50 năm chiến thắng “Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không”: Một thời máu và hoa

Thiết thực kỷ niệm 50 năm chiến thắng “Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không” (12/1972 - 12/2022), ngày 15/12, tại Bảo tàng Chiến thắng B.52, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) thành phố Hà Nội tổ chức Chương trình Giao lưu nhân chứng lịch sử “Một thời Máu và hoa”.
Bản hùng ca viết bằng ý chí Quận Đống Đa: Giao lưu với các nhân chứng lịch sử Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không Gắn biển công trình kỷ niệm 50 năm chiến thắng "Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không"

Tại buổi giao lưu, Ban Tổ chức mời đến các khách mời là những nữ nhân chứng lịch sử đã trực tiếp tham gia chiến đấu, phục vụ Chiến dịch “Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không” đến tham gia và chia sẻ những tư liệu, ký ức về chiến dịch 12 ngày đêm cách đây 50 năm.

Phát biểu khai mạc buổi giao lưu, bà Lê Kim Anh - Ủy viên Đoàn Chủ tịch Trung ương Hội LHPN Việt Nam, Thành ủy viên, Chủ tịch Hội LHPN thành phố Hà Nội nhấn mạnh: Sau 50 năm nhìn lại, chúng ta càng tự hào về ý nghĩa lịch sử và thời đại của chiến thắng "Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không".

Đó là chiến thắng của đường lối chiến tranh nhân dân, toàn dân, toàn diện của Đảng ta; chiến thắng của sức mạnh chính trị, tinh thần, sức mạnh tổng hợp của toàn dân tộc ta; là ý chí quyết đánh, dám đánh và quyết tâm đánh thắng kẻ thù xâm lược với tất cả sự mưu trí, lòng dũng cảm và tinh thần chủ động, sáng tạo, khắc phục khó khăn, gian khổ.

50 năm chiến thắng “Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không”: Một thời máu và hoa
Các nữ nhân chứng lịch sử giao lưu với khán giả Thủ đô

Đó là sự kế thừa, phát huy truyền thống và nghệ thuật quân sự Việt Nam “mưu trí, sáng tạo, lấy ít địch nhiều, lấy nhỏ đánh lớn”, là nghệ thuật tổ chức, sử dụng lực lượng trong thế trận phòng không nhân dân, tổ chức hiệp đồng chiến đấu, tạo thành sức mạnh tổng hợp cả trên không và mặt đất để chiến thắng kẻ thù.

Thật tự hào góp công vào chiến thắng chung của quân dân Hà Nội có sự cống hiến, hy sinh của các tầng lớp phụ nữ Hà Nội. Trên mọi mặt trận đều xuất hiện những tấm gương phụ nữ tiêu biểu. Với ý chí, nghị lực phi thường, tinh thần kiên cường, dũng cảm, các bác, các chị đã phát huy cao độ chủ nghĩa anh hùng cách mạng và phẩm chất tốt đẹp “Anh hùng, bất khuất, trung hậu, đảm đang” của phụ nữ Việt Nam, truyền thống phụ nữ ‘Ba đảm đang”, vượt qua mọi khó khăn, gian khổ, đau thương, mất mát để vừa vừa lao động, sản xuất, vừa trực tiếp tham gia chiến đấu và phục vụ chiến đấu.

Nửa thế kỷ đã trôi qua, nhưng chiến thắng “Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không” sẽ vẫn mãi là tài sản vô giá, nguồn động lực quan trọng, tiếp lửa cho các thế hệ quân và dân Hà Nội, trong đó có phụ nữ Thủ đô vươn lên đóng góp công sức cho sự nghiệp xây dựng và phát triển Thủ đô văn hiến, văn minh, hiện đại, xứng danh là Thủ đô anh hùng, Thành phố vì hòa bình, góp phần làm rạng rỡ truyền thống văn hiến Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội.

Tại buổi giao lưu, các nhân chứng lịch sử đã chia sẻ những khoảnh khắc khó quên của cuộc chiến 12 ngày đêm của nhân dân Hà Nội. Bà Chu Thị Tịnh, nguyên Chủ tịch Ủy ban Mặt trận tổ quốc, nguyên Chủ tịch Hội LHPN huyện Đông Anh, là người cán bộ đã trực tiếp chỉ đạo nhân dân trong công tác hỗ trợ, phục vụ cuộc chiến, là một tấm gương sáng điển hình cho phong trào “Ba đảm đang” không những trong thời chiến mà cả trong thời bình. Với những nỗ lực của bản thân, bà đã vinh dự được nhận Huy hiệu Bác Hồ, Huy hiệu chiến thắng B52, Huy chương kháng chiến chống Mỹ cứu nước và nhiều khen thưởng khác.

