Tìm lời giải cho ‘bài toán thiếu bãi đỗ xe tại Hà Nội

Bài cuối: Cần những đột phá trong quy hoạch bãi đỗ xe

(LĐTĐ) Tình trạng thiếu chỗ đỗ xe tại Hà Nội ngày càng nghiêm trọng, nhất là từ phạm vi khu vực Vành đai 2 đổ vào trung tâm. Với lượng phương tiện gia tăng nhanh chóng như hiện nay, nhiều ý kiến cho rằng, cần phải có giải pháp đột phá tổng thể trong hiện tại, cùng cách làm quyết liệt hơn trong thu hút đầu tư mới có thể giải được “bài toán” thiếu bãi đỗ xe tại Hà Nội, đáp ứng được nhu cầu gửi xe trong tương lai…
Bài 2: Vì đâu nên nỗi? Bài 1: Nhìn đâu cũng quá tải!

Tháo gỡ những bất cập

Có một thực tế không thể phủ nhận tại khu vực nội đô là càng ở những khu nhà cao tầng lại càng khó khăn trong việc bố trí chỗ để xe. Nhu cầu cao, các bãi trông giữ được cấp phép không đủ đáp ứng đã khiến nhiều bãi trông giữ trái phép hoạt động. Có những bãi trông xe trái phép tái vi phạm nhiều lần, các cơ quan chức năng xử lý xong bãi này thì bãi mới lại mọc, khó xử lý được triệt để.

Bài cuối: Cần những đột phá trong quy hoạch bãi đỗ xe
Bãi đỗ xe giàn thép có cảm biến thông minh tại phố Nguyễn Công Hoan (Ba Đình, Hà Nội). Ảnh: Luyện Đinh

Tại các quận nội thành, hạn chế về diện tích giao thông tĩnh quanh các cơ sở y tế, trường học, công sở lớn, chung cư… luôn là vấn đề gây “đau đầu” với chủ phương tiện và cả ngành chức năng. Phường Thành Công (quận Ba Đình) là ví dụ. Theo Trung tá Vũ Hữu Thái, Phó Trưởng Công an phường, đặc thù nơi đây nằm giữa các khu nhà tập thể, vỉa hè trên tuyến phố chiều rộng không đồng đều, trung bình chỉ khoảng 2m, có nhiều địa điểm thậm chí còn không có vỉa hè. Trong khi đó, nhà tập thể nằm trên phố Thành Công mật độ dân cư đông… hệ lụy là chỗ để xe cho những người dân trong khu vực luôn trong cảnh thiếu thốn.

Từ câu chuyện ở phường Thành Công có thể phần nào thấy việc quy hoạch, xây dựng các bãi đỗ, quy hoạch vùng trên địa bàn Hà Nội được thực hiện chưa kịp thời, chưa “bắt nhịp” được với nhịp đô thị hóa nội đô. Do thiếu chỗ đỗ, ở các quận Hoàn Kiếm, Ba Ðình, Ðống Ða, Hoàng Mai... liên tục xảy ra tình trạng đỗ xe trái phép, hình thành các điểm trông giữ phương tiện tự phát chưa được cơ quan có thẩm quyền cấp phép.

Nghịch lý ở chỗ, từ năm 2003, Ðồ án quy hoạch mạng lưới các điểm đỗ xe và bãi đỗ xe công cộng trên địa bàn Hà Nội đến năm 2020 đã được Ủy ban nhân dân Thành phố phê duyệt tại Quyết định số 165/2003/QÐ-UBND, song mới chỉ dừng lại ở mức độ xác định chỉ tiêu và dự báo tổng nhu cầu quỹ đất dự kiến dành cho điểm đỗ xe. Các chuyên gia giao thông đánh giá, Ðồ án chưa có quy hoạch chi tiết, nên muốn kêu gọi đầu tư sẽ mất nhiều thời gian khi phải lập quy hoạch, thỏa thuận quy hoạch tổng thể hoặc quy hoạch chi tiết... Thêm nữa, năm 2008 mở rộng địa giới hành chính Thủ đô Đồ án dần không còn phù hợp thực tiễn. Tiếp đó, quy hoạch chung xây dựng Thủ đô được phê duyệt vào năm 2011 và chức năng một số vị trí đã được chuyển đổi và từ đó không nhắc đến xây dựng bãi đỗ xe.

