Bất động sản có còn là kênh trú ẩn an toàn của dòng tiền?

Thị trường bất động sản (BĐS) từng bị khuấy đảo thời điểm đầu năm, với các cơn sốt đất diễn ra tại nhiều vùng miền trên cả nước, hiện đang “lặng sóng” do đợt bùng phát lần thứ 4 của đại dịch Covid-19. Liệu kênh đầu tư này có còn là nơi trú ẩn an toàn của dòng tiền trong thời điểm hiện tại?
Doanh nghiệp bất động sản “gồng mình” vượt khó Giữa mùa dịch không nên vội vàng chốt đất qua online

Giá tăng dù thanh khoản giảm

Dịch Covid-19 tái bùng phát vào cuối tháng 4/2021 là đợt dịch nặng nề nhất, khi vẫn tiếp tục có diễn biến phức tạp đến thời điểm hiện tại. Đây là đợt dịch bùng phát lần thứ 4, cùng với 3 đợt bùng phát trước đó đã đẩy thị trường BĐS vào thế khó khăn. Thế nhưng bất chấp những thách thức do dịch bệnh gây nên, giá BĐS vẫn tăng mạnh.

Báo cáo Tổng quan thị trường BĐS Hà Nội trong 6 tháng đầu năm của Savills Việt Nam cho thấy, đây là quý thứ 10 liên tiếp giá bán căn hộ tiếp tục tăng. Theo đó, giá chào bán sơ cấp trung bình là 1.625 USD/m2, tăng 7% theo quý và 11% theo năm, các dự án hạng B tăng mạnh nhất đạt mức 13% theo năm. Tại TP Hồ Chí Minh, gần 40% dự án sơ cấp ghi nhận mức giá bán tăng lên đến 15% trong quý. Giá giai đoạn mới các dự án hiện hữu đạt mức tăng 10% so với giai đoạn trước.

Bất động sản có còn là kênh trú ẩn an toàn của dòng tiền?
Dòng tiền vẫn đang tìm đường vào bất động sản nhưng chủ yếu là dòng tiền đầu tư, đầu cơ. Ảnh: Công Hùng

Tuy nhiên, dù giá tăng cao nhưng giao dịch của thị trường lại giảm. Cũng theo báo cáo của Savills, thị trường căn hộ Hà Nội đạt tỷ lệ hấp thụ 23%, đây là con số thấp so với những giai đoạn sôi động trước đó. Thị trường TP Hồ Chí Minh cũng ghi nhận kịch bản tương tự khi tỷ lệ hấp thụ thấp nhất trong 5 năm qua với tổng lượng giao dịch là gần 1.400 căn, giảm 35% theo quý và 36% theo năm.

Giá tăng nhưng thanh khoản thấp là thực trạng được báo cáo thị trường của nhiều đơn vị khác thừa nhận. Báo cáo của Hội Môi giới BĐS Việt Nam cũng cho biết, tại Hà Nội, so với quý II/2020, lượng căn hộ chào bán trên toàn thị trường quý II/2021 chỉ đạt 31,1%, và giao dịch chỉ đạt 31,8%. So với cùng kỳ 6 tháng đầu năm 2019, lượng giao dịch chỉ đạt 51,7%. Tại TP Hồ Chí Minh, so với quý II/2020, lượng căn hộ chào bán trên toàn thị trường chỉ đạt 40,7%, giao dịch chỉ đạt 17,9%. So với cùng kỳ 6 tháng năm 2019, lượng giao dịch chỉ đạt 49,6%.

Lý giải về thực trạng trên, ông Nguyễn Văn Đính - Tổng Thư ký Hội Môi giới BĐS Việt Nam cho biết kể từ năm 2019, thị trường BĐS đang phải đối mặt với thách thức kép: Đó là khan hiếm nguồn cung do các cơ quan chức năng hạn chế cấp phép dự án mới và đại dịch Covid-19 xuất hiện. Khan hiếm nguồn cung kéo dài trong nhiều năm khiến lượng hàng hóa thiếu hụt, trong khi nguồn cầu không ngừng tăng lên đã đẩy giá BĐS lên một mặt bằng mới. Giá bị đẩy lên cao hơn giá thị trường đã tạo ra một điểm giá, mà điểm giá đó ở nhiều khu vực không thể gặp bất kì một loại cầu nào. Chính vì thế, tổng cầu trên thị trường cao nhưng tỷ lệ hấp thụ đang ở ngưỡng rất thấp.

