Xứng đáng lực lượng xung kích trong sự nghiệp công nghiệp hóa và hiện đại hóa, xây dựng Thủ đô Hà Nội “Văn hiến - Văn minh - Hiện đại”

(LĐTĐ) Phát huy truyền thống lịch sử ngàn năm văn hiến và anh hùng, vị trí, vai trò là “Trung tâm đầu não chính trị - hành chính quốc gia, trung tâm lớn về văn hóa, khoa học, giáo dục, kinh tế và giao dịch quốc tế, một động lực phát triển của vùng Đồng bằng sông Hồng và cả nước”, thời gian qua, Thủ đô Hà Nội đã vững vàng vượt qua gian khó, tiếp tục đạt được nhiều kết quả quan trọng, rõ nét. Tổ chức Công đoàn và đội ngũ công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) Thủ đô đã có những đóng góp quan trọng vào thành tích chung ấy. Trong không khí Đại hội Công đoàn thành phố Hà Nội lần thứ XVII - ngày hội lớn của CNVCLĐ Thủ đô, đồng chí Nguyễn Thị Tuyến, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội đã có những chia sẻ về vai trò của tổ chức Công đoàn Thủ đô và gợi mở hướng đi trong thời kỳ mới.
Vững vàng vượt qua thử thách, đồng tâm hiệp lực xây dựng Thủ đô Hà Nội ngày càng giàu đẹp, văn minh, hiện đại Khơi dậy và phát huy truyền thống văn hiến, anh hùng để hiện thực hóa khát vọng phát triển Thủ đô Mục tiêu xa hơn, khát vọng lớn hơn

Phóng viên: Xây dựng tổ chức Công đoàn vững mạnh và giai cấp công nhân hiện đại, đáp ứng yêu cầu của tình hình mới là trách nhiệm của Đảng và hệ thống chính trị và toàn xã hội. Trong công cuộc xây dựng và phát triển Thủ đô, Thành ủy Hà Nội đã luôn quan tâm, lãnh đạo toàn diện tổ chức, hoạt động Công đoàn và sự phát triển của đội ngũ CNVCLĐ, cụ thể bằng những chủ trương, chính sách gì, thưa đồng chí?

Xứng đáng lực lượng xung kích trong sự nghiệp công nghiệp hóa và hiện đại hóa, xây dựng Thủ đô Hà Nội “Văn  hiến - Văn minh - Hiện đại”
Đồng chí Nguyễn Thị Tuyến, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội.

Đồng chí Nguyễn Thị Tuyến: Công đoàn Việt Nam ra đời, tồn tại và phát triển gắn liền với công cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; là tổ chức chính trị - xã hội của giai cấp công nhân Việt Nam và người lao động, Công đoàn có vai trò, vị trí hết sức quan trọng trong hệ thống chính trị và trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, đời sống của đất nước. Vì vậy, ngay từ bản Hiến pháp năm 1959 đã có quy định về Công đoàn Việt Nam tại Ðiều 10. Đến các bản Hiến pháp năm 1980, 1992 (sửa đổi, bổ sung một số điều năm 2001) và Hiến pháp năm 2013 đều có một Điều riêng quy định về tổ chức Công đoàn Việt Nam. Điều này cho thấy vị trí, vai trò cũng như sự quan tâm rất lớn của Đảng, Nhà nước đối với tổ chức Công đoàn Việt Nam.

Cùng với cả nước, Thành ủy Hà Nội luôn quan tâm, lãnh đạo toàn diện tổ chức, hoạt động Công đoàn và sự phát triển của đội ngũ CNVCLĐ Thủ đô. Đặc biệt, sau khi Ban Chấp hành Trung ương Đảng ban hành Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 28/1/2008 về “Tiếp tục xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”, Thành ủy Hà Nội đã ban hành Chương trình hành động số 32-CTr/TU ngày 4/4/2008, để triển khai thực hiện Nghị quyết với các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp cụ thể, phù hợp với tình hình của Thủ đô.