Phải mãi cho đến cuối năm 2018, Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội thông qua Nghị quyết về Quy hoạch bến xe, bãi đỗ xe, trung tâm tiếp vận và trạm dừng nghỉ trên địa bàn thành phố Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 câu chuyện này mới phần nào rõ ràng hơn. Theo đó, về quy hoạch đã cụ thể hóa mạng lưới bãi đỗ xe trong phạm vi đô thị trung tâm, quy hoạch 1.480 vị trí bãi đỗ xe. Trong đó có các vị trí xây dựng bãi đỗ xe ngầm, bãi đỗ xe cao tầng, bãi đỗ xe mặt đất… Tuy nhiên, trước sức ép từ đô thị hóa và gia tăng phương tiện cá nhân, những hoạch định này vẫn chưa được triển khai nhiều trong thực tế.

Thêm tầm nhìn dài hạn

Theo tìm hiểu, để thu hút đầu xây dựng bãi đỗ xe, Thành phố đã trình và được Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội thông qua một số chính sách như: Hỗ trợ 100% tiền thuế nhập khẩu thiết bị, dây chuyền công nghệ phục vụ trực tiếp cho dự án; hỗ trợ 100% tiền thuê đất bãi đỗ xe trong 10 năm đầu; nhà đầu tư được sử dụng tối đa 30% diện tích sàn xây dựng ngầm của dự án để khai thác thương mại... Ngoài ra, các cơ quan chức năng đang tiếp tục kiến nghị thu hút nhà đầu tư bằng cách cho phép được bán một số vị trí đỗ xe ngầm, xây dựng cơ chế giá trông giữ xe được xã hội hóa nhằm tạo điều kiện cho nhà đầu tư thu hồi vốn nhanh hơn. Đây là những nỗ lực không thể phủ nhận của Hà Nội trong lĩnh vực này.

Theo các nhà chuyên môn, khi suất đầu tư bãi đỗ xe lên tới hàng tỷ đồng thì chỉ vài chục nghìn đồng tiền sơn là có ngay một “bãi đỗ xe” được tận dụng trên lòng đường, vỉa hè. Đây là câu chuyện bất đối xứng. Khi không giải quyết được nút thắt này, dễ dẫn đến việc tận dụng tài sản công để kiếm lợi, trong khi đó các nhà đầu tư khó khăn khi tham gia lĩnh vực này, những bãi đỗ mới sẽ không được xây dựng. Dần dà, câu chuyện sẽ mãi chìm trong vòng lẩn quẩn.

Trên góc độ xử lý vi phạm liên quan, các đơn vị chức năng của Hà Nội cũng tích cực xử lý các hành vi vi phạm. Chẳng hạn, tại phường Thành Công, để khắc phục, chấn chỉnh các hành vi vi phạm trật tự đô thị, thời gian qua, Công an phường Thành Công thường xuyên bố trí lực lượng tăng cường tuần tra, kiểm soát, nhắc nhở, xử lý các vi phạm lấn chiếm vỉa hè, lòng đường làm nơi để xe, buôn bán.

Hay như kết quả kiểm tra, xử lý các bãi trông giữ xe trên địa bàn Thành phố trong các tháng đầu năm 2021 (quý I) của Thanh tra Sở Giao thông vận tải Hà Nội cho thấy, đơn vị đã phát hiện 121 trường hợp bãi trông ô tô, xe máy vi phạm. Trong đó, lỗi chiếm dụng trái phép là 37 trường hợp; lỗi chiếm chiếm dụng trái phép hè phố để trông giữ phương tiện là 55 trường hợp; lỗi tổ chức hoạt động trông giữ phương tiện trái phép là 29 trường hợp. Tổng số phạt tiền nộp kho bạc nhà nước trên 600 triệu đồng; đồng thời đóng cửa các bãi xe không có phép.

