Chiến thắng “Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không 1972”:

Bản hùng ca viết bằng ý chí

(LĐTĐ) Hội thảo khoa học do Bộ Quốc phòng chủ trì, phối hợp với Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Công an và thành phố Hà Nội vừa tổ chức với chủ đề “Chiến thắng “Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không 1972” - Sức mạnh Việt Nam và tầm vóc thời đại” là một trong những hoạt động lớn, trọng tâm, có ý nghĩa thiết thực trong chuỗi các hoạt động kỷ niệm 50 năm Chiến thắng “Hà Nội-Điện Biên Phủ trên không”.
Khẳng định chân lý kẻ thù nào cũng đánh thắng Những “Khoảng lặng” trong 12 ngày đêm khói lửa

Phát biểu đề dẫn Hội thảo, Trung tướng Trịnh Văn Quyết, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Ủy viên Quân ủy Trung ương, Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam, Phó Trưởng ban Chỉ đạo Hội thảo cho biết: Sớm đoán bắt được âm mưu của đế quốc Mỹ sẽ leo thang đánh phá trở lại toàn miền Bắc với mức độ ác liệt hơn và có nhiều khả năng chúng sử dụng máy bay chiến lược B-52 đánh phá ồ ạt vào Hà Nội, Hải Phòng, Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam giao nhiệm vụ cho Quân chủng Phòng không - Không quân là lực lượng chủ yếu, tập trung mọi khả năng tiêu diệt máy bay B-52.

Bản hùng ca viết bằng ý chí
Lực lượng phòng không tiến hành đánh pháo đài bay- B52 những ngày Hà Nội mùa đông năm 1972. Ảnh: TTXVN

Ngày 24/11/1972, kế hoạch phòng không đánh trả cuộc tập kích chiến lược bằng máy bay B-52 được Tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam phê chuẩn, trong đó xác định: Tập trung cao nhất lực lượng bảo vệ Hà Nội, Hải Phòng, với đối tượng tác chiến chủ yếu là máy bay B-52 và quyết tâm bắn rơi B-52 tại chỗ. Các trung đoàn tên lửa sử dụng 2 đến 3 tiểu đoàn bố trí đội hình đánh máy bay địch bao gồm vòng trong và vòng ngoài, tập trung hỏa lực tiêu diệt B-52; các tiểu đoàn, trung đoàn pháo phòng không tập trung đánh máy bay cường kích bổ nhào và bay thấp bảo vệ các mục tiêu trọng điểm và trận địa tên lửa...; không quân sử dụng lực lượng nhỏ, bí mật, bất ngờ đánh từ phía sau, bên sườn và chặn đánh máy bay B-52 ngoài vùng hỏa lực của tên lửa và pháo phòng không; các đơn vị rađa sử dụng hỗn hợp các loại máy, kết hợp tuyến ngoài và tuyến trong phát hiện mục tiêu từ sớm, từ xa, thông báo nhanh, chuẩn xác, bảo đảm dẫn đường cho không quân ta cất cánh đánh B-52; các đơn vị dân quân tự vệ tập trung đánh máy bay bay thấp, theo dõi bắt phi công Mỹ nhảy dù khi máy bay bị bắn rơi...

Lực lượng tham gia chiến dịch gồm: 6 trung đoàn tên lửa phòng không, 4 trung đoàn không quân tiêm kích, 16 trung đoàn và 22 tiểu đoàn pháo phòng không, 4 trung đoàn rađa, 346 đơn vị pháo và súng máy phòng không của bộ đội địa phương và dân quân tự vệ. Chiến dịch do Bộ Tư lệnh Quân chủng Phòng không - Không quân tổ chức, chỉ huy.

Với sự chuẩn bị tích cực, chủ động và tinh thần, ý chí quyết tâm cao, sau 12 ngày đêm với 2 đợt chiến đấu, lực lượng phòng không - không quân cùng với quân dân Hà Nội, Hải Phòng và các tỉnh, thành miền Bắc đã bắn rơi 81 máy bay các loại, trong đó có 34 máy bay B-52, 5 máy bay F-111, bắt nhiều phi công Mỹ. Bị tổn thất nặng nề, không đạt được mục đích đề ra, ngày 30 tháng 12 năm 1972, Tổng thống Mỹ R. Nixon buộc phải tuyên bố ngừng ném bom từ vĩ tuyến 20 trở ra và đề nghị Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tiếp tục đàm phán. Ngày 27/1/1973, Hiệp định Paris được ký kết, Mỹ buộc phải rút hết quân viễn chinh, quân đồng minh về nước.