Cũng theo ông Nguyễn Văn Đính, giá tăng là do bị đẩy giá. Và giá BĐS tương lai cũng đang phải đối mặt với áp lực phải tăng giá, bởi hàng loạt yếu tố như: sau các cơn sốt đầu năm, giá đất trên thị trường vẫn đang ở mức cao dẫn đến đền bù giải phóng mặt bằng sẽ cao. Cùng với đó, khung giá đất ở rất nhiều địa phương bị điều chỉnh tăng lên 15%; vật liệu xây dựng và các yếu tố đầu tư xây dựng đều đã tăng khoảng 50% - đây lại là nhóm chi phí chiếm tỷ trọng trên 50% giá thành đầu vào BĐS; thủ tục phê duyệt dự án kéo dài do vướng mắc quy định pháp luật, tất yếu dẫn đến tăng chi phí và chi phí cơ hội là rất cao.

Dòng tiền vẫn tìm đường vào bất động sản

Giá tăng cao nhưng giao dịch thực giảm lại vấp phải bối cảnh dịch bệnh Covid-19 kéo dài và phức tạp, liệu BĐS có còn là kênh đầu tư hấp dẫn, nơi trú ẩn an toàn của dòng tiền? Báo cáo thị trường BĐS mới đây nhất của Batdongsan.com.vn cho thấy, bất chấp những tác động tiêu cực nặng nề do đại dịch Covid-19 gây ra, mức độ quan tâm tới BĐS đang tăng trưởng cao nhất trong nhiều năm qua, đạt 37% so với cùng kỳ năm ngoái. Cụ thể, sau Covid-19 đợt 1, mức độ quan tâm tới thị trường tăng 306%, sau Covid-19 lần 2 tăng 62%, sau Covid-19 lần 3 tăng mạnh 378%.

Ông Nguyễn Văn Đính cũng cho biết, tổng cầu cao nhưng cầu thực giảm (dẫn đến số lượng giao dịch giảm) mà chủ yếu là cầu đầu tư, đầu cơ thị trường. Trên thực tế, tổng tiền vào thị trường tăng mạnh thời gian qua. Một lượng lớn tiền từ các lĩnh vực, thị trường khác như chứng khoán, ngoại hối, các ngành kinh tế suy yếu khác đổ mạnh vào thị trường BĐS tìm cơ hội sinh lời. Điều này cho thấy BĐS vẫn là một kênh đầu tư, một nơi trú ẩn có sức hút với dòng tiền. Tuy nhiên, cũng tiềm ẩn nguy cơ thị trường phát triển thiếu bền vững bởi dòng tiền đầu tư, đầu cơ này chỉ muốn sinh lợi cao, nhanh và tìm cách cắt lỗ, tháo chạy khi thị trường nguy hiểm. “Tất nhiên, kênh đầu tư này có phải là nơi trú ẩn an toàn của dòng tiền hay không phụ thuộc vào chính người tham gia thị trường ở việc trang bị kiến thức, kỹ năng để lựa chọn sản phẩm phù hợp với tài chính, nhu cầu” - Tổng Thư ký Hội Môi giới BĐS Việt Nam nói.

Đồng quan điểm, ông Nguyễn Thọ Tuyển - Chủ tịch BHS Group cho biết, do tác động của Covid-19, lãi suất ngân hàng xuống thấp, việc đầu tư vào các ngành khác rủi ro khiến dòng tiền có xu hướng đổ vào BĐS kiếm lời. Cùng với đó là sự gia tăng của những nhà đầu tư F0 đang đổ tiền vào BĐS. Theo ông Tuyển, trong bối cảnh hiện tại, nhà đầu tư cần hết sức tỉnh táo và cần nâng cao hiểu biết về pháp lý khi đầu tư BĐS nếu muốn đây là một cuộc đầu tư an toàn.