Trước bối cảnh hội nhập quốc tế và cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư (4.0) đặt ra nhiều cơ hội và thách thức đối với hoạt động của tổ chức Công đoàn, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 02-NQ/TW ngày 12/6/2021 về “Đổi mới tổ chức và hoạt động của Công đoàn Việt Nam trong tình hình mới”. Với quyết tâm đưa Nghị quyết sớm đi vào thực tế cuộc sống ở Thủ đô, đúng vào Ngày kỷ niệm 92 năm thành lập tổ chức Công đoàn Việt Nam (28/7/2021), Thành ủy Hà Nội ban hành Kế hoạch số 35/KH-TU về thực hiện Nghị quyết số 02 của Bộ Chính trị. Trong đó nêu rõ quan điểm chỉ đạo và mục tiêu xây dựng tổ chức Công đoàn Thủ đô vững mạnh toàn diện, có năng lực đại diện bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động; chủ động thích ứng và linh hoạt trong thực hiện chức năng, nhiệm vụ, đáp ứng yêu cầu thực tiễn đặt ra; để Công đoàn Thủ đô thực sự là cơ sở chính trị - xã hội vững chắc của Đảng bộ Thành phố; là cầu nối, giữ mối liên hệ mật thiết giữa các cấp ủy Đảng, chính quyền với công nhân, người lao động; xứng đáng là tổ chức đại diện lớn nhất, trung tâm tập hợp, đoàn kết công nhân, viên chức và người lao động; góp phần xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam hiện đại, lớn mạnh, là lực lượng tiên phong trong công cuộc phát triển kinh tế - xã hội của Thủ đô và đất nước.

Trong từng thời điểm, hoàn cảnh cụ thể, Thành ủy Hà Nội đã bám sát chỉ đạo của Trung ương và yêu cầu nhiệm vụ của Thành phố, luôn quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo kịp thời, toàn diện, có trọng tâm đối với hoạt động Công đoàn và phong trào CNVCLĐ của Thủ đô.

Phóng viên: Đáp lại sự quan tâm và kỳ vọng đó, Công đoàn cùng đội ngũ CNVCLĐ Thủ đô luôn nỗ lực phấn đấu hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao, đặc biệt là trong nhiệm kỳ 2018 - 2023 có nhiều gian khó. Đồng chí đánh giá như thế nào về hoạt động Công đoàn và phong trào CNVCLĐ Thủ đô trong thời gian qua?

Đồng chí Nguyễn Thị Tuyến: Hiện nay, trên địa bàn thành phố Hà Nội có khoảng 250 nghìn doanh nghiệp đang hoạt động, với trên 2,7 triệu lao động; trong đó có 9.208 Công đoàn cơ sở với 664.031 đoàn viên Công đoàn làm việc, sinh sống. Có thể khẳng định, cùng với tổ chức Công đoàn Việt Nam và lực lượng CNVCLĐ cả nước, các cấp Công đoàn thành phố Hà Nội đang có sự tiếp nối xứng đáng với truyền thống vẻ vang của các thế hệ đi trước, đóng góp quan trọng cho công cuộc xây dựng, phát triển Thủ đô và đất nước.

Đặc biệt, nhiệm kỳ 2018 - 2023 có rất nhiều khó khăn, thử thách do các yếu tố chủ yếu như đại dịch Covid-19, cuộc xung đột vũ trang giữa Nga - Ukraina, tình trạng khó khăn về kinh tế vĩ mô toàn cầu do lạm phát, tăng lãi suất... Trong bối cảnh đó, Các cấp Công đoàn Thủ đô đã linh hoạt, sáng tạo trong triển khai thực hiện các nhiệm vụ với phương châm hướng về cơ sở, vì người lao động. Nhờ đó, hoạt động Công đoàn và phong trào CNVCLĐ thành phố Hà Nội đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, có nhiều dấu ấn, khẳng định vai trò, vị trí trong sự phát triển chung của Thủ đô và đất nước.