50 năm chiến thắng “Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không”: Một thời máu và hoa
Tại Chương trình, Hội LHPN Hà Nội đã tặng quà tri ân các nữ nhân chứng lịch sử đã trực tiếp chiến đấu và tham gia phục vụ chiến đấu trong trận chiến "Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không"

Bà Phạm Thị Viễn, nguyên nữ dân quân tự vệ Nhà máy Cơ khí Mai Động, là người đã điều khiển khẩu 14,5 ly bắn rơi tại chỗ F111, loại máy bay “cánh cụp, cánh xòe” hiện đại bậc nhất lúc đó vào đêm 22/12/1972. Đồng thời, bà cũng là người được nhắc đến trong bài thơ “Việt Nam máu và hoa” của nhà thơ Tố Hữu trong dịp thăm trận địa năm đó.

Bà Trần Thị Bảy, nguyên Chi hội trưởng phụ nữ, nguyên dân quân trực chiến trực tiếp tại phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân - người đã chỉ huy trung đội dân quân đánh trả máy bay Mỹ, trực tiếp tham gia chiến đấu trong 12 ngày đêm lịch sử.

Qua lời kể của các nhân chứng lịch sử, càng chứng thực hơn những ngày tháng ác liệt của tháng 12 năm 1972, sự bạo tàn của kẻ thù và những tổn thất, đau thương không làm nhụt ý chí mà càng tăng thêm quyết tâm đánh Mỹ của quân và dân Hà Nội - những người trong cuộc sống đời thường vốn coi trọng sự thanh tao, lịch lãm và yêu chuộng hòa bình.

Hàng ngàn tấm gương sáng ngời, những “bông hồng thép” của phụ nữ Thủ đô đã ghi dấu chiến công thầm lặng trong sản xuất, bảo vệ sản xuất, trong chiến đấu, cứu thương, cứu hỏa, cứu sập hầm; cưu mang, hỗ trợ, giúp đỡ đồng bào khắc phục hậu quả chiến tranh, ổn định cuộc sống.

Trong khuôn khổ chương trình, để thể hiện tình cảm và tỏ lòng kính trọng trước tinh thần chiến đấu anh dũng của những người lính, người dân của Thủ đô mùa đông năm ấy, Ban Tổ chức dành tặng 10 phần quà cho đại diện thế hệ nữ chiến sỹ, dân quân, tự vệ trực tiếp chiến đấu và tham gia phục vụ chiến đấu trong trận chiến Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không.

Bảo Thoa

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

TP.HCM: Bảo đảm an toàn thông tin mạng dịp lễ 30/4

TP.HCM: Bảo đảm an toàn thông tin mạng dịp lễ 30/4

Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) sẽ tiếp tục tăng cường các giải pháp bảo đảm an toàn thông tin mạng trong thời gian diễn ra đại lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025).
Vì sao Sơn Tây đặt tên một xã là Đoài Phương?

Vì sao Sơn Tây đặt tên một xã là Đoài Phương?

Thực hiện chỉ đạo của Thành ủy, Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội, thị xã Sơn Tây dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã. Đáng chú ý, ngoài tên gọi Sơn Tây, Tùng Thiện thường thấy thì dự kiến sau khi sắp xếp sẽ có thêm một đơn vị hành chính mới có tên gọi là Đoài Phương.
Hà Nội công bố số điện thoại phản ánh giao thông dịp nghỉ Lễ 30/4-1/5

Hà Nội công bố số điện thoại phản ánh giao thông dịp nghỉ Lễ 30/4-1/5

Giám đốc Sở Xây dựng Hà Nội Nguyễn Phi Thường vừa yêu cầu đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về trật tự, an toàn giao thông phục vụ nhân dân dịp nghỉ Lễ 30/4-1/5 và cao điểm du lịch hè năm 2025 trên địa bàn thành phố Hà Nội. Đáng chú ý, Sở cũng công bố nhiều số điện thoại nhằm phản ánh giao thông dịp này.
Tiêm vắc xin cúm miễn phí cho cựu chiến binh, người có công với cách mạng

