Chương trình giảm tải, học sinh vẫn quá tải vì... học thêm

(LĐTĐ) Sau 3 năm triển khai Chương trình Giáo dục phổ thông 2018, một số phụ huynh vẫn đặt nặng vấn đề về điểm số và kiến thức, tình trạng dạy thêm, học thêm vẫn tồn tại, việc đi học quá nhiều đang làm học sinh quá tải.
Đại biểu Quốc hội băn khoăn về dạy thêm, học thêm, biên soạn thêm sách giáo khoa Dạy thêm cần được xem là ngành kinh doanh có điều kiện Bộ Giáo dục và Đào tạo nói gì về dạy thêm, học thêm và bạo lực học đường?

Mục tiêu của Chương trình Giáo dục phổ thông 2018 là phát huy phẩm chất năng lực học sinh, giảm tải nội dung kiến thức so với chương trình cũ. Tuy nhiên, cách đánh giá vẫn gây áp lực cho học sinh về mặt thành tích và điểm số.

Phụ huynh muốn con... học nhiều

Mong muốn con đậu vào trường chuyên hoặc trường đứng đầu Thành phố, chị Huỳnh Thị Lan (quận Phú Nhuận, TP.HCM) xin nghỉ việc không lương để tập trung đưa đón con trai đang học lớp 9.

“Học trên trường chỉ đủ chứ chưa thể giỏi nên sau giờ học chính khóa, tôi cho cháu đến nhà giáo viên học thêm các môn cần thiết. Ngoài ra, tôi đầu tư thêm cho cháu giải đề ở các trung tâm. Nếu cần thiết tôi sẽ mua thêm các khóa học online để cháu hoàn thành kỳ thi một cách xuất sắc nhất”, chị Lan chia sẻ.

Chương trình giảm tải, học sinh vẫn quá tải vì “học thêm”

Để đáp ứng kỳ vọng của phụ huynh mà nhiều học sinh rơi vào tình trạng căng thẳng, mệt mỏi vì quá tải với việc học. (Ảnh minh họa: Lâm Ngọc)

Mặc dù biết con đang học quá nhiều nhưng sợ con không theo kịp kiến thức, không bằng bạn bè nên phụ huynh bất chấp đăng ký liên tục các lớp học thêm cho con mà không quan tâm đến nhu cầu của các em.

Bên cạnh đó, nhiều phụ huynh lấy lý do công việc bận rộn, thường xuyên về trễ, không thể đón con đúng giờ, việc gửi con học thêm theo cô giáo trên lớp là vì “thuận tiện thì gửi”.

Anh Trần Anh Khoa (ngụ quận Gò Vấp, TP.HCM) có con năm nay cũng thi chuyển cấp cho biết, mặc dù thấy con học nhiều thì xót, nhưng do tính chất công việc, không thể đón con đúng giờ nên kết hợp gửi con ở lớp học thêm cho tiện.

“Tôi thấy như vậy cũng hợp lý, con vừa được bổ sung kiến thức, ôn tập, rèn luyện trong thời gian chờ đón. Học, học nữa, học mãi nên học càng nhiều càng tốt”, anh Khoa khẳng định.

Trong những năm gần đây, việc tổ chức dạy thêm, học thêm trong và ngoài nhà trường nảy sinh nhiều vấn đề nhức nhối, thu hút sự quan tâm của dư luận xã hội trên khắp các tỉnh, thành. Tại TP.HCM, không khó để bắt gặp hình ảnh học sinh được chở từ trường đến nơi học thêm, trên người còn mặc bộ đồng phục, ăn vội ổ bánh mì hay gói xôi để kịp giờ học thêm.

Việc đặt kỳ vọng quá nhiều ở con cái tạo nên áp lực vô hình ở các em mà bố mẹ không nhận ra.

Em Trịnh Minh Hoàng (học sinh lớp 8, quận Tân Bình) cho biết, do ba mẹ sợ sức học Hoàng yếu, không theo kịp bạn bè, nên cho Hoàng học thêm từ đầu năm lớp 8.

