Cải thiện nguồn cung đáp ứng nhu cầu nhà ở

(LĐTĐ) Sau khi Hà Nội kết thúc đợt giãn cách xã hội vào tháng 10/2021, ngay lập tức một lượng lớn người dân đã đổ xô tìm mua những căn hộ ở trung tâm thành phố và hợp với túi tiền, nhu cầu của mình. Thế nhưng, với việc giá bất động sản vẫn “neo” ở mức cao, cùng với việc khan hiếm nguồn cung đã khiến không ít người lắc đầu ngao ngán, thậm chí nhiều người phải tìm kiếm nguồn cung xa nội đô…
Gói hỗ trợ phát triển nhà ở xã hội: Cần sớm được triển khai Để người lao động thực sự tiếp cận được nhà ở

Chấp nhận “rời đô” để an cư, lạc nghiệp…

Theo báo cáo mới đây của Savills Việt Nam (Tập đoàn cung ứng các dịch vụ Bất động sản), nguồn cung nhà ở năm 2021 thấp nhất trong 5 năm qua với hơn 33.600 căn. Xu hướng này dự báo sẽ tiếp tục xuất hiện vào những năm tới khi nguồn cung tương lai năm 2022 và 2023 dưới mức 25.000 căn và giảm xuống dưới 20.000 trong các năm sau.

Cải thiện nguồn cung đáp ứng nhu cầu nhà ở
Nguồn cung khan hiếm khiến nhiều người dân phải lựa chọn căn hộ xa nội đô để an cư, lạc nghiệp.

Bối cảnh nguồn cung hạn hẹp cũng diễn ra ở loại hình biệt thự và nhà liền kề. Bộ phận nghiên cứu của Savills không ghi nhận dự án nào mới trong quý 4/2021. Nguồn cung mới chỉ đến từ các giai đoạn tiếp theo của ba dự án đang bán, cung cấp cho thị trường 245 căn. Quận Tây Hồ dẫn đầu nguồn cung sơ cấp với 28% thị phần, nhỉnh hơn quận Hoàng Mai với 26%. Mặc dù nguồn cung sơ cấp đã có sự tăng trưởng nhẹ nhưng vẫn vở mức thấp nhất trong vòng 5 năm trở lại đây.

Do nguồn cung bất động sản nhà ở giảm, do đó, nhiều người dân có nhu cầu tìm mua nhà ở nội đô Hà Nội đang loay hoay tìm kiếm cho mình một căn hộ phù hợp với túi tiền; thậm chí, nhiều người chấp nhận “rời đô” để đi chuyển ra vùng ven với mục đích tìm kiếm được căn hộ mới, phụ hợp với nhu cầu của gia đình, nhưng cũng không hề dễ dàng.

Cầm trong tay số tiền gần 2 tỷ đồng sau nhiều năm làm lụng vất vả, anh Nguyễn Đình Tuấn ở Khương Trung, Thanh Xuân (Hà Nội) mất cả mấy tháng trời cũng chưa thể tìm được căn hộ mình ưng ý, cũng như phù hợp với nhu cầu, tiện ích của cả nhà. Anh Tuấn kể, là người ngoại tỉnh lên Hà Nội làm ăn, sau gần 20 năm thuê nhà trọ làm ăn tích cóp, vợ chồng anh cũng có được một số tiền nho nhỏ. Dịch Covid-19 vừa qua khiến vợ chồng anh Tuấn đặt quyết tâm phải mua được một căn hộ riêng, gần trung tâm, nhưng số tiền không thể vượt quá 2 tỉ đồng. Thế nhưng, mong muốn của gia đình anh Nguyễn Đình Tuấn mấy tháng qua vẫn chưa thể trở thành hiện thực, mặc dù anh đã phải liên hệ đến gần 20 sàn giao dịch bất động sản, nhưng câu trả lời nhận được vẫn là “chờ đợi”.

