Bật ngửa vì giá chung cư ở Hà Nội âm thầm tăng chóng mặt

Mặc dù không có đợt sốt cao như sau Tết, nhưng giá nhà chung cư ở Hà Nội vẫn âm thầm “nhích” lên, mặc cho nhiều ý kiến trái chiều liên quan đến “ảo giá” hay “thổi giá”. Chỉ những người thực sự có nhu cầu về nhà ở mới thấy hết được cái khó khăn của việc cầm tiền tỷ đi mua nhà mà vẫn về tay trắng.
Hà Nội ban hành phương pháp xác định chỉ tiêu dân số với nhà chung cư Cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư cũ phải phù hợp với quy hoạch đô thị Cuối năm, phân khúc nhà chung cư sẽ "dẫn dắt" thị trường?

Cầm 2 tỷ đồng đi mua chung cư, vợ chồng chị Đinh Thị Vân đang thuê trọ ở khu vực Yên Nghĩa, quận Hà Đông (Hà Nội) thất vọng ra về tay trắng sau mấy ngày “lùng sục” nhà chung cư ở khắp Hà Nội. Chỉ cách đây 3 tháng, chị Vân vừa bán mảnh đất ở quê được 1,5 tỷ đồng với hy vọng vay mượn thêm 500 triệu đồng là mua được chung cư ở Hà Nội. Giờ hy vọng đã bị dập tắt.

Chị Vân kể lại: “Sau khi vợ chồng bàn bạc quyết định mua chung cư “không sổ” ở khu đô thị Thanh Hà (Thanh Oai, Hà Nội), tôi bắt đầu tìm kiếm. Do nhu cầu gia đình có 2 con, bố mẹ nên gia đình phải mua căn hộ 2 ngủ. Ba tháng trước có người bạn ở khu vực này rao bán với giá 1,7 tỷ đồng, tôi nghĩ thế là vừa túi tiền. Tuy nhiên lúc này môi giới đã báo giá căn hộ 2 ngủ ở đây lên đến 2,1-2,2 tỷ đồng/căn. Lăn lộn suốt mấy ngày, những căn tôi đi xem liên tục bị “chốt giá” trước do chưa kịp đặt cọc.

Cho rằng tôi đang bị môi giới “chăn”, chồng tôi quyết định nhờ một người bạn làm trong ngành bất động sản giúp đỡ. Cuối cùng chúng tôi nhận được mức giá chính xác là 2 tỷ đồng/căn 2 phòng ngủ 67m2 (chưa bao gồm chi phí sang tên). Mà căn này là căn duy nhất không có lựa chọn nào khác bởi ở tầng thấp và view không thoáng.

Được biết đây là khu vực có giá nhà “mềm” nhất trong các dự án ở Hà Nội, thậm chí còn không có hy vọng sở hữu sổ. Vợ chồng tôi đang rất hoang mang, cầm tiền trong tay thì lo giá nhà tiếp tục tăng không mua được, mà “xuống tiền” thì phải tiếp tục đi vay”.

Bật ngửa vì giá chung cư ở Hà Nội âm thầm tăng chóng mặt
Căn hộ chung cư "không sổ" ở Thanh Oai cũng tăng chóng mặt

Có lẽ tình trạng như gia đình chị Đinh Thị Vân không hiếm, bởi nhiều người vẫn tin rằng giá chung cư lên cao là do “thao túng”, “thổi giá” nên vẫn hy vọng khi chính thức cầm tiền đi mua giá sẽ thấp hơn giá rao bán trên mạng. Sau đợt chung cư sốt giá sau Tết, đến nay, tuy không có đợt “sốt” nào nhưng giá chung cư vẫn âm thầm nhích lên.

Chị Ngô Thu Hiền, chủ một căn hộ loại 1 ngủ + 1 (43m2) ở Pavilion Vinhomes Ocean Pack cho biết, chị nhận nhà đầu tháng 7 được nhiều môi giới gọi điện mời bán với giá 1,9 tỷ đồng. Do có nhu cầu ở nên chị không bán và cũng không quan tâm đến giá. Nhưng cho đến mấy ngày gần đây, môi giới đã chào giá căn hộ nhà chị với giá 2,3 tỷ đồng.

“Tôi mua để ở nên không quan tâm đến giá lên hay xuống. Tuy nhiên, khi biết căn hộ tăng đến mấy trăm triệu đồng chỉ trong vòng hơn 1 tháng tôi cũng giật mình”, chị Hiền cho hay.

