Thị Loan - thân mẫu Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Chương trình nhằm tái hiện lại những năm tháng ấu thơ và thời niên thiếu của Chủ tịch Hồ Chí Minh ở hai địa danh đã đi vào lịch sử là làng Hoàng Trù, xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An và Trường THPT chuyên Quốc học Huế, thành phố Huế.

Chương trình được truyền hình trực tiếp và trên các nền tảng số của Đài Phát thanh và Truyền hình Nghệ An cùng Đài Phát thanh và Truyền hình Thừa Thiên Huế, đồng thời được tiếp phát sóng 43 đài phát thanh và truyền hình trong cả nước.

Xúc động cầu truyền hình “Làng Sen nuôi chí lớn”
Các đại biểu Trung ương, địa phương và đông đảo người dân tham dự chương trình.

Trong 79 mùa Xuân, Bác Hồ có 10 năm sống ở quê hương Nghệ An (từ năm 1890 - 1895 và từ 1901 - 1906) và 10 năm sống trên đất cố đô Huế (từ năm 1895 - 1901 và từ 1906 - 1909).

Nếu Nam Đàn - Nghệ An là quê hương, nơi chôn nhau cắt rốn với truyền thống yêu nước, khoa bảng, đạo nghĩa nhân văn và khát vọng vươn lên, thì Huế là mảnh đất lưu dấu bao hoài niệm của tuổi ấu thơ gian truân, khó nhọc cũng là nơi Người được tiếp cận với ánh sáng của tri thức phương Tây, được gặp gỡ nhiều thầy giáo và các bậc trí giả lớn của thời đại.

Với Người, Làng Sen là điểm khởi đầu, là gốc rễ, còn Huế là nơi chứng kiến những bước trưởng thành đầu tiên. Bởi vậy, chương trình “Làng Sen nuôi chí lớn” là câu chuyện về thuở ấu thơ và thời niên thiếu được kể bằng âm nhạc và dữ liệu lịch sử để mỗi người dân hiểu rõ hơn những ảnh hưởng, tác động có ý nghĩa quyết định đến hoài bão chí hướng cách mạng của Người.

“Làng Sen nuôi chí lớn” là cầu truyền hình chính luận nghệ thuật gồm 3 phần: Phần 1 - Nếp nhà; phần 2 - Nỗi đau nước mất nhà tan và phần 3 - Khởi nguồn chí lớn.

Xúc động cầu truyền hình “Làng Sen nuôi chí lớn”
Nam Đàn là quê hương chôn nhau cắt rốn, nơi Người được tiếp nhận truyền thống hiếu học, đạo nghĩa nhân văn và khát vọng vươn lên.

Tại chương trình, thông qua những nhận định, luận cứ lịch sử và câu chuyện kể từ các chuyên gia, nhà nghiên cứu về Chủ tịch Hồ Chí Minh đã giúp khán giả Nghệ An - Huế và nhân dân cả nước hiểu rõ hơn về thời niên thiếu của Người, ngọn nguồn chí lớn và những tác động có ý nghĩa lịch sử, quyết định đến con đường cứu nước sau này của Người.

Cùng với sân khấu thực cảnh ở 2 đầu cầu làng Hoàng Trù - Nghệ An và Trường Trung học phổ thông chuyên Quốc học Huế, những hình ảnh, tư liệu sinh động và chân thực tại những nơi gắn liền với tuổi ấu thơ của Người, là những ca khúc, hoạt cảnh nghệ thuật về Chủ tịch Hồ Chí Minh, về người mẹ làng Sen.

Các ca khúc nổi tiếng như là mạch câu chuyện cảm xúc, có chiều sâu về hành trình ấu thơ và thời niên thiếu của Người; giúp người xem hiểu hơn những năm tháng đó đã tác động sâu sắc đến nhân cách, chí hướng và hoài bão to lớn của chàng thanh niên Nguyễn Tất Thành trên con đường tìm đường cứu nước, giải phóng dân tộc.

Chương trình có sự góp mặt của các nghệ sĩ nổi tiếng như nghệ sĩ nhân dân Hồng Lựu, nghệ sĩ ưu tú Vũ Thắng Lợi, nghệ sĩ ưu tú Tiến Lâm, ca sĩ Bùi Lê Mận, ca sĩ Nam Giang, Thu Hà, Tịnh Uyên, cùng tập thể diễn viên Nhà hát ca kịch Huế, vũ đoàn Ngọc Trai Đỏ…

Những câu chuyện về Người đã được tái hiện một cách chân thực và đầy xúc động. Cầu truyền hình “Làng Sen nuôi chí lớn” là lời tri ân sâu sắc từ trái tim của những thế hệ người con đất Việt, thể hiện niềm kính yêu sâu sắc đối với Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu.