Cũng theo anh Tuấn, để tìm kiếm căn chung cư 2 phòng ngủ tầm giá khoảng 2 tỷ đồng, điều kiện không quá xa thành phố, gần trục đường chính và ưu tiên căn hộ mới lúc này không phải dễ. “Khu vực trung tâm Hà Nội không có dự án nào mới ra hàng có giá bán giá phù hợp với tài chính gia đình tôi. Bây giờ muốn tìm căn hộ vừa bàn giao chỉ có cách dạt sang Long Biên, hoặc về mạn Hoài Đức, Hà Đông hoặc Thanh Oai. Nhưng khu vực đó lại quá xa nơi vợ chồng tôi làm việc, và cũng xa nơi các con tôi học tập. Với số tiền vợ chồng tôi có được, có lẽ tìm căn hộ mới ở trung tâm là rất khó, vì thế có thể tôi sẽ thay đổi nhu cầu hoặc là tìm căn hộ cũ may ra mới có giá phù hợp”, anh Tuấn chia sẻ.

Cũng có nhu cầu như gia đình anh Nguyễn Đình Tuấn, với gia đình chị Thanh Thảo ở Hải Hậu (Nam Định), thì nhu cầu tìm một căn hộ mới sau khi sinh thêm đứa con thứ 3 càng trở nên cấp thiết hơn. Theo đó, gia đình chị Thảo đặt mục tiêu, sau khi chị Thảo kết thúc kỳ nghỉ thai sản là phải có nhà riêng Hà Nội để đưa con lên sinh sống trong môi trường khang trang và thoáng mát hơn. Bởi trước đó, vợ chồng chị vẫn sinh sống tạm bợ tại căn phòng trọ chật hẹp, với 4 người sinh sống ở phường Nghĩa Tân (Cầu Giấy, Hà Nội).

Tuy nhiên cầm trong tay 1,5 tỷ đồng sau nhiều năm làm lụng vất vả, đến nay giấc mơ an cư tại Thủ đô của gia đình chị Thảo vẫn chưa biết gửi gắm vào đâu. Chị chia sẻ: “Dựa vào số tiền đang có thì tìm kiếm căn chung cư trong trung tâm Hà Nội là khá khó, vì thế vợ chồng tôi đã bàn bạc và quyết định di chuyển ra vùng ven để được giá mềm. Nhưng kết quả là sau 2 tháng tìm hiểu các dự án ven Đại lộ Thăng Long và quốc lộ 32, tôi vẫn không thể chốt được căn hộ phù hợp với nhu cầu và mong muốn của gia đình. Nhiều dự án treo băng rôn tố chủ đầu tư chậm sổ đỏ và xuống cấp trầm trọng song giá vẫn khoảng trên 1,8 tỷ đồng/căn, khiến vợ chồng tôi lo lắng vì kỳ nghỉ thai sản của tôi đã sắp hết. Nếu khó khăn quá, chắc chúng tôi sẽ phải thuê tạm một căn hộ chung cư rộng rãi hơn và chờ tìm mua căn hộ phù hợp với túi tiền của mình”.

Chật vật tìm nhà hợp với túi tiền

Theo báo cáo mới nhất vừa công bố của Savills Việt Nam, sau thời gian kìm nén do tác động từ việc bùng phát dịch bệnh kéo dài, thị trường nhà ở đã có dấu hiệu sôi động trở lại vào những tháng cuối năm 2021 và đầu năm 2022. Tuy nhiên, so với quý trước, lượng giao dịch các loại hình nhà ở đều thể hiện sự tăng trưởng đáng kinh ngạc ở mức 96% đối với biệt thự, nhà liền kề và 72% đối với căn hộ.

Trong khi đó, tỷ lệ hấp thụ cũng tương đối cao khi căn hộ đạt 19%, tăng 7 điểm % theo quý và biệt thự, nhà liền kề đạt 37%, tăng 17 điểm % theo quý và 4 điểm % theo năm. Xét riêng về thị trường biệt thự, nhà liền kề thì nhu cầu mua bán đang chứng kiến tình hình khả quan khi tỷ lệ hấp thụ nguồn cung mới đạt 83%. Đây là những tín hiệu cho thấy thị trường bất động sản nhà ở vẫn duy trì sức hấp dẫn đối với nhà đầu tư và người mua để ở.

