Bài 1: Nhà ở công nhân, mệnh lệnh cuộc sống
Nhà ở công nhân… Sắp có thêm 720 căn hộ nhà ở xã hội cho lao động thu nhập thấp ở Hà Nội Hà Nội tăng tốc phát triển nhà ở |
Nhu cầu cấp thiết
Những năm vừa qua, mặc dù Chính phủ, các cấp, ngành đã ban hành nhiều chính sách, triển khai nhiều giải pháp xây dựng nhà ở cho công nhân, song vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu bức thiết của người lao động. Và, “an cư, lạc nghiệp” vẫn là ước mơ xa vời của công nhân, như câu chuyện của chị Nguyễn Thị Oanh - công nhân Công ty TNHH Linh kiện Điện tử SEI - Việt Nam (Khu Công nghiệp Thăng Long, Hà Nội).
![]() |
Khu nhà công nhân tại xã Kim Chung, Đông Anh, Hà Nội. |
Từ Nghệ An ra Hà Nội làm công nhân, chị Oanh hiện sinh sống trong căn phòng trọ khoảng 10m2 tại thôn Hậu Dưỡng, xã Kim Chung, huyện Đông Anh. Căn phòng lợp fibro xi măng chật chội, ngột ngạt và nóng bức, bất tiện trong sinh hoạt và ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe, song với đồng lương hạn hẹp, chỉ 6 triệu đồng/tháng, chị Oanh không thể có lựa chọn nào tốt hơn.
“Còn gì bằng khi có một chỗ ở tử tế hơn để thuận tiện sinh hoạt, đảm bảo sức khỏe, nhưng thu nhập của tôi quá thấp nên chỉ có thể thuê được căn phòng như thế này thôi, còn mua nhà riêng thì càng là điều không tưởng. Công nhân chúng tôi chỉ mong sự hỗ trợ của Thành phố thông qua việc triển khai xây dựng nhà ở xã hội cho công nhân, hoặc có gói hỗ trợ người lao động mua nhà giá rẻ, nhà ở xã hội thì mới có điều kiện để cải thiện chỗ ở, an cư, lạc nghiệp” - chị Oanh cho biết.
Mong được hỗ trợ về nhà ở để an cư, lạc nghiệp cũng là nguyện vọng của anh Nguyễn Bá Khang - công nhân Công ty TNHH Cao su Inoue Việt Nam, địa bàn huyện Mê Linh, Hà Nội. Gia đình gồm 5 người (2 vợ chồng và 3 con nhỏ) của anh Khang sinh sống trong căn phòng trọ chật trội tại Khu tập thể địa chất, thôn Phú Nhi, xã Thanh Lâm, huyện Mê Linh, đến nay đã được gần 20 năm.
“Các gia đình khác có điều kiện thì họ thuê nhà với mức từ 1,2 triệu tới 1,5 triệu đồng/tháng, nhưng vợ chồng tôi thu nhập thấp, lại nuôi 3 con ăn học, điều kiện khó khăn nên chỉ thuê phòng với mức 800 nghìn đồng/tháng. Với giá thuê như vậy, chúng tôi chấp nhận sống cảnh chật chội này thôi” - anh Khang chia sẻ và bày tỏ mong muốn các dự án nhà ở xã hội dành cho công nhân sẽ sớm được triển khai, đặc biệt là ở khu vực huyện Mê Linh.
“Tôi mong thành phố Hà Nội sẽ triển khai xây dựng các khu nhà ở xã hội gần với nơi làm việc của công nhân và ưu tiên cho công nhân làm việc lâu năm ở Hà Nội được mua với giá ưu đãi để công nhân ổn định về chỗ ở, thuận tiện trong đi lại, đưa đón con đi học… có như vậy, công nhân mới có thể an tâm làm việc” - anh Khang bộc bạch.
Tương tự là câu chuyện của chị Đàm Thị Kim Dung - công nhân Công ty Goshi Thăng Long (Hà Nội). Với mức thu nhập 8 triệu đồng/tháng, không quá thấp, nhưng chị Dung lại mắc bệnh nặng và một mình nuôi con. Lo cuộc sống hàng ngày cũng đã chật vật, nên việc có một căn nhà riêng, không phải ở trọ của chị Dung chỉ là giấc mơ xa vời.
Ngoài những trường hợp kể trên, trên địa bàn cả nước nói chung, thành phố Hà Nội nói riêng còn rất nhiều công nhân lao động khác đang phải sống cảnh ở trọ và chỉ trông chờ vào sự hỗ trợ của Nhà nước, của Thành phố qua các gói hỗ trợ, các dự án xây nhà ở xã hội mới có thể có cơ hội an cư, lạc nghiệp.
Trên 80% công nhân phải thuê trọ
