Bịt “lỗ hổng” đối với hoạt động dạy thêm?

(LĐTĐ) Những ngày qua, dư luận đang nóng lên xung quanh thông tin Bộ Giáo dục và Đào tạo đang soạn thảo thông tư hướng dẫn về việc dạy thêm của giáo viên. Xét về mặt pháp luật, đây có thể là thông tư trái quy định. Bởi Luật Giáo dục và các văn bản dưới Luật không có các quy định về dạy thêm, học thêm.
Bộ Giáo dục và Đào tạo nói gì về dạy thêm, học thêm và bạo lực học đường? Chương trình giảm tải, học sinh vẫn quá tải vì... học thêm

Những ngày qua, dư luận đang nóng lên xung quanh thông tin Bộ Giáo dục và Đào tạo đang soạn thảo thông tư hướng dẫn về việc dạy thêm của giáo viên.

Dù câu chuyện dạy thêm, học thêm có nhiều góc nhìn, nhưng trong khuôn khổ bài viết này chỉ đề cập trên góc độ chất lượng đào tạo; thu nhập và thuế. Như chúng ta đều biết, năm nào cũng vậy, cứ đến kỳ nghỉ hè hay khai giảng năm học mới, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố đều ban hành văn bản cấm thầy cô giáo tổ chức dạy thêm dưới mọi hình thức. Cấm là vậy, song trên thực tế, việc dạy thêm, học thêm vẫn diễn ra bình thường.

Vì sao phải học thêm? Nhiều người cho rằng, tại phụ huynh muốn con mình có thành tích học tập tốt, nên phải học thêm. Phụ huynh có nhu cầu, thầy cô giáo sẽ đáp ứng. Cạnh đó, một số người lại lập luận, nhà giáo cũng là nghề, khi lương không đủ sống thì phải tổ chức dạy thêm. Còn một số phụ huynh khác lại cho rằng, cực chẳng đã mới phải cho con đi học thêm. Vì trường công lập quá thiếu, xét tuyển đầu cấp và cả đại học đều dựa trên kết quả thành tích học tập (bảng điểm).

Do đó, nếu không học thêm để có bảng điểm tốt, nếu không học thêm… cơ hội chọi vào trường công, vào đại học công lập quá khó. Trong khi với mặt bằng thu nhập còn tương đối thấp của đại bộ phận công chức, viên chức, người lao động, không phải gia đình nào cũng có tiền cho con mình đi học trường tư. Tình trạng học thêm, dạy thêm vì vậy cứ thế “nở hoa”.

Trở lại yếu tố lương và tình trạng dạy thêm. Thực ra, trừ khối quốc phòng, an ninh, hệ số lương của giáo viên so với mặt bằng chung của viên chức hiện nay cũng khá tương đối. Và để giáo viên sống được bằng lương, Chính phủ đã, đang và sẽ có những cải cách cơ chế tiền lương đối với đội ngũ giáo viên theo hướng cao hơn mặt bằng lương của đội ngũ viên chức các ngành, nghề lĩnh vực khác. Tuy nhiên, góc độ thu nhập, phải thừa nhận rằng, không có sự công bằng ngay trong chính nội bộ đội ngũ giáo viên.


Cụ thể, đối với giáo viên bậc tiểu học ở các đô thị lớn, những ai chủ nhiệm lớp 1 đa số đều mở lớp dạy thêm các cháu bậc mẫu giáo chuẩn bị chuyển cấp. Đối với bậc THCS, giáo viên dạy thêm chủ yếu là các môn toán, văn, ngoại ngữ. Đối với cấp THPT, ngoài các môn toán, văn, ngoại ngữ, còn được mở rộng thêm các môn lý, hóa… Còn những thầy, cô giáo dạy các môn khác, cơ hội được dạy thêm “rất hiếm”. Không có cơ hội dạy thêm, nên chủ yếu sống bằng lương, còn những thầy cô có cơ hội dạy thêm, thu nhập chính không phải từ tiền đứng lớp. Nói ngắn gọn, tiền dạy thêm là nguồn giúp giáo viên làm giàu.

Dạo qua thị trường dạy thêm ở Hà Nội, có những thầy cô có tên tuổi, chuyên các môn toán, văn, tiếng Anh… tiền dạy thêm có thể là hàng chục triệu đồng/tháng; thậm chí cả trăm triệu đồng/tháng. Tiền thu về là vậy, song Nhà nước cũng chưa có cơ chế kiểm soát thuế thu nhập. Trong khi, công chức, viên chức đi làm, nếu có mức thu nhập trên 11 triệu đồng/tháng (chưa tính miễn trừ gia cảnh) đã thuộc diện phải nộp thuế thu nhập.