Đề cập đến sự thay đổi trên, bà Đỗ Thu Hằng, Giám đốc Cấp cao bộ phận tư vấn của Savills đã đưa ra phân tích và cho rằng: “Hoạt động thị trường cải thiện, đặc biệt là tỷ lệ hấp thụ cho nguồn cung mới chính nhờ vào các hoạt động huy động vốn của chủ đầu tư. Hầu hết các dự án bắt đầu gọi vốn từ khá sớm với các phương thức đa dạng bao gồm: Hợp đồng góp vốn, hợp tác đầu tư hay hợp đồng hợp tác kinh doanh...”.

Cũng theo bà Đỗ Thu Hằng, chính sự thay đổi về cơ cấu dân số tại thành thị của Việt Nam là yếu tố thúc đẩy những nhu cầu mới trong thị trường nhà ở. Việt Nam được dự báo sẽ tăng thêm 10 triệu người ở các thành phố lớn vào thập kỷ tới, với tỷ lệ đô thị hóa cả nước tăng từ 37% năm 2020 lên 44% năm 2030. Theo dự báo đến năm 2025, dân số Hà Nội dự kiến sẽ đạt 9 triệu người, trong đó dân số thành thị sẽ chiếm khoảng 61% tổng dân số. Số liệu trên tương đương khoảng 72.000 hộ gia đình thành thị thêm mới mỗi năm, trong khi số lượng căn hộ mới trung bình hàng năm chỉ đạt 27.000.

Trong khi đó, tính tới thời điểm hiện tại thì nguồn cung căn hộ tầm giá thấp ở cả dự án mới và hàng tồn kho đều có mức thấp. Đặc biệt, nguồn cung căn hộ giá bình dân đang bị thiếu hụt trong khi các dự án hiện tại đã bán hết và không có nguồn cung mới cho sản phẩm căn hộ có giá dưới 20 triệu đồng/m2. Mặt khác còn phải kể đến sự chênh lệch về nguồn cầu dự kiến và nguồn cung sơ cấp thực tế. Theo kế hoạch phát triển nhà ở Thành phố Hà Nội giai đoạn 2021-2025, tổng nguồn cầu giai đoạn 2022-2025 là 185.200 nhà, trong đó có 166.600 căn hộ. Tuy nhiên các số liệu từ báo cáo của Savills, từ năm 2022 đến năm 2025 sẽ có 78.900 căn hộ mở bán.

Liên quan đến vấn đề này, các chuyên gia bất động sản khác cũng nhận định, nguồn cung nhà ở, nhất là phân khúc bình dân hạn chế khiến khả năng tiếp cận nhà ở của người có thu nhập trung bình và thấp ngày càng trở nên xa vời. Đồng thời “khó chồng khó” khi nhiều người đang rơi vào tình cảnh bấp bênh thu nhập do dịch bệnh.

Đỗ Đạt

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Gần 1.000 người hưởng ứng hiến máu Ngày Chủ nhật đỏ cùng Amway Việt Nam

Gần 1.000 người hưởng ứng hiến máu Ngày Chủ nhật đỏ cùng Amway Việt Nam

(LĐTĐ) Amway Việt Nam tiếp tục phối hợp với báo Tiền Phong và Bệnh viện Quân y 175 tổ chức chương trình hiến máu Chủ nhật đỏ tại Amway Center Thành phố Hồ Chí Minh. Sự kiện thu hút gần 1.000 nhân viên, nhà phân phối và khách hàng của Amway tham gia, đóng góp hơn 400 đơn vị máu vào quỹ máu của bệnh viện, bệnh xá Đảo Trường Sa.
Ban Vận động cứu trợ Trung ương đã tiếp nhận 1.628 tỷ đồng từ các tập thể, cá nhân

Ban Vận động cứu trợ Trung ương đã tiếp nhận 1.628 tỷ đồng từ các tập thể, cá nhân

(LĐTĐ) Tính đến 17h ngày 20/9, tài khoản của Ban Vận động cứu trợ Trung ương đã tiếp nhận tổng số tiền ủng hộ là 1.628 tỷ đồng từ các tập thể, cá nhân trong và ngoài nước.
Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc bắt đầu từ tư duy và hành động

Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc bắt đầu từ tư duy và hành động