Nhìn lại 5 năm vừa qua, mặc dù có nhiều khó khăn, thách thức song kinh tế - xã hội của Thủ đô vẫn đạt được những kết quả khá toàn diện trên các mặt công tác. Năm 2022, Thành phố đã hoàn thành 22/22 chỉ tiêu kế hoạch đề ra, trong đó có nhiều chỉ tiêu vượt kế hoạch và tiếp tục đứng đầu cả nước. Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) năm 2022 tăng 8,89% (cả nước tăng 8,02%); GRDP 6 tháng đầu năm 2023 tăng 5,97% so cùng kỳ (cả nước tăng 3,72%). Quy mô GRDP của Hà Nội năm 2022 theo giá hiện hành đạt 1.196 nghìn tỉ đồng (khoảng 50 tỉ USD). Cơ cấu kinh tế chuyển biến tích cực, tỷ trọng dịch vụ trong cơ cấu kinh tế tăng dần, phù hợp yêu cầu phát triển bền vững. GRDP bình quân đầu người năm 2022 đạt 141,8 triệu đồng. Cân đối thu, chi ngân sách nhà nước được đảm bảo. Tổng thu ngân sách nhà nước 8 tháng đầu năm 2023 ước đạt 290 nghìn tỉ đồng, bằng 82,2% dự toán, tăng 25,4% so với cùng kỳ (trong đó thu nội địa đạt 272,3 nghìn tỷ đồng chiếm 93,9%). Cùng với đó, an sinh xã hội được đảm bảo, đời sống vật chất và tinh thần nhân dân được cải thiện; quốc phòng, an ninh được giữ vững; hiệu quả các hoạt động đối ngoại được nâng cao. Cải cách hành chính được đẩy mạnh; hiệu quả, hiệu lực quản lý, điều hành của chính quyền các cấp được nâng lên; công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, nâng cao năng lực lãnh đạo của các cấp ủy Đảng được triển khai thực hiện đồng bộ, đạt kết quả quan trọng. Công tác quy hoạch, xây dựng, quản lý và phát triển đô thị tiến bộ vượt bậc, diện mạo Thủ đô đổi mới, văn minh, hiện đại. Hà Nội tiếp tục khẳng định vị thế, uy tín và đóng góp quan trọng vào thành tựu chung của cả nước…

Xứng đáng lực lượng xung kích trong sự nghiệp công nghiệp hóa và hiện đại hóa, xây dựng Thủ đô Hà Nội “Văn  hiến - Văn minh - Hiện đại”
Mặc dù có nhiều khó khăn, thách thức song kinh tế - xã hội của Thủ đô vẫn đạt được những kết quả khá toàn diện. Trong đó, có đóng góp quan trọng của đội ngũ CNVCLĐ.

Thành quả đó có sự đóng góp chủ lực của đội ngũ CNVCLĐ nhất là lực lượng công nhân lao động trực tiếp làm ra của cải vật chất cho xã hội. CNVCLĐ Thủ đô đã phát huy hàng vạn sáng kiến cải tiến được áp dụng vào sản xuất và công tác, làm lợi cho nhà nước, các đơn vị doanh nghiệp hàng trăm tỷ đồng. Qua rèn đức, luyện tài, hàng ngàn công nhân lao động trực tiếp đã trở thành công nhân giỏi các cấp. Đây chính là “nguồn của cải vô giá” đối với sự phát triển bền vững của các doanh nghiệp, toàn thành phố Hà Nội nói riêng và cả nước nói chung.