Tại buổi tọa đàm “Chỗ ở và nhà ở - Nhu cầu cấp bách của công nhân” được tổ chức mới đây tại Hà Nội, đánh giá nhu cầu nhà ở và nhà ở xã hội của công nhân hiện nay, ông Vũ Minh Tiến - Viện trưởng Viện Công nhân và Công đoàn (Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam) cho biết: Ai cũng có nhu cầu về nhà ở, nhưng qua khảo sát thì hiện nay nhu cầu nhà ở của công nhân rất cao, đặc biệt là công nhân di cư tại các tỉnh, thành phố có công nghiệp phát triển như Hà Nội, Đồng Nai, Bình Dương, Long An..., tỷ lệ lao động nhập cư lên đến hơn 60%. Trong khi đó, ngay cả công nhân tại địa phương có nhà ở cũng là ở với gia đình, còn từ thu nhập để mua nhà là cực kỳ khó.
“Nhu cầu nhà ở của công nhân rất lớn. Theo thống kê, có từ 80 - 90% đang phải thuê nhà tại các khu trọ do người dân quanh khu công nghiệp xây, số ít ở trong các ký túc xá của các doanh nghiệp, số mua được nhà ở có tính chất nhà ở xã hội rất ít” - ông Vũ Minh Tiến cho biết.
Trong khi đó, tại tọa đàm này, ông Lê Văn Nghĩa - Trưởng Ban quản lý dự án thiết chế Công đoàn thuộc Tổng LĐLĐ Việt Nam cũng thừa nhận, phần lớn công nhân hiện nay đều thuê trọ trong những căn phòng 10m2, với mức thuê từ 500 nghìn đồng đến 1 triệu đồng, với những phòng từ 15 - 20m2 thường có giá trên 1 triệu đồng. Điều kiện chỗ ở chật chội khiến chất lượng sống của người lao động bị ảnh hưởng rất lớn.
“10m2 này vừa là chỗ sinh hoạt, vừa là chỗ ngủ, nghỉ. Chỗ ở của công nhân thường ẩm thấp, tạm thời và không lâu dài, nhanh xuống cấp, điều kiện không đảm bảo khiến sức khỏe của người lao động bị ảnh hưởng, từ đó dẫn đến năng suất lao động thấp” - ông Nghĩa thông tin. Bên cạnh đó, các yếu tố đi kèm bên ngoài như nơi vui chơi giải trí, chăm sóc sức khỏe cho người lao động, nơi gửi trẻ cũng gần như không có.
Đối với Hà Nội - một trong những địa phương tập trung nhiều khu công nghiệp và có đông công nhân ngoại tỉnh đến làm việc, ông Trần Anh Tuấn - Phó Trưởng ban Ban Quản lý các Khu công nghiệp và chế xuất Hà Nội cho biết, Hà Nội hiện có 10 khu công nghiệp với xấp xỉ gần 170.000 công nhân đang làm việc, nhu cầu nhà ở của người lao động hiện nay Thành phố chưa đáp ứng được. Trong số 10 khu công nghiệp thì chỉ có 4 khu công nghiệp có khu nhà ở công nhân, nhưng cũng đã triển khai xây dựng từ gần 20 năm trước, tỷ lệ số nhà ở dành cho công nhân lao động mới đáp ứng được trên 13%. Tổng số nhà ở công nhân dành cho người lao động mới bố trí được trong 22.000 chỗ ở trên tổng số gần 170.000 công nhân.
“Qua thường xuyên tiếp xúc với công nhân, chúng tôi nhận thấy cuộc sống của người lao động dù được cải thiện hơn nhưng vẫn còn nhiều khó khăn, đặc biệt do ảnh hưởng của dịch Covid-19 khiến thu nhập sụt giảm, nhiều người mất việc làm, khiến cuộc sống càng bấp bênh hơn. Nhiều công nhân phải đi thuê nhà trọ, vì vậy nhà ở xã hội dành cho công nhân là rất cấp thiết, nhất là với những người có gia đình”, ông Tuấn nói.
Phản ánh tại Hội nghị gặp gỡ, đối thoại của Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố với công nhân lao động Thủ đô năm 2023, diễn ra hôm 18/5 tại Khu Công nghiệp Nội Bài, huyện Sóc Sơn, Hà Nội, Phó Chủ tịch LĐLĐ thành phố Hà Nội Lê Đình Hùng cho biết, vấn đề nhà ở cho công nhân lao động còn thiếu so với sự gia tăng nhanh của lực lượng lao động, là yêu cầu bức xúc hiện nay của đoàn viên, người lao động. Hiện thành phố Hà Nội có trên 80% công nhân lao động đang phải thuê nhà trọ ở các khu dân cư. Trong đó, một số khu nhà trọ diện tích chật hẹp, an ninh trật tự và vệ sinh môi trường chưa đảm bảo, mức giá thuê trọ và tiền điện, tiền nước cao,... “Công nhân lao động rất mong muốn được mua nhà ở xã hội, với giá cả phù hợp để an cư, lập nghiệp” - Phó Chủ tịch LĐLĐ thành phố Hà Nội Lê Đình Hùng nhấn mạnh.
(Còn tiếp)
Có thể bạn quan tâm
Nên xem