Trong tổng số gần 700 đại biểu dự hội thảo, có hơn 20 đại biểu là nhân chứng lịch sử, trực tiếp tham gia chiến dịch phòng không 12 ngày đêm và lập nên chiến công vang dội. Nhớ về Chiến thắng “Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không 1972”, Trung tướng, Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân Nguyễn Văn Phiệt, nguyên Phó Tư lệnh về Chính trị Quân chủng Phòng không - Không quân nhớ lại: “Cuối tháng 10/1972, trong hội nghị rút kinh nghiệm của bộ đội tên lửa được tổ chức tại Sư đoàn Phòng không 361, gồm kíp trắc thủ, sĩ quan điều khiển, tiểu đoàn trưởng, trung đoàn trưởng tên lửa, các trợ lý chủ chốt quân chủng, sư đoàn, trung đoàn, các kíp chiến đấu thảo luận, tranh luận theo đề dẫn của cơ quan tham mưu quân chủng rất sôi nổi, tâm huyết, có quyết tâm cao. Họ mang cả những tâm tư, tình cảm, những vướng mắc từ lâu để cùng nhau chia sẻ, giải quyết cách đánh B-52. Để rồi, trong chiến dịch, Bộ đội Tên lửa đã đánh 192 trận, tiêu diệt 36/81 máy bay các loại, trong đó có 29 máy bay B-52 (chiếm 85,3% số máy bay B-52 bị tiêu diệt trong chiến dịch)”.

Phát biểu chỉ đạo tại Hội thảo, Đại tướng Lương Cường, Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Thường vụ Quân ủy Trung ương, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam nhận định, chiến công trên bầu trời Hà Nội là kết quả của Chiến dịch Phòng không Hà Nội-Hải Phòng, đánh bại cuộc tập kích chiến lược đường không quy mô lớn nhất kể từ sau Chiến tranh thế giới lần thứ hai, buộc chính quyền Mỹ phải ngừng ném bom đánh phá miền Bắc, ký Hiệp định Paris về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam, rút hết quân viễn chinh về nước; tạo nên bước ngoặt lịch sử để quân và dân ta đưa sự nghiệp kháng chiến chống Mỹ, cứu nước đi tới thắng lợi hoàn toàn.

Chiến thắng “Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không” thể hiện khí phách bất khuất, là bản hùng ca được viết bằng bản lĩnh, ý chí, trí tuệ và sức mạnh Việt Nam thời đại Hồ Chí Minh; kiên quyết, kiên cường chiến đấu vì sự nghiệp giải phóng miền Nam, bảo vệ miền Bắc, thống nhất non sông gấm vóc. Đó cũng là minh chứng hùng hồn cho dự đoán thiên tài của Bác Hồ: Sớm muộn gì rồi đế quốc Mỹ cũng sẽ đưa B-52 ra đánh Hà Nội, rồi có thua nó mới chịu thua... Ở Việt Nam, Mỹ nhất định thua, nhưng nó chỉ chịu thua sau khi thua trên bầu trời Hà Nội.

“Nửa thế kỷ đã trôi qua, nhưng tinh thần Chiến thắng “Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không” luôn thôi thúc quân và dân ta tiến lên giành những thắng lợi to lớn hơn trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Những bài học được đúc rút từ chiến thắng lịch sử 50 năm trước luôn được vận dụng sáng tạo và phát huy trong điều kiện mới; thực sự trở thành nguồn động lực tinh thần để toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta nỗ lực, phấn đấu không ngừng, thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chiến lược của cách mạng Việt Nam”, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam khẳng định./.

