Bảo vệ những “lá phổi xanh” của Thủ đô
Những “lá phổi xanh” của Thủ đô |
Những hàng cây phủ bóng mát
Tháng 6, 7 hàng năm cũng là những ngày nắng nóng đỉnh điểm ở Hà Nội. Mùa hè năm nay còn được dự báo nắng nóng gay gắt nhất trong vòng 50 năm qua khiến không ít người dân Thủ đô lo lắng. Dù vậy, giữa tiết trời oi ả, vẫn có những tuyến phố, con đường ngỡ tưởng sẽ bị nung nóng lại được phủ bóng cây xanh, qua đó làm dịu đi sự oi bức, gắt gỏng của mùa hè.
Những hàng cây xanh phủ bóng xuống mặt đường |
Một thí nghiệm nhỏ đã được chứng minh khi nhiệt độ Thủ đô Hà Nội được dự báo khoảng 36 độ, thì nhiệt độ phản chiếu mặt đường tại nhiều tuyến phố chính như Vành đai 3, Liễu Giai... nhiệt độ mặt đường lên tới 50 độ C. Thế nhưng nếu bỗng dưng “lạc” vào Phan Đình Phùng, chúng ta lại có thể bình yên tận hưởng những bóng râm êm đềm do những cây sấu cổ thụ mang lại. Anh Nguyễn Xuân Quang (quận Ba Đình) chia sẻ: “Rõ ràng, đi trên những tuyến phố có cây xanh tỏa bóng râm mát cảm nhận rõ cái nóng dịu hẳn. Khoảng không xanh mát còn làm tâm trạng nhẹ nhàng, thoải mái hơn...”.
Loại cây đặc trưng thứ hai của Hà Nội có thể kể là sao đen. Lò Đúc là phố duy nhất trồng sao đen vào đầu thế kỷ XX. Hàng chục cây sao đen mọc thẳng vút lên trời cao, với những tán um tùm khiến ánh nắng chỉ được phản chiếu qua những khe lá. Có thể nói những con phố lâu đời nhất ở Hà Nội đều gắn với một loài cây. Lý Thường Kiệt có cây cơm nguội. Đường Hoàng Diệu lừng lững những tán xà cừ cổ thụ. Đường Điện Biên Phủ bí ẩn với những gốc đa hàng trăm tuổi, còn đường Hùng Vương thì lại thơ mộng với hàng hoa ban tím. Và không thể không nói đến những hàng liễu mềm mại, thướt tha quanh Hồ Gươm...
Nhiều chuyên gia cho rằng, cây xanh có vai trò cực kỳ quan trọng đối với việc giảm nhiệt đô thị. Cây có tán đủ lớn ngoài có tác dụng che nắng, còn làm cho các bề mặt phía dưới cây xanh không bị hấp thụ bởi bức xạ mặt trời, ước tính trung bình có thể ngăn tới 80% lượng bức xạ mặt trời truyền tới. Các bề mặt này không bị nung nóng sẽ không tỏa nhiệt trở lại môi trường, làm cho nhiệt độ không khí xung quanh môi trường và dưới gốc cây ở mức khiến con người không cảm thấy khó chịu
Đồng quan điểm, Phó Tổng Giám đốc Công ty TNHH một thành viên Công viên cây xanh Hà Nội Nguyễn Đức Mạnh cho biết, hệ thống cây xanh đô thị còn có tác dụng cải thiện khí hậu vì chúng có khả năng ngăn chặn và lọc bức xạ mặt trời, ngăn chặn quá trình bốc hơi nước, giữ độ ẩm đất và độ ẩm không khí thông qua việc hạn chế bốc hơi nước, kiểm soát và lưu thông gió. Đồng thời, hệ thống cây xanh đô thị giúp cải thiện chất lượng không khí bằng cách hấp thu các tác nhân gây ô nhiễm như: CO2, NO2, SO2, CO, khói bụi; cung cấp khí O2. Không chỉ vậy, cây xanh đô thị còn có vai trò lớn trong kiến trúc, trang trí cảnh quan...
Gian nan gìn giữ những lá phổi xanh
Là đơn vị nhà nước thực hiện nhiệm vụ quản lý, chăm sóc cây xanh trên địa bàn, Công ty TNHH MTV Công viên cây xanh Hà Nội thường xuyên kiểm tra, theo dõi hệ thống cây bóng mát. Tuy nhiên, do không có thẩm quyền xử lý, nên khi phát hiện trường hợp có dấu hiệu xâm hại cây xanh, công ty chỉ có báo cáo gửi các cơ quan chức năng để xử lý theo quy định. Vậy nhưng trên thực tế, việc xử lý không dễ, tỷ lệ xử phạt các hành vi xâm hại cây xanh chỉ đếm trên đầu ngón tay. Cái khó của cơ quan quản lý đó là phải bắt được quả tang đối tượng vi phạm, lập biên bản, đối tượng ký vào biên bản mới xử phạt được. Trong khi đó, việc xâm hại cây xanh thường diễn ra âm thầm, bất kể ngày đêm với nhiều cách thức...
