Bình dị nón lá làng Chuông

(LĐTĐ) Bên bờ sông Đáy hiền hòa, thuộc huyện Thanh Oai (thành phố Hà Nội), làng Chuông nức danh với nghề làm nón lá truyền thống. Những chiếc nón bình dị nhưng lại ẩn chứa cả một nghệ thuật chế tác.
Xã Thanh Thùy: Điểm sáng bảo vệ môi trường làng nghề Bài 5: Thu nhập, đời sống Nhân dân ngày càng nâng cao Phối hợp hoạt động để chăm lo tốt nhất cho đoàn viên, người lao động

Thanh Oai là mảnh đất địa linh nhân kiệt, có truyền thống lịch sử lâu đời. Trải qua bao thăng trầm của lịch sử, huyện Thanh Oai ngày nay còn bảo tồn, gìn giữ được những ngôi làng cổ điển hình của vùng Đồng bằng Bắc Bộ gắn với các nghề truyền thống như: Làng Cự Đà chuyên nghề làm tương và miến lớn nhất miền Bắc; làng Ước Lễ với nghề làm giò chả, bánh chưng, bánh giầy nức tiếng; làng nghề điêu khắc ở Võ Lăng và Dư Dụ, làng Vác chuyên nghề làm quạt và lồng chim... Đặc biệt, phải kể đến làng Chuông có nghề làm nón lá tuy mộc mạc, bình dị mà lưu giữ “hồn Việt”.

Bình dị nón lá làng Chuông
Người làng Chuông làm nón lá

Không ai biết chiếc nón lá xuất hiện từ khi nào nhưng trong câu ca dao xưa đã có câu:

“Muốn ăn cơm trắng, cá trê

Muốn đội nón lá thì về làng Chuông”

Theo lời những cụ bô lão ở làng Chuông, từ thế kỉ thứ 8 làng đã bắt đầu sản xuất nón lá. Thuở đó, làng Chuông có tên gọi là Trang Thì Trung, chuyên làm các loại nón cho hầu hết mọi tầng lớp khác nhau trong xã hội, như: Nón ba tầm cho các cô gái, nón nhô, nón long, nón dấu, nón chóp cho các chàng trai và những người đàn ông sang trọng.

Ngày nay, làng Chuông thuộc xã Phương Trung (huyện Thanh Oai, Hà Nội). Ngôi làng này nằm cách trung tâm huyện Thanh Oai 3km, cách trung tâm Thủ đô Hà Nội khoảng 30km.

Trước thế kỉ XX, những sản phẩm nón lá truyền thống của làng Chuông là nón ba vòng. Đấy là loại nón gần giống nón quai thao nhưng có ba vòng đấu, có thành tương đối nông. Nón có kích thước to và dành cho người nông dân làm đồng nên không được khâu kỹ. Nón thứ hai là nón thúng (quai thao) có vành rất rộng, hai bên buộc thao dành cho các cụ già đội đi chùa.

Trong thời kỳ phát triển, làng Chuông là nơi cung cấp nhiều loại nón truyền thống như nón quai thao, nón lá già ghép sống. Trong đó, quai thao sử dụng để người già đội đi chùa chiền. Còn nón lá già ghép sống phục vụ những người phụ nữ làm công việc đồng áng.

Hàng trăm năm đi qua, nghề đan nón lá tại làng Chuông ngày một thịnh vượng. Nghề đan nón đã truyền qua nhiều thế hệ và là một trong những chiếc nôi sản xuất nón lá nổi tiếng nhất Thủ đô.

Bình dị nón lá làng Chuông
Người già, người trẻ ở làng Chuông, mỗi người mỗi việc, tỉ mỉ trong từng công đoạn để tạo nên một chiếc nón lá

Ở xã Phương Trung hiện nay có khoảng 2.000 hộ làm nón, ước sản lượng mỗi năm đạt 3,5 - 4 triệu chiếc nón, mang lại khoảng 10% giá trị thu nhập cho người dân.

“So với ngành nghề khác, thu nhập của nghề nón không cao, song lợi ích mang lại rất lớn khi tạo việc làm và thu nhập cho hàng nghìn hộ dân. Ngoài phát triển kinh tế, những chiếc nón làng Chuông có mặt khắp cả nước và được xuất khẩu sang Trung Quốc, Nhật Bản... mang theo thông điệp bản sắc dân tộc, đưa làng nghề trở thành địa chỉ du lịch hấp dẫn”, Trưởng phòng Văn hóa - Thông tin huyện Thanh Oai Trần Văn Lợi chia sẻ.

