Cải tạo chung cư cũ phải gắn với tái thiết đô thị
Tạo nền tảng phát triển kinh tế số, xã hội số Quốc hội thảo luận sôi nổi về hạn tuổi phục vụ của công an nhân dân Tăng khả năng tiếp cận vốn của người dân, kiểm soát chặt an toàn hệ thống |
Phát biểu tại phiên họp tổ về dự thảo Luật Nhà ở (sửa đổi), tại Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV, ngày 5/6, ông Đinh Tiến Dũng - Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội, đã góp ý về những quy định liên quan nhà ở xã hội, nhà tái định cư và cải tạo chung cư cũ.
Ông Đinh Tiến Dũng phát biểu tại phiên họp tổ về dự thảo Luật Nhà ở (sửa đổi). (Ảnh: QH) |
Theo ông Đinh Tiến Dũng, nhà tái định cư ở Hà Nội hiện “thừa vẫn thừa, thiếu vẫn thiếu”. Thừa vì vừa qua, một loạt dự án người dân chỉ nhận tiền, không nhận nhà, còn thiếu vì theo Luật Đất đai, phải có nhà tái định cư mới được triển khai dự án.
Bí thư Thành ủy Hà Nội cho rằng nên có hướng mở hơn trong luật này, cần linh hoạt hơn để phù hợp thực tế. “Chả lẽ bố trí dân ở phía tây Hà Nội sang Long Biên nhận nhà tái định cư? Vô lý lắm! Đây là vấn đề ách tắc nên là thừa vẫn thừa, thiếu vẫn thiếu và rất ách tắc trong triển khai các dự án giao thông, dự án trọng điểm của Thành phố”, ông Đinh Tiến Dũng bày tỏ.
Về trách nhiệm nhà đầu tư dự án nhà ở thương mại, Bí thư Thành ủy Hà Nội đề nghị bổ sung chế tài bắt buộc trong luật về việc các chủ đầu tư này phải đảm bảo việc đầu tư hạ tầng xã hội. Bởi thực tiễn có chuyện làm nhà làm cửa bán xong nhưng quay đi quay lại rất thiếu hạ tầng xã hội trong các dự án, như thiếu trường học, bệnh viện.
Ông Đinh Tiến Dũng nêu ví dụ, có dự án nhà ở 20 năm nay rồi chưa xây được trường học, dân thì vào ở kín mít, thực tế đó ở ngay thủ đô Hà Nội.
Đại biểu Hoàng Văn Cường phát biểu tại phiên họp tổ về dự thảo Luật Nhà ở (sửa đổi). (Ảnh: QH) |
Từ thực tế điều hành ở Thủ đô, Bí thư Thành ủy Đinh Tiến Dũng cho biết, Thành phố yêu cầu những dự án không đầu tư hạ tầng xã hội sẽ thu hồi lại, đề nghị tiếp tục đầu tư, có thể bằng ngân sách hoặc kêu gọi nhà đầu tư thứ phát khác.
Về vấn đề cải tạo chung cư cũ, Bí thư Thành ủy Đinh Tiến Dũng chỉ rõ, nhiều bất cập khi chung cư là sở hữu của người dân nhưng lại quy định cải tạo bằng đầu tư công, hay việc người dân đóng góp kinh phí kiểm định nhà chung cư.
“Bây giờ đang muốn cải tạo chung cư, thỏa thuận với người dân để người ta vui vẻ rời đi, lại bảo người ta góp tiền để kiểm định thì vô lý. Chỗ này không cần thiết mà nhà nước nên đứng ra làm”, ông Đinh Tiến Dũng nêu rõ.
Bí thư Thành ủy Hà Nội cho rằng muốn an toàn cho người dân thì nhà nước phải có trách nhiệm, nguồn vốn dành cho việc cần thiết thì nhà nước bỏ ra và nên rộng rãi. Cải tạo chung cư cũ phải gắn với tái thiết đô thị và quy định thời hạn sở hữu chung cư mới giải quyết được vấn đề. Thay vì cách làm cải tạo từng tòa chung cư thì nên cải tạo chung cư theo từng khu.
Đại biểu Nguyễn Trúc Anh phát biểu tại phiên họp tổ về dự thảo Luật Nhà ở (sửa đổi). (Ảnh: QH) |
Theo Bí thư Thành ủy Đinh Tiến Dũng, nơi nào có 4 đến 5 tòa chung cư cũ, mỗi tòa 4 đến 5 tầng thì khi đầu tư xây dựng lại, chỉ làm 1 đến 2 tòa và làm cao tầng hơn, còn bên dưới để làm không gian thương mại và dịch vụ, tầng hầm, bãi đỗ xe… Làm như vậy người dân sẽ có không gian sống bảo đảm hơn và nhà đầu tư cũng có lợi ích, còn cách làm cuốn chiếu như hiện nay là không ổn.