Cùng với đó, các cấp Công đoàn Thủ đô đã làm tốt chức năng cơ bản, cốt lõi của tổ chức Công đoàn là đại diện, chăm lo, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động. Trong nhiệm kỳ 2018 - 2023, các cấp Công đoàn Thủ đô đã thành lập mới 2.821 Công đoàn cơ sở (vượt 9,3% kế hoạch), phát triển mới 206.227 đoàn viên Công đoàn (vượt 23,6% kế hoạch). Hàng năm 100% cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập tổ chức Hội nghị cán bộ, công chức, viên chức; 74% doanh nghiệp tổ chức Hội nghị người lao động. Hoạt động thương lượng, ký kết Thoả ước lao động tập thể được tập trung chú trọng, có nhiều đổi mới và phát huy hiệu quả tích cực. Trong 5 năm qua, đã ký mới 2.449 bản Thỏa ước lao động tập thể, tăng 296% so với đầu nhiệm kỳ. Đến nay, có 3.699 bản (đạt tỷ lệ 75,5%), trong đó Thoả ước lao động tập thể loại A đạt 46%. Các cấp Công đoàn Thủ đô cũng đã đẩy mạnh việc khởi kiện bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người lao động, qua đó nâng cao hiệu quả giải quyết tranh chấp lao động cá nhân và tập thể của tổ chức Công đoàn. Trong 5 năm, có 75 bộ hồ sơ Công đoàn khởi kiện doanh nghiệp nợ đọng bảo hiểm xã hội (BHXH) được Tòa án tiếp nhận; qua thủ tục thông báo khởi kiện của tổ chức Công đoàn đã có 121 doanh nghiệp trả hết nợ BHXH, 177 doanh nghiệp tự giác nộp một phần số nợ, với tổng số tiền thu nợ đọng BHXH là 115 tỉ đồng.

Trên cơ sở nắm bắt tình hình CNVCLĐ ở Thủ đô, Công đoàn Thành phố đã chủ động đề xuất, kiến nghị với lãnh đạo Thành phố xây dựng và hoàn thiện cơ chế giải quyết những vấn đề liên quan đến đời sống, việc làm, cơ sở hạ tầng, thiết chế văn hóa phục vụ công nhân lao động các khu công nghiệp và chế xuất. Đặc biệt, trong thời gian đại dịch Covid-19 bùng phát đã ảnh hưởng rất lớn đến sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp cũng như đời sống việc làm của CNVCLĐ. Trước những khó khăn đó, Công đoàn Thành phố đã làm tốt công tác nắm bắt tình hình tư tưởng CNVCLĐ, kịp thời giải quyết các vấn đề phát sinh, đẩy mạnh các hoạt động bảo vệ, chăm lo, tạo niềm tin, động viên khích lệ người lao động tích cực hăng hái thi đua lao động sản xuất. Các cấp Công đoàn Thủ đô đã triển khai thực hiện nhiều mô hình, cách làm sáng tạo, như: Chương trình “Xe buýt siêu thị 0 đồng”, “Siêu thị 0 đồng”, “Tổ ứng phó khẩn cấp”, thiết lập “Đường dây nóng hỗ trợ Công nhân”, “Tổ an toàn Covid-19”… qua đó đã hỗ trợ công tác phòng dịch, tiếp nhận thông tin; vận chuyển, hỗ trợ kịp thời 90.000 “Túi An sinh Công đoàn” đến với CNVCLĐ gặp khó khăn trong dịch bệnh. Riêng trong đợt dịch Covid-19 lần thứ 4, các cấp Công đoàn Thủ đô đã trích từ ngân sách công đoàn và vận động nguồn lực xã hội hóa với số tiền trên 100 tỉ đồng để chăm lo, hỗ trợ cho trên 120.000 đoàn viên, người lao động; thăm hỏi các lực lượng tuyến đầu; ủng hộ Quỹ Vắc xin và công tác phòng, chống dịch; hỗ trợ bữa ăn ca “3 tại chỗ”… qua đó ổn định tình hình quan hệ lao động, trật tự an toàn xã hội, cùng Thành phố hoàn thành tốt “mục tiêu kép” vừa phòng, chống đại dịch Covid-19, vừa phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội.