Phải khẳng định, nhu cầu về điểm đỗ đã, đang và sẽ còn "nóng" nếu chúng ta chưa giải được bài toán về giao thông tĩnh. Trong bối cảnh khó khăn bộn bề, thiếu vốn đầu tư, thiếu quỹ đất như hiện nay, Hà Nội ngày càng khó khăn hơn trong việc đáp ứng nhu cầu giao thông tĩnh.

Trước những nút thắt này, nhiều ý kiến cho rằng nhu cầu đỗ xe cá nhân trong đô thị là chính đáng. Để giải quyết vấn đề này cần phải có sự điều chỉnh tư duy quản lý. Nói cách khác, nhu cầu đỗ xe cá nhân thì cá nhân phải có trách nhiệm chi trả đúng giá trị. Thay vì các đơn vị chức năng lo toan, đáp ứng phúc lợi đỗ xe thì có thể coi đây là ngành kinh tế dịch vụ tiềm năng, sử dụng công cụ tài chính để điều tiết cung cầu.

Nhìn từ góc độ vận hành đô thị, Kiến trúc sư Trần Huy Ánh chia sẻ, phải nhìn nhận vấn đề ở khía cạnh phúc lợi xã hội phải cung cấp hay dịch vụ theo cung cầu thị trường. Nói nôm na, nếu là trông giữ phúc lợi, ngoài việc mỗi người có diện tích ở thì phải đảm bảo có thêm ít nhất 10m2 đỗ phương tiện là xe máy, 1 ô tô có diện tích đỗ là 25m2… nếu tính như vậy rất khó đảm bảo nhu cầu bãi đỗ. Nếu trông giữ phương tiện là cung cấp một loại hình dịch vụ, thì thị trường cung cầu sẽ tự điều tiết. /.

Đinh Luyện

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Thanh Oai:  Khởi công dự án chào mừng 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô

Thanh Oai: Khởi công dự án chào mừng 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô

(LĐTĐ) Ngày 20/9, huyện Thanh Oai tổ chức Lễ khởi công xây dựng dự án mở rộng, nâng cấp Tỉnh lộ 429A và xây dựng Cụm công nghiệp (CCN) Kim Bài. Đây là công trình được thành phố Hà Nội lựa chọn khởi công chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024).
Người bệnh có thể tra cứu thông tin trong Hệ thống thông tin về khám, chữa bệnh

Người bệnh có thể tra cứu thông tin trong Hệ thống thông tin về khám, chữa bệnh

(LĐTĐ) Hệ thống thông tin về quản lý hoạt động khám bệnh, chữa bệnh sẽ hỗ trợ việc gửi dữ liệu khám bệnh chuyển tuyến giữa các cơ sở y tế, giúp người dân tra cứu được lịch sử khám chữa bệnh.
Chương Mỹ: Cán bộ xã “3 cùng” với người dân vùng ngập lụt sơ tán tập trung

Chương Mỹ: Cán bộ xã “3 cùng” với người dân vùng ngập lụt sơ tán tập trung

(LĐTĐ) Khắc phục hậu quả của cơn bão số 3 và lũ rừng ngang, đến ngày 19/9, huyện Chương Mỹ đã sơ tán hơn 2.100 hộ dân, với trên 8.800 nhân khẩu đến nơi an toàn. Việc di dời người dân bị ngập lũ đến nơi an toàn và chăm sóc họ chu đáo được các cấp chính quyền huyện Chương Mỹ quan tâm, triển khai hiệu quả.
Công đoàn chung tay hỗ trợ các gia đình bị ảnh hưởng bởi bão số 3

Công đoàn chung tay hỗ trợ các gia đình bị ảnh hưởng bởi bão số 3

(LĐTĐ) Được sự chỉ đạo trực tiếp của Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Hà Đông, trong 2 ngày (18 - 19/9), Công đoàn một số trường Trung học cơ sở (THCS), Tiểu học trên địa bàn quận Hà Đông đã đến thăm, tặng quà các gia đình học sinh, đoàn viên công đoàn, người dân bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3 và hoàn lưu cơn bão gây ra với số tiền hỗ trợ là 63 triệu đồng.
Hà Nội: Đảm bảo nguồn cung hàng hóa phục vụ người tiêu dùng