Ở khía cạnh khác, ông Matthew Powell - Giám đốc Savills Việt Nam lại cho rằng, với bối cảnh thị trường BĐS hiện tại thì mục tiêu chung và lớn nhất hiện nay là cần đẩy mạnh tiêm phòng vaccine nhằm kiểm soát được dịch bệnh, để nền kinh tế nói chung và thị trường BĐS nói riêng sớm trở lại trạng thái bình thường. Trên thực tế, tại Anh - quốc gia đã thực hiện việc tiêm chủng đạt 45% dân số đang có những bước chuẩn bị nhất định để có thể khởi động lại các hoạt động kinh tế.

Cũng theo ông Matthew Powell, từ nay đến cuối năm, những tác động của dịch Covid-19 vẫn sẽ ảnh hưởng tới thị trường BĐS, do vậy sẽ có sự phát triển không đồng đều giữa các địa phương, các phân khúc BĐS và dự án. BĐS vẫn là kênh đầu tư có sức hút riêng và một khi dịch bệnh được kiểm soát, các địa phương có thể thu hút không chỉ đầu tư nội tỉnh mà còn các nhà đầu tư từ các địa phương khác cũng như quốc tế. Các thị trường trọng điểm như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh và Đà Nẵng, cũng như các địa phương trong vùng trọng điểm phát triển kinh tế sẽ vẫn thu hút được nhiều sự quan tâm của các nhà đầu tư.

"Kênh đầu tư BĐS có phải là nơi trú ẩn an toàn của dòng tiền hay không phụ thuộc vào chính người tham gia thị trường ở việc trang bị kiến thức, kỹ năng để lựa chọn sản phẩm phù hợp với tài chính, nhu cầu." - Tổng thư ký Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam Nguyễn Văn Đính
"Các nhà đầu tư cá nhân, khi có ý định đầu tư bất kỳ loại hình phân khúc BĐS nào cần nhớ tới quy tắc quan trọng nhất: luôn nghiên cứu kỹ loại hình đầu tư và những tiềm năng phát triển của BĐS đó trong tương lai. Việc thu thập các thông tin chính xác và đáng tin cậy về hoạt động phát triển cơ sở hạ tầng, về quy hoạch đã được công bố và xác nhận giúp nhà đầu tư không chạy theo đám đông với những thông tin chưa được kiểm chứng." - Giám đốc Savills Hà Nội Matthew Powell

Theo Thúy An/kinhtedothi.vn

https://kinhtedothi.vn/bat-dong-san-co-con-la-kenh-tru-an-an-toan-cua-dong-tien-430239.html

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

“Con quay Đại chiến VASI 2024”: Thúc đẩy bước tiến mới trong ngành công nghiệp chế tạo

“Con quay Đại chiến VASI 2024”: Thúc đẩy bước tiến mới trong ngành công nghiệp chế tạo

(LĐTĐ) Nằm trong khuôn khổ Triển lãm FBC ASEAN 2024, ngày 19/9 vừa qua, tại Trung tâm Triển lãm quốc tế I.C.E (Hà Nội), Hiệp hội Công nghiệp hỗ trợ Việt Nam (VASI) cùng các đối tác đã tổ chức cuộc thi “Con quay Đại chiến VASI 2024”. Cuộc thi được đánh giá là một sân chơi sáng tạo, thúc đẩy những bước tiến mới trong ngành công nghiệp chế tạo Việt Nam.
LĐLĐ quận Hoàng Mai thăm, tặng quà nhân dân bị ngập lụt tại Sơn Tây

LĐLĐ quận Hoàng Mai thăm, tặng quà nhân dân bị ngập lụt tại Sơn Tây

(LĐTĐ) Ngày 20/9, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thị xã Sơn Tây phối hợp cùng LĐLĐ quận Hoàng Mai đã tới thăm, tặng quà nhân dân bị ngập lụt do ảnh hưởng của cơn bão số 3 tại xã Xuân Sơn.
Giá vàng nhẫn xác lập kỷ lục mới ở mức trên 80 triệu đồng/lượng