Về đề xuất quy định thời hạn nhà chung cư, Bí thư Thành ủy Đinh Tiến Dũng cho rằng khi quy định chung cư có thời hạn, nhà nước có trách nhiệm bảo vệ cuộc sống người dân, cưỡng chế di dời khi chung cư xuống cấp, nguy hiểm cũng là bình thường vì lợi ích của người dân; khi chưa đến thời hạn hoặc sát đến thời hạn rồi mà chung cư xuống cấp, người dân tự nguyện đồng tình thì nhà nước cũng đứng ra làm.
Khẳng định việc cải tạo chung cư phải gắn với tái thiết đô thị, Bí thư Thành ủy Hà Nội cho rằng trường hợp nếu sở hữu chung cư không có thời hạn, đến lúc công trình xuống cấp, hỏng hóc và yêu cầu nhà nước phải có trách nhiệm thì cần phải tính toán lại.
Tại phiên thảo luận, đại biểu Hoàng Văn Cường (Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội) bày tỏ đồng tình với dự thảo cũ của Bộ Xây dựng theo hướng chung cư phải có thời hạn của công trình. Trong trường hợp chung cư hết thời hạn, kiểm định vẫn tốt thì tiếp tục sử dụng, còn không bảo đảm thì phá dỡ.
“Nhà chung cư sở hữu dài hạn có giá 40 triệu/m2, nhưng chỉ sở hữu 50 năm thì giá chỉ 30 triệu/m2. Giá chênh lệch rất nhiều như vậy thì ai là người hưởng lợi?”, đại biểu Hoàng Văn Cường đặt câu hỏi.
Quang cảnh phiên thảo luận Tổ của Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội |
Theo đại biểu Hoàng Văn Cường, quy định như hiện nay thì chính chủ đầu tư hiện nay là đơn vị được hưởng lợi. Đưa ra thời hạn, nhiều ý kiến phản đối vì lợi ích của chủ đầu tư.
Đại biểu Hoàng Văn Cường cho rằng đất dành xây dựng nhà chung cư không nên có sổ đỏ vĩnh viễn mà nên là đất thuê có thời hạn 50-70 năm. Nếu quy định như vậy, tiền thuê đất sẽ rẻ hơn rất nhiều và người mua nhà sẽ được hưởng lợi.
Đại biểu Nguyễn Trúc Anh (Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội) cho biết ở nhiều nước, tỉ lệ nhà ở có niên hạn sử dụng chiếm 70%, nhà ở lâu dài chiếm 30%. Xu hướng vợ chồng trẻ ở đô thị hiện nay cũng muốn sở hữu nhà có niên hạn hơn là tài sản mang tính kế thừa. Do vậy, đại biểu ủng hộ quy định chung cư có niên hạn.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Hà Nội: Lính cứu hỏa nhường mặt nạ dưỡng khí cho thai phụ trong đám cháy
Hà Nội: Tuyên dương 68 người con hiếu thảo
Quốc hội thông qua Luật Di sản văn hóa (sửa đổi)
Trộm xe của bạn "cắm" lấy tiền trả nợ, chơi game
Quốc hội thông qua Nghị quyết về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội
Huyện Thường Tín: Khai thác giá trị văn hóa để phát triển du lịch
Dự kiến một số điểm mới trong quy định thi, cấp chứng chỉ ngoại ngữ
Tin khác
Phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài
Tin mới 22/11/2024 19:31
Bình Dương: Điều động, bổ nhiệm nhiều cán bộ chủ chốt
Tin mới 22/11/2024 19:30
Ban Dân vận Trung ương làm việc với Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam
Tin mới 21/11/2024 21:42
TP.HCM: Thành lập tổ công tác tháo gỡ vướng mắc cho các dự án nhằm chống lãng phí, thất thoát
Tin mới 21/11/2024 19:44
Tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư Hàn Quốc kinh doanh hiệu quả
Tin mới 21/11/2024 16:43
Hưng Yên đẩy mạnh thu hút vốn FDI có hàm lượng công nghệ cao
Tin mới 21/11/2024 16:32
Thủ tướng Phạm Minh Chính hội đàm với Tổng thống Cộng hòa Dominica
Tin mới 21/11/2024 10:28
Chủ tịch nước Lương Cường tiếp Chủ tịch Quốc hội Armenia
Tin mới 20/11/2024 20:22
Tổng Bí thư Tô Lâm: Tinh gọn tổ chức bộ máy phải thực hiện với quyết tâm cao nhất
Tin mới 19/11/2024 19:35
Điều kiện để được trao danh hiệu Công dân danh dự Thủ đô
Tin mới 19/11/2024 14:31