Mai Liễu

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Dấu ấn từ phong trào thi đua “Dân vận khéo”

Dấu ấn từ phong trào thi đua “Dân vận khéo”

Khắc ghi lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh “Dân vận khéo thì việc gì cũng thành công”, thời gian qua, phong trào thi đua “Dân vận khéo” đã được triển khai sâu rộng trên địa bàn thành phố Hà Nội với trung bình hơn 10.000 mô hình được đăng ký thực hiện mỗi năm, góp phần quan trọng vào việc hoàn thành các nhiệm vụ chính trị của Thủ đô.
Va chạm trên cao tốc Hà Nội - Hải Phòng, hai ô tô biến dạng

Va chạm trên cao tốc Hà Nội - Hải Phòng, hai ô tô biến dạng

(LĐTĐ) Vụ tai nạn giao thông xảy ra trên cao tốc Hà Nội - Hải Phòng đoạn qua huyện Thanh Hà (tỉnh Hải Dương) làm 2 ô tô con biến dạng, hư hỏng nặng.
Tin bão mới nhất: Bão số 7 chưa qua, Biển Đông tiếp tục đón bão số 8

Tin bão mới nhất: Bão số 7 chưa qua, Biển Đông tiếp tục đón bão số 8

(LĐTĐ) Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, hiện nay, bão số 7 cách quần đảo Hoàng Sa 330km về phía Bắc Đông Bắc, cường độ cấp 13 (134-149km/h), giật cấp 16. Trong khi đó, cơn bão có tên quốc tế là TORAJI, đang hoạt động trên vùng biển phía Đông đảo Lu Dông (Phi-líp-pin). Khoảng đêm mai (11/11) bão TORAJI sẽ vào Biển Đông.
Ấn tượng chương trình “Hành khúc học sinh Thủ đô”

Ấn tượng chương trình “Hành khúc học sinh Thủ đô”

(LĐTĐ) Lần đầu tiên được tổ chức, chương trình “Hành khúc học sinh Thủ đô” đã thu hút gần 3.000 học sinh, giáo viên, đại diện các đơn vị, trường học tham dự. Chương trình nằm trong chuỗi hoạt động chào mừng kỷ niệm 70 năm thành lập ngành Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội (1954 - 2024).
Đồng Nai: Kim ngạch xuất khẩu đạt 2 tỷ USD trong 10 tháng năm 2024

Đồng Nai: Kim ngạch xuất khẩu đạt 2 tỷ USD trong 10 tháng năm 2024

(LĐTĐ) Ngoài các thị trường truyền thống như Hoa Kỳ, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, hiện cộng đồng doanh nghiệp tỉnh Đồng Nai đang nỗ lực kết nối, tìm kiếm lợi thế từ những hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam đã ký kết với các đối tác để thúc đẩy tăng trưởng xuất khẩu.
Giá xăng dầu hôm nay (10/11): Giá dầu thế giới tiếp tục giảm

Giá xăng dầu hôm nay (10/11): Giá dầu thế giới tiếp tục giảm

(LĐTĐ) Hôm nay (10/11/2024), giá dầu thế giới tiếp đà lao dốc do nguồn cung dầu ngày càng tăng trong bối cảnh nhu cầu giảm sút và bất ổn địa chính trị. Cụ thể, giá dầu WTI ở mốc 73,90 USD/thùng, giảm 2,33%; giá dầu Brent ở mốc 70,43 USD/thùng, giảm 2,74%.
Sắp diễn ra Diễn đàn Quốc gia phát triển Kinh tế số và Xã hội số lần thứ II

Sắp diễn ra Diễn đàn Quốc gia phát triển Kinh tế số và Xã hội số lần thứ II

(LĐTĐ) Từ ngày 13 - 14/11, Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với Ban Kinh tế Trung ương và Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương tổ chức Diễn đàn Quốc gia phát triển Kinh tế số và Xã hội số lần thứ II với chủ đề: “Sáng tạo ứng dụng công nghệ số vào các ngành, lĩnh vực để phát triển kinh tế số và nâng cao năng suất lao động”.

Tin khác

Mở rộng đối tượng tham gia, linh hoạt mức đóng bảo hiểm thất nghiệp

Mở rộng đối tượng tham gia, linh hoạt mức đóng bảo hiểm thất nghiệp

(LĐTĐ) Dự thảo Luật cũng sửa đổi mức đóng bảo hiểm thất nghiệp theo hướng: Người lao động đóng tối đa bằng 1% tiền lương tháng; người sử dụng lao động đóng tối đa bằng 1% quỹ tiền lương tháng của những người lao động đang tham gia bảo hiểm thất nghiệp.
Tạo điều kiện cho nhà giáo được phát triển nghề nghiệp suốt cuộc đời

