Áo dài kể câu chuyện về 21 Di sản văn hóa

Tối 28/6, Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức chương trình “Áo dài - Di sản văn hóa Việt Nam” tại Di tích Quốc gia đặc biệt Văn Miếu - Quốc Tử Giám. Qua chương trình, áo dài đã “kể” câu chuyện về  21 Di sản văn hóa Việt Nam được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa Thế giới một cách sống động và mang nhiều thông điệp ý nghĩa.
Tôn vinh vẻ đẹp áo dài Việt
Đừng gọi áo dài cách tân là trang phục truyền thống

Chương trình do Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam phối hợp với Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch tổ chức nhằm tôn vinh giá trị, vẻ đẹp của áo dài Việt Nam trong gia đình và xã hội khơi dậy, phát huy truyền thống văn hóa Việt Nam. Hơn nữa, sự kiện này còn là lời chào mừng tới sự thành công của Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 36 mà Việt Nam vai trò Chủ tịch ASEAN 2020. Trong đó có phiên họp đặc biệt của các nhà lãnh đạo ASEAN về tăng tiềm năng cho phụ nữ trong kỷ nguyên số.

2730 ntk ngyc han
NTK Ngọc Hân (bên trái)

Chương trình trình diễn "Áo dài - Di sản văn hóa Việt Nam" được dàn dựng xoay quanh câu chuyện về 21 di sản văn hóa Việt Nam đã được UNESCO công nhận. Với các đường nét, họa tiết, màu sắc sinh động và ấn tượng, các di sản nổi tiếng như: Vịnh Hạ Long, Hội Gióng ở Đền Phù Đổng và Đền Sóc, Danh thắng Tràng An, Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương, Cao nguyên đá Đồng Văn, Hoàng thành Thăng Long, Ca Trù, Tín ngưỡng Thờ Mẫu, Hát Xoan, Dân ca quan họ Bắc Ninh, Thành nhà Hồ, Dân ca Ví dặm Nghệ Tĩnh, Vườn Quốc gia Phong Nha Kẻ Bàng, Quần thể di tích cố đô Huế, Nhã nhạc cung đình Huế, Phố cổ Hội An, Bài Chòi, Thánh địa Mỹ Sơn, Không gian văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên, Đờn ca tài tử Nam Bộ…được tái hiện sống động và đầy sáng tạo trên các bộ sưu tập của 21 nhà thiết kế đến từ mọi miền tổ quốc.

Trên nền của tà áo dài, di sản văn hóa Việt Nam như mang một sức sống mới, truyền cảm hứng, giá trị nhân văn về tình yêu và lòng tự hào đối với đất nước, con người và áo dài Việt Nam. Các mẫu áo dài được giới thiệu tại khu vực giếng Thiên Quang, di tích Văn Miếu Quốc Tử Giám mang nhiều ý nghĩa sâu sắc: Thiên Quang nghĩa là ánh sáng bầu trời, có ý muốn nói con người thu nhận được tinh túy của vũ trụ, soi sáng tri thức, nâng cao phẩm chất, tô đẹp nền nhân văn. Giếng hình vuông tượng trưng cho đất, cửa tròn gác Khuê Văn tượng trưng cho trời. Tinh hoa của cả trời cả đất đều được tập trung ở trung tâm văn hóa giáo dục thiêng liêng giữa Thủ đô Hà Nội.

Bằng những ý tưởng độc đáo, của các nhà thiết kế tài năng và đặc biệt của nữ thiết kế, tổng đạo diễn đêm trình diễn Minh Hạnh – người đã dành trọn thời gian xuân sắc nhất của mình để nâng tầm giá trị của áo dài Việt ra thế giới - bằng tình yêu, đam mê và khát vọng cống hiến, chị đã đồng hành cùng Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam trong hành trình vận động để khẳng định vị thế của áo dài trong đời sống xã hội.

Nhà thiết kế Minh Hạnh chia sẻ tại sự kiện: Những đóng góp của các nhà thiết kế cho chiến dịch áo dài ngày hôm nay chính là định danh, định vị cho áo dài bằng cơ sở khoa học chứ không phải bằng cảm tính, bằng tình yêu nồng nhiệt vốn có của chúng ta mà quên mất danh vị của áo dài. Những giá trị văn hóa từ di sản đã được thế giới công nhận và ngưỡng mộ sẽ là một thẻ thông hành, để áo dài được xác định nguồn gốc dù đi đến đâu và xuất hiện bất kỳ ở vị trí trên trái đất này. Chúng tôi đang viết tiếp những trang sử về con đường tơ lụa Việt Nam thông qua chiếc áo dài.

