Yêu thương trẻ bằng cả tấm lòng

(LĐTĐ) Hơn 14 năm gắn bó với nghề “cô nuôi dạy trẻ”, đối với cô giáo Đặng Thị Thu Trang (Trường Mầm non Hoàng Văn Thụ, quận Hoàng Mai, Hà Nội), điều khiến cô tự hào nhất không phải là những giải thưởng mà chính là tình yêu của học trò. Cô hạnh phúc khi được may mắn là người đồng hành cùng các em từ những bước đi đầu tiên trong cuộc đời.
Cô giáo trẻ ươm mầm cho những tài năng âm nhạc Người thầy “chạm tới trái tim học trò” Vẹn chữ “tâm” của một cô giáo

“Thổi hồn” vào từng tiết học

Ngay từ khi ước mơ làm giáo viên mầm non trở thành hiện thực, cô giáo Đặng Thị Thu Trang đã không ngừng học hỏi, tích cực khắc phục khó khăn, đi đầu trong các cuộc vận động đổi mới phương pháp dạy và học. Đặc biệt, cô đã tự nghiên cứu và tiếp cận được phương pháp giáo dục sơ đồ tư duy để dạy trẻ mầm non.

Cô giáo Đặng Thị Thu Trang áp dụng sơ đồ tư duy để nâng cao công tác chăm sóc, giáo dục trẻ mầm non. (Ảnh: P.T)
Cô giáo Đặng Thị Thu Trang áp dụng sơ đồ tư duy để nâng cao công tác chăm sóc, giáo dục trẻ mầm non. (Ảnh: P.T)

Cô Trang cho biết, trong quá trình giảng dạy, bản thân cô nhiều lần tự đặt ra câu hỏi: Trẻ em lứa tuổi mầm non có thể tiếp cận phương pháp sơ đồ tư duy hay không? Làm thế nào để trẻ tiếp cận với phương pháp sơ đồ tư duy khi trẻ chưa biết chữ? Làm sao để trẻ có thể đạt được các yêu cầu cuối độ tuổi về kiến thức, kỹ năng?

“Mặc dù các cấp học khác đã ứng dụng phương pháp này rất hiệu quả, song ở cấp học mầm non hiện nay, hầu như chưa có trường, lớp nào triển khai phương pháp sơ đồ tư duy. Sau khi tham khảo các tài liệu, tôi quyết định “Ứng dụng phương pháp sơ đồ tư duy cho trẻ (MindMap for kid) trong đổi mới hình tổ chức các hoạt động giáo dục cho trẻ lứa tuổi mẫu giáo 4 - 5 tuổi””, cô Trang chia sẻ.

Từ khởi đầu này, cô đã nghiên cứu cách sử dụng phần mềm iMindmap8 để thiết kế những sơ đồ tư duy sinh động nhằm thu hút sự chú ý, củng cố, ôn luyện kiến thức cho trẻ sau mỗi bài học. Bước đầu, phương pháp đã thu được những kết quả đáng tự hào về sự hứng thú cũng như chất lượng tiếp thu bài học của trẻ trên lớp.

Cũng theo cô Trang, các cấp học khác chỉ cần sử dụng phần mềm vẽ sơ đồ tư duy và chèn chữ cho từng nhánh là có thể hoàn thành. Còn trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi hay trẻ mầm non nói chung thì chưa biết đọc, biết viết; đặc điểm tư duy của trẻ là kiểu tư duy trực quan - hình tượng. Vì vậy, khi thiết kế xong sơ đồ tư duy, cô đã tạo thêm các khoảng trống ở tất cả các nhánh để chèn hình ảnh minh họa, các ký hiệu dễ hiểu nhất với trẻ, đồng thời lựa chọn các từ đơn giản bên cạnh các hình ảnh để giúp trẻ bước đầu làm quen với chữ cái.