Hà Nội: Đảm bảo nguồn cung hàng hóa phục vụ người tiêu dùng

(LĐTĐ) Nhằm góp phần kết nối đa dạng nguồn cung hàng hóa từ các tỉnh, thành phố phục vụ người dân sau cơn bão số 3, từ ngày 19 - 23/9, Sở Công Thương Hà Nội liên tiếp tổ chức Tuần hàng trái cây, nông sản các tỉnh, thành phố và Tuần hàng quảng bá, giới thiệu và bán nông sản thực phẩm tại các kênh phân phối tại Hà Nội. Điều này khẳng định, nguồn cung hàng hóa phục vụ người dân Thủ đô và các tỉnh, thành luôn dồi dào, sẵn sàng cung ứng trong mọi trường hợp.
Festival Thu Hà Nội 2024: Tinh gọn quy mô nhưng vẫn nhiều trải nghiệm hấp dẫn

Festival Thu Hà Nội 2024: Tinh gọn quy mô nhưng vẫn nhiều trải nghiệm hấp dẫn

(LĐTĐ) Tối nay (20/9), Festival Thu Hà Nội lần thứ 2 năm 2024 sẽ được khai mạc. Đây là một trong những hoạt động quan trọng nằm trong chuỗi hoạt động kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024); nhằm quảng bá hình ảnh, giá trị văn hóa và du lịch của Hà Nội - mảnh đất kinh kỳ ngàn năm văn hiến với những nét đẹp độc đáo riêng.
Quận Tây Hồ: Trao quà mô hình Dân vận khéo “Thắm tình quân dân” năm 2024

Quận Tây Hồ: Trao quà mô hình Dân vận khéo “Thắm tình quân dân” năm 2024

(LĐTĐ) Sáng 20/9, Ban Dân vận Quận ủy, Ban Chỉ huy Quân sự quận Tây Hồ tổ chức chương trình tặng quà thực hiện mô hình Dân vận khéo “Thắm tình quân dân” năm 2024.

Tin khác

Chung cư và “phép thử” trong cơn bão

Chung cư và “phép thử” trong cơn bão

(LĐTĐ) Căn hộ chung cư là một phần không thể thiếu của các khu đô thị lớn, tuy nhiên đi đôi với sự bùng nổ của loại hình nhà ở này là câu chuyện về kiểm soát chất lượng. Những hình ảnh được chia sẻ rộng rãi sau cơn bão số 3 vừa qua cho thấy rõ việc thi công không đảm bảo quy trình, làm việc thiếu trách nhiệm của chủ đầu tư một số dự án trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Gỡ vướng cấp phép xây dựng phần hầm tại TP.HCM

Gỡ vướng cấp phép xây dựng phần hầm tại TP.HCM

(LĐTĐ) Trong quá trình lập quy hoạch chung Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) đến năm 2040, tầm nhìn đến năm 2060, đã xuất hiện nhiều bất cập, khó khăn, vướng mắc về không gian ngầm và việc cấp giấy phép xây dựng đối với công trình có tầng hầm trên địa bàn Thành phố.
Hà Nội: Tập trung giải tỏa ngay cây gãy, đổ do bão số 3

Hà Nội: Tập trung giải tỏa ngay cây gãy, đổ do bão số 3

(LĐTĐ) Sở Xây dựng Hà Nội vừa có văn bản về việc phối hợp triển khai các biện pháp khắc phục, giải toả cây xanh gãy, đổ sau bão số 3 trên địa bàn Thành phố.
Toàn hệ thống chính trị huyện Thanh Trì chung sức khắc phục hậu quả bão số 3

Toàn hệ thống chính trị huyện Thanh Trì chung sức khắc phục hậu quả bão số 3

(LĐTĐ) Do có sự chỉ đạo và triển khai bài bản về ứng phó với cơn bão số 3 từ Ban Chỉ đạo Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN) huyện Thanh Trì, cả hệ thống chính trị của huyện đã vào cuộc; các xã, thị trấn, đoàn thể, các lực lượng chủ chốt trực 24/24 giờ để ứng phó bão. Đến nay, công tác khắc phục sau cơn bão đã đạt được nhiều kết quả tích cực.
Quận Hà Đông chủ động khắc phục hậu quả của cơn bão số 3