2728 i09765435
Trình diễn áo dài tại Văn Miếu Quốc Tử Giám

Minh Hạnh cũng cho biết thêm, "Với tôi, Văn Miếu - Quốc Tử Giám mang vẻ đẹp cổ kính và quan trọng đó chính là trường đại học đầu tiên của Việt Nam nên tổ chức trình diễn áo dài tại nơi gắn với lịch sử của Hà Nội sẽ góp phần giáo dục cho thế hệ trẻ về truyền thống dân tộc".

Chia sẻ về bộ sưu tập áo dài di sản “Bài chòi” được trình diễn tại sự kiện, nhà thiết kế Cao Minh Tiến cho biết: "Tôi muốn mang đến một cái nhìn mới cho áo dài của những người trẻ sống trong thời đại 4.0. Bài chòi là một di sản độc đáo và có thể hiện ra qua chiếc áo dài với phong cách trẻ trung phóng khoáng".Với thiết kế độc đáo về Hoàng Thành Thăng Long, nhà thiết kế Nhi Hoàng chia sẻ: Tôi sinh ra và lớn lên tại Hà Nội và tự hào về di sản Hoàng Thành, tôi muốn diễn đạt vẻ đẹp của di sản này qua lăng kính của một công dân trẻ của Thủ đô”.

Phát biểu khai mạc đêm trình diễn, bà Hà Thị Nga, Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam cho biết: "Sự kiện này là một trong chuỗi các hoạt động liên quan đến Áo dài đã và sẽ diễn ra sôi nổi khắp các tỉnh/thành trên phạm vi cả nước. Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam muốn được góp một phần công sức để các giá trị của Áo dài sẽ được đưa vào danh sách di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia và xa hơn nữa là di sản văn hóa thế giới. Trong tiến trình đó, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam mong muốn nhận được sự quan tâm của các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, sự phối hợp tích cực, hiệu quả của các ngành, các địa phương, các nhà thiết kế và sự hưởng ứng của người dân để Áo dài ngày càng khẳng định được vị thế của mình không chỉ trong lòng người dân Việt mà còn cả trong nền văn minh nhân loại".

Cùng với những màn trình diễn của 60 người mẫu chuyên nghiệp, 100 học viên của Học viện Phụ nữ, 50 trẻ em, người nước ngoài sống tại Hà Nội là phu nhân các đại sứ, các biên tập viên truyền hình và các Nghệ sĩ Nhân dân là khúc ca truyền thống của các di sản. Văn Miếu-Quốc Tử Giám cũng trở nên lung linh bởi 400 chiếc đèn lồng màu trắng và sen hồng hòa sắc màu cùng những chiếc áo dài.

Có thể nói, đây là cuộc ra quân về áo dài lớn nhất từ trước đến nay, với ý tưởng gắn các di sản vào chiếc áo dài sẽ tạo ra một diện mạo mới sinh động hơn. Với mục đích xác định áo dài là Di sản văn hóa phi vật thể của Việt Nam, định vị áo dài bằng tính pháp lý thông qua những sáng tạo của các nhà thiết kế tâm huyết với áo dài, những giá trị văn hóa từ di sản đã được thế giới công nhận và ngưỡng mộ sẽ như một tấm thẻ thông hành, để áo dài được xác định nguồn gốc, dù đi đến đâu và xuất hiện bất kỳ ở vị trí nào trên trái đất này, áo dài của Việt Nam sẽ không bị nhầm lẫn với bất kỳ một trang phục nào khác trên thế giới.

Thông qua những sáng tạo nghệ thuật đầy tâm huyết của các nhà thiết kế, chương trình góp phần định danh, định vị áo dài là Di sản văn hóa phi vật thể của Việt Nam, đúng với tình cảm thiêng liêng của người dân Việt dành cho chiếc áo dài, đúng với vẻ đẹp và sự tự hào vốn có của một chiếc áo đại diện hình ảnh của dân tộc.

