Báo Lao động Thủ đô bám sát hơn nữa hơi thở cuộc sống, gần gũi với người lao động

Đây là một trong những nội dung chỉ đạo của Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội Đào Đức Toàn trong buổi đến thăm, chúc mừng Báo Lao động Thủ đô nhân kỷ niệm 95 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam (21/6/1925 – 21/6/2020) sáng nay 17/6. Cùng tới thăm có đồng chí Bùi Huyền Mai, Thành ủy viên, Phó Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội chuyên trách Đoàn Đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội, Chủ tịch Liên đoàn Lao động thành phố Hà Nội.
Luôn lắng nghe ý kiến và phản ánh của báo chí để xây dựng Thủ đô phát triển
Lãnh đạo Thành ủy Hà Nội kiểm tra công tác xây dựng nông thôn mới tại huyện Ba Vì
Hà Nội nâng công suất, bảo đảm cung cấp nước sạch ổn định

Báo cáo với Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội, đồng chí Lê Thị Bích Ngọc, Tổng Biên tập Báo Lao động Thủ đô cho biết, trải qua gần 30 năm xây dựng và phát triển, Báo Lao động Thủ đô đã có những bước tiến bền vững, trở thành một tờ báo có uy tín của Thủ đô trong lĩnh vực lao động, việc làm. Báo là diễn đàn tin cậy của tổ chức Công đoàn và người lao động.

5839 hh
Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội Đào Đức Toàn và Chủ tịch Liên đoàn Lao động thành phố Hà Nội Bùi Huyền Mai chụp ảnh lưu niệm với cán bộ phóng viên Báo Lao động Thủ đô.

“Từ khi ra đời, Báo Lao động Thủ đô đã thực hiện tốt chức năng nhiệm vụ được giao, đồng hành cùng các cấp chính quyền Thành phố, định hướng dư luận, đấu tranh hiệu quả với những luận điệu sai trái, phản động, tạo sự ổn định trật tự xã hội, an ninh quốc phòng, góp phần phát triển kinh tế của Thủ đô và đất nước trên tiến trình hội nhập”, đồng chí Lê Thị Bích Ngọc nói.

Dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt của Thành ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân Thành phố, trực tiếp là Liên đoàn Lao động Thành phố Hà Nội, những năm gần đây, Báo Lao động Thủ đô đã đổi mới đồng bộ các ấn phẩm; trong đó đặc biệt chú trọng đến hoạt động của báo điện tử, nhằm đáp ứng nhu cầu của độc giả và sự phát triển của báo chí hiện đại.

Ngoài ra, Báo còn thường xuyên tổ chức các sự kiện văn hóa - thể thao, chương trình giao lưu trực tuyến, phổ biến pháp luật đến đông đảo công nhân, viên chức, người lao động trên toàn Thành phố.

5752nco2039
Đồng chí Lê Thị Bích Ngọc - Tổng Biên tập báo cáo tình hình hoạt động của Báo Lao động Thủ đô

“So với các cơ quan báo chí Thành phố và Trung ương, đội ngũ cán bộ, phóng viên của Báo Lao động Thủ đô có số lượng rất khiêm tốn, nhưng Ban Biên tập luôn quán triệt lãnh đạo theo hướng rõ người, rõ việc, rõ tiến độ, tăng cường bám sát tình hình thực tiễn nên hoạt động luôn được duy trì nề nếp, bài bản, hiệu quả”, Tổng Biên tập Lê Thị Bích Ngọc cho hay.

Tuy nhiên, theo đồng chí Lê Thị Bích Ngọc, bên cạnh những thách thức chung của lĩnh vực báo chí, hiện Báo Lao động Thủ đô cũng đang gặp một số khó khăn. Cụ thể là đội ngũ cán bộ phóng viên còn mỏng, trang thiết bị chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển báo chí hiện đại. Đặc biệt là đợt dịch Covid-19 vừa qua đã có tác động lớn đến kinh tế báo chí nói chung, trong đó có Báo Lao động Thủ đô.

Tổng Biên tập Lê Thị Bích Ngọc kiến nghị lãnh đạo Thành phố tiếp tục quan tâm, có cơ chế giao nhiệm vụ gắn với bố trí nguồn kinh phí hỗ trợ đầu tư hiện đại hóa công nghệ làm báo, hạ tầng công nghệ thông tin - kỹ thuật tiên tiến để Báo Lao động Thủ đô có điều kiện đầu tư tốt hơn cho các sản phẩm báo chí hiện đại...

5856nco2160
Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội Đào Đức Toàn chúc mừng Báo Lao động Thủ đô nhân kỷ niệm 95 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam

Gửi tới Ban Biên tập và toàn thể cán bộ, phóng viên, nhân viên Báo Lao động Thủ đô những lời chúc mừng tốt đẹp nhất nhân kỷ niệm 95 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam, Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội Đào Đức Toàn khẳng định sự phát triển của Thủ đô Hà Nội, đặc biệt là thành công trong cuộc chiến chống dịch Covid-19 là nhờ một phần đóng góp quan trọng của các cơ quan thông tấn báo chí.