Một nỗ lực rất đáng ghi nhận nữa của tổ chức Công đoàn Thủ đô là công tác xây dựng tổ chức Đảng và phát triển đoàn viên, thành lập Công đoàn cơ sở trong doanh nghiệp ngoài khu vực Nhà nước theo tinh thần Nghị quyết 09-NQ/TU ngày 27/2/2012 của Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội. Trong 5 năm qua, các cấp Công đoàn Thủ đô đã thành lập mới 2.670 Công đoàn cơ sở doanh nghiệp ngoài khu vực Nhà nước với 191.434 đoàn viên, đạt 188% so với chỉ tiêu được giao. Thành ủy Hà Nội ghi nhận và đánh giá cao vai trò của tổ chức Công đoàn và phong trào CNVCLĐ Thủ đô trong 5 năm vừa qua.

Phóng viên: Bước vào nhiệm kỳ mới, Công đoàn Thủ đô sẽ có nhiều thuận lợi, thời cơ, song tình hình dự báo cũng gặp nhiều khó khăn, thách thức. Đồng chí có thể gợi mở định hướng hoạt động để tổ chức Công đoàn Thủ đô tiếp tục phát huy truyền thống, gặt hái thêm nhiều thành tích, qua đó góp phần xây dựng Thủ đô “Văn hiến - Văn minh - Hiện đại”?

Đồng chí Nguyễn Thị Tuyến: Hiện nay, trình độ chuyên môn tay nghề của CNVCLĐ Thủ đô đã có rất nhiều tiến bộ. Song cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư với hàng loạt những đột phá khoa học và tiến bộ công nghệ sẽ tác động sâu sắc đến sản xuất, đời sống, việc làm của người lao động. Cùng với việc Việt Nam ngày càng tham gia sâu rộng vào các Hiệp định tự do thế hệ mới, bên cạnh những thuận lợi, thời cơ chúng ta cũng phải đối mặt với không ít khó khăn, thách thức, tác động lớn tới việc làm, đời sống, quan hệ lao động và tổ chức Công đoàn. Chính vì vậy, Công đoàn phải không ngừng đổi mới và nỗ lực vươn lên, nâng cao chất lượng, phương thức, hiệu quả hoạt động, phát huy mạnh mẽ vai trò đại diện, chăm lo, bảo vệ cho CNVCLĐ, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp cách mạng trong giai đoạn mới.

Thành phố luôn đặt mục tiêu xây dựng đời sống văn hóa của công nhân gắn với xây dựng các thiết chế văn hóa, thể thao chất lượng, hiệu quả, từng bước cải thiện, nâng cao đời sống vật chất, văn hóa tinh thần cho công nhân lao động. Thúc đẩy việc xây dựng môi trường văn hóa doanh nghiệp, quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ. Trên cơ sở đó xây dựng đội ngũ công nhân có nếp sống văn hóa lành mạnh, có tác phong làm việc công nghiệp, năng suất, chất lượng và hiệu quả, góp phần xây dựng các doanh nghiệp nói riêng và thủ đô nói chung phát triển ổn định và bền vững.

Xây dựng, củng cố tổ chức Công đoàn thực sự phát huy vai trò là tổ chức chính trị - xã hội của người lao động, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả, hoạt động của cả hệ thống chính trị là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng trong giai đoạn hiện nay. Nhiệm kỳ mới, tôi mong muốn các cấp Công đoàn và công nhân lao động toàn Thành phố sát cánh cùng chính quyền đồng cấp chung sức, đồng lòng, tập trung phát triển sản xuất kinh doanh, nâng cao năng suất lao động, góp phần triển khai thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ của Thành phố góp phần xây dựng Thủ đô Hà Nội “Văn hiến - Văn minh - Hiện đại”.

Công đoàn phải chú trọng nâng cao nhận thức, bản lĩnh chính trị cho CNVCLĐ, nâng cao trình độ mọi mặt, ý thức, tác phong công nghiệp, kỷ luật lao động, kỹ năng nghề nghiệp. Tăng cường nắm bắt tình hình, diễn biến từ cơ sở để chủ động và phối hợp tổ chức tốt hơn, hiệu quả hơn các hoạt động, đặc biệt là các phong trào thi đua lao động giỏi, sáng kiến sáng tạo. Tăng cường giới thiệu để bồi dưỡng kết nạp vào Đảng những cán bộ, đoàn viên công đoàn ưu tú, xuất sắc.