Phương Bùi

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Cách tính mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng

Cách tính mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng

(LĐTĐ) Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) vừa có giải đáp thắc mắc của người lao động liên quan đến cách tính mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng.
Tôn vinh giá trị và vị thế của trẻ em gái, thúc đẩy bình đẳng giới

Tôn vinh giá trị và vị thế của trẻ em gái, thúc đẩy bình đẳng giới

(LĐTĐ) Thời gian qua, các quận, huyện trên địa bàn thành phố đã chú trọng công tác tuyên truyền, thực hiện các giải pháp cụ thể, quan tâm, chăm lo hỗ trợ trẻ em gái, đặc biệt là trường hợp có hoàn cảnh khó khăn để nâng cao vị thế của trẻ em gái, thúc đẩy bình đẳng giới, giảm thiểu mất cân bằng giới tính khi sinh.
Bắt hai đối tượng bán mật gấu giả

Bắt hai đối tượng bán mật gấu giả

(LĐTĐ) Trong quá trình điều tra, cơ quan Công an đã tiến hành trưng cầu giám định 5 túi mật thu giữ của 2 đối tượng. Kết quả xác định, số túi mật thu giữ từ các đối tượng và các bị hại đều là mật của lợn.
Tài xế sẽ phải kiểm tra lí thuyết, thực hành khi bị trừ hết điểm bằng lái

Tài xế sẽ phải kiểm tra lí thuyết, thực hành khi bị trừ hết điểm bằng lái

(LĐTĐ) Từ 1/1/2025, Cảnh sát giao thông sẽ chù trì kiểm tra lý thuyết, thực hành với tài xế bị trừ hết điểm bằng lái.
Hà Nội: Triệt phá đường dây nhập lậu hàng nghìn tấn “khí cười”

Hà Nội: Triệt phá đường dây nhập lậu hàng nghìn tấn “khí cười”

(LĐTĐ) Ngày 24/11, Công an thành phố Hà Nội cho biết, lực lượng chức năng vừa triệt phá, bóc gỡ đường dây nhập lậu, tiêu thụ hàng nghìn tấn khí N2O (khí cười) từ nước ngoài về Việt Nam, bắt giữ các đối tượng chủ mưu, cầm đầu để xử lý nghiêm theo quy định pháp luật.
Festival Ninh Bình lần thứ III: Hé lộ sân khấu gây choáng ngợp

Festival Ninh Bình lần thứ III: Hé lộ sân khấu gây choáng ngợp

(LĐTĐ) Chương trình tổng duyệt cho Lễ khai mạc Festival Ninh Bình lần thứ III năm 2024 vừa diễn ra, hé lộ sân khấu hoành tráng gây choáng ngợp, gợi mở những điều bất ngờ hấp dẫn trong sự kiện đáng chờ đợi nhất tại vùng đất Cố đô Hoa Lư.
Nguồn sức mạnh nội sinh to lớn để phát triển Thủ đô Hà Nội

Nguồn sức mạnh nội sinh to lớn để phát triển Thủ đô Hà Nội

(LĐTĐ) Trong suốt chiều dài lịch sử ngàn năm văn hiến của đất Thăng Long, người Hà Nội đã kết tinh bản lĩnh, trí tuệ, sức sáng tạo, phẩm chất thanh lịch tinh tế. Đó chính là những giá trị văn hóa góp phần xây dựng nên một Hà Nội trở thành niềm tự hào của cả nước. Thành ủy Hà Nội cũng luôn nhận thức sâu sắc phát triển văn hóa là nội dung trọng tâm, xuyên suốt, vừa là nhiệm vụ trước mắt, vừa là nhiệm vụ cơ bản và lâu dài. Văn hóa trở thành trọng tâm trong chính sách phát triển của Hà Nội. Đây cũng chính là nguồn sức mạnh nội sinh, động lực tinh thần to lớn để phát triển Thủ đô trong thời gian tới.