Cô giáo Đặng Thị Thu Trang và học sinh Trường mầm non Hoàng Văn Thụ. (Ảnh: P.T)
Cô giáo Đặng Thị Thu Trang và học sinh Trường mầm non Hoàng Văn Thụ. (Ảnh: P.T)

Nhớ lại thời gian đầu triển khai áp dụng sáng kiến trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 bùng phát khiến trẻ mầm non phải nghỉ học suốt thời gian dài, cô giáo Đặng Thị Thu Trang cho biết: “Thực hiện giáo dục kết nối tới cha mẹ trẻ và trẻ, tôi đã tiến hành xây dựng các video hoạt động gửi đến trẻ 2 lần 1 tuần thông qua các kênh liên lạc như Zalo, Facebook, Zoom, trang thông tin điện tử của trường, lớp.

Tuy nhiên, việc lựa chọn nội dung và hình thức để hiệu quả với trẻ tương đối khó. Chính vì vậy, tôi đã tiếp tục lựa chọn phương pháp sơ đồ tư duy, thiết kế các bài học về phòng, chống dịch bệnh, tăng cường sức khỏe trong mùa dịch dựa trên từng đặc điểm phát triển của trẻ theo các giai đoạn tuân thủ nguyên tắc giáo dục đi từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp”.

Với có sự chuẩn bị kỹ lưỡng, ngay khi trở lại trường vào ngày 13/4/2022, trẻ không còn bỡ ngỡ với phương pháp sơ đồ tư duy. Trong 2 tháng cuối năm học 2021-2022, cùng với việc ôn luyện và bổ sung kiến thức cho trẻ, cô đã hướng dẫn trẻ các kỹ năng vẽ hình bằng các đường nét cơ bản, giúp trẻ có thể tự miêu tả suy nghĩ của mình bằng hình ảnh.

Dưới sự hướng dẫn của cô, trẻ đã biết tự tổng hợp kiến thức qua sơ đồ tư duy bằng cách bổ sung các hình ảnh minh họa còn thiếu ở các nhánh. Nhiệm vụ của trẻ là vẽ, tô, cắt, xé dán các hình ảnh tương ứng bổ sung vào sơ đồ tư duy. Trên nền tảng đó, trẻ cũng sáng tạo ra các sơ đồ tư duy cho riêng trẻ một cách dễ dàng hơn.

Nhân rộng sáng kiến

Chị Trần Thúy Phượng (phụ huynh em Trần Tiến Minh) chia sẻ: “Khi lần đầu tiên đưa sơ đồ tư duy vào môn học Khám phá, trẻ trong lớp đã vô cùng thích thú. Khi mỗi nhánh của sơ đồ tư duy xuất hiện là tương ứng với từng nội dung kiến thức mà trẻ đã học lần lượt hiện ra, con hào hứng ví von nó giống như những tia pháo hoa được bắn ra trong đêm giao thừa, hay râu của những chú bạch tuộc. Học cô Trang, con rất vui và tiến bộ từng ngày”.

Điều khiến cô giáo Đặng Thị Thu Trang tự hào nhất không phải là những giải thưởng mà chính là tình yêu của học trò. (Ảnh: P.T)
Điều khiến cô giáo Đặng Thị Thu Trang tự hào nhất không phải là những giải thưởng mà chính là tình yêu của học trò. (Ảnh: P.T)

Năm học 2022-2023, cô giáo Đặng Thị Thu Trang tiếp tục đồng hành với chính học sinh của lớp mình ở lứa tuổi lớn hơn. Với những kết quả thu được của năm học trước, học trò lại cùng cô mở rộng ứng dụng sơ đồ tư duy trong các hoạt động phù hợp với lứa tuổi, được tham gia thiết kế sơ đồ tư duy và tự sáng tạo sơ đồ tư duy theo cách riêng.

Mới đầu khi mang ý tưởng này ra trao đổi với giáo viên cùng lớp và trong tổ chuyên môn, nhiều giáo viên bày tỏ băn khoăn bởi sơ đồ tư duy là một phương pháp học tập quá mới đối với giáo dục mầm non. Tuy nhiên, cô Trang đã dần thuyết phục được đội ngũ giáo viên nhà trường bằng những sản phẩm thiết kế sơ đồ tư duy của mình và kết quả ứng dụng trên trẻ đã mang lại.