Số liệu từ Trung tâm Nghiên cứu thị trường và Am hiểu khách hàng One Housing cho thấy, tính đến quý 2/2024, mặt bằng giá căn hộ sơ cấp toàn thị trường Hà Nội trung bình đạt khoảng 65 triệu đồng/m2, tăng 25% theo quý và 29,8% theo năm. Trong đó, mức giá căn hộ tại khu phía Tây đang cao nhất toàn thị trường khoảng 70 triệu đồng/m2, mặt bằng giá khu phía Đông thấp hơn mặt bằng chung của thị trường, khoảng 56 triệu đồng/m2.

Theo One Housing, thị trường căn hộ sơ cấp với giá dưới 50 triệu đồng/m2 thực sự đang vắng bóng. Cần nhìn thẳng vào bối cảnh thực trạng. Thứ nhất nguồn cung của các dự án mới không có nhiều. OneHousing dự báo tổng nguồn cung của năm 2024 tại thị trường Hà Nội khoảng 22.000 căn trong khi theo Chi cục dân số Hà Nội mỗi năm Thủ đô có thêm 160.000 người, kéo theo nhu cầu sở hữu nhà rất lớn.

Bật ngửa vì giá chung cư ở Hà Nội âm thầm tăng chóng mặt
Khu vực Pavilion Vinhomes Ocean Pack mới bàn giao tháng 7/2024 giá đã tăng vài trăm triệu/căn.

Thứ hai, nếu như trong những năm 2016 - 2021 khách hàng có rất nhiều sự lựa chọn về phân khúc để đầu tư như đất nền, nghỉ dưỡng, biệt thự, liền kề, shophouse... thì trong 1 năm trở lại đây, nhà đầu tư chủ yếu lựa chọn phân khúc đáp ứng nhu cầu thực, bất động sản có thể sinh ra dòng tiền với tính thanh khoản cao, tập trung vào những thị trường lớn để tránh rủi ro - và căn hộ chung cư là sự lựa chọn của họ.

Thứ ba, hành vi của khách hàng trong việc lựa chọn nơi ăn chốn ở đã thay đổi. Trước đây người Hà Nội không chú trọng nhiều tới việc mua chung cư để cho thuê, giữ tiền hay làm nơi ở mà họ vẫn thiên về nhà đất, nhưng giờ họ đã thay đổi suy nghĩ đó.

Thứ tư, Việt Nam có tốc độ gia tăng tầng lớp trung lưu nhanh bậc nhất thế giới, nhu cầu sở hữu nhà của phân khúc trung, cao cấp lớn. Các chủ đầu tư cũng phải phát triển các dự án để đáp ứng cho đối tượng này. Như vậy, giá của các dự án chung cư cũng được đẩy lên cao theo.

Các chuyên gia cho rằng, chờ đợi giá căn hộ giảm, đặc biệt sau khi Luật thay đổi là rất khó trong bối cảnh hiện nay. Trong tương lai 2026 - 2027 nếu như nguồn cung có thể cải thiện, nhưng muốn mua căn hộ giá rẻ sẽ phải chấp nhận đi xa, ví dụ như Thanh Trì, Phú Xuyên… Trước mắt, năm 2024, 2025, 2026 chưa nhìn thấy yếu tố nào có thể khiến giá bất động sản căn hộ giảm.

Chủ trương phát triển của thành phố Hà Nội và Chính phủ từ nay đến chặng đường tiếp theo, một loạt các tuyến đường giao thông và cầu sẽ được triển khai để kết nối trung tâm Thủ đô với bờ phía Đông. Do vậy tiềm năng phía Đông Hà Nội rất lớn cả về thiên nhiên, kết nối giao thông, kết nối vùng và vấn đề về chất lượng cuộc sống. Trong tương lai, thậm chí giá bất động sản phía Đông có thể còn tăng tốt hơn phía Tây.

Bảo Thoa

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Kỳ 1: “Sống mòn” trong môi trường ô nhiễm

Kỳ 1: “Sống mòn” trong môi trường ô nhiễm

Hơn 15 năm nay, hàng nghìn hộ dân sinh sống tại 2 xã: Thụy Lâm và Vân Hà (huyện Đông Anh, Hà Nội) phải “sống chung” với trình trạng môi trường bị ô nhiễm trầm trọng do việc đốt rác thải công nghiệp của người dân thôn Quan Độ, xã Văn Môn (huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh) gây ra. Mặc dù người dân đã nhiều lần phản ánh lên chính quyền các cấp, nhưng đến nay vẫn không có biến chuyển, gây bức xúc trong nhân dân.
Đã bắt được đối tượng cướp ngân hàng ở Chương Mỹ

Đã bắt được đối tượng cướp ngân hàng ở Chương Mỹ

Sáng 23/4, Công an thành phố Hà Nội cho biết, lực lượng chức năng đã bắt giữ được nghi phạm cướp ngân hàng ở huyện Chương Mỹ. Nghi phạm Vũ Văn Lịch bị cảnh sát bắt giữ lúc 4h cùng ngày khi đang lẩn trốn ở phố Lĩnh Nam.
“Cha tôi, người ở lại” tập 30: Phi giăng bẫy Việt, Đại biến tình yêu thành áp lực với An