Câu chuyện đặt ra, nhân Bộ Giáo dục và Đào tạo đang tính ban hành thông tư về dạy thêm, học thêm, vấn đề phải được đưa lên bàn “nghị sự”, những vấn đề trên sẽ được giải quyết ra sao?

Lê Hà

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Thủ tướng yêu cầu tập trung nguồn lực cao nhất hoàn thiện các dự án luật

Thủ tướng yêu cầu tập trung nguồn lực cao nhất hoàn thiện các dự án luật

(LĐTĐ) Ngày 7/1, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp Chính phủ chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 1/2025, thảo luận 7 dự án luật và nghị quyết chuẩn bị trình Quốc hội, trong đó có nhiều nội dung quan trọng liên quan việc thực hiện sắp xếp bộ máy "Tinh - Gọn - Mạnh - Hiệu năng - Hiệu lực - Hiệu quả".
Công bố 2 Nghị quyết kết thúc hoạt động của Viện Nghiên cứu lập pháp và Truyền hình Quốc hội

Công bố 2 Nghị quyết kết thúc hoạt động của Viện Nghiên cứu lập pháp và Truyền hình Quốc hội

(LĐTĐ) Chiều 7/1, Ủy ban Thường vụ Quốc hội tổ chức Lễ công bố 2 Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về kết thúc hoạt động của Viện Nghiên cứu lập pháp và Truyền hình Quốc hội Việt Nam.
Báo chí góp phần vào thành công chung của ngành Tài chính

Báo chí góp phần vào thành công chung của ngành Tài chính

(LĐTĐ) Chiều 7/1, Bộ Tài chính tổ chức họp báo thường kỳ quý IV năm 2024.
Động đất ở Tây Tạng: Ít nhất 95 người đã tử vong

Động đất ở Tây Tạng: Ít nhất 95 người đã tử vong

(LĐTĐ) Theo TTXVN, tính đến 15h30 chiều 7/1, ít nhất 95 người đã tử vong và 130 người bị thương do động đất.
Công đoàn Điện lực Việt Nam thực hiện tốt công tác chăm lo cho đoàn viên, người lao động

Công đoàn Điện lực Việt Nam thực hiện tốt công tác chăm lo cho đoàn viên, người lao động

(LĐTĐ) Ngày 7/1, tại Hà Nội, Công đoàn Điện lực Việt Nam tổ chức Hội nghị tổng kết công tác công đoàn năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025.
Bộ Công an tiếp tục gương mẫu, đi đầu về tinh gọn tổ chức bộ máy

Bộ Công an tiếp tục gương mẫu, đi đầu về tinh gọn tổ chức bộ máy

(LĐTĐ) Ngày 7/1, tại Hà Nội, Đại tướng Lương Tam Quang, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an đã dự, chỉ đạo Hội nghị tổng kết công tác tổ chức cán bộ lực lượng Công an nhân dân năm 2024 và phương hướng, nhiệm vụ công tác trọng tâm năm 2025 của Cục Tổ chức cán bộ.
Cần thời gian đánh giá tác động khi điều chỉnh giá điện theo chu kỳ 2 tháng

Cần thời gian đánh giá tác động khi điều chỉnh giá điện theo chu kỳ 2 tháng

(LĐTĐ) Chiều nay (7/1), Bộ Công Thương đã tổ chức buổi họp báo thường kỳ quý IV. Tại cuộc họp báo, rất nhiều câu hỏi liên quan đến những đề xuất mới về chính sách giá bán lẻ điện, điện hạt nhân… đã được Bộ Công Thương giải đáp.

Tin khác

“Hóa rồng” từ khoa học, công nghệ

“Hóa rồng” từ khoa học, công nghệ

(LĐTĐ) Ngày 22/12, thay mặt Bộ Chính trị, Tổng Bí thư Tô Lâm đã ký ban hành Nghị quyết số 57-NQ/TW của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia (gọi tắt là Nghị quyết). Đây thực sự là Nghị quyết mang tầm chiến lược để nước ta đi tắt, đón đầu đẩy nhanh quá trình phát triển kinh tế, đưa đất nước “hóa rồng” trong kỷ nguyên mới.
Nguy cơ dân số già và tâm lý  “ngại đẻ”!