Quận Hà Đông chủ động khắc phục hậu quả của cơn bão số 3

(LĐTĐ) Ngay sau khi bão số 3 đi qua, quận Hà Đông đã chỉ đạo các cơ quan chức năng, địa phương, tổ dân phố tập trung lực lượng ứng trực và hỗ trợ người dân kịp thời khắc phục các hậu quả sau bão.
Hà Nội: Khẩn trương khắc phục 14.660 cây đổ và cành gãy trên toàn địa bàn

Hà Nội: Khẩn trương khắc phục 14.660 cây đổ và cành gãy trên toàn địa bàn

(LĐTĐ) Bão số 3 với hình thái thời tiết và thiên tai bất lợi đã gây nhiều hư hại đến hệ thống cây xanh của Thành phố, ngay sau khi bão tan, trong sáng ngày 8/9, lực lượng chức năng các địa phương đã khẩn trương xử lý tình trạng cây xanh gãy đổ, đảm bảo an toàn giao thông.
Đã giải quyết hơn 4,5 triệu hồ sơ dịch vụ công trực tuyến

Đã giải quyết hơn 4,5 triệu hồ sơ dịch vụ công trực tuyến

(LĐTĐ) Từ đầu năm đến nay, ngành Công an đã giải quyết hơn 4,5 triệu hồ sơ dịch vụ công trực tuyến, trong đó 8 tháng năm 2024 đã giải quyết 476.993 hồ sơ dịch vụ công trực tuyến, đạt tỷ lệ 99,01%.
Hà Nội: Khắc phục tình trạng cây xanh gãy đổ, ứng trực sớm tại các điểm ngập úng trước khi bão số 3 đổ bộ

Hà Nội: Khắc phục tình trạng cây xanh gãy đổ, ứng trực sớm tại các điểm ngập úng trước khi bão số 3 đổ bộ

(LĐTĐ) Tính đến trưa 7/9, các sự cố cây gãy đổ do bão số 3 gây ra đã được địa phương của Hà Nội xử lý kịp thời, không gây ảnh hưởng đến an ninh trật tự, trật tự, an toàn giao thông trên địa bàn. Các xí nghiệp thoát nước cũng đã triển khai lực lượng ứng trực tại các điểm tiềm ẩn úng ngập trên địa bàn.
Xử lý nhiều trường hợp trông xe trái phép khu vực phố đi bộ hồ Hoàn Kiếm

Xử lý nhiều trường hợp trông xe trái phép khu vực phố đi bộ hồ Hoàn Kiếm

(LĐTĐ) Trong 3 ngày đầu tiên của kỳ nghỉ lễ Quốc khánh, từ 31/8 đến 2/9, Đội Cảnh sát giao thông, trật tự - Công an quận Hoàn Kiếm (Hà Nội) đã phát hiện và xử lý 94 trường hợp vi phạm trật tự an toàn giao thông. Trong đó có 15 trường hợp lấn chiếm vỉa hè để kinh doanh buôn bán, 12 trường hợp chiếm dụng vỉa hè trông giữ xe trái phép...
Gìn giữ văn minh đô thị: Đồng lòng việc khó cũng thành công

Gìn giữ văn minh đô thị: Đồng lòng việc khó cũng thành công

Xây dựng văn minh đô thị đang trở thành phong trào lan tỏa sâu rộng tại các địa phương trên toàn thành phố Hà Nội. Tuy nhiên, bên cạnh những “điểm sáng” trên báo cáo vẫn còn đó những tồn tại mà nếu không có sự chuyển biến từ căn bản thì mọi phong trào, mọi nỗ lực sẽ không đạt được hiệu quả cao nhất. Ghi nhận thực tế trên địa bàn quận Đống Đa về sự đồng sức, đồng lòng người dân và chính quyền địa phương với mục tiêu thay đổi nhận thức trong việc giữ gìn văn minh đô thị.
Xem thêm
Phiên bản di động