Tin khác

Quốc hội thông qua Luật Di sản văn hóa (sửa đổi)

Quốc hội thông qua Luật Di sản văn hóa (sửa đổi)

(LĐTĐ) Chiều 23/11, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Luật Di sản văn hóa (sửa đổi), với 413/422 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành (chiếm 86,22% tổng số đại biểu Quốc hội).
Quốc hội thông qua Nghị quyết về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội

Quốc hội thông qua Nghị quyết về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội

(LĐTĐ) Chiều 23/11, thực hiện Chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết về “Tiếp tục nâng cao hiệu lực, hiệu quả việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội”, với 421/423 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành, chiếm 87,89 % tổng số đại biểu Quốc hội.
Luật Công nghiệp công nghệ số: Luật hóa trí tuệ nhân tạo, tài sản số

Luật Công nghiệp công nghệ số: Luật hóa trí tuệ nhân tạo, tài sản số

(LĐTĐ) Theo dự thảo Luật, tài sản số là tài sản vô hình, được thể hiện dưới dạng dữ liệu số, được tạo ra, phát hành, lưu trữ, chuyển giao và xác thực bởi công nghệ số trên môi trường điện tử và được pháp luật bảo hộ quyền tài sản.
Đánh giá kỹ tác động khi áp thuế tiêu thụ đặc biệt với nước giải khát có đường

Đánh giá kỹ tác động khi áp thuế tiêu thụ đặc biệt với nước giải khát có đường

(LĐTĐ) Ngày 22/11, Quốc hội đã thảo luận tại tổ về dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi). Vấn đề tăng thuế suất tiêu thụ đặc biệt đối với rượu, bia, thuốc lá được nhiều đại biểu quan tâm, thảo luận.
Phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài

Phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài

(LĐTĐ) Ngày 22/11, Trung tâm Báo chí Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) phối hợp với Hiệp hội Doanh nhân Việt Nam ở nước ngoài tổ chức tọa đàm phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam sinh sống ở nước ngoài.
Bình Dương: Điều động, bổ nhiệm nhiều cán bộ chủ chốt

Bình Dương: Điều động, bổ nhiệm nhiều cán bộ chủ chốt

(LĐTĐ) Ngày 22/11, Tỉnh ủy tỉnh Bình Dương tổ chức Hội nghị trao các quyết định bổ nhiệm, điều động cán bộ chủ chốt.
Bảo vệ sức khỏe từ sớm, từ xa vì kỷ nguyên vươn mình

Bảo vệ sức khỏe từ sớm, từ xa vì kỷ nguyên vươn mình

(LĐTĐ) Hóa chất độc hại (nếu có) ngấm vào thực phẩm; thuốc lá điện tử, nung nóng (thuốc lá thế hệ mới), bia, rượu, đồ uống có đường là những chất không những gây hại cho sức khỏe, kéo giảm năng suất lao động mà còn ảnh hưởng sức khỏe giống nòi trong tương lai. Cấm và dùng công cụ thuế để hạn chế việc lưu hành, sử dụng các sản phẩm trên cũng là góp phần bảo vệ sức khỏe nhân dân từ sớm, từ xa…
Quốc hội xem xét tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với rượu, bia, thuốc lá

Quốc hội xem xét tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với rượu, bia, thuốc lá

(LĐTĐ) Ngày 22/11, Quốc hội đã nghe trinh bày Tờ trình, Báo cáo thẩm tra và thảo luận tại tổ về dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi), trong đó có quy định về tăng thuế suất tiêu thụ đặc biệt đối với rượu, bia…
Phát động Giải báo chí toàn quốc về ngành Tư pháp lần thứ I

Phát động Giải báo chí toàn quốc về ngành Tư pháp lần thứ I

(LĐTĐ) Sáng 22/11, Bộ Tư pháp đã tổ chức lễ phát động Giải Báo chí toàn quốc về ngành Tư pháp lần thứ nhất. Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tịnh, Trưởng ban Tổ chức chủ trì buổi lễ.
Đề xuất các quan điểm, giải pháp xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam hiện đại, lớn mạnh

Đề xuất các quan điểm, giải pháp xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam hiện đại, lớn mạnh

(LĐTĐ) Sáng 22/11 tại Hà Nội, Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam phối hợp với Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Hội đồng Lý luận Trung ương tổ chức Hội thảo khoa học quốc gia “Xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam hiện đại, lớn mạnh”.
Xem thêm
Phiên bản di động