Hiện nay, các video chia sẻ cách thiết kế sơ đồ tư duy trên phần mềm iMindmap8 và ứng dụng sơ đồ tư duy vào dạy trẻ của cô Trang trên kênh YouTube nhận được số lượng truy cập rất cao. Trên tất cả các trang website của các lớp đều đã triển khai phương pháp sơ đồ tư duy và nhận được sự yêu thích, ủng hộ nhiệt tình của trẻ và cha mẹ trẻ. Ngoài bộ môn Khám phá với 18 sơ đồ tư duy, cô Trang cũng đã thiết kế 12 sơ đồ tư duy ở các môn học khác trong tất cả các lĩnh vực phát triển của trẻ.

Nhận xét về đồng nghiệp, cô giáo Vũ Thị Thu Hương (Hiệu trưởng Trường Mầm non Hoàng Văn Thụ) cho biết: “Cô giáo Đặng Thị Thu Trang luôn gương mẫu, đi đầu, có trách nhiệm cao trong công việc, luôn sáng tạo, linh hoạt đổi mới hình thức tổ chức trong dạy học cho trẻ. Đặc biệt cô còn rất tích cực tham gia phong trào văn hoá văn nghệ của nhà trường, của quận Hoàng Mai, được mệnh danh là “chim sơn ca” của Trường Mầm non Hoàng Văn Thụ”.

Trong quá trình công tác, cô giáo Đặng Thị Thu Trang đã đạt nhiều thành tích như: Liên tục đạt danh hiệu Giáo viên dạy giỏi, Chiến sĩ thi đua cấp cơ sở; sáng kiến kinh nghiệm đạt giải C cấp Thành phố năm học 2016-2017; giải Khuyến khích Hội thi tuyên truyền quy tắc ứng xử cấp Quận; giải Nhất, Nhì trong các Hội diễn văn hóa văn nghệ chào mừng Ngày thành lập quận Hoàng Mai, Hội thi “Tiếng hát thầy và trò”; đạt giải trong các kỳ thi công nghệ thông tin cấp Quận.

Đặc biệt, vừa qua, cô vinh dự là 1 trong 40 nhà giáo, đại diện cho hàng chục nghìn nhà giáo Thủ đô được trao Giải thưởng “Nhà giáo Hà Nội tâm huyết, sáng tạo” lần thứ 6.

T.P

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Gần 1.000 người hưởng ứng hiến máu Ngày Chủ nhật đỏ cùng Amway Việt Nam

Gần 1.000 người hưởng ứng hiến máu Ngày Chủ nhật đỏ cùng Amway Việt Nam

(LĐTĐ) Amway Việt Nam tiếp tục phối hợp với báo Tiền Phong và Bệnh viện Quân y 175 tổ chức chương trình hiến máu Chủ nhật đỏ tại Amway Center Thành phố Hồ Chí Minh. Sự kiện thu hút gần 1.000 nhân viên, nhà phân phối và khách hàng của Amway tham gia, đóng góp hơn 400 đơn vị máu vào quỹ máu của bệnh viện, bệnh xá Đảo Trường Sa.
Ban Vận động cứu trợ Trung ương đã tiếp nhận 1.628 tỷ đồng từ các tập thể, cá nhân

Ban Vận động cứu trợ Trung ương đã tiếp nhận 1.628 tỷ đồng từ các tập thể, cá nhân

(LĐTĐ) Tính đến 17h ngày 20/9, tài khoản của Ban Vận động cứu trợ Trung ương đã tiếp nhận tổng số tiền ủng hộ là 1.628 tỷ đồng từ các tập thể, cá nhân trong và ngoài nước.
Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc bắt đầu từ tư duy và hành động

Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc bắt đầu từ tư duy và hành động