“Cha tôi, người ở lại” tập 30: Phi giăng bẫy Việt, Đại biến tình yêu thành áp lực với An

Tập 30 của bộ phim truyền hình “Cha tôi, người ở lại” sẽ chính thức lên sóng lúc 20h00 ngày 23/4/2025 trên kênh VTV3, hứa hẹn mang đến những diễn biến đầy kịch tính khi mối quan hệ phức tạp giữa các nhân vật dần được bóc tách, kéo theo hàng loạt bí mật tưởng chừng đã bị chôn giấu.
Giá xăng dầu hôm nay (23/4): Dầu thế giới quay đầu tăng

Giá xăng dầu hôm nay (23/4): Dầu thế giới quay đầu tăng

Hôm nay (23/4), giá dầu thế giới tăng hơn 1 USD khi lệnh trừng phạt mới của Mỹ đối với Iran và thị trường chứng khoán tăng giúp thúc đẩy đợt phục hồi sau đợt bán tháo mạnh trong phiên trước. Cụ thể, giá dầu Brent ở mốc 67,04 USD/thùng, tăng 1,16%, giá dầu WTI ở mốc 64,11USD/thùng, tăng 1,63%.
Trực tuyến: Chế độ tiền lương, Bảo hiểm xã hội và chính sách mới liên quan đến sắp xếp tổ chức bộ máy

Trực tuyến: Chế độ tiền lương, Bảo hiểm xã hội và chính sách mới liên quan đến sắp xếp tổ chức bộ máy

Sáng nay (23/4), Báo Lao động Thủ đô phối hợp với Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Hoàn Kiếm tổ chức buổi Đối thoại trực tiếp - Giao lưu trực tuyến - Truyền thông chính sách năm 2025 với chủ đề: “Chế độ tiền lương, Bảo hiểm xã hội và chính sách mới liên quan đến sắp xếp tổ chức bộ máy”.
TRỰC TUYẾN HÌNH ẢNH: Đối thoại về chế độ và chính sách mới liên quan đến sắp xếp tổ chức bộ máy

TRỰC TUYẾN HÌNH ẢNH: Đối thoại về chế độ và chính sách mới liên quan đến sắp xếp tổ chức bộ máy

Sáng nay (23/4), trên 300 đoàn viên, người lao động quận Hoàn Kiếm tham gia buổi Đối thoại trực tiếp, giao lưu trực tuyến và truyền thông chính sách năm 2025 với chủ đề: “Chế độ tiền lương, Bảo hiểm xã hội và chính sách mới liên quan đến sắp xếp tổ chức bộ máy”. Chương trình được truyền từ Trung tâm chính trị quận Hoàn Kiếm.
"Hẹn ước Bắc - Nam": Tái hiện câu chuyện lịch sử oai hùng, truyền cảm hứng mạnh mẽ về niềm tự hào dân tộc

"Hẹn ước Bắc - Nam": Tái hiện câu chuyện lịch sử oai hùng, truyền cảm hứng mạnh mẽ về niềm tự hào dân tộc

Tối 22/4, Chương trình "Hẹn ước Bắc - Nam" được tổ chức tại sân vận động quốc gia Mỹ Đình. "Hẹn ước Bắc - Nam" tái hiện những hình ảnh đẹp, oai hùng, là câu chuyện lịch sử suốt chiều dài cuộc trường kỳ kháng chiến chống Mỹ của dân tộc. Trong đó, hoạt cảnh 2 chiếc xe tăng T54 của Bộ Tư lệnh Tăng thiết giáp đã khiến khán giả vỡ oà cảm xúc.

Tin khác

Hà Nội ban hành khung giá dịch vụ quản lý vận hành nhà chung cư

Hà Nội ban hành khung giá dịch vụ quản lý vận hành nhà chung cư

Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội Dương Đức Tuấn vừa ký Quyết định số 33/2025/QĐ-UBND ngày 21/4/2025 về việc ban hành khung giá dịch vụ quản lý vận hành nhà chung cư trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Chi tiết khung giá cho thuê nhà ở xã hội tại Hà Nội từ ngày 14/4

Chi tiết khung giá cho thuê nhà ở xã hội tại Hà Nội từ ngày 14/4

Thành phố Hà Nội vừa ban hành khung giá cho thuê nhà ở xã hội được đầu tư xây dựng không bằng vốn đầu tư công, nguồn tài chính công đoàn trên địa bàn thành phố. Khung giá có hiệu lực từ 14/4/2025.
Phát triển BĐS theo định hướng TOD - chiến lược từ Masterise Homes