Nhận định Tottenham vs Nottingham Forest: Khi kẻ rối ren gặp người khát vọng

Nhận định Parma vs Juventus: Chướng ngại không dễ vượt qua của “Bà đầm già”

Giá vàng hôm nay (21/4): Vàng trong nước không còn tăng sốc

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 21/4: Nắng nóng 37 độ, tối có mưa dông

Chú trọng xây dựng môi trường làm việc an toàn cho người lao động

Giải ngân trên 21,6 tỷ đồng cho đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động vay vốn

Cẩn trọng với các chiêu lừa đảo mùa du lịch
Tin khác

Trình Chủ tịch nước tặng quà cho người có công dịp lễ 30/4 và Quốc khánh 2/9
Đời sống 20/04/2025 15:59

TP.HCM: Tạm dừng thi tuyển công chức, viên chức
Đời sống 12/04/2025 16:21

Cung cấp kiến thức, kỹ năng cho phụ nữ trong việc quản lý tài chính
Đời sống 10/04/2025 12:25

Hà Nội phát động Tháng hành động về ATVSLĐ và Tháng Công nhân năm 2025 vào ngày 18/4
Đời sống 09/04/2025 21:51

Thu nhập bình quân của người lao động tăng ở hầu hết các ngành kinh tế
Đời sống 09/04/2025 15:40

Đảm bảo sinh kế cho người lao động sau thiên tai
Đời sống 04/04/2025 16:41

Đảm bảo an sinh xã hội cho người dân trong điều kiện thiên tai
Đời sống 31/03/2025 21:13

Có phiền toái khi thuê người thân xây nhà, trông coi công trình?
Đời sống 28/03/2025 06:41

Tháng 4, người lao động có 2 kỳ nghỉ lễ
Đời sống 23/03/2025 16:54

Hà Nội: Thành lập Ban Tổ chức Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động và Tháng Công nhân năm 2025
Đời sống 22/03/2025 06:27