130.000 căn hộ nhà ở xã hội, nhà ở công nhân sẽ phải hoàn thành trong năm nay

Năm 2024 sẽ hoành thành khoảng 130 nghìn căn hộ nhà ở xã hội, nhà ở công nhân là mục tiêu mà Bộ Xây dựng đặt ra.
TP.HCM: Cả năm không có dự án nhà ở xã hội nào hoàn thành “Luồng gió mới” nhà ở cho công nhân 32 trường hợp Nhà nước thu hồi đất để phát triển kinh tế - xã hội theo luật mới

Những cột mốc quan trọng

Ngày 22/2, Bộ Xây dựng tổ chức Hội nghị triển khai Đề án “Đầu tư xây dựng ít nhất 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp giai đoạn 2021-2030” trong năm 2024. Theo đánh giá của Bộ Xây dựng, kế hoạch triển khai nhà ở xã hội tại nhiều địa phương chưa đáp ứng nhu cầu thực tế.

Phát biểu khai mạc Hội nghị, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị cho biết, đây là Hội nghị có ý nghĩa rất quan trọng và thiết thực để đánh giá lại quá trình triển khai Đề án trong thời gian qua, nhận diện khó khăn, thách thức, xác định giải pháp tháo gỡ nhằm thúc đẩy triển khai Đề án trong năm 2024, trong bối cảnh Đề án đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và đi vào triển khai thực hiện với nhiều kỳ vọng.

130.000 căn hộ nhà ở xã hội, nhà ở công nhân sẽ phải hoàn thành trong năm nay
Hội nghị trực tuyến toàn quốc triển khai Đề án "Đầu tư xây dựng ít nhất 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp giai đoạn 2021-2030". (Ảnh:VGP/Toàn Thắng)

Tại Hội nghị, Lãnh đạo Bộ Xây dựng đã báo cáo việc triển khai, thực hiện Đề án “Đầu tư xây dựng ít nhất 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp giai đoạn 2021-2030”. Nhìn chung, việc thực hiện Đề án đã đạt được những dấu mốc quan trọng.

Năm 2024, Nghị quyết số 01/NQ-CP của Chính phủ về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2024 đã yêu cầu đẩy mạnh phát triển nhà ở xã hội, nhà ở công nhân; nỗ lực phấn đấu hoàn thành khoảng 130 nghìn căn hộ. Đây cũng là yêu cầu và mục tiêu rất cao, đòi hỏi các Bộ ngành và địa phương bám sát và thực hiện nghiêm túc, quyết liệt hơn nữa các nhiệm vụ Đề án đã đề ra, đặc biệt là rà soát quy hoạch, bố trí quỹ đất, cải cách thủ tục hành chính… cho các dự án nhà ở xã hội.

Cụ thể, về xây dựng chính sách, trong năm 2023, Chính phủ đã trình và được Quốc hội thông qua Luật Nhà ở số 27/2023/QH15, Luật Đất đai sửa đổi cùng với nhiều văn bản quy phạm pháp luật có liên quan với nhiều nội dung mới, tháo gỡ nhiều khó khăn, vướng mắc trong thực tiễn. Đặc biệt là tháo gỡ tồn tại, vướng mắc để thúc đẩy nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân. Các chính sách mới này, cùng với Chiến lược phát triển nhà ở Quốc gia và các Chương trình hỗ trợ xây dựng mới, cải tạo nhà ở cho các đối tượng chính sách theo các quyết định của Thủ tướng Chính phủ chắc chắn sẽ tạo ra hành lang pháp lý đầy đủ hơn, đảm bảo hỗ trợ và khuyến khích các doanh nghiệp tham gia phát triển nhà ở xã hội, nhà ở công nhân.

Về tình hình thực hiện Đề án, qua tổng hợp báo cáo của các địa phương, trên địa bàn cả nước đã quy hoạch 1.249 khu đất với quy mô 8.390ha làm nhà ở xã hội, như vậy so với báo cáo năm 2020 (3.359ha) thì diện tích đất phát triển nhà ở xã hội đến nay đã tăng thêm 5.031ha.