Chương trình giảm tải, học sinh vẫn quá tải vì “học thêm”
Học sinh tham gia kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2023. (Ảnh minh họa: Lâm Ngọc)

“Đôi khi em cũng mệt mỏi, nhưng thương bố mẹ làm việc vất vả để nuôi em, em không nghe lời thì bố mẹ buồn nên dù mệt em vẫn cố gắng học tốt trên trường và tham gia đầy đủ các lớp học thêm mà bố mẹ mong muốn”, em Hoàng chia sẻ.

Sức khỏe tâm thần bị ảnh hưởng

Ở trường áp lực điểm số, về nhà áp lực học thêm làm học sinh bị quá tải trong việc học tập. Để các em có thể tiến bộ, thay vì bắt ép, nhà trường và phụ huynh nên giáo dục kỹ năng tự học ngay từ nhỏ. Việc hình thành kỹ năng từ nhỏ sẽ tạo tâm lý thoải mái, giúp trẻ phát huy hết năng lực.

Thạc sĩ Lê Minh Huân, giảng viên Tâm lý học, cho biết: “Về cơ bản, không thể phủ nhận tính hiệu quả của việc học thêm. Học thêm giúp học sinh được cung cấp thêm kiến thức, củng cố bài học, rèn luyện thêm các kỹ năng học tập đối với môn học cụ thể. Tuy nhiên, nếu học quá nhiều sẽ làm ảnh hưởng đến sức khỏe, tâm lý của các em”.

Thực tế, khi các em được học tập, vui chơi hợp lý sẽ giúp phát triển trí thông minh đa dạng, đời sống phong phú và hạnh phúc hơn. Ngược lại, nếu chỉ tập trung học tập, không có thời gian hòa mình trong các mối quan hệ ngoài trường lớp, không tiếp xúc với các hoạt động ngoài trời sẽ làm các em trở nên “kém thông minh đa dạng” hơn những bạn đồng trang lứa khác.

“Việc yếu hoặc thiếu phát triển các loại trí thông minh khác, khiến học sinh dễ áp lực, đánh giá thấp về bản thân, nguy cơ rối loạn sức khỏe tâm thần cao hơn’’, thạc sĩ Huân cho hay.

Chương trình giảm tải, học sinh vẫn quá tải vì “học thêm”
Thạc sĩ Lê Minh Huân trong buổi trải nghiệm cùng các em nhỏ. (Ảnh: NVCC)

Áp lực giúp mỗi người có động lực để phát triển nhưng nếu áp lực quá sức chịu đựng, không phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi và chỉ để đáp ứng, nuôi dưỡng sự kỳ vọng của người lớn là điều cần phải cân nhắc và xem xét.

Theo thạc sĩ Huân, một đứa trẻ dành quá nhiều thời gian cho việc học chữ sẽ tỷ lệ thuận với sự khó khăn trong các kỹ năng xã hội. Điều đó có nghĩa là trẻ được dạy chữ nhiều hơn rèn người thì quá trình hình thành, phát triển nhân cách có thể trở nên lệch chuẩn.

Ngoài ra, về cơ bản thiết kế chương trình học tập tại trường đã đủ để rèn luyện năng lực học tập của học sinh, về nhà chỉ cần dành một khoảng thời gian để xem và ôn tập thật khoa học sẽ vẫn đảm bảo kết quả học tập.

“Học thêm chỉ nên thực hiện khi học sinh có hứng thú phát triển thêm tri thức, kỹ năng và năng khiếu bản thân; hoặc phụ huynh phải giải thích, phân tích hợp lý và có sự đồng thuận giữa phụ huynh và các em”, thạc sĩ Huân nhấn mạnh.

Liên quan đến vấn đề quá tải trong việc học thêm sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe tâm thần, bác sĩ Hoàng Thị Phượng, Bệnh viện Tâm thần Trung ương 2 (tỉnh Đồng Nai) cho rằng, việc phụ huynh đặt quá nhiều kỳ vọng vượt ngoài sức của các em giống như những chiếc ba lô quá sức mà các em không thể đeo, chỉ có thể kéo trong quá suốt quá trình học. Việc ép các em học quá nhiều so với mong muốn và sức lực làm ảnh hưởng đến tâm lý, gây căng thẳng tinh thần, hại trí não, rối loạn giấc ngủ, dễ mắc các bệnh tâm căn, stress...