Nguy cơ dân số già và tâm lý “ngại đẻ”!

(LĐTĐ) Trí tuệ nhân tạo, trợ lý ảo, robot tự động gì đi chăng nữa vẫn không thể thay được nguồn lực con người trong phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ Tổ quốc.
Hà Nội tự tin tạo kỳ tích trong kỷ nguyên mới

Hà Nội tự tin tạo kỳ tích trong kỷ nguyên mới

(LĐTĐ) Trong lịch sử hơn 4000 năm dựng nước và giữ nước; hơn 1010 năm Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội, Thủ đô đã tạo ra nhiều kỳ tích chói lọi. Thời điểm hiện tại, khi cả nước đang chuẩn bị tâm thế bước vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, chúng ta tin tưởng chắc chắn rằng, dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ Thành phố, Hà Nội tự tin sẽ tạo nên kỳ tích trong kỷ nguyên mới, góp phần hiện thực hóa mục tiêu đất nước hùng cường.
Lại câu chuyện giá nhà!

Lại câu chuyện giá nhà!

(LĐTĐ) Hà Nội những ngày này thời tiết lạnh giá, nhìn lịch, chỉ hơn tháng nữa Tết sẽ đến. Lướt web, đọc báo, nghe thiên hạ bàn… giá nhà đất vẫn cứ “nóng ran”.
Chỉ đạo quyết liệt, triển khai phải nhanh, hiệu quả

Chỉ đạo quyết liệt, triển khai phải nhanh, hiệu quả

(LĐTĐ) Những vấn đề dân sinh bức xúc từ nhỏ đến lớn; những vấn đề vẫn còn một số điểm nghẽn như dự án đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô Hà Nội… đã được đồng chí lãnh đạo Thành ủy Hà Nội chỉ đạo rất quyết liệt. Giờ là lúc các cấp, ngành, cơ quan chức năng phải vào cuộc với quyết tâm chính trị cao nhất.
Giải bài toán giải phóng mặt bằng

Giải bài toán giải phóng mặt bằng

(LĐTĐ) Nhìn lại các dự án trên địa bàn cả nước thời gian qua kể cả dự án trọng điểm quốc gia, đến dự án thuộc quyền quản lý các tỉnh, thành, địa phương đa số đều chậm tiến độ bởi khâu giải phóng mặt bằng.
Cần góc nhìn đồng cảm!

Cần góc nhìn đồng cảm!

(LĐTĐ) Từ khi xã hội hình thành Nhà nước, đồng nghĩa với việc hình thành bộ máy để quản lý xã hội. Vì vậy, tùy thuộc vào hoàn cảnh lịch sử và tình hình kinh tế - xã hội của quốc gia đó thế nào, Nhà nước sẽ hình thành bộ máy (hệ thống chính trị) để vận hành một cách hiệu quả nhất.
“Cách mạng” về môi trường

“Cách mạng” về môi trường

(LĐTĐ) Để Hà Nội trở thành Thủ đô Văn hiến - Văn minh - Hiện đại, thành phố đáng sống, đáng đến, đáng làm việc, một trong những nhiệm vụ trọng tâm mà Thành ủy Hà Nội đang chỉ đạo triển khai tập trung xử lý các vấn đề liên quan đến môi trường, ô nhiễm môi trường.
Cấm thuốc lá điện tử, các bậc phụ huynh thở phào…

Cấm thuốc lá điện tử, các bậc phụ huynh thở phào…

(LĐTĐ) Vì sức khỏe thanh, thiếu niên; vì tương lai giống nòi; vì trách nhiệm trước cử tri và đồng bào cả nước, chiều ngày 30/11 vừa qua, các đại biểu Quốc hội đã thống nhất thông qua Nghị quyết về cấm sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu, chứa chấp, vận chuyển, sử dụng thuốc lá điện tử, các loại khí, chất gây nghiện từ năm 2025.
Tổ chức không thể thiếu của giai cấp công nhân

Tổ chức không thể thiếu của giai cấp công nhân

(LĐTĐ) Điều 4, Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam quy định: Đảng Cộng sản Việt Nam - Đội tiên phong của giai cấp công nhân, đồng thời là đội tiên phong của nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam, đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc, lấy chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội.
Xem thêm
Phiên bản di động