Theo đó, một số địa phương quan tâm đến việc quy hoạch quỹ đất phát triển nhà ở xã hội như: Đồng Nai 1.063ha, thành phố Hồ Chí Minh 608ha, Long An 577ha, Hải Phòng 471ha, Hà Nội 412ha. Tuy nhiên, còn một số địa phương chưa quy hoạch bố trí quỹ đất nhà ở xã hội như: Ninh Bình, Lai Châu, Nghệ An, Ninh Thuận, Đồng Tháp.

Về kết quả triển khai thực hiện dự án nhà ở xã hội trong giai đoạn từ năm 2021 đến hết năm 2023, trên địa bàn cả nước có 499 dự án nhà ở xã hội đã được triển khai với quy mô 411.250 căn. Trong đó: Số lượng dự án hoàn thành là 71, với quy mô 37.868 căn; số lượng dự án đã khởi công xây dựng là 127, với quy mô 107.896 căn; số lượng dự án đã được chấp thuận chủ trương đầu tư là 301, với quy mô 265.486 căn.

Nhiều địa phương đã tích cực trong việc thu hút đầu tư, thúc đẩy khởi công xây dựng nhà ở xã hội như: tỉnh Bắc Ninh 15 dự án, 6.000 căn; Bắc Giang 5 dự án, 12.475 căn; Hải Phòng 07 dự án, 11.678 căn; Bình Dương 7 dự án, 6.557 căn; Đồng Nai 8 dự án, 9.074 căn; Bình dương 7 dự án, 6.557 căn; Thanh Hóa 9 dự án, 4.948 căn....

Tập trung và quyết liệt giải quyết

Từ thực tế triển khai các dự án nhà ở xã hội trong thời gian qua, lãnh đạo Bộ Xây dựng cũng thẳng thắng thừa nhận, bên cạnh nhiều địa phương đang tập trung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc để đẩy nhanh tiến độ thực hiện mục tiêu được Chính phủ giao vẫn còn một số hạn chế, vướng mắc khi thực hiện Đề án.

130.000 căn hộ nhà ở xã hội, nhà ở công nhân sẽ phải hoàn thành trong năm nay
Qua tổng hợp báo cáo của các địa phương, trên địa bàn cả nước đã quy hoạch 1.249 khu đất với quy mô 8.390ha làm nhà ở xã hội, như vậy so với báo cáo năm 2020 (3.359ha) thì diện tích đất phát triển nhà ở xã hội đến nay đã tăng thêm 5.031ha.

Trước hết, đó là cơ chế, chính sách phát triển nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân còn chưa đáp ứng nhu cầu thực tiễn, chưa được bổ sung, sửa đổi kịp thời trong giai đoạn đầu của Đề án. Luật Nhà ở số 27/2023/QH15 và Luật Kinh doanh bất động sản số 29/2023/QH15 đã được Quốc hội khóa XV thông qua tại kỳ họp thứ 6, đã có thêm các chính sách ưu đãi chủ đầu tư dự án đầu tư xây dựng nhà ở xã hội; đơn giản thủ tục và các điều kiện để được mua, thuê, thuê mua nhà ở xã hội... Tuy nhiên, đến ngày 1/1/2025 mới có hiệu lực thi hành.

Thứ hai, nhiều địa phương chưa quan tâm phát triển nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân, người lao động khu công nghiệp; chưa đưa các chỉ tiêu phát triển nhà ở, đặc biệt là chỉ tiêu phát triển nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm và hàng năm; chưa xác định rõ quỹ đất cho phát triển nhà ở xã hội trong quy hoạch đô thị, khu công nghiệp; chưa ban hành kế hoạch triển khai Đề án để đảm bảo hoàn thành mục tiêu đề ra.

Với gói tín dụng ưu đãi 120.000 tỷ đồng, hiện nay đã có 28 tỉnh công bố danh mục 68 dự án đủ điều kiện vay theo Chương trình tín dụng 120.000 tỷ đồng với nhu cầu vay vốn hơn 30.000 tỷ đồng. Tính đến thời điểm hiện tại, đã có 6 dự án nhà ở xã hội tại 5 địa phương được giải ngân với số vốn khoảng 415 tỷ đồng.