Lâm Ngọc

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Khai mạc Liên hoan phim quốc tế Hà Nội lần thứ VII: Điểm đến của điện ảnh sáng tạo

Khai mạc Liên hoan phim quốc tế Hà Nội lần thứ VII: Điểm đến của điện ảnh sáng tạo

(LĐTĐ) Liên hoan phim không chỉ là sự kiện văn hóa đặc sắc mà còn góp phần thúc đẩy phát triển bền vững ngành công nghiệp điện ảnh Việt Nam, giúp điện ảnh Việt khẳng định vị thế trên bản đồ thế giới và ghi dấu ấn trong hội nhập quốc tế.
Triển lãm về các di sản Việt Nam được UNESCO công nhận qua thước phim điện ảnh

Triển lãm về các di sản Việt Nam được UNESCO công nhận qua thước phim điện ảnh

(LĐTĐ) Ngày 7/11, tại Trung tâm Chiếu phim Quốc gia, 87 Láng Hạ, đã diễn ra lễ khai mạc triển lãm ảnh “Các di sản của Việt Nam được UNESCO công nhận - Trải nghiệm qua các thước phim điện ảnh” trong khuôn khổ Liên hoan Phim Quốc tế Hà Nội lần thứ VII.
Đa dạng các hoạt động kỷ niệm 70 năm thành lập ngành GD&ĐT Hà Nội

Đa dạng các hoạt động kỷ niệm 70 năm thành lập ngành GD&ĐT Hà Nội

(LĐTĐ) Chào mừng kỷ niệm 70 năm thành lập ngành Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội (1954 - 2024), sẽ có nhiều hoạt động ấn tượng được tổ chức.
Sức hút mạnh mẽ từ Bảo tàng Lịch sử Quân sự

Sức hút mạnh mẽ từ Bảo tàng Lịch sử Quân sự

(LĐTĐ) Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam không chỉ gây ấn tượng với khách tham quan bởi kiến trúc hiện đại, trưng bày nhiều hiện vật bao gồm cả bảo vật quốc gia, mà còn là nơi bồi đắp tinh thần yêu nước và tự hào dân tộc cho người dân.
Tìm giải pháp quản lý giao thông tĩnh trong "không gian" hẹp

Tìm giải pháp quản lý giao thông tĩnh trong "không gian" hẹp

(LĐTĐ) Là một quận nội đô có mật độ dân cư lớn, số dân khoảng 317.000 người cư trú và 100.000 người đến làm việc học tập, gần đây, tại quận Hai Bà Trưng, sự phát triển kinh tế và gia tăng dân số đã dẫn đến phát triển bùng nổ số lượng các phương tiện giao thông cá nhân.
Đại biểu Quốc hội: Cần có cơ chế tính giá điện linh hoạt theo giờ, vị trí, nguồn cấp

Đại biểu Quốc hội: Cần có cơ chế tính giá điện linh hoạt theo giờ, vị trí, nguồn cấp

(LĐTĐ) Đóng góp ý kiến vào dự án Luật Điện lực (sửa đổi), các đại biểu Quốc hội cho rằng, cần xây dựng cơ chế tính giá điện linh hoạt và khuyến khích sử dụng hiệu quả, tiết kiệm. Các quyết định điều chỉnh giá điện nên được công khai minh bạch, và có sự tham gia giám sát của cơ quan quản lý Nhà nước.
Thủ tướng yêu cầu chủ động ứng phó bão YINXING

Thủ tướng yêu cầu chủ động ứng phó bão YINXING

(LĐTĐ) Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Công điện số 114/CĐ-TTg ngày 7/11/2024 của Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các bộ, ngành, địa phương liên quan chủ động ứng phó bão YINXING.

Tin khác

Đa dạng các hoạt động kỷ niệm 70 năm thành lập ngành GD&ĐT Hà Nội

Đa dạng các hoạt động kỷ niệm 70 năm thành lập ngành GD&ĐT Hà Nội

(LĐTĐ) Chào mừng kỷ niệm 70 năm thành lập ngành Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội (1954 - 2024), sẽ có nhiều hoạt động ấn tượng được tổ chức.
Hơn 900 học sinh quận Ba Đình tham dự kỳ thi chọn học sinh giỏi các môn văn hóa lớp 9

Hơn 900 học sinh quận Ba Đình tham dự kỳ thi chọn học sinh giỏi các môn văn hóa lớp 9