Giá vàng nhẫn xác lập kỷ lục mới ở mức trên 80 triệu đồng/lượng

(LĐTĐ) Giá vàng nhẫn chiều nay (20/9) đã tăng 700 nghìn đồng mỗi lượng, lên từ 79,10 - 80,20 triệu đồng/lượng, đây là mức cao nhất từ trước đến nay.
Hà Nội: Tiếp nhận thêm hơn 1,4 tỷ đồng ủng hộ các tỉnh bị thiệt hại do bão lũ

Hà Nội: Tiếp nhận thêm hơn 1,4 tỷ đồng ủng hộ các tỉnh bị thiệt hại do bão lũ

(LĐTĐ) Ngày 20/9, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam thành phố Hà Nội tiếp tục nhận được sự hỗ trợ của các cơ quan, doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân với tổng số tiền hơn 1,4 tỷ đồng ủng hộ nhân dân bị thiệt hại do bão lũ.
Đầu tư khách sạn tại Đà Nẵng: Sự chuyển dịch chiến lược hướng đến khách hàng doanh nghiệp

Đầu tư khách sạn tại Đà Nẵng: Sự chuyển dịch chiến lược hướng đến khách hàng doanh nghiệp

(LĐTĐ) Thành phố biển miền Trung không chỉ là một điểm đến du lịch hấp dẫn, mà còn đang trở thành một trung tâm kinh tế quan trọng, thu hút lượng lớn doanh nhân và chuyên gia tới làm việc. Điều này đã khiến các chuỗi khách sạn, đặc biệt là những chuỗi nhắm vào phân khúc khách hàng doanh nghiệp (business), bắt đầu đưa Đà Nẵng vào danh sách ưu tiên đầu tư.
SHB giảm 50% tiền lãi cho khách hàng bị ảnh hưởng bão lũ

SHB giảm 50% tiền lãi cho khách hàng bị ảnh hưởng bão lũ

(LĐTĐ) SHB sẽ giảm bình quân 50% lãi suất phải trả trong thời gian tháng 9 - 12/2024 cho khách hàng doanh nghiệp và cá nhân bị ảnh hưởng bởi bão lũ. Đồng thời, Ngân hàng cấp gói tín dụng hỗ trợ khách hàng tái thiết, hồi phục sản xuất kinh doanh sau bão, lãi suất chỉ 4,5%/năm.
Vinamilk và FPT hợp tác chiến lược nâng tầm quản trị tài chính

Vinamilk và FPT hợp tác chiến lược nâng tầm quản trị tài chính

(LĐTĐ) Vinamilk và FPT đã tổ chức thành công buổi lễ công bố vận hành chính thức hệ thống FPT CFS - Giải pháp đóng sổ và hợp nhất báo cáo tài chính toàn diện.

Tin khác

55 lô đất trúng đấu giá ở huyện Thanh Oai đã bỏ cọc

55 lô đất trúng đấu giá ở huyện Thanh Oai đã bỏ cọc

(LĐTĐ) Tính đến hôm nay (16/9), chỉ có 13 lô đất trong phiên đấu giá 68 thửa đất tại khu Ngõ Ba, thôn Thần, xã Thanh Cao, huyện Thanh Oai ngày 10/8 hoàn thành nghĩa vụ tài chính. Tuy nhiên, toàn bộ lô có giá trúng từ 80 triệu đồng đến hơn 100 triệu đồng đều bị bỏ cọc.
Nhà chung cư sẽ dẫn dắt thị trường

Nhà chung cư sẽ dẫn dắt thị trường

(LĐTĐ) Các luật về kinh doanh bất động sản, đất đai và luật đầu tư bất động sản chính thức có hiệu lực từ tháng 8 năm 2024. Tuy nhiên, trong ngắn hạn, rất khó để có thể có sự tăng trưởng đột biến về giá cũng như nguồn cung trong thị trường, do cần có một khoảng thời gian để các luật này đưa vào thực tiễn đời sống. Trong bối cảnh thị trường còn khó đoán định, phân khúc nhà ở chung cư vừa túi tiền vẫn sẽ giữ đà phục hồi và dẫn dắt thị trường trong 6 tháng cuối năm.
Thông tin mới về việc kiểm tra 2 vụ đấu giá đất ở huyện Thanh Oai và Hoài Đức, Hà Nội

Thông tin mới về việc kiểm tra 2 vụ đấu giá đất ở huyện Thanh Oai và Hoài Đức, Hà Nội