Tạo điều kiện cho nhà giáo được phát triển nghề nghiệp suốt cuộc đời

(LĐTĐ) Tổng Bí thư Tô Lâm cho rằng, cần tạo điều kiện cho nhà giáo được học tập, bồi dưỡng và phát triển nghề nghiệp suốt cuộc đời, không bị hạn chế bởi tuổi tác hoặc các quy định về thời gian công tác; cần có chính sách khuyến khích sự tham gia của xã hội vào hoạt động giáo dục, đặc biệt là trong các môi trường đặc thù như trường ở vùng sâu, vùng xa, trại giam.
Luật Nhà giáo: Đề xuất các chính sách ưu tiên, hỗ trợ, thu hút nhà giáo

Luật Nhà giáo: Đề xuất các chính sách ưu tiên, hỗ trợ, thu hút nhà giáo

(LĐTĐ) Tại Kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa XV, ngày 9/11, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn cho biết, Luật Nhà giáo quy định về hoạt động nghề nghiệp, quyền và nghĩa vụ của nhà giáo; chức danh, chuẩn nghề nghiệp nhà giáo; tuyển dụng, sử dụng nhà giáo; chính sách tiền lương, đãi ngộ đối với nhà giáo; đào tạo, bồi dưỡng và hợp tác quốc tế về nhà giáo; tôn vinh, khen thưởng và xử lý vi phạm đối với nhà giáo; quản lý nhà giáo.
Sửa Luật Việc làm: Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

Sửa Luật Việc làm: Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

(LĐTĐ) Sáng 9/11, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội nghe trình bày Tờ trình và Báo cáo thẩm tra về dự án Luật Việc làm (sửa đổi).
Đại biểu lo ngại việc lộ, lọt dữ liệu, xâm phạm quyền riêng tư ngày càng gia tăng

Đại biểu lo ngại việc lộ, lọt dữ liệu, xâm phạm quyền riêng tư ngày càng gia tăng

(LĐTĐ) Ngày 8/11, Quốc hội đã thảo luận về dự án Luật Dữ liệu. Nhiều đại biểu đã đề cập đến vấn đề lộ, lọt dữ liệu, xâm phạm quyền riêng tư ngày càng gia tăng.
Rõ nhiệm vụ của các bộ, cơ quan, địa phương với hoạt động quảng cáo

Rõ nhiệm vụ của các bộ, cơ quan, địa phương với hoạt động quảng cáo

(LĐTĐ) Ngày 8/11, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm tra về Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo.
Đại biểu Quốc hội: Cần có cơ chế tính giá điện linh hoạt theo giờ, vị trí, nguồn cấp

Đại biểu Quốc hội: Cần có cơ chế tính giá điện linh hoạt theo giờ, vị trí, nguồn cấp

(LĐTĐ) Đóng góp ý kiến vào dự án Luật Điện lực (sửa đổi), các đại biểu Quốc hội cho rằng, cần xây dựng cơ chế tính giá điện linh hoạt và khuyến khích sử dụng hiệu quả, tiết kiệm. Các quyết định điều chỉnh giá điện nên được công khai minh bạch, và có sự tham gia giám sát của cơ quan quản lý Nhà nước.
Quốc hội điều chỉnh Chương trình Kỳ họp thứ 8

Quốc hội điều chỉnh Chương trình Kỳ họp thứ 8

(LĐTĐ) Chiều 7/11, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định báo cáo Quốc hội về việc điều chỉnh Chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV. Các đại biểu đã biểu quyết bằng hình thức biểu quyết điện tử, tán thành việc điều chỉnh Chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV.
Tháo gỡ điểm nghẽn trong lĩnh vực tài chính, ngân sách

Tháo gỡ điểm nghẽn trong lĩnh vực tài chính, ngân sách

(LĐTĐ) Thảo luận về Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chứng khoán; Luật Kế toán; Luật Kiểm toán độc lập; Luật Ngân sách nhà nước; Luật Quản lý, sử dụng tài sản công; Luật Quản lý thuế; Luật Dự trữ quốc gia, ngày 7/11, tại Kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa XV, đa số các ý kiến bày tỏ quan điểm nhất trí về sự cần thiết sửa đổi dự án Luật để tháo gỡ các điểm nghẽn, những khó khăn, vướng mắc trong lĩnh vực tài chính, ngân sách và trong việc thi hành pháp luật thời gian qua.
Hôm nay (7/11), Quốc hội thảo luận về dự án Luật Điện lực (sửa đổi)

Hôm nay (7/11), Quốc hội thảo luận về dự án Luật Điện lực (sửa đổi)

(LĐTĐ) Ngày 7/11, Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chứng khoán, Luật Kế toán, Luật Kiểm toán độc lập, Luật Ngân sách Nhà nước, Luật Quản lý, sử dụng tài sản công, Luật Quản lý thuế, Luật Dự trữ quốc gia, Luật Điện lực (sửa đổi).
Xem thêm
Phiên bản di động