Đến làng Chuông, du khách sẽ được chứng kiến các cụ 80 - 90 tuổi ngồi xâu kim khâu. Các cô, các bác trung tuổi ngồi đan vành. Các bạn thanh niên và cả các em nhỏ cũng mỗi người mỗi việc, tỉ mỉ trong từng công đoạn để tạo nên một chiếc nón lá.

“Chiếc nón vì thế là sợi dây gắn kết mỗi con người. Mỗi ngày không phải làm ruộng, mọi người lại tụ thành một hội, cùng nhau khâu nón và chuyện trò rôm rả bên nhau...”, ông Lợi bày tỏ.

Nhanh nhau nhặt, xếp những chiếc nón thành từng chồng, chị Nguyễn Thị Lựu (người làng Chuông) bộc bạch: “Chiếc nón đã gắn liền với cuộc sống của người dân. Họ đội che mưa, che nắng. Họ khâu nón để mưu sinh, đưa chiếc nón vào những điệu múa. Họ coi nón như một món quà tặng những người đi xa để mỗi khi nhìn thấy hình ảnh chiếc nón lại gợi lên những hình ảnh quê hương...”

Bình dị nón lá làng Chuông
Khách du lịch tham quan và trải nghiệm làm nón lá ở làng Chuông

Ở trên khắp mọi miền của đất nước Việt Nam, cũng có nhiều làng nghề làm nón, nhưng chiếc nón lá làng Chuông có nét đặc trưng riêng. Thân nón cứng cáp, che được cả mưa lẫn nắng, làm cho người đội cảm thấy thoáng mát, dễ chịu.

Đặc biệt, người làng Chuông coi quy trình sản xuất chiếc nón lá là một nghề truyền thống chứ không có tính chất kinh doanh nên không ai giấu nghiệp. Nguyên liệu chính để làm cái nón lá là lá cọ tươi nhập từ một số tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị, còn chỉ và khung nón đan bằng nan tre sẵn có ở địa phương.

Lá cọ tươi khá nặng cho nên người thợ cần phơi khoảng 3 nắng to làm nước bay hơi thì mới bắt tay vào sản xuất. Bước kế tiếp là xử lý lá mà dân gian gọi là quay lá cho lá khô và mềm hơn nữa. Sau nữa, phải hong khô lá và đem đi sấy lần cuối cùng mới kết thúc việc xử lý lá. Lúc này, lá cọ non sẽ chuyển đổi từ màu xanh, lá cọ già thì thành màu vàng.

Để tạo ra nón đẹp trước hết cần có khung vững chắc. Khung chủ yếu được đan bởi nan nứa và vật liệu này có nhiều dọc hai bờ đê sông Đáy. Người thợ cần quấn đủ 16 vành trong xếp tầng từ trên xuống dưới theo một kích thước nhất định. Các bước tiếp theo là khâu lá vào khung và đan nhôi nón. Cái tài của người thợ làng Chuông là các mối kết nối dây đan đều giấu kín bằng từng đường chỉ tinh tế.

Bình dị nón lá làng Chuông
Nghệ nhân làng Chuông giới thiệu sản phẩm nón tới du khách

Sợi dây đan theo các đường kim với 16 lớp vòng thì chiếc nón mới thành hình. Khi chiếc nón đã đan xong, người ta hơ với hơi diêm để làm màu nón trở nên trắng và giữ nón không ẩm mốc. Hoặc nghệ nhân có thể quét dầu bên ngoài để nón sáng, bóng và đều màu.

Trong khi làm nón, các cô gái làng Chuông trang trí thêm bằng việc dán vào thân nón những họa tiết hoa bằng giấy đủ màu. Tinh tế hơn là họ dùng chỉ màu may chéo ở hai điểm đối diện trong lòng nón để sau đó có thể gắn quai nón bằng những dải lụa mềm, nhiều màu sắc, tôn lên nét duyên dáng của mỗi cô gái dưới vành nón lá.

Nhằm gìn giữ và phát huy tối đa những giá trị của làng nghề truyền thống, với định hướng du lịch là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn, huyện Thanh Oai luôn ưu tiên và thực hiện bài bản, đồng bộ nhiều giải pháp, như: Hỗ trợ làng nghề, nghệ nhân; Phát triển thị trường, tăng cường công tác quảng bá, xúc tiến; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phục vụ du lịch...

Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Thanh Oai Nguyễn Khánh Bình cho biết, Thanh Oai đang nỗ lực trở thành một trong những địa phương trọng điểm về du lịch trên địa bàn Thủ đô. Để đạt mục tiêu đó, huyện đã quyết liệt chỉ đạo việc phát triển các sản phẩm du lịch, tìm ra những sản phẩm “đinh” để thu hút du khách, lấy du lịch văn hóa làm nền tảng phát triển.