(LĐTĐ) Nhìn lại hơn 4.000 năm lịch sử, đặc biệt kể từ khi Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Bản Tuyên ngôn Độc lập ngày 2/9/1945 khai sinh ra Nhà nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa đến nay dân tộc ta đã giành được nhiều thành tựu: Giải phóng dân tộc; thống nhất đất nước; bảo vệ toàn vẹn chủ quyền lãnh thổ; tạo môi trường hòa bình, hữu nghị, hợp tác, nâng tầm vị thế Việt Nam trên trường quốc tế; hội nhập toàn diện vào kinh tế toàn cầu và quy mô nền kinh tế ngày càng lớn; đời sống nhân dân ngày càng ấm no, hạnh phúc.
Khơi dậy tình yêu và khát vọng phát triển Thủ đô

Khơi dậy tình yêu và khát vọng phát triển Thủ đô

(LĐTĐ) Chiều 20/9, tại Trường THPT Việt Đức, Báo Hànộimới đã tổ chức buổi Gặp mặt, giao lưu trực tuyến nhân chứng lịch sử với chủ đề "Hà Nội, 70 năm dựng xây và phát triển".
Chính thức triển khai tiêm vắc xin sốt xuất huyết tại Việt Nam

Chính thức triển khai tiêm vắc xin sốt xuất huyết tại Việt Nam

(LĐTĐ) Ngày 20/9, Hệ thống tiêm chủng VNVC chính thức ra mắt và triển khai tiêm vắc xin sốt xuất huyết của Takeda, Nhật Bản cho trẻ em từ 4 tuổi và người lớn tại gần 200 trung tâm hiện đại trên toàn quốc.
“Con quay Đại chiến VASI 2024”: Thúc đẩy bước tiến mới trong ngành công nghiệp chế tạo

“Con quay Đại chiến VASI 2024”: Thúc đẩy bước tiến mới trong ngành công nghiệp chế tạo

(LĐTĐ) Nằm trong khuôn khổ Triển lãm FBC ASEAN 2024, ngày 19/9 vừa qua, tại Trung tâm Triển lãm quốc tế I.C.E (Hà Nội), Hiệp hội Công nghiệp hỗ trợ Việt Nam (VASI) cùng các đối tác đã tổ chức cuộc thi “Con quay Đại chiến VASI 2024”. Cuộc thi được đánh giá là một sân chơi sáng tạo, thúc đẩy những bước tiến mới trong ngành công nghiệp chế tạo Việt Nam.
LĐLĐ quận Hoàng Mai thăm, tặng quà nhân dân bị ngập lụt tại Sơn Tây

LĐLĐ quận Hoàng Mai thăm, tặng quà nhân dân bị ngập lụt tại Sơn Tây

(LĐTĐ) Ngày 20/9, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thị xã Sơn Tây phối hợp cùng LĐLĐ quận Hoàng Mai đã tới thăm, tặng quà nhân dân bị ngập lụt do ảnh hưởng của cơn bão số 3 tại xã Xuân Sơn.

Tin khác

55 lô đất trúng đấu giá ở huyện Thanh Oai đã bỏ cọc

55 lô đất trúng đấu giá ở huyện Thanh Oai đã bỏ cọc

(LĐTĐ) Tính đến hôm nay (16/9), chỉ có 13 lô đất trong phiên đấu giá 68 thửa đất tại khu Ngõ Ba, thôn Thần, xã Thanh Cao, huyện Thanh Oai ngày 10/8 hoàn thành nghĩa vụ tài chính. Tuy nhiên, toàn bộ lô có giá trúng từ 80 triệu đồng đến hơn 100 triệu đồng đều bị bỏ cọc.
Nhà chung cư sẽ dẫn dắt thị trường

Nhà chung cư sẽ dẫn dắt thị trường

(LĐTĐ) Các luật về kinh doanh bất động sản, đất đai và luật đầu tư bất động sản chính thức có hiệu lực từ tháng 8 năm 2024. Tuy nhiên, trong ngắn hạn, rất khó để có thể có sự tăng trưởng đột biến về giá cũng như nguồn cung trong thị trường, do cần có một khoảng thời gian để các luật này đưa vào thực tiễn đời sống. Trong bối cảnh thị trường còn khó đoán định, phân khúc nhà ở chung cư vừa túi tiền vẫn sẽ giữ đà phục hồi và dẫn dắt thị trường trong 6 tháng cuối năm.
Thông tin mới về việc kiểm tra 2 vụ đấu giá đất ở huyện Thanh Oai và Hoài Đức, Hà Nội

