Bệnh tim mạch đang là gánh nặng cho xã hội
Thực phẩm tốt cho người mắc bệnh tim mạch, huyết áp Ngủ trưa quá nhiều làm tăng nguy cơ chết sớm và bệnh tim mạch Chuyên gia hướng dẫn người bệnh tim mạch cách tự bảo vệ mình trong dịch Covid-19 |
Ngày 5/10, tại Viện Tim mạch quốc gia, Hội Tim mạch học Việt Nam tổ chức họp báo giới thiệu Đại hội Tim mạch toàn quốc lần thứ 18, dự kiến sẽ được tổ chức từ ngày 7 đến 9/10/2022, tại thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh.
Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Lân Việt, Phó Chủ tịch Thường trực Hội Tim mạch Việt Nam, nguyên Viện trưởng Viện Tim mạch Việt Nam, phát biểu tại buổi họp báo. |
Tại buổi họp báo, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Phạm Mạnh Hùng, Viện trưởng Viện Tim mạch Việt Nam, Phó Chủ tịch Hội Tim mạch Việt Nam đã giới thiệu chủ đề, nội dung của đại hội và những hoạt động chính bên thềm đại hội năm nay.
Cụ thể, sáng 8/10, tại hội trường lớn Cung Quy hoạch, hội chợ và triển lãm tỉnh Quảng Ninh, Hội Tim mạch học Việt Nam sẽ tổ chức lễ khai mạc Đại hội Tim mạch toàn quốc lần thứ 18 với chủ đề “30 năm Tim mạch học Việt Nam: Hình thành, Phát triển, Hội nhập”. Hội nghị được tổ chức với sự phối hợp của Viện Tim mạch - Bệnh viện Bạch Mai, đơn vị đi đầu trong khám và điều trị cho bệnh nhân tim mạch với ứng dụng kỹ thuật cao.
Hội nghị về tim mạch lần này có 97 phiên báo cáo khoa học, 14 phiên thực hành và 12 phiên đào tạo liên tục với 60 báo cáo viên quốc tế đến từ 11 quốc gia. Hội nghị dự kiến thu hút 2.000 đại biểu trong và ngoài nước tham dự.
Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Lân Việt, Phó Chủ tịch Thường trực Hội Tim mạch Việt Nam, nguyên Viện trưởng Viện Tim mạch Việt Nam, cho biết, bệnh tim mạch đã và đang là một gánh nặng cho xã hội với tỷ lệ tử vong và tàn phế cao nhất. Bên cạnh đó, chi phí cho chăm sóc, điều trị bệnh này cũng là gánh nặng đáng kể với hàng trăm tỷ USD mỗi năm.
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) ước tính, hàng năm, có đến 17,5 triệu người tử vong do các bệnh tim mạch và con số này ngày một tăng. Trong những năm gần đây, bệnh lý tăng huyết áp đang được trẻ hóa với rất nhiều đối tượng đang còn trong độ tuổi lao động.
Tỷ lệ mắc tăng huyết áp của những người từ 25 tuổi trở lên trong nhiều khu vực địa dư khác nhau của nước ta đã nằm trong khoảng từ 25% - 47%. Thế nhưng, đến nay, vẫn còn nhiều người thờ ơ, chủ quan với sức khỏe tim mạch của chính mình. Vì vậy, Hội nghị Tim mạch toàn quốc lần thứ 18 nhằm truyền thông để cung cấp cho người dân những kiến thức, những hiểu biết phòng, chống một cách hữu hiệu với bệnh lý này.
Đại hội Tim mạch toàn quốc lần thứ 18 sẽ có gần 600 báo cáo chuyên môn của các chuyên gia tim mạch hàng đầu trong nước và thế giới, được trình bày tại gần 200 phiên họp, đề cập đến hầu hết các lĩnh vực trong chuyên ngành tim mạch với nhiều chủ đề đa dạng như: Bệnh tăng huyết áp, suy tim, cấp cứu tim mạch, can thiệp tim mạch, phẫu thuật tim mạch, rối loạn nhịp, bệnh tim bẩm sinh, rối loạn chuyển hóa và bệnh tim mạch, ung thư và bệnh tim mạch, chẩn đoán hình ảnh tim mạch... cũng như các vấn đề về quản lý người bệnh tim mạch tại các tuyến cơ sở.