(LĐTĐ) Nhìn lại hơn 4.000 năm lịch sử, đặc biệt kể từ khi Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Bản Tuyên ngôn Độc lập ngày 2/9/1945 khai sinh ra Nhà nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa đến nay dân tộc ta đã giành được nhiều thành tựu: Giải phóng dân tộc; thống nhất đất nước; bảo vệ toàn vẹn chủ quyền lãnh thổ; tạo môi trường hòa bình, hữu nghị, hợp tác, nâng tầm vị thế Việt Nam trên trường quốc tế; hội nhập toàn diện vào kinh tế toàn cầu và quy mô nền kinh tế ngày càng lớn; đời sống nhân dân ngày càng ấm no, hạnh phúc.
Khơi dậy tình yêu và khát vọng phát triển Thủ đô

Khơi dậy tình yêu và khát vọng phát triển Thủ đô

(LĐTĐ) Chiều 20/9, tại Trường THPT Việt Đức, Báo Hànộimới đã tổ chức buổi Gặp mặt, giao lưu trực tuyến nhân chứng lịch sử với chủ đề "Hà Nội, 70 năm dựng xây và phát triển".
Chính thức triển khai tiêm vắc xin sốt xuất huyết tại Việt Nam

Chính thức triển khai tiêm vắc xin sốt xuất huyết tại Việt Nam

(LĐTĐ) Ngày 20/9, Hệ thống tiêm chủng VNVC chính thức ra mắt và triển khai tiêm vắc xin sốt xuất huyết của Takeda, Nhật Bản cho trẻ em từ 4 tuổi và người lớn tại gần 200 trung tâm hiện đại trên toàn quốc.
“Con quay Đại chiến VASI 2024”: Thúc đẩy bước tiến mới trong ngành công nghiệp chế tạo

“Con quay Đại chiến VASI 2024”: Thúc đẩy bước tiến mới trong ngành công nghiệp chế tạo

(LĐTĐ) Nằm trong khuôn khổ Triển lãm FBC ASEAN 2024, ngày 19/9 vừa qua, tại Trung tâm Triển lãm quốc tế I.C.E (Hà Nội), Hiệp hội Công nghiệp hỗ trợ Việt Nam (VASI) cùng các đối tác đã tổ chức cuộc thi “Con quay Đại chiến VASI 2024”. Cuộc thi được đánh giá là một sân chơi sáng tạo, thúc đẩy những bước tiến mới trong ngành công nghiệp chế tạo Việt Nam.
LĐLĐ quận Hoàng Mai thăm, tặng quà nhân dân bị ngập lụt tại Sơn Tây

LĐLĐ quận Hoàng Mai thăm, tặng quà nhân dân bị ngập lụt tại Sơn Tây

(LĐTĐ) Ngày 20/9, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thị xã Sơn Tây phối hợp cùng LĐLĐ quận Hoàng Mai đã tới thăm, tặng quà nhân dân bị ngập lụt do ảnh hưởng của cơn bão số 3 tại xã Xuân Sơn.

Tin khác

26 trường học ở Hà Nội chưa thể đón học sinh trở lại học trực tiếp

26 trường học ở Hà Nội chưa thể đón học sinh trở lại học trực tiếp

(LĐTĐ) Hôm nay (19/9), toàn thành phố Hà Nội còn 26 trường học chưa thể đón học sinh đến trường học tập trực tiếp trở lại, chủ yếu ở huyện Chương Mỹ.
Thực hiện các giải pháp dạy học linh hoạt, phù hợp với điều kiện thực tiễn

Thực hiện các giải pháp dạy học linh hoạt, phù hợp với điều kiện thực tiễn

(LĐTĐ) Để bảo đảm duy trì việc học cho tất cả học sinh và hoàn thành chương trình năm học theo kế hoạch, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) đề nghị các Sở GD&ĐT chỉ đạo các nhà trường thực hiện các giải pháp dạy học linh hoạt, phù hợp với điều kiện thực tiễn.
Ngành giáo dục chủ động ứng phó với bão số 4

Ngành giáo dục chủ động ứng phó với bão số 4

(LĐTĐ) Để chủ động ứng phó với bão số 4, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) đề nghị Giám đốc Sở GD&ĐT một số tỉnh, thành phố theo dõi chặt chẽ diễn biến của bão; trực ban 24/24 giờ; thường xuyên cập nhật thông tin từ các cơ quan chức năng, lực lượng cứu hộ và chính quyền địa phương để có phương án ứng phó kịp thời.
Gom yêu thương gửi học sinh vùng lũ