“Báo Lao động Thủ đô đã thông tin, tuyên truyền kịp thời về sự phát triển kinh tế - xã hội của thành phố Hà Nội, với chất lượng nội dung ngày càng nâng lên, sâu sắc hơn. Lãnh đạo Thành phố luôn coi trọng thông tin báo chí, xác định đây là một kênh thông tin quan trọng giúp nắm bắt thực tế đời sống hàng ngày, để kiểm tra và kịp thời đưa ra hướng xử lý phù hợp, tạo sự ổn định và đồng thuận trong xã hội”, đồng chí Đào Đức Toàn nói.

Đồng chí Đào Đức Toàn đề nghị Báo Lao động Thủ đô tiếp tục bám sát các nhiệm vụ chính trị, “lăn lộn” với cuộc sống, gần gũi với người lao động để phản ánh toàn diện đời sống kinh tế - xã hội của Thủ đô, trên tinh thần xây dựng. “Cùng một dòng thông tin nhưng báo chí phải nghiên cứu, tìm tòi cách triển khai, diễn đạt, làm sao tạo được sự lan tỏa thu hút độc giả, từ đó tăng hiệu quả tuyên truyền”, đồng chí Đào Đức Toàn nhấn mạnh.

Nhiệm vụ từ nay đến cuối năm, Phó Bí thư Thành ủy Đào Đức Toàn đề nghị Báo Lao động Thủ đô tập trung tuyên truyền việc thực hiện “nhiệm vụ kép” của Thành phố, vừa chống dịch bệnh, vừa phát triển kinh tế xã hội; bên cạnh đó là nhiệm vụ tổ chức Đại hội Đảng các cấp, tiến tới Đại hội Đảng bộ thành phố Hà Nội nhiệm kỳ 2020 - 2025 và Đại hội XIII của Đảng.

5415 104745337 265887597961537 5651709583203965988 n
Nhân dịp này, Chủ tịch Liên đoàn Lao động thành phố Hà Nội Bùi Huyền Mai cũng tặng hoa chúc mừng Báo Lao động Thủ đô.

Về các kiến nghị, đồng chí Đào Đức Toàn giao Ban Tuyên giáo Thành ủy, các cơ quan liên quan nghiên cứu, tham mưu cơ chế chính sách để tạo điều kiện cho báo chí Thủ đô nói chung và Báo Lao động Thủ đô nâng cao hiệu quả hoạt động.

Bày tỏ cảm ơn sự quan tâm của lãnh đạo Thành phố, Tổng Biên tập Lê Thị Bích Ngọc khẳng định trong thời gian tới sẽ không ngừng nâng cao chất lượng tờ báo, xây dựng Báo Lao động Thủ đô ngày càng phát triển, xứng đáng là cơ quan truyền thông uy tín của Thành phố Hà Nội.

Hoàng Phúc

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Lan tỏa tri thức y khoa bằng công nghệ số

Lan tỏa tri thức y khoa bằng công nghệ số

Ngày 19/4, Tổng hội Y học Việt Nam, Quỹ Hỗ trợ bệnh nhân ung thư - Ngày mai tươi sáng (Bộ Y tế), TikTok Việt Nam, Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh và Hệ thống tiêm chủng VNVC đã ký thỏa thuận hợp tác xây dựng mạng lưới thông tin y tế chính thống vì cộng đồng trên nền tảng số.
Xe buýt, đường sắt đô thị tăng cường hoạt động dịp nghỉ Lễ 30/4

Xe buýt, đường sắt đô thị tăng cường hoạt động dịp nghỉ Lễ 30/4

Dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5, dự kiến xe buýt, đường sắt đô thị sẽ tăng cường hoạt động nhằm phục vụ tốt nhất nhu cầu đi lại của người dân.
Cảm hứng khởi nghiệp từ các doanh nhân lĩnh vực công nghệ

Cảm hứng khởi nghiệp từ các doanh nhân lĩnh vực công nghệ

Trong khuôn khổ Ngày hội Khởi nghiệp quốc gia của học sinh sinh viên lần thứ VII, ngày 19/4, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tổ chức Diễn đàn “Cảm hứng khởi nghiệp từ các doanh nhân lĩnh vực công nghệ”. Diễn đàn là nơi kết nối những ý tưởng, khát vọng và tinh thần nhiệt huyết của thế hệ trẻ, thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp trong học sinh, sinh viên.
Dự kiến sau sắp xếp, huyện Chương Mỹ có 6 xã

Dự kiến sau sắp xếp, huyện Chương Mỹ có 6 xã

Huyện Chương Mỹ đang tích cực tiến hành lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn. Dự kiến, sau khi hoàn thành việc sắp xếp, huyện Chương Mỹ còn 6 đơn vị hành chính cơ sở.
Thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo của học sinh từ hoạt động tư vấn nghề nghiệp, việc làm

Thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo của học sinh từ hoạt động tư vấn nghề nghiệp, việc làm

Ngày 19/4, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tổ chức Hội thảo “Giải pháp thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo của học sinh từ các hoạt động tư vấn nghề nghiệp, việc làm”.
Chi tiết dự kiến tên gọi, số lượng phường, xã mới ở Hà Nội