Cũng trong khuôn khổ Đại hội, Hội Tim mạch học Việt Nam sẽ tiếp tục tổ chức các khóa đào tạo liên tục có cấp chứng chỉ (đã được chuẩn hóa theo tiêu chuẩn của Bộ Y Tế) dành cho các bác sĩ và điều dưỡng có nhu cầu như: Điểm mới trong tiếp cận và xử trí các cấp cứu tim mạch; các sai lầm cần tránh khi làm các thủ thuật trong tim mạch; ứng dụng siêu âm nhanh tại giường trong cấp cứu ban đầu; điều trị tim mạch quanh phẫu thuật ngoài tim; chuẩn hóa và ứng dụng siêu âm Doppler tim trong lâm sàng.
Theo Phó Giáo sư, Tiến sĩ Phạm Mạnh Hùng, Viện trưởng Viện Tim mạch Việt Nam, thống kê của WHO cho thấy, năm 2019 có gần 19 triệu ca tử vong thì 76% ca do bệnh không lây nhiễm, trong đó nguyên nhân tử vong hàng đầu là bệnh tim mạch - cao hơn 3 nguyên nhân còn lại là ung thư (1 triệu người), phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD - gần 2 triệu người), đái tháo đường (gần 3,3 triệu người). Trong số ca chết vì bệnh tim mạch chủ yếu do bệnh động mạch vành, gây ra cái chết cho 9 triệu người. “Điều đó cho thấy người chết do bệnh tim mạch nhanh và nhiều hơn rất nhiều so với bệnh ung thư. Tuy nhiên, đến nay vẫn còn nhiều người dân thờ ơ, chủ quan với sức khỏe tim mạch của chính mình. Vì vậy bên cạnh bác sĩ điều trị, thì truyền thông cùng với ý thức người dân có vai trò quan trọng trong việc phòng, chống bệnh không lây nhiễm và các bệnh tim mạch”, Viện trưởng Viện Tim mạch Việt Nam nhấn mạnh. |
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Hà Nội: Lính cứu hỏa nhường mặt nạ dưỡng khí cho thai phụ trong đám cháy
Hà Nội: Tuyên dương 68 người con hiếu thảo
Quốc hội thông qua Luật Di sản văn hóa (sửa đổi)
Trộm xe của bạn "cắm" lấy tiền trả nợ, chơi game
Quốc hội thông qua Nghị quyết về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội
Huyện Thường Tín: Khai thác giá trị văn hóa để phát triển du lịch
Dự kiến một số điểm mới trong quy định thi, cấp chứng chỉ ngoại ngữ
Tin khác
Kháng thuốc đang đe dọa nghiêm trọng sức khỏe cộng đồng
Y tế 22/11/2024 15:22
Nam bệnh nhân mất 1/2 lượng máu trong cơ thể vì sốt xuất huyết
Y tế 22/11/2024 06:03
Thêm giải pháp nâng cao sức khỏe các nhóm yếu thế tại Việt Nam
Y tế 21/11/2024 14:15
Báo động xu hướng trẻ hóa đối tượng nhiễm HIV
Y tế 21/11/2024 07:03
“Chúng tôi đánh giá cao tinh thần học hỏi của đội ngũ FPT Long Châu!”
Y tế 20/11/2024 22:40
Chiến lược đào tạo giúp đội ngũ Long Châu tự tin chăm sóc sức khỏe hơn 20 triệu khách hàng
Y tế 20/11/2024 22:39
Phát hiện sớm, can thiệp kịp thời các vấn đề liên quan đến thính giác ở trẻ em
Xã hội 20/11/2024 15:57
Mỗi ngày phát hiện 70 ca mắc bệnh sởi tại Đồng Nai
Y tế 19/11/2024 21:56
Hạnh phúc "nảy mầm" sau 7 năm hiếm muộn
Y tế 19/11/2024 15:10
Gia tăng tình trạng lây nhiễm HIV ở nhóm nam quan hệ tình dục đồng giới
Y tế 18/11/2024 21:00