Thậm chí, có nhiều dự án đã được chấp thuận chủ trương đầu tư trong giai đoạn vừa qua nhưng chưa quan tâm trong việc lựa chọn chủ đầu tư dự án để triển khai đầu tư xây dựng; một số dự án nhà ở xã hội đã khởi công nhưng các doanh nghiệp không triển khai thi công hoặc thi công chậm tiến độ. Việc cải cách thủ tục hành chính; ban hành các cơ chế khuyến khích, ưu đãi thêm của địa phương để kêu gọi các thành phần kinh tế tham gia đầu tư phát triển nhà ở xã hội còn hạn chế. Cùng với đó là việc giải ngân gói tín dụng ưu đãi 120 nghìn tỷ đồng còn chậm so với mong muốn và nhu cầu thực tiễn của các doanh nghiệp đầu tư nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân.

Để triển khai hiệu quả 130 nghìn căn hộ nhà ở xã hội trong năm nay, cùng với việc thúc đẩy giải ngân gói 120 nghìn tỷ đồng đạt kết quả tốt hơn, thời gian tới, Bộ Xây dựng sẽ cùng các bộ, ngành, địa phương tập trung xây dựng các nghị định hướng dẫn Luật Nhà ở số 27/2023/QH15 để tháo gỡ các vướng mắc về cơ chế, chính sách, pháp luật, triển khai hiệu quả, thúc đẩy phát triển nhà ở xã hội.

Song song với đó, Bộ Xây dựng cũng sẽ phối hợp với các bộ, ngành liên quan để góp ý xây dựng các Nghị định hướng dẫn Luật Kinh doanh Bất động sản, Luật Đất đai và Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi); đồng thời sửa đổi pháp luật về thuế để đồng bộ với Luật Nhà ở (sửa đổi) về các cơ chế chính sách nhà ở xã hội.

Tuấn Dũng

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Công khai và linh hoạt trong lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính phường

Công khai và linh hoạt trong lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính phường

Nhằm triển khai thực hiện công tác sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn thành phố Hà Nội đạt hiệu quả cao, trong các ngày 18, 19 và 20/4, toàn quận Hai Bà Trưng đẩy mạnh tuyên truyền, công khai đến tận các tổ dân phố về phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp cơ sở trên địa bàn quận, bằng nhiều hình thức phong phú.
Lấy ý kiến về một phường đặc biệt ở khu vực ngoài đê nội thành Hà Nội

Lấy ý kiến về một phường đặc biệt ở khu vực ngoài đê nội thành Hà Nội

Phường này dự kiến có tên là phường Hồng Hà. Phường hình thành từ diện tích một phần hoặc toàn bộ của nhiều phường thuộc địa bàn 5 quận của Hà Nội gồm Tây Hồ, Ba Đình, Hoàn Kiếm, Long Biên, Hai Bà Trưng; kéo dài từ cầu Nhật Tân đến cầu Vĩnh Tuy.
Nhận định Leicester vs Liverpool: Khác biệt từ hai đầu bảng xếp hạng

Nhận định Leicester vs Liverpool: Khác biệt từ hai đầu bảng xếp hạng

Trận đấu giữa Leicester vs Liverpool diễn ra vào lúc 22h30 ngày 20/4 trong khuôn khổ vòng 33 giải Premier League 2024/25. Cuộc đối đầu giữa hai đội bóng tại vòng 33 Premier League 2024/25 mang ý nghĩa trái ngược nhau. Một chiến thắng thuyết phục cho Liverpool không chỉ giúp họ tiến gần hơn đến chức vô địch, mà còn có thể là “bản án tử” cho số phận của Leicester tại Premier League.
Kết luận của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về chuẩn bị các hồ sơ sửa đổi Hiến pháp

Kết luận của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về chuẩn bị các hồ sơ sửa đổi Hiến pháp