Hoàng Phúc

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Hà Nội: Lính cứu hỏa nhường mặt nạ dưỡng khí cho thai phụ trong đám cháy

Hà Nội: Lính cứu hỏa nhường mặt nạ dưỡng khí cho thai phụ trong đám cháy

(LĐTĐ) Chiều 23/11, xảy ra vụ cháy tại ngôi nhà trên phố Trúc Bạch, phường Trúc Bạch, quận Ba Đình, Hà Nội. Khói bốc lên cao đến tầng 8 tòa nhà, tại đây đang có 7 người, trong đó có 1 phụ nữ đang mang bầu. Tổ cứu nạn đã nhanh chóng tiếp cận; chiến sĩ Cảnh sát ngay lập tức nhường mặt nạ dưỡng khí để thai phụ này hô hấp. Sau đó toàn bộ số người đã được hướng dẫn thoát nạn an toàn...
Hà Nội: Tuyên dương 68 người con hiếu thảo

Hà Nội: Tuyên dương 68 người con hiếu thảo

(LĐTĐ) Ngày 23/11, Đoàn Thanh niên - Hội đồng Đội thành phố Hà Nội tổ chức chương trình Tuyên dương người con hiếu thảo lần thứ II, năm 2024.
Quốc hội thông qua Luật Di sản văn hóa (sửa đổi)

Quốc hội thông qua Luật Di sản văn hóa (sửa đổi)

(LĐTĐ) Chiều 23/11, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Luật Di sản văn hóa (sửa đổi), với 413/422 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành (chiếm 86,22% tổng số đại biểu Quốc hội).
Trộm xe của bạn "cắm" lấy tiền trả nợ, chơi game

Trộm xe của bạn "cắm" lấy tiền trả nợ, chơi game

(LĐTĐ) Quen bạn qua mạng xã hội, anh C bị Phạm Như Long hỏi mượn xe "đi có chút việc". Sau đó kẻ gian mang đi cầm cố lấy tiền trả nợ, nạp tiền chơi game và chi tiêu cá nhân...
Quốc hội thông qua Nghị quyết về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội

Quốc hội thông qua Nghị quyết về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội

(LĐTĐ) Chiều 23/11, thực hiện Chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết về “Tiếp tục nâng cao hiệu lực, hiệu quả việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội”, với 421/423 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành, chiếm 87,89 % tổng số đại biểu Quốc hội.
Huyện Thường Tín: Khai thác giá trị văn hóa để phát triển du lịch

Huyện Thường Tín: Khai thác giá trị văn hóa để phát triển du lịch

(LĐTĐ) Những năm gần đây, huyện Thường Tín (Hà Nội) chú trọng việc định hình thương hiệu và phát triển các sản phẩm du lịch đặc thù nhằm khai thác tối đa lợi thế về văn hóa và tự nhiên.
Dự kiến một số điểm mới trong quy định thi, cấp chứng chỉ ngoại ngữ

Dự kiến một số điểm mới trong quy định thi, cấp chứng chỉ ngoại ngữ

(LĐTĐ) Bộ Giáo dục và Đào tạo đang lấy ý kiến góp ý vào dự thảo Thông tư ban hành Quy chế về tổ chức thi và cấp chứng chỉ ngoại ngữ theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam.

Tin khác

Hà Nội: Tuyên dương 68 người con hiếu thảo

Hà Nội: Tuyên dương 68 người con hiếu thảo

(LĐTĐ) Ngày 23/11, Đoàn Thanh niên - Hội đồng Đội thành phố Hà Nội tổ chức chương trình Tuyên dương người con hiếu thảo lần thứ II, năm 2024.
Huyện Thường Tín: Khai thác giá trị văn hóa để phát triển du lịch

Huyện Thường Tín: Khai thác giá trị văn hóa để phát triển du lịch

(LĐTĐ) Những năm gần đây, huyện Thường Tín (Hà Nội) chú trọng việc định hình thương hiệu và phát triển các sản phẩm du lịch đặc thù nhằm khai thác tối đa lợi thế về văn hóa và tự nhiên.
Thành đoàn Hà Nội tuyên dương cán bộ công chức, viên chức trẻ xuất sắc