Với kết quả đáng tự hào đã đạt được, bước sang nhiệm kỳ mới, tôi hy vọng rằng tổ chức Công đoàn Thủ đô sẽ tiếp tục đoàn kết, năng động, sáng tạo xây dựng giai cấp công nhân ngày càng lớn mạnh, nỗ lực phấn đấu, góp phần hoàn thành xuất sắc vai trò, sứ mệnh, xứng đáng là tổ chức chính trị - xã hội của giai cấp công nhân và của người lao động - lực lượng tiên phong, nòng cốt trong sự nghiệp xây dựng Thủ đô “Văn hiến - Văn minh - Hiện đại”, xứng đáng với kỳ vọng của nhân dân và tình cảm tin yêu của cả nước.

Phóng viên: Trân trọng cảm ơn đồng chí!

Nguyễn Công (Thực hiện)

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Chính thức triển khai tiêm vắc xin sốt xuất huyết tại Việt Nam

Chính thức triển khai tiêm vắc xin sốt xuất huyết tại Việt Nam

(LĐTĐ) Ngày 20/9, Hệ thống tiêm chủng VNVC chính thức ra mắt và triển khai tiêm vắc xin sốt xuất huyết của Takeda, Nhật Bản cho trẻ em từ 4 tuổi và người lớn tại gần 200 trung tâm hiện đại trên toàn quốc.
“Con quay Đại chiến VASI 2024”: Thúc đẩy bước tiến mới trong ngành công nghiệp chế tạo

“Con quay Đại chiến VASI 2024”: Thúc đẩy bước tiến mới trong ngành công nghiệp chế tạo

(LĐTĐ) Nằm trong khuôn khổ Triển lãm FBC ASEAN 2024, ngày 19/9 vừa qua, tại Trung tâm Triển lãm quốc tế I.C.E (Hà Nội), Hiệp hội Công nghiệp hỗ trợ Việt Nam (VASI) cùng các đối tác đã tổ chức cuộc thi “Con quay Đại chiến VASI 2024”. Cuộc thi được đánh giá là một sân chơi sáng tạo, thúc đẩy những bước tiến mới trong ngành công nghiệp chế tạo Việt Nam.
LĐLĐ quận Hoàng Mai thăm, tặng quà nhân dân bị ngập lụt tại Sơn Tây

LĐLĐ quận Hoàng Mai thăm, tặng quà nhân dân bị ngập lụt tại Sơn Tây

(LĐTĐ) Ngày 20/9, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thị xã Sơn Tây phối hợp cùng LĐLĐ quận Hoàng Mai đã tới thăm, tặng quà nhân dân bị ngập lụt do ảnh hưởng của cơn bão số 3 tại xã Xuân Sơn.
Giá vàng nhẫn xác lập kỷ lục mới ở mức trên 80 triệu đồng/lượng

Giá vàng nhẫn xác lập kỷ lục mới ở mức trên 80 triệu đồng/lượng

(LĐTĐ) Giá vàng nhẫn chiều nay (20/9) đã tăng 700 nghìn đồng mỗi lượng, lên từ 79,10 - 80,20 triệu đồng/lượng, đây là mức cao nhất từ trước đến nay.
Hà Nội: Tiếp nhận thêm hơn 1,4 tỷ đồng ủng hộ các tỉnh bị thiệt hại do bão lũ

Hà Nội: Tiếp nhận thêm hơn 1,4 tỷ đồng ủng hộ các tỉnh bị thiệt hại do bão lũ

(LĐTĐ) Ngày 20/9, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam thành phố Hà Nội tiếp tục nhận được sự hỗ trợ của các cơ quan, doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân với tổng số tiền hơn 1,4 tỷ đồng ủng hộ nhân dân bị thiệt hại do bão lũ.
Đầu tư khách sạn tại Đà Nẵng: Sự chuyển dịch chiến lược hướng đến khách hàng doanh nghiệp