Tổng Thư ký Quốc hội Lê Quang Tùng vừa ký ban hành Kết luận của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc chuẩn bị các hồ sơ liên quan đến việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013, vừa được Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, cho ý kiến Phiên họp thứ 44.
Tiếp tục nâng cao chất lượng phong trào thi đua yêu nước trong người lao động

Tiếp tục nâng cao chất lượng phong trào thi đua yêu nước trong người lao động

Các phong trào thi đua trong công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) được các cấp Công đoàn huyện Thường Tín phát động mang lại nhiều kết quả thiết thực. Từ các phong trào thi đua yêu nước xuất hiện nhiều tập thể, cá nhân tiêu biểu trên các lĩnh vực.
Hiệu quả từ góc sách xanh, sạch, đẹp, an toàn

Hiệu quả từ góc sách xanh, sạch, đẹp, an toàn

Từ nhiều năm nay, Công đoàn Trường Mầm non Bình Yên A (huyện Thạch Thất) đã chú trọng xây dựng trường học “Xanh, sạch, đẹp, an toàn”, góp phần tạo dựng môi trường sư phạm, nâng cao chất lượng dạy và học trong mỗi nhà trường.
Huyện Đan Phượng: Dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã sau sắp xếp

Huyện Đan Phượng: Dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã sau sắp xếp

UBND huyện Đan Phượng đã ban hành hướng dẫn về việc lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn. Dự kiến, sau sắp xếp, trên địa bàn huyện Đan Phượng sẽ có 3 đơn vị hành chính cơ sở, gồm: Đan Phượng, Ô Diên và Thọ Lão.

Tin khác

“Bát nháo” xe khách: Kỳ 5: “Xe dù bến cóc” bủa vây Bến xe Mỹ Đình

“Bát nháo” xe khách: Kỳ 5: “Xe dù bến cóc” bủa vây Bến xe Mỹ Đình

Tình trạng xe khách hoạt động lộn xộn quanh khu vực Bến xe Mỹ Đình, đặc biệt trên tuyến đường Phạm Hùng lên tới khu vực cổng Đại học Ngoại ngữ, đã gây ra nhiều vấn đề về trật tự và an toàn giao thông. Mặc dù đã có những quy định pháp luật rất cụ thể về vấn đề dừng đỗ, đón trả khách, nhưng tình trạng này cứ lặp đi lặp lại không có hồi kết.
TP.HCM: Tạm dừng cập nhật biến động 1.386 thửa đất chuyển mục đích sai quy định ở Hóc Môn

TP.HCM: Tạm dừng cập nhật biến động 1.386 thửa đất chuyển mục đích sai quy định ở Hóc Môn

Cơ quan Cảnh sát điều tra - Công an Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) vừa có Văn bản số 9676/CSKT-Đ2 đề nghị Ủy ban nhân dân (UBND) huyện Hóc Môn, Văn phòng đăng ký đất đai TP.HCM và Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai huyện Hóc Môn tạm dừng cập nhật biến động đối với 1.386 thửa đất chuyển mục đích sử dụng không đúng quy định pháp luật theo Kết luận Thanh tra số 17/KL-TTTP-P3 ngày 25/6/2018 của Thanh tra TP.HCM và các báo cáo liên quan của UBND huyện Hóc Môn.
UBND xã Kim Chung huyện Hoài Đức: Cưỡng chế phá dỡ công trình xây dựng trên đất nông nghiệp

UBND xã Kim Chung huyện Hoài Đức: Cưỡng chế phá dỡ công trình xây dựng trên đất nông nghiệp

Sáng 11/4, Ủy ban nhân dân (UBND) xã Kim Chung, huyện Hoài Đức, Hà Nội tiến hành cưỡng chế phá dỡ hai công trình xây dựng kiên cố trên đất nông nghiệp tại khu Sau Hàng, thôn Lai Xá.
Quận Ba Đình tăng cường “phạt nguội” vi phạm về trật tự đô thị