Thành đoàn Hà Nội tuyên dương cán bộ công chức, viên chức trẻ xuất sắc

(LĐTĐ) Ngày 23/11, Thành đoàn Hà Nội tổ chức chương trình tuyên dương cán bộ công chức, viên chức trẻ thành phố Hà Nội năm 2024; phát động Cuộc thi thử thách công nghệ ứng dụng trí tuệ nhân tạo vào kết nối chuỗi cung ứng doanh nghiệp vừa và nhỏ (RESET 2024).
Phường đầu tiên của quận Tây Hồ nhận danh hiệu “Phường đạt chuẩn đô thị văn minh”

Phường đầu tiên của quận Tây Hồ nhận danh hiệu “Phường đạt chuẩn đô thị văn minh”

(LĐTĐ) Ngày 23/11, phường Xuân La, quận Tây Hồ tổ chức lễ kỷ niệm 60 năm Ngày Bác Hồ về thăm Xuân La (23/11/1964 - 23/11/2024), và đón nhận danh hiệu “Phường đạt chuẩn đô thị văn minh”.
Sơn Tây: Bảo tồn và khai thác hiệu quả nguồn lực tài nguyên văn hóa

Sơn Tây: Bảo tồn và khai thác hiệu quả nguồn lực tài nguyên văn hóa

(LĐTĐ) Triển khai Chương trình số 06-CTr/TU của Thành ủy, thị xã Sơn Tây đã tập trung phát huy các giá trị văn hóa trong phát triển du lịch, xây dựng Sơn Tây trở thành đô thị vệ tinh của Thủ đô, với chức năng: Đô thị văn hóa - lịch sử, du lịch nghỉ dưỡng, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững.
Tổ chức thành công Đại hội Hội Khuyến học quận Bắc Từ Liêm nhiệm kỳ 2024 - 2029

Tổ chức thành công Đại hội Hội Khuyến học quận Bắc Từ Liêm nhiệm kỳ 2024 - 2029

(LĐTĐ) Ngày 22/11, Hội Khuyến học quận Bắc Từ Liêm tổ chức Đại hội đại biểu lần thứ III, nhiệm kỳ 2024 -2029 để tổng kết đánh giá công tác khuyến học khuyến tài, xây dựng xã hội học tập nhiệm kỳ 2019 -2024 và đề ra phương hướng, nhiệm vụ công tác Hội nhiệm kỳ 2024 - 2029.
Nâng cao tính minh bạch, hiệu quả và chuyên nghiệp trong hoạt động cải cách hành chính

Nâng cao tính minh bạch, hiệu quả và chuyên nghiệp trong hoạt động cải cách hành chính

Ban Chỉ đạo Cải cách hành chính, Chuyển đổi số và Đề án 06 thành phố Hà Nội vừa có Thông báo số 26/TB-BCĐ thông báo kết luận Hội nghị giao ban Ban Chỉ đạo Cải cách hành chính, Chuyển đổi số và thực hiện Đề án 06 tháng 11/2024.
Kênh thông tin hữu hiệu tuyên truyền sâu rộng Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở

Kênh thông tin hữu hiệu tuyên truyền sâu rộng Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở

(LĐTĐ) Cuộc thi “Tìm hiểu Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở” trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2024 là đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng, là kênh thông tin hữu hiệu để tuyên truyền phổ biến sâu rộng nội dung Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở tới đông đảo cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, người lao động, nhân dân trên địa bàn Thủ đô.
Sôi nổi Hội thi Bí thư chi bộ giỏi quận Bắc Từ Liêm năm 2024

Sôi nổi Hội thi Bí thư chi bộ giỏi quận Bắc Từ Liêm năm 2024

(LĐTĐ) Sáng 22/11, Quận ủy Bắc Từ Liêm tổ chức chung khảo Hội thi Bí thư chi bộ giỏi quận Bắc Từ Liêm năm 2024. Tại Hội thi, thí sinh Lê Huyền Trang, Bí thư chi bộ Tổ chức hành chính, Đảng bộ Trường Trung cấp nghề Giao thông công chính Hà Nội đã giành giải Nhất.
Quận Tây Hồ phát huy và bảo tồn giá trị di sản văn hóa

Quận Tây Hồ phát huy và bảo tồn giá trị di sản văn hóa

(LĐTĐ) Để tiếp tục phát huy và bảo tồn giá trị di sản văn hóa, quận Tây Hồ triển khai những biện pháp sáng tạo thu hút sự quan tâm của người dân trong và ngoài nước, đồng thời giúp thế hệ trẻ tiếp nối truyền thống của ông cha, trân trọng và phát huy được giá trị lịch sử, văn hóa của di tích.
Xem thêm
Phiên bản di động