Chi tiết dự kiến tên gọi, số lượng phường, xã mới ở Hà Nội

Thành phố Hà Nội hiện có 526 xã, phường, sau sắp xếp Hà Nội còn 126 xã, phường. Trong đó, 12 quận sau khi sắp xếp lại còn 47 phường; 17 huyện và thị xã Sơn Tây còn 79 xã.
Hà Nội dự kiến tên gọi 126 xã, phường sau sắp xếp

Hà Nội dự kiến tên gọi 126 xã, phường sau sắp xếp

Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh vừa ký ban hành văn bản về phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của Thành phố để thực hiện lấy ý kiến nhân dân và tổ chức kỳ họp Hội đồng nhân dân (HĐND) các cấp. UBND Thành phố sẽ hoàn thiện hồ sơ Đề án báo cáo Chính phủ, thời gian hoàn thành trước ngày 1/5.

Tin khác

Dự kiến sau sắp xếp, huyện Chương Mỹ có 6 xã

Dự kiến sau sắp xếp, huyện Chương Mỹ có 6 xã

Huyện Chương Mỹ đang tích cực tiến hành lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn. Dự kiến, sau khi hoàn thành việc sắp xếp, huyện Chương Mỹ còn 6 đơn vị hành chính cơ sở.
Hà Nội dự kiến tên gọi 126 xã, phường sau sắp xếp

Hà Nội dự kiến tên gọi 126 xã, phường sau sắp xếp

Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh vừa ký ban hành văn bản về phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của Thành phố để thực hiện lấy ý kiến nhân dân và tổ chức kỳ họp Hội đồng nhân dân (HĐND) các cấp. UBND Thành phố sẽ hoàn thiện hồ sơ Đề án báo cáo Chính phủ, thời gian hoàn thành trước ngày 1/5.
Huyện Ba Vì dự kiến sau sắp xếp sẽ còn 8 xã

Huyện Ba Vì dự kiến sau sắp xếp sẽ còn 8 xã

Theo dự kiến, sau sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã, huyện Ba Vì sẽ còn 8 xã so với 29 xã/thị trấn như hiện nay.
Sơn Tây dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã

Sơn Tây dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã

Thực hiện chỉ đạo của Thành uỷ, UBND thành phố Hà Nội, thị xã Sơn Tây dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã sau sắp xếp cụ thể: Sơn Tây, Tùng Thiện và Đoài Phương (hoặc Đông Sơn).
Huyện Thường Tín thành lập 4 tổ công tác triển khai sắp xếp, tổ chức đơn vị hành chính

Huyện Thường Tín thành lập 4 tổ công tác triển khai sắp xếp, tổ chức đơn vị hành chính

Huyện ủy Thường Tín (Hà Nội) quyết định thành lập 4 tổ công tác để triển khai thực hiện việc sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính cấp xã.
Huyện Thạch Thất dự kiến còn 5 xã sau sắp xếp

Huyện Thạch Thất dự kiến còn 5 xã sau sắp xếp

Huyện Thạch Thất đang tổ chức lấy ý kiến nhân dân trên địa bàn về phương án sắp xếp, sáp nhập các xã, thị trấn. Dự kiến, sau khi hoàn thành việc sắp xếp, huyện Thạch Thất còn 5 đơn vị hành chính cơ sở.
Quận Nam Từ Liêm dự kiến còn 4 phường sau sắp xếp

Quận Nam Từ Liêm dự kiến còn 4 phường sau sắp xếp

Theo phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của thành phố Hà Nội, quận Nam Từ Liêm dự kiến thành lập 4 đơn vị hành chính cơ sở gồm: Xuân Phương, Từ Liêm, Tây Mỗ và Đại Mỗ.
Ý nghĩa tên 5 đơn vị hành chính mới huyện Thanh Trì dự kiến thành lập

Ý nghĩa tên 5 đơn vị hành chính mới huyện Thanh Trì dự kiến thành lập

Huyện Thanh Trì tổ chức lấy ý kiến Nhân dân và thông qua Hội đồng nhân dân các cấp về phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn huyện. Theo đó, dự kiến thành lập 5 đơn vị hành chính cơ sở, gồm: Thanh Trì, Tân Triều, Đại Thanh, Ngọc Hồi, Nam Phù.
Huyện Phúc Thọ dự kiến sau sắp xếp có 3 xã: Phúc Thọ, Phúc Lộc, Hát Môn

Huyện Phúc Thọ dự kiến sau sắp xếp có 3 xã: Phúc Thọ, Phúc Lộc, Hát Môn

Sáng 19/4, huyện Phúc Thọ tổ chức Hội nghị triển khai việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn huyện theo hình thức trực tuyến, kết nối từ điểm cầu huyện.
Dự kiến sau sắp xếp, quận Ba Đình có 3 phường

Dự kiến sau sắp xếp, quận Ba Đình có 3 phường

Hiện tại, quận Ba Đình đang tích cực tiến hành lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn. Dự kiến sau sắp xếp, quận có 3 phường, gồm: Ba Đình, Ngọc Hà và Giảng Võ.
Xem thêm
Phiên bản di động