Bảo Thoa

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Chú trọng xây dựng môi trường làm việc an toàn cho người lao động

Chú trọng xây dựng môi trường làm việc an toàn cho người lao động

Thành phố Hà Nội đã và đang chú trọng triển khai hiệu quả công tác chăm lo đời sống cho người lao động và đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động, xây dựng môi trường làm việc an toàn, văn minh, thân thiện cho người lao động.
Giải ngân trên 21,6 tỷ đồng cho đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động vay vốn

Giải ngân trên 21,6 tỷ đồng cho đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động vay vốn

Quỹ Trợ vốn công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) nghèo Thủ đô phát triển kinh tế gia đình (gọi tắt là Quỹ Trợ vốn) cho biết, để thực hiện hiệu quả các chức năng, nhiệm vụ, ngay từ đầu năm 2025, Quỹ đã chủ động, kịp thời xây dựng kế hoạch công tác tín dụng năm 2025; kế hoạch kiểm tra sau vay vốn đối với nguồn vốn Quỹ Trợ vốn và Quỹ quốc gia về việc làm năm 2025.
Cẩn trọng với các chiêu lừa đảo mùa du lịch

Cẩn trọng với các chiêu lừa đảo mùa du lịch

Mỗi khi hè đến nhu cầu tham quan, nghỉ dưỡng của người dân trên cả nước bắt đầu tăng cao, đặc biệt là vào dịp nghỉ lễ Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước 30/4 và Quốc tế Lao động 1/5. Đây cũng là thời điểm những cạm bẫy du lịch được tội phạm lừa đảo giăng ra…
Bác bỏ thông tin bão cấp 12 đổ bộ Quảng Ninh đầu tháng 5/2025

Bác bỏ thông tin bão cấp 12 đổ bộ Quảng Ninh đầu tháng 5/2025

Chiều 20/4, Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia cho biết, thông tin về việc một cơn bão mạnh (cấp 12) xuất hiện và ảnh hưởng trực tiếp đến Quảng Ninh vào thời điểm đầu tháng 5/2025 là không có cơ sở khoa học.
Hơn 207 triệu lượt đăng ký khám chữa bệnh BHYT bằng Căn cước công dân

Hơn 207 triệu lượt đăng ký khám chữa bệnh BHYT bằng Căn cước công dân

Theo thống kê của Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam, tính đến ngày 15/4/2025, cả nước đã có hơn 207 triệu lượt tra cứu thông tin thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) bằng số định danh cá nhân/Căn cước công dân (CCCD) thành công phục vụ làm thủ tục khám chữa bệnh BHYT.
Số người đăng ký hưởng bảo hiểm xã hội một lần giảm đáng kể

Số người đăng ký hưởng bảo hiểm xã hội một lần giảm đáng kể

Lũy kế đến hết quý 1/2025, toàn quốc có 267.493 người hưởng bảo hiểm xã hội (BHXH) một lần, giảm gần 70.000 người, tương đương 26,17% so với cùng kỳ năm 2024.
Các Công đoàn cơ sở quận Long Biên tích cực xây dựng đơn vị “Sáng - Xanh - Sạch - Đẹp”

Các Công đoàn cơ sở quận Long Biên tích cực xây dựng đơn vị “Sáng - Xanh - Sạch - Đẹp”

Thực hiện chủ đề công tác năm 2025 và hưởng ứng phong trào thi đua “Sáng - Xanh - Sạch - Đẹp” trong công nhân, viên chức, lao động do Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Long Biên phát động, nhiều Công đoàn cơ sở trên địa bàn quận đã tích cực ra quân, kêu gọi đoàn viên công đoàn tham gia tổng vệ sinh môi trường, làm đẹp cơ quan, đơn vị.

Tin khác

Nhóm bạn trẻ mang di sản vào đời sống đương đại

Nhóm bạn trẻ mang di sản vào đời sống đương đại

“Kinh đô Kỳ họa” - dự án văn hóa ý nghĩa của nhóm bạn trẻ đến từ Học viện Báo chí và Tuyên truyền đã tạo được những dấu ấn khó phai, không chỉ trong cộng đồng những người trẻ yêu văn hóa dân tộc mà với nhiều tầng lớp công chúng.
Phố cổ Hà Nội tổ chức chuỗi hoạt động kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam

Phố cổ Hà Nội tổ chức chuỗi hoạt động kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam

Chiều 18/4, Ban Quản lý hồ Hoàn Kiếm và Phố cổ Hà Nội tổ chức khai mạc chuỗi hoạt động hướng tới kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam tại khu vực phố cổ Hà Nội.
Khai mạc Festival Phở 2025, tinh hoa di sản trong kỷ nguyên số