Gom yêu thương gửi học sinh vùng lũ

(LĐTĐ) Trước những thiệt hại nặng nề cả về người và tài sản mà nhiều địa phương đang gặp phải, nhiều trường học trên địa bàn thành phố Hà Nội đã và đang triển khai các hoạt động quyên góp sách vở, đồ dùng học tập, quần áo... để gửi về vùng bị ảnh hưởng bởi bão lũ.
Thăm, tặng quà các trường học trên địa bàn Quốc Oai, Sơn Tây bị ngập lụt

Thăm, tặng quà các trường học trên địa bàn Quốc Oai, Sơn Tây bị ngập lụt

(LĐTĐ) Hàng trăm suất quà đã được Công đoàn ngành Giáo dục Hà Nội cùng Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội gửi tới học sinh một số trường học trên địa bàn thị xã Sơn Tây và huyện Quốc Oai bị ngập lụt do ảnh hưởng của bão số 3.
Xem xét hỗ trợ học phí cho học sinh tại vùng bị ảnh hưởng bởi bão lũ

Xem xét hỗ trợ học phí cho học sinh tại vùng bị ảnh hưởng bởi bão lũ

(LĐTĐ) Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) đề nghị Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố tiếp tục căn cứ mức độ thiệt hại của người dân, xem xét, quyết định hỗ trợ học phí, không thu học phí đối với trẻ em mầm non, học sinh phổ thông theo thẩm quyền và các quy định của pháp luật hiện hành để chia sẻ, hỗ trợ phụ huynh và học sinh, đặc biệt đối với học sinh vùng bị ảnh hưởng bởi bão lũ, thiên tai.
Đề nghị miễn, giảm học phí và hỗ trợ tài chính sinh viên bị thiệt hại sau cơn bão số 3

Đề nghị miễn, giảm học phí và hỗ trợ tài chính sinh viên bị thiệt hại sau cơn bão số 3

(LĐTĐ) Để tiếp tục hỗ trợ sinh viên bị ảnh hưởng bởi bão lũ sớm ổn định việc học tập, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) đề nghị các cơ sở giáo dục đại học, các trường cao đẳng sư phạm quan tâm, ưu tiên bố trí nguồn lực thực hiện việc miễn, giảm học phí và có các chế độ hỗ trợ tài chính phù hợp với hoàn cảnh của từng sinh viên.
Hà Nội vẫn còn 59 trường học chưa thể đón học sinh đi học trực tiếp

Hà Nội vẫn còn 59 trường học chưa thể đón học sinh đi học trực tiếp

(LĐTĐ) Hôm nay (17/9), toàn thành phố Hà Nội còn 59 trường học chưa thể đón học sinh đến truờng học trực tiếp trở lại, giảm 2 trường so với hôm qua.
Tặng quà Trung thu cho 150 học sinh trường chuyên biệt

Tặng quà Trung thu cho 150 học sinh trường chuyên biệt

(LĐTĐ) 150 học sinh có hoàn cảnh khó khăn đang học tập tại 3 trường chuyên biệt của thành phố Hà Nội (Trường Tiểu học Bình Minh, Trường Phổ thông cơ sở Xã Đàn và Trường Phổ thông cơ sở Nguyễn Đình Chiểu) đã được nhận quà nhân dịp Tết Trung thu.
Ngành Giáo dục khẩn trương khắc phục hậu quả sau bão lũ

Ngành Giáo dục khẩn trương khắc phục hậu quả sau bão lũ

(LĐTĐ) Những ngày qua, ngành Giáo dục đã nhanh chóng triển khai nhiều biện pháp ứng phó và khắc phục nhằm ổn định lại hoạt động dạy - học tại các địa phương bị ảnh hưởng do bão, chỉ cho học sinh đến trường khi bảo đảm an toàn.
Xem thêm
Phiên bản di động