Theo thống kê của Sở Xây dựng Hà Nội, từ năm 2016 đến ngày 30/6/2020, thành phố Hà Nội đã trồng được hơn 1.581.000 cây đô thị, bóng mát, cây lấy gỗ. Đặc biệt, thành phố Hà Nội đã tạo lập được những tuyến đường có hệ thống cây xanh kiểu mẫu đồng bộ về quy hoạch cảnh quan kiến trúc như: Đường Võ Chí Công - Võ Nguyên Giáp; Đại lộ Thăng Long (trước Trung tâm Hội nghị quốc gia); đường Láng, Phạm Văn Đồng... Thành phố cũng tiến hành trồng cải tạo, chỉnh trang, bổ sung trang trí cây bụi, mảng, khóm, cây dây leo, cây hoa..., tạo đa dạng chủng loại, màu sắc và hoàn thiện hệ thống cây xanh theo mô hình đa tầng tán tại nhiều tuyến phố, điển hình như: Kim Mã, Láng Hạ, Giảng Võ, Hoàng Văn Thụ, Hoàng Diệu, Lê Hồng Phong, Xã Đàn, Trần Khát Chân, Đại Cồ Việt, Cổ Linh, Điện Biên Phủ... |
Không khó để bắt gặp hình ảnh nhiều cây xanh bị sử dụng làm cột treo băng rôn, quảng cáo... Có nơi, những “lá phổi” bị cuốn chặt bởi hệ thống dây đèn nhấp nháy, thậm chí đóng đinh vào cây xanh để làm “giá treo đồ”. Trên những tuyến phố như Đê La Thành, Trần Thái Tông, Trần Cung, Sơn Tây, Trần Nhân Tông... nhiều cây còn bị đổ xi măng, xây kệ, bục kín quanh đoạn gốc cây... Thậm chí, mới đây nhất trong quá trình cải tạo, chỉnh trang vỉa hè các tuyến đường trên địa bàn Thành phố có hiện tượng một số đơn vị đã làm ảnh hưởng đến bộ rễ và chặt rễ cây bóng mát tiềm ẩn nguy cơ gẫy đổ đột ngột trong mùa mưa bão năm 2020. Điều này không những làm ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng và về lâu dài cây xanh dễ bị chết, gãy đổ làm mất an toàn. Sở Xây dựng Hà Nội đã phải lập tức có văn bản đề nghị kiểm tra, chấn chỉnh tình trạng này.
Được biết, nhằm bảo vệ hệ thống cây xanh, chính phủ đã ban hành Nghị định 139/2017/NĐ-CP và có hiệu lực từ ngày 15/1/2018, trong đó có quy định mức phạt cao nhất với hành vi “bức tử” cây xanh lên tới 30 triệu đồng. Nhiều người cho rằng, nếu quy định này được thực thi nghiêm túc, hiệu quả thì sẽ hạn chế được tình trạng xâm hại cây xanh. Thiết nghĩ, nhằm bảo vệ cảnh quan, giữ “lá phổi xanh” cho đô thị, bên cạnh xử lý các hành vi vi phạm, thì mỗi người dân cần có trách nhiệm chung tay bảo vệ cây xanh.
Tuấn Dũng
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Bắt hai đối tượng bán mật gấu giả
Tài xế sẽ phải kiểm tra lí thuyết, thực hành khi bị trừ hết điểm bằng lái
Hà Nội: Triệt phá đường dây nhập lậu hàng nghìn tấn “khí cười”
Festival Ninh Bình lần thứ III: Hé lộ sân khấu gây choáng ngợp
Nguồn sức mạnh nội sinh to lớn để phát triển Thủ đô Hà Nội
Man City 0-4 Tottenham: Thất bại thứ 5 liên tiếp của Man City
Tỷ giá USD hôm nay 24/11: Đồng USD chốt tăng tuần 0,75%, đạt mức 107,49
Tin khác
Thành phố Hồ Chí Minh: Công bố 31 điểm sạt lở nguy hiểm và đặc biệt nguy hiểm
Trật tự đô thị 23/11/2024 14:49
Bắt đầu chiến dịch kiểm tra vận tải hành khách cuối năm
Trật tự đô thị 23/11/2024 07:28
Kỳ vọng những bước phát triển mới về nhà ở xã hội tại Hà Nội
Trật tự đô thị 22/11/2024 18:46
Điều chỉnh cục bộ quy hoạch chung tỷ lệ 1/10.000 thành phố Biên Hòa, Đồng Nai
Trật tự đô thị 20/11/2024 11:18
Quyết liệt dẹp “điểm đen” về trật tự an toàn giao thông tại phố cổ
Trật tự đô thị 19/11/2024 10:33
Rà soát cây xanh bị nghiêng, gãy đổ chưa được khắc phục
Trật tự đô thị 18/11/2024 16:35
Quyết liệt xử lý tình trạng họp chợ, lấn chiếm lòng đường
Trật tự đô thị 18/11/2024 14:32
Cần làm rõ “trường hợp cần thiết” áp dụng ngừng cung cấp dịch vụ điện, nước
Trật tự đô thị 17/11/2024 20:36
Hà Nội: Xử lý 2.397 trường hợp vi phạm trật tự an toàn giao thông qua phản ánh từ Zalo
Trật tự đô thị 09/11/2024 17:36
Hà Nội có thêm 14 dự án đủ điều kiện đưa vào kinh doanh
Trật tự đô thị 04/11/2024 15:34