(LĐTĐ) Sau khi tiến hành kiểm tra đột xuất, Đoàn kiểm tra của Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) đã thông tin kết quả ban đầu về quá trình đấu giá đất tại huyện Thanh Oai và Hoài Đức (Hà Nội) diễn ra trong tháng 8/2024.
Tiếp tục dừng đấu giá đất ở huyện Thanh Oai

Tiếp tục dừng đấu giá đất ở huyện Thanh Oai

(LĐTĐ) Theo dự kiến, buổi đấu giá 57 thửa đất (đợt 1) tại xã Cao Dương, huyện Thanh Oai, Hà Nội sẽ được tổ chức vào ngày 8/9. Tuy nhiên, mốc thời gian này đã bị huỷ bỏ. Hiện thời gian tổ chức lại vẫn chưa được xác định.
Vì sao giá căn hộ ở Hà Nội tăng nhanh?

Vì sao giá căn hộ ở Hà Nội tăng nhanh?

(LĐTĐ) Sau đà tăng “phi mã” hồi đầu năm, căn hộ chung cư ở Hà Nội đã thiết lập mặt bằng giá mới trung bình trên 40 triệu đồng/m2. Những tưởng giá chung cư sẽ đứng yên một thời gian, nhưng từ đầu tháng 8 đến nay tiếp tục nhích lên, trung bình 60 triệu đồng/m2.
Dừng đấu giá đất ngày 26/8 và 9/9 tại huyện Hoài Đức

Dừng đấu giá đất ngày 26/8 và 9/9 tại huyện Hoài Đức

(LĐTĐ) Hai phiên đấu giá với tổng 52 thửa đất vào ngày 26/8 và 9/9 tại huyện Hoài Đức đã bị tạm dừng.
Kỳ vọng thị trường bất động sản ổn định

Kỳ vọng thị trường bất động sản ổn định

(LĐTĐ) Từ ngày 1/8/2024, Luật Đất đai, Luật Kinh doanh bất động sản và Luật Nhà ở (sửa đổi) sẽ chính thức có hiệu lực. Khi các luật có hiệu lực, các doanh nghiệp sẽ không thể "tay không bắt giặc", nhà đầu tư cũng phải là người làm thật, chơi thật. Việc đón sóng, lướt sóng ảo sẽ hạn chế khi các quy định pháp luật mới có hiệu lực.
Xác minh nhóm đối tượng “thổi giá” đất nền thông qua các phiên đấu giá ở Hà Nội

Xác minh nhóm đối tượng “thổi giá” đất nền thông qua các phiên đấu giá ở Hà Nội

(LĐTĐ) Đại diện Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội cho biết, thời gian vừa qua, việc đấu giá đất vùng ven do các huyện thực hiện có giá cao vọt lên so với giá mặt bằng chung của thị trường, thậm chí có nơi gấp từ 2 - 3 lần. Hiện, Sở đang phối hợp với cơ quan Công an để xác minh, làm rõ việc một nhóm đối tượng đi “kích sóng” đất nền.
Đấu giá đất tại Hoài Đức, lô cao nhất giá lên tới 133,3 triệu đồng/m2

Đấu giá đất tại Hoài Đức, lô cao nhất giá lên tới 133,3 triệu đồng/m2

(LĐTĐ) Phiên đấu giá 19 thửa đất tại thôn Lòng Khúc, xã Tiền Yên (Hoài Đức, Hà Nội) kéo dài xuyên đêm. Nhiều lô có giá đấu trúng gấp 10 lần giá khởi điểm, thậm chí có lô mức giá lên tới 133,3 triệu đồng/m2, cao gấp gần 18 lần so với giá khởi điểm.
Lại “nóng” đấu giá đất ở Hoài Đức

Lại “nóng” đấu giá đất ở Hoài Đức

(LĐTĐ) Phiên đấu giá 19 thửa đất tại khu LK04, thôn Lòng Khúc, xã Tiền Yên (Hoài Đức, Hà Nội) thu hút 700 hồ sơ tham gia. Đáng chú ý, có nhà đầu tư tham gia đấu giá 17/19 lô đất.
Xem thêm
Phiên bản di động