Đầu tư khách sạn tại Đà Nẵng: Sự chuyển dịch chiến lược hướng đến khách hàng doanh nghiệp

(LĐTĐ) Thành phố biển miền Trung không chỉ là một điểm đến du lịch hấp dẫn, mà còn đang trở thành một trung tâm kinh tế quan trọng, thu hút lượng lớn doanh nhân và chuyên gia tới làm việc. Điều này đã khiến các chuỗi khách sạn, đặc biệt là những chuỗi nhắm vào phân khúc khách hàng doanh nghiệp (business), bắt đầu đưa Đà Nẵng vào danh sách ưu tiên đầu tư.
SHB giảm 50% tiền lãi cho khách hàng bị ảnh hưởng bão lũ

SHB giảm 50% tiền lãi cho khách hàng bị ảnh hưởng bão lũ

(LĐTĐ) SHB sẽ giảm bình quân 50% lãi suất phải trả trong thời gian tháng 9 - 12/2024 cho khách hàng doanh nghiệp và cá nhân bị ảnh hưởng bởi bão lũ. Đồng thời, Ngân hàng cấp gói tín dụng hỗ trợ khách hàng tái thiết, hồi phục sản xuất kinh doanh sau bão, lãi suất chỉ 4,5%/năm.

Tin khác

LĐLĐ quận Hoàng Mai thăm, tặng quà nhân dân bị ngập lụt tại Sơn Tây

LĐLĐ quận Hoàng Mai thăm, tặng quà nhân dân bị ngập lụt tại Sơn Tây

(LĐTĐ) Ngày 20/9, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thị xã Sơn Tây phối hợp cùng LĐLĐ quận Hoàng Mai đã tới thăm, tặng quà nhân dân bị ngập lụt do ảnh hưởng của cơn bão số 3 tại xã Xuân Sơn.
Lan tỏa tinh thần đoàn kết với "Bữa cơm Công đoàn"

Lan tỏa tinh thần đoàn kết với "Bữa cơm Công đoàn"

(LĐTĐ) Trong không khí thân mật và ấm áp, Công đoàn Trường Mầm non Đông Ngạc A (thuộc Liên đoàn Lao động quận Bắc Từ Liêm) đã tổ chức "Bữa cơm Công đoàn" với sự tham gia của 80 cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường.
Công đoàn chung tay hỗ trợ các gia đình bị ảnh hưởng bởi bão số 3

Công đoàn chung tay hỗ trợ các gia đình bị ảnh hưởng bởi bão số 3

(LĐTĐ) Được sự chỉ đạo trực tiếp của Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Hà Đông, trong 2 ngày (18 - 19/9), Công đoàn một số trường Trung học cơ sở (THCS), Tiểu học trên địa bàn quận Hà Đông đã đến thăm, tặng quà các gia đình học sinh, đoàn viên công đoàn, người dân bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3 và hoàn lưu cơn bão gây ra với số tiền hỗ trợ là 63 triệu đồng.
Ban Chấp hành LĐLĐ quận Hoàn Kiếm khóa XIX, tổ chức kỳ họp thứ 6

Ban Chấp hành LĐLĐ quận Hoàn Kiếm khóa XIX, tổ chức kỳ họp thứ 6

(LĐTĐ) Ngày 19/9 tại trụ sở, Ban Chấp hành Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Hoàn Kiếm khóa XIX nhiệm kỳ 2023-2028 đã tổ chức kỳ họp thứ 6, để đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ công tác công đoàn quận 9 tháng năm 2024, đề ra phương hướng nhiệm vụ 3 tháng cuối năm. Đồng chí Lê Hoàng Thủy Vân, Quận ủy viên, Chủ tịch LĐLĐ quận chủ trì hội nghị.
Công đoàn ngành Dệt - May Hà Nội kịp thời hỗ trợ đoàn viên bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3