(LĐTĐ) Hơn 900 học sinh đến từ 15 trường Trung học cơ sở (THCS) trên địa bàn quận Ba Đình đã tham dự kỳ thi chọn học sinh giỏi cấp quận các môn văn hóa lớp 9 (vòng 1) năm học 2024 - 2025.
Tiếp sức học sinh, sinh viên vượt khó học giỏi

Tiếp sức học sinh, sinh viên vượt khó học giỏi

(LĐTĐ) Những năm qua, phong trào khuyến học, khuyến tài trên địa bàn thành phố Hà Nội đã nhận được sự tham gia hưởng ứng đông đảo của các cấp, ngành, địa phương… Những việc làm thiết thực, ý nghĩa từ phong trào đã góp phần khơi dậy và phát huy truyền thống hiếu học, đồng thời giúp sức học sinh, sinh viên vượt khó học giỏi.
Dự kiến 5 đối tượng được tuyển thẳng vào lớp 10 trung học phổ thông

Dự kiến 5 đối tượng được tuyển thẳng vào lớp 10 trung học phổ thông

(LĐTĐ) Theo dự thảo Thông tư ban hành Quy chế tuyển sinh trung học cơ sở và tuyển sinh trung học phổ thông đang được Bộ Giáo dục và Đào tạo lấy ý kiến, có 5 đối tượng học sinh được tuyển thẳng vào lớp 10 trung học phổ thông.
Nghệ An: Tích cực hưởng ứng cuộc vận động “Học sinh nói không với điện thoại trong buổi học”

Nghệ An: Tích cực hưởng ứng cuộc vận động “Học sinh nói không với điện thoại trong buổi học”

(LĐTĐ) Trong tháng 10, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Nghệ An cùng Công đoàn ngành Giáo dục đã phối hợp phát động cuộc vận động “Học sinh Nghệ An nói không với điện thoại trong buổi học”. Hưởng ứng cuộc vận động này, các trường đã tích cực triển khai và có những chuyển biến rõ nét.
Ngày 12/11 sẽ diễn ra Lễ kỷ niệm 70 năm thành lập ngành GD&ĐT Thủ đô

Ngày 12/11 sẽ diễn ra Lễ kỷ niệm 70 năm thành lập ngành GD&ĐT Thủ đô

(LĐTĐ) Chiều 6/11, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội tổ chức Hội nghị thông tin về các hoạt động chào mừng kỷ niệm 70 năm thành lập ngành GD&ĐT Thủ đô (1954 - 2024).
Đưa kiến thức pháp luật đến với học sinh Thủ đô

Đưa kiến thức pháp luật đến với học sinh Thủ đô

(LĐTĐ) Thời gian qua, công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật trong các trường học trên địa bàn thành phố Hà Nội được đặc biệt chú trọng. Bám sát đặc điểm, điều kiện địa phương, nội dung, hình thức tuyên truyền từng bước được đổi mới theo hướng ngắn gọn, dễ hiểu, sinh động và phù hợp với tâm lý, nhận thức của học sinh.
Năm 2025, Đại học Bách khoa Hà Nội dự kiến tổ chức 3 đợt thi đánh giá tư duy

Năm 2025, Đại học Bách khoa Hà Nội dự kiến tổ chức 3 đợt thi đánh giá tư duy

(LĐTĐ) Kỳ thi đánh giá tư duy (TSA) của Đại học Bách khoa Hà Nội được tổ chức theo hướng tinh gọn, hiệu quả, ứng dụng những công nghệ khảo thí tiên tiến, tiếp cận với các kỳ thi đánh giá tư duy hiện đại trên thế giới.
Bộ GD&ĐT cảnh báo việc giả mạo văn bản thông báo tổ chức Giải đạp xe

Bộ GD&ĐT cảnh báo việc giả mạo văn bản thông báo tổ chức Giải đạp xe

(LĐTĐ) Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) khẳng định, Bộ không tổ chức hoặc phối hợp tổ chức Giải đạp xe “Ride To Insprise”.
Nhiều điểm mới trong xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên

Nhiều điểm mới trong xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên

Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành Thông tư số 13/2024/TT-BGDĐT quy định tiêu chuẩn, điều kiện xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non, phổ thông công lập và giáo viên dự bị đại học.
Xem thêm
Phiên bản di động