Phát triển BĐS theo định hướng TOD - chiến lược từ Masterise Homes

Khi TOD trở thành chuẩn quy hoạch mới tại đô thị lớn, Masterise Homes cho thấy năng lực đón đầu hạ tầng, phát triển dự án theo xu hướng, mở ra dư địa tăng trưởng bền vững.
Chung cư cũ và bài toán “tái thiết đô thị”

Chung cư cũ và bài toán “tái thiết đô thị”

Kể từ khi bài toán chung cư cũ được nhắc đến, vô số ý tưởng đã được đưa ra và thực hiện, tuy nhiên đều chưa đạt được hiệu quả nhân rộng như mong muốn. Nguyên nhân sâu xa của vấn đề này, đó chính là cách nhìn nhận từ các góc độ khác nhau thay vì cùng nhau tìm giải pháp giải quyết. Giờ đây, với việc đặt “trách nhiệm của các bên” lên trước, phải làm tròn “nghĩa vụ” và “trách nhiệm” này rồi mới cân nhắc đến “lợi ích” sẽ là cơ sở để hài hoà giữa bài toán chung cư cũ và tái thiết đô thị.
Hà Nội ban hành khung giá mới cho thuê nhà ở xã hội, áp dụng từ ngày 14/4/2025

Hà Nội ban hành khung giá mới cho thuê nhà ở xã hội, áp dụng từ ngày 14/4/2025

Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội vừa ban hành Quyết định số 27/2025/QĐ-UBND về khung giá cho thuê nhà ở xã hội, áp dụng cho các công trình không sử dụng vốn đầu tư công hoặc nguồn tài chính công đoàn. Quyết định này có hiệu lực bắt đầu từ ngày 14/4/2025, với mục tiêu đảm bảo tính công khai, minh bạch và giúp người dân dễ tiếp cận nhà ở xã hội.
Thu nhập không theo kịp giá bất động sản, giới trẻ lựa chọn thuê nhà trọn đời

Thu nhập không theo kịp giá bất động sản, giới trẻ lựa chọn thuê nhà trọn đời

Trước thực trạng giá bất động sản ngày một tăng chóng mặt, nhiều bạn trẻ đang có xu hướng chuyển sang ở trọ, thuê nhà trọn đời thay vì cố gắng sở hữu cho mình một ngôi nhà hay một căn hộ. Theo nhiều người, việc thuê nhà trọn đời sẽ giúp họ bớt áp lực về mặt tài chính và có điều kiện trải nghiệm không gian sống tốt hơn.
Thanh tra Chính phủ chỉ ra "điểm nghẽn" về phát triển nhà ở xã hội tại TP.HCM  ​​​​​​​

Thanh tra Chính phủ chỉ ra "điểm nghẽn" về phát triển nhà ở xã hội tại TP.HCM ​​​​​​​

Việc đầu tư nhà ở xã hội (NƠXH) trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) còn chậm, chưa đạt được mục tiêu đề ra, không đáp ứng được nhu cầu của người dân; các quỹ đất dành cho việc đầu tư NƠXH còn hạn hẹp, cơ chế để đầu tư còn chưa thu hút được nhiều nhà đầu tư tham gia.
Bất động sản nghỉ dưỡng vẫn "ngủ đông" dài

Bất động sản nghỉ dưỡng vẫn "ngủ đông" dài

Trong khi nhiều phân khúc bất động sản (BĐS) khác nóng lên từng ngày, thì BĐS nghỉ dưỡng vẫn im lìm “ngủ đông”. Không chỉ các chủ đầu tư lớn mà nhiều nhà đầu tư nhỏ lẻ mua loại hình BĐS này nhằm mục đích cho thuê cũng rơi vào tình cảnh ế ẩm.
Thận trọng trước cơn “sốt ảo” của thị trường bất động sản

Thận trọng trước cơn “sốt ảo” của thị trường bất động sản

Sau gần 2 năm thị trường đất nền “nằm im” vì lãi suất cao và tín dụng bị siết chặt thì đến quý đầu năm 2025, đất nền đã bắt đầu hồi phục và có dấu hiệu bật tăng khi Ngân hàng Nhà nước nới lỏng chính sách tiền tệ. Cơn “sốt ảo” này ngày càng có dấu hiệu vượt đỉnh trước các thông tin về việc sáp nhập địa giới các tỉnh, thành.
Sắp đấu giá 47 lô đất ở huyện Mỹ Đức, từ 3,5 triệu đồng/m2

Sắp đấu giá 47 lô đất ở huyện Mỹ Đức, từ 3,5 triệu đồng/m2

Vào ngày 3/4 tới, huyện Mỹ Đức (Hà Nội) sẽ tổ chức đấu giá quyền sử dụng 47 lô đất thuộc 7 xã trên địa bàn huyện.
Xem thêm
Phiên bản di động