Tiêm vắc xin cúm miễn phí cho cựu chiến binh, người có công với cách mạng

Nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), Hệ thống Trung tâm tiêm chủng VNVC sẽ tổ chức tiêm miễn phí 5.000 liều vắc xin cúm cho các cựu chiến binh, người có công với cách mạng… Hoạt động được triển khai tại gần 220 trung tâm tiêm chủng của VNVC trên cả nước và kéo dài đến hết ngày 30/4.
Làm tốt công tác chăm lo, bảo vệ quyền lợi cho đoàn viên, người lao động

Làm tốt công tác chăm lo, bảo vệ quyền lợi cho đoàn viên, người lao động

Trong quý I/2025, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Ba Đình đã triển khai nhiều hoạt động, tích cực chăm lo đời sống, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng cho đoàn viên, người lao động; qua đó vận động đoàn viên, người lao động hăng hái thi đua lao động, sản xuất, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.
Khẳng định vai trò của Công đoàn trong chăm lo đời sống tinh thần cho đoàn viên

Khẳng định vai trò của Công đoàn trong chăm lo đời sống tinh thần cho đoàn viên

Giải bóng đá công nhân, viên chức, lao động Cúp Báo Lao động Thủ đô lần thứ X - năm 2025 đã khép lại thành công tốt đẹp. Đằng sau thành công này là sự nỗ lực không ngừng của Ban tổ chức và các đội bóng, thể hiện vai trò của tổ chức Công đoàn trong việc tổ chức một sân chơi thể thao ý nghĩa, góp phần chăm lo đời sống tinh thần và nâng cao sức khỏe cho công đoàn viên, đồng thời khẳng định sức mạnh của phong trào thể thao quần chúng.
LĐLĐ quận Tây Hồ tổ chức khám sức khỏe miễn phí cho đoàn viên, người lao động

LĐLĐ quận Tây Hồ tổ chức khám sức khỏe miễn phí cho đoàn viên, người lao động

Ngày 23/4, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Tây Hồ phối hợp với Công ty TNHH Medlatec Tây Hồ tổ chức khám sức khỏe, tầm soát phát hiện sớm ung thư miễn phí cho 100 đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) tại các Công đoàn cơ sở trực thuộc.

Tin khác

Công an Hà Nội tri ân các thế hệ đi trước nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam

Công an Hà Nội tri ân các thế hệ đi trước nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam

Trong khuôn khổ các hoạt động chính trị kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), Đoàn công tác của Công an thành phố Hà Nội đã đến thăm hỏi tặng quà tri ân những đóng góp đối với sự nghiệp cách mạng của các thế hệ cán bộ, chiến sĩ Công an Thủ đô.
Quạt giấy Chàng Sơn khẳng định sức sống lâu bền của làng nghề truyền thống

Quạt giấy Chàng Sơn khẳng định sức sống lâu bền của làng nghề truyền thống

Làng Chàng Sơn, xã Thạch Xá (huyện Thạch Thất, Hà Nội) từ lâu đã có nghề làm quạt giấy nổi tiếng bao đời nay. Trải qua những thăng trầm của nghề, quạt giấy Chàng Sơn nay đã vươn mình ra thế giới, nhận được nhiều sự yêu thích của bạn bè khắp bốn phương, góp phần bảo tồn nét văn hóa xưa.
Ước vọng một Hà Nội hào hoa, quyến rũ

Ước vọng một Hà Nội hào hoa, quyến rũ

Hà Nội những ngày cuối xuân thời tiết se se lạnh. Khi trời đã ngả chiều, “xách" xe dạo một vòng từ hồ Gươm, qua Công viên Thống Nhất đến đường Láng, nơi công nhân đang ngày đêm cải tạo sông Tô Lịch… bất chợt nhớ đến lời bài hát “Trời Hà Nội xanh”: Xanh xanh thắm bầu trời xanh Hà Nội/Hồ Gươm xanh như mái tóc em xanh/Thân thương quá nụ cười người Hà Nội/Đã gặp rồi mà bồi hồi nhớ mãi Hà Nội ơi…
Giữ gìn và phát triển nghề thêu tay truyền thống