Khai mạc Festival Phở 2025, tinh hoa di sản trong kỷ nguyên số

Tối 18/4, Festival Phở 2025 với chủ đề “Tinh hoa phở Việt - Di sản trong kỷ nguyên số” đã chính thức khai mạc tại Hoàng thành Thăng Long (19C Hoàng Diệu, Ba Đình, Hà Nội). Chương trình do Trung tâm Hội nghị thành phố Hà Nội phối hợp cùng Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long - Hà Nội và các đơn vị tổ chức.
Những dấu ấn không thể quên trên sóng VTV dịp 50 năm Giải phóng miền Nam

Những dấu ấn không thể quên trên sóng VTV dịp 50 năm Giải phóng miền Nam

Nhân Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), Đài Truyền hình Việt Nam (VTV) đã giới thiệu đến công chúng cả nước chuỗi chương trình đặc biệt với nội dung phong phú, hình thức thế hiện đa dạng, trải rộng trên các kênh sóng và nền tảng số.
Quận Hoàn Kiếm đề xuất 10 khu phát triển thương mại và văn hóa

Quận Hoàn Kiếm đề xuất 10 khu phát triển thương mại và văn hóa

Quận Hoàn Kiếm đã chủ động rà soát các khu phố, tuyến phố nghề, khu vực có lợi thế về vị trí thương mại, không gian văn hóa và dự kiến 10 khu vực có tiềm năng để hình thành khu phát triển thương mại và văn hóa trên địa bàn.
Lễ hội Tổng Nam Phù: Di sản nối ký ức – tương lai

Lễ hội Tổng Nam Phù: Di sản nối ký ức – tương lai

Lễ hội Tổng Nam Phù – từ một nghi lễ dân gian – đã trở thành biểu tượng tinh thần của sự từ bi, trí tuệ, gắn kết cộng đồng và gìn giữ bản sắc dân tộc. Việc ghi danh lễ hội vào danh mục Di sản Văn hóa phi vật thể Quốc gia không chỉ là sự khẳng định giá trị truyền thống, mà còn là bước mở ra một chặng đường mới để lan tỏa di sản, kết nối các thế hệ, và bồi đắp tinh thần yêu nước, đạo hiếu trong lòng người Việt.
Triển lãm tranh “Thiên thanh”: Ngợi ca đất nước và hướng đến trái tim thiện lành

Triển lãm tranh “Thiên thanh”: Ngợi ca đất nước và hướng đến trái tim thiện lành

Triển lãm tranh "Thiên thanh” của nữ họa sĩ Lê Thu Huyền diễn ra từ ngày 15 - 23/4 tại Nhà triển lãm Mỹ thuật 16 Ngô Quyền, Hà Nội. Triển lãm giới thiệu tới công chúng 30 tác phẩm hội họa có chủ đề về thiên nhiên, ngợi ca, tôn vinh vẻ đẹp của đất nước.
Vesak 2025: Loạt hoạt động trong ngày hội lớn nhất của Phật giáo tại núi Bà Đen

Vesak 2025: Loạt hoạt động trong ngày hội lớn nhất của Phật giáo tại núi Bà Đen

Ngày 8/5/2025, núi Bà Đen đón hàng nghìn đại biểu đến từ hơn 80 quốc gia và vùng lãnh thổ trong Đại lễ Phật Đản Vesak Liên Hợp Quốc 2025. Nhiều nghi lễ mang tính lịch sử sẽ được tổ chức ngày này.
Loạt chương trình nghệ thuật đặc sắc chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày thống nhất đất nước

Loạt chương trình nghệ thuật đặc sắc chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày thống nhất đất nước

Nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTTDL) tổ chức chuỗi chương trình nghệ thuật đặc biệt với sự tham gia của các đơn vị nghệ thuật trực thuộc.
Bình yên nghe sóng vỗ

Bình yên nghe sóng vỗ

Tôi đến làng chài nhỏ ở Tam Tiến, Núi Thành, Quảng Nam vào một ngày cuối hạ. Cái nắng chói chang của mùa hè dần dịu bớt, chỉ còn những tia nắng vàng nhẹ trải dài trên mặt biển xanh thẳm. Gió từ biển thổi vào mát rượi, mang theo mùi muối mặn nồng và hương biển thân thuộc. Xóm nhỏ nằm bình yên bên những rặng dừa xanh, tựa như một bức tranh yên ả giữa đất trời.
Xem thêm
Phiên bản di động