Thông tin mới về việc kiểm tra 2 vụ đấu giá đất ở huyện Thanh Oai và Hoài Đức, Hà Nội

(LĐTĐ) Sau khi tiến hành kiểm tra đột xuất, Đoàn kiểm tra của Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) đã thông tin kết quả ban đầu về quá trình đấu giá đất tại huyện Thanh Oai và Hoài Đức (Hà Nội) diễn ra trong tháng 8/2024.
Tiếp tục dừng đấu giá đất ở huyện Thanh Oai

Tiếp tục dừng đấu giá đất ở huyện Thanh Oai

(LĐTĐ) Theo dự kiến, buổi đấu giá 57 thửa đất (đợt 1) tại xã Cao Dương, huyện Thanh Oai, Hà Nội sẽ được tổ chức vào ngày 8/9. Tuy nhiên, mốc thời gian này đã bị huỷ bỏ. Hiện thời gian tổ chức lại vẫn chưa được xác định.
Khoảng 70% số căn hộ mở bán rơi vào phân khúc trung và cao cấp

Khoảng 70% số căn hộ mở bán rơi vào phân khúc trung và cao cấp

(LĐTĐ) Trong hơn nửa tháng đầu năm, có thể nhận thấy khoảng 70% số căn hộ mở bán tập trung ở phân khúc cao cấp, giá 60-120 triệu đồng/m2. Với giá này chỉ phù hợp với những người có thu nhập khá và cao, thu nhập trung bình vẫn rơi vào tình trạng khó mua nổi căn hộ để ở.
Bất động sản Quảng Ninh: Giá trị của dòng sản phẩm hiện hữu

Bất động sản Quảng Ninh: Giá trị của dòng sản phẩm hiện hữu

(LĐTĐ) Trong bối cảnh thị trường siết chặt hành lang pháp lý và hạn chế nguồn cung chất lượng, những sản phẩm minh bạch, mang lại khả năng sinh lời vẫn chiếm thế “thượng phong”, được khách hàng săn lùng.
Bất động sản Đông Anh sẽ là khu vực "nóng" tiếp theo của Hà Nội

Bất động sản Đông Anh sẽ là khu vực "nóng" tiếp theo của Hà Nội

(LĐTĐ) Được Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội quy hoạch thành quận vào năm 2025, huyện Đông Anh đang trở thành tâm điểm đầu tư bất động sản của Hà Nội và được dự đoán sẽ là khu vực nóng tiếp theo của Thủ đô cho đầu tư bất động sản. Với giao thông ngày càng hoàn thiện, Đông Anh là nơi “hạ cánh” của hàng loạt cánh chim đầu đàn trong lĩnh vực này.
Vì sao giá căn hộ ở Hà Nội tăng nhanh?

Vì sao giá căn hộ ở Hà Nội tăng nhanh?

(LĐTĐ) Sau đà tăng “phi mã” hồi đầu năm, căn hộ chung cư ở Hà Nội đã thiết lập mặt bằng giá mới trung bình trên 40 triệu đồng/m2. Những tưởng giá chung cư sẽ đứng yên một thời gian, nhưng từ đầu tháng 8 đến nay tiếp tục nhích lên, trung bình 60 triệu đồng/m2.
Dừng đấu giá đất ngày 26/8 và 9/9 tại huyện Hoài Đức

Dừng đấu giá đất ngày 26/8 và 9/9 tại huyện Hoài Đức

(LĐTĐ) Hai phiên đấu giá với tổng 52 thửa đất vào ngày 26/8 và 9/9 tại huyện Hoài Đức đã bị tạm dừng.
Kỳ vọng thị trường bất động sản ổn định

Kỳ vọng thị trường bất động sản ổn định

(LĐTĐ) Từ ngày 1/8/2024, Luật Đất đai, Luật Kinh doanh bất động sản và Luật Nhà ở (sửa đổi) sẽ chính thức có hiệu lực. Khi các luật có hiệu lực, các doanh nghiệp sẽ không thể "tay không bắt giặc", nhà đầu tư cũng phải là người làm thật, chơi thật. Việc đón sóng, lướt sóng ảo sẽ hạn chế khi các quy định pháp luật mới có hiệu lực.
Xem thêm
Phiên bản di động