Quận Ba Đình tăng cường “phạt nguội” vi phạm về trật tự đô thị

Nhằm từng bước nâng cao hiệu quả công tác trật tự độ thị, trật tự xây dựng, và vệ sinh môi trường trên địa bàn, cũng như thay đổi thói quen, hành vi của nhân dân, thời gian qua quận Ba Đình đã tăng cường xử lý “phạt nguội” qua hệ camera đã được tích hợp công nghệ nhận diện AI.
Cần xử lý dứt điểm công trình sai phép, xây dựng trên đất nông nghiệp

Cần xử lý dứt điểm công trình sai phép, xây dựng trên đất nông nghiệp

Quản lý đất đai, trật tự xây dựng không chỉ là thước đo năng lực lãnh đạo, ý thức trách nhiệm và danh dự của tập thể, cá nhân ở địa phương và của cả Thành phố, mà còn là căn cứ để Thành phố đánh giá cán bộ… Đây là ý kiến chỉ đạo của Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong tại Hội nghị giao ban quý I/2025 giữa Thường trực Thành ủy, Hội đồng nhân dân (HĐND), Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội với lãnh đạo các quận, huyện, thị xã. Tuy nhiên, tại một số xã trên địa bàn huyện Hoài Đức, Hà Nội tình trạng xây dựng công trình kiên cố, nhà xưởng trên đất nông nghiệp vẫn chưa được xử lý dứt điểm.
Đảm bảo an toàn tại các “Phố cà phê đường tàu”

Đảm bảo an toàn tại các “Phố cà phê đường tàu”

Trước thực trạng người dân và du khách tập trung chụp ảnh, check-in tại khu vực cà phê đường tàu, tiềm ẩn nguy cơ mất trật tự an toàn giao thông (TTATGT) tại một số khu vực có đường sắt đi qua trên địa bàn thành phố Hà Nội, các lực lượng chức năng đã và đang nỗ lực đảm bảo TTATGT, trật tự đô thị (TTĐT) tại địa phương.
Hướng đến đời sống người dân được tốt hơn

Hướng đến đời sống người dân được tốt hơn

Dựa trên nguyên tắc "nơi ở mới tốt hơn nơi ở cũ", đồ án quy hoạch chi tiết 1/500 cải tạo, xây dựng lại các khu tập thể Kim Liên, Trung Tự, Khương Thượng và Hào Nam đã và đang nhận được nhiều ý kiến đóng góp của nhân dân.
Bình Dương: Cao điểm tấn công trấn áp tội phạm dịp Lễ 30/4 và 1/5

Bình Dương: Cao điểm tấn công trấn áp tội phạm dịp Lễ 30/4 và 1/5

Công an tỉnh Bình Dương vừa phát động mở đợt cao điểm ra quân tấn công trấn áp các loại tội phạm, bảo đảm an ninh trật tự (ANTT) trước, trong và sau dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025).
Gần 600 dự án, công trình tại TP.HCM cần tháo gỡ khó khăn, vướng mắc

Gần 600 dự án, công trình tại TP.HCM cần tháo gỡ khó khăn, vướng mắc

Theo Ủy ban nhân dân (UBND) Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM), hiện nay Thành phố đã tổng hợp danh mục 571 công trình, dự án cần tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trên địa bàn, trong đó có thẩm quyền giải quyết của cả Trung ương và của Thành phố.
Chung cư cao tầng phải đảm bảo quy định về chống động đất

Chung cư cao tầng phải đảm bảo quy định về chống động đất

Mô hình nhà chung cư cao tầng đã được xã hội hiện nay chấp nhận và ngày càng trở thành xu hướng nhà ở chủ yếu tại các khu vực đô thị của nước ta. Tuy nhiên, những hệ luỵ sau trận động đất mạnh từ Myanmar và việc hàng trăm căn hộ ở chung cư Diamond Riverside, đường Võ Văn Kiệt (phường 16, quận 8, Thành phố Hồ Chí Minh) bị nứt tường sau rung chấn, bong tróc nền cũng đang khiến nhiều người có tâm lý lo ngại.
Xem thêm
Phiên bản di động