Giữ gìn và phát triển nghề thêu tay truyền thống

Từ xưa đến nay, những nghệ nhân làng thêu tay truyền thống Quất Động (huyện Thường Tín, Hà Nội) vẫn duy trì tạo ra những sản phẩm cầu kỳ và tinh tế, khéo léo trong từng đường kim mũi chỉ.
"Trả lại" không gian hồ Gươm mà cha ông đã dựng nền

"Trả lại" không gian hồ Gươm mà cha ông đã dựng nền

Nhằm phát huy giá trị không gian di tích quốc gia đặc biệt hồ Hoàn Kiếm và phụ cận, UBND thành phố Hà Nội là quyết định nghiên cứu quy hoạch, cải tạo, chỉnh trang, tái thiết một số khu vực xung quanh hồ theo hướng tăng cường không gian mở, phục vụ cộng đồng, vấn đề này đang nhận được những ý kiến tán đồng cao của các chuyên gia đô thị, cũng như người dân.
HĐND huyện Hoài Đức thông qua Đề án sắp xếp bộ máy hành chính các cơ quan chức năng thuộc huyện

HĐND huyện Hoài Đức thông qua Đề án sắp xếp bộ máy hành chính các cơ quan chức năng thuộc huyện

Sáng 28/2, HĐND huyện Hoài Đức khóa XX, nhiệm kỳ 2021-2026 tổ chức Kỳ họp thứ Mười sáu, Kỳ họp chuyên đề để xem xét và quyết nghị một số nội dung liên quan đến phương án sắp xếp tổ chức bộ máy các phòng chuyên môn trực thuộc UBND huyện Hoài Đức.
Làng cổ Cự Đà - lưu giữ văn hóa đặc trưng vùng đồng bằng Bắc Bộ

Làng cổ Cự Đà - lưu giữ văn hóa đặc trưng vùng đồng bằng Bắc Bộ

Cách trung tâm Hà Nội khoảng 20km về phía Tây, làng Cự Đà thuộc xã Cự Khê, huyện Thanh Oai, Hà Nội được biết tới là một trong những ngôi làng cổ còn giữ nguyên nét truyền thống từ xa xưa. Nằm bên bờ sông Nhuệ yên bình, làng Cự Đà mang đậm dấu ấn của làng quê Bắc Bộ Việt Nam với những mái đình, cổng làng, cây đa, đặc biệt là lối kiến trúc kiểu Pháp còn sắc nét.
Nghề tò he giữa thời 4.0: Gian truân nhưng sáng tạo không ngừng

Nghề tò he giữa thời 4.0: Gian truân nhưng sáng tạo không ngừng

Dưới bàn tay thoăn thoắt khéo léo của người nghệ nhân, những cục bột màu sắc dần hiện lên thành những con giống với hình thù xinh xắn, đa dạng: đây Tôn Ngộ Không, đây Siêu nhân Gao, có cả những nhân vật rất “bắt trend” như chuột lang nước Capybara, công chúa Disney,... Những đứa trẻ tò mò, thán phục vây xung quanh ngắm nhìn người nghệ nhân tạo những nhân vật chúng yêu thích. Nhìn khung cảnh vui vẻ, nhộn nhịp ấy, đâu ai nghĩ rằng đã một khoảng thời gian nghề tò he truyền thống tưởng như đứt đoạn.
Huyện Ứng Hòa: Nhiều thanh niên hăng hái viết đơn tình nguyện lên đường nhập ngũ

Huyện Ứng Hòa: Nhiều thanh niên hăng hái viết đơn tình nguyện lên đường nhập ngũ

Trong không khí vui tươi, phấn khởi của những ngày đầu xuân Ất Tỵ 2025, mới đây, huyện Ứng Hòa đã tổ chức gặp mặt, động viên, tặng quà tân binh chuẩn bị nhập ngũ năm 2025 và quân nhân xuất ngũ tiêu biểu.
Cổng làng, nơi chạm miền ký ức

Cổng làng, nơi chạm miền ký ức

Từ bao đời nay, cổng làng đã trở thành biểu tượng rất đỗi tự hào của người dân, là hình ảnh thân quen tô điểm sức sống văn hoá tinh thần cho mọi làng quê. Là nơi chứng kiến bao cuộc hẹn hò, tiễn đưa và đón đợi những người xa quê trở về làng. Mỗi người xa quê khi nhớ về quê hương là nhớ về hình ảnh cổng làng thân thương bên gốc đa, giếng nước, sân đình.
Xem thêm
Phiên bản di động