Công đoàn ngành Dệt - May Hà Nội kịp thời hỗ trợ đoàn viên bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3

(LĐTĐ) Trước những ảnh hưởng của cơn bão số 3 tớiđời sống của đoàn viên Công đoàn, người lao động, Công đoàn ngành Dệt - May Hà Nội đã có sự thăm hỏi, hỗ trợ, động viên kịp thời.
LĐLĐ Ứng Hòa: Tăng cường giám sát việc thực hiện pháp luật, chính sách liên quan đến CNVCLĐ

LĐLĐ Ứng Hòa: Tăng cường giám sát việc thực hiện pháp luật, chính sách liên quan đến CNVCLĐ

(LĐTĐ) Bám sát sự chỉ đạo của Thường trực Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội, Thường trực Huyện ủy Ứng Hoà và thực hiện chương trình công tác công đoàn năm 2024, Ban Thường vụ LĐLĐ huyện đã chỉ đạo có hiệu quả phong trào công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) và hoạt động công đoàn 9 tháng đầu năm 2024.
LĐLĐ huyện Phú Xuyên tổ chức hội nghị sơ kết phong trào thi đua trong CNVCLĐ

LĐLĐ huyện Phú Xuyên tổ chức hội nghị sơ kết phong trào thi đua trong CNVCLĐ

(LĐTĐ) Sáng 19/9, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Phú Xuyên tổ chức hội nghị Ban Chấp hành LĐLĐ huyện khoá XI, nhiệm kỳ 2023 - 2028; sơ kết phong trào thi đua trong công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) và hoạt động công đoàn 9 tháng đầu năm, phương hướng nhiệm vụ 3 tháng cuối năm 2024.
Ra mắt Công đoàn Trường liên cấp Marie Curie Long Biên với 127 đoàn viên

Ra mắt Công đoàn Trường liên cấp Marie Curie Long Biên với 127 đoàn viên

(LĐTĐ) Sáng nay (19/9), Liên đoàn Lao động quận (LĐLĐ) Long Biên đã công bố Quyết định thành lập Công đoàn Trường liên cấp Marie Curie Long Biên, với Ban Chấp hành Công đoàn lâm thời gồm 7 ủy viên và 127 đoàn viên công đoàn.
Đoàn viên thị xã Sơn Tây nhận hỗ trợ “Mái ấm Công đoàn”

Đoàn viên thị xã Sơn Tây nhận hỗ trợ “Mái ấm Công đoàn”

(LĐTĐ) Ngày 19/9, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội đã tổ chức trao hỗ trợ “Mái ấm Công đoàn” cho đoàn viên Trần Thị Kiểm - Công đoàn Công ty Cổ phần K.I.P Việt Nam, thuộc LĐLĐ thị xã Sơn Tây. Dự chương trình có đồng chí Lê Đình Hùng - Ủy viên Ban Chấp hành Tổng LĐLĐ Việt Nam, Phó Chủ tịch Thường trực LĐLĐ thành phố Hà Nội và đồng chí Hứa Đức Tuấn - Chủ tịch LĐLĐ thị xã Sơn Tây.
“Xây dựng nếp sống văn hóa công nghiệp”: Vì sự lớn mạnh công nhân Thủ đô trong kỷ nguyên số

“Xây dựng nếp sống văn hóa công nghiệp”: Vì sự lớn mạnh công nhân Thủ đô trong kỷ nguyên số

(LĐTĐ) Các cấp Công đoàn Thủ đô đã và đang chú trọng triển khai cuộc vận động “Xây dựng nếp sống văn hóa công nghiệp” trong công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) và phong trào xây dựng “Cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa” với nhiều cách làm sáng tạo, phong phú, có trọng tâm, trọng điểm. Từ đó, góp phần đẩy mạnh phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”.
Xem thêm
Phiên bản di động