Cần đẩy mạnh vận tải đa phương thức để thúc đẩy ngành logistics phát triển

(LĐTĐ) Theo số liệu thống kê, trên địa bàn thành phố Hà Nội hiện có khoảng 25.000 doanh nghiệp đăng ký hoạt động logistics. Trong số này, doanh nghiệp tư nhân chiếm đến 80%, song chỉ đáp ứng được khoảng 25% nhu cầu thị trường, do phần lớn đều có quy mô nhỏ, hạn chế về vốn, công nghệ và nhân lực.
Nâng tầm chất lượng Logistics để tăng tính cạnh tranh Nguồn nhân lực logistics chưa đáp ứng được yêu cầu của các doanh nghiệp Nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển dịch vụ logistics Việt Nam

Một số chuyên gia cho rằng, mặc dù, lĩnh vực logistics tại Hà Nội đã có bước phát triển đáng kể nhưng điều kiện kinh doanh còn nhiều “điểm nghẽn” khiến chi phí tăng cao, giảm sức cạnh tranh của doanh nghiệp.

Theo đó, “điểm nghẽn” lớn nhất là ở hạ tầng logistics, hệ thống kho hàng, bến bãi trên địa bàn thành phố Hà Nội vẫn còn nhỏ lẻ, thiếu liên kết, thiếu chuyên dụng (như kho lạnh, kho bảo quản hàng hóa đặc biệt…).

Cần đẩy mạnh vận tải đa phương thức để thúc đẩy ngành logistics phát triển lớn mạnh
Hạ tầng logistics Hà Nội đang ngày càng hoàn thiện. (Ảnh minh họa)

Ngoài các kho bãi thường, trên địa bàn Hà Nội đang duy trì hệ thống kho, bãi container phục vụ hàng hóa xuất, nhập khẩu tại 2 cảng thông quan nội địa là Mỹ Đình và Gia Lâm, tuy nhiên phạm vi khai thác còn hạn chế, chủ yếu chỉ cung cấp dịch vụ vận tải đường bộ, cho thuê bãi và một số dịch vụ liên quan. Việc giải phóng mặt bằng để triển khai các dự án phát triển trung tâm logistics gặp khó khăn.

Các cảng cạn (ICD) còn ít. Về kết nối các loại hình giao thông, các cảng cạn mới chỉ sử dụng đường bộ, chưa nối liền được với đường sắt và đường sông. Bên cạnh đó, cản trở lớn đối với phát triển dịch vụ logistics là vấn nạn ùn tắc giao thông, khổ đường hẹp, giới hạn tải trọng phương tiện… đã làm tăng chi phí của doanh nghiệp.

Theo Kế hoạch số 81/KH-UBND về việc phát triển dịch vụ logistics trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2022, mục tiêu, phát triển hoạt động logistics nhằm thúc đẩy sản xuất, thương mại truyền thống, thương mại quốc tế và thương mại điện tử; phát triển kết cấu hạ tầng logistics đồng bộ với kết cấu hạ tầng giao thông vận tải, kết cấu hạ thông thương mại - dịch vụ văn minh, hiện đại, đưa Hà Nội trở thành một đầu mối logistics quan trọng của vùng, cả nước và khu vực.

Đồng thời, thúc đẩy doanh nghiệp dịch vụ logistics đổi mới, sáng tạo, cung ứng chuỗi dịch vụ logistics ở mức độ 3, mức độ 4; hướng đến mức độ 5, logistics điện tử trên cơ sở phát triển thương mại điện tử và quản trị chuỗi cung ứng hiện đại, hiệu quả và chuyên nghiệp.

Với những mục tiêu đó, Hà Nội đã có những chính sách và các hoạt động thiết thực để thúc đẩy logistic thành phố Hà Nội phát triển. Hiện, UBND thành phố Hà Nội đang giao Sở Công Thương Hà Nội đang chủ trì nghiên cứu và triển khai “Phương án phát triển ngành thương mại và hệ thống kết cấu hạ tầng logistics Thủ đô thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050”.

Đây là nghiên cứu rất quan trọng sẽ được tích hợp vào Quy hoạch Thủ đô thời kỳ 2021-2030 tầm nhìn 2050 mà UBND thành phố Hà Nội đang xây dựng. Đó là giải pháp quan trọng mang tính tiền đề để ngành logistics nâng cao hiệu quả, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế và mang lại sự thịnh vượng cho Thủ đô.

Theo Chủ tịch Hiệp hội Logistics Hà Nội Trần Đức Nghĩa, để ngành logistics Hà Nội ngày càng phát triển, cần đẩy mạnh vận tải đa phương thức. Theo đó, Hà Nội quy hoạch kết cấu hạ tầng giao thông theo hướng tăng cường kết nối các phương thức vận tải trên địa bàn.

Thành phố cần công bố danh mục các dự án kêu gọi đầu tư trong lĩnh vực logistics, danh mục các dự án đã cấp chủ trương đầu tư và tiến độ thực hiện các dự án logistics đang triển khai. Đồng thời, cần dành không gian phát triển logistics trên địa bàn.

“Hà Nội hiện có nhiều khu, cụm công nghiệp vừa và nhỏ đã được xây dựng nhiều năm trước, quá trình đô thị hóa diễn ra đã đưa các khu, cụm công nghiệp này vào trong nội đô. Do đó, cần có chính sách ưu tiên chuyển đổi mục đích sử dụng quỹ đất công nghiệp này sang cho hoạt động logistics thay vì chuyển đổi sang đất ở nhằm đáp ứng nhu cầu của hoạt động logistics đô thị…”, ông Trần Đức Nghĩa cho hay.

Hà Phong

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội phối hợp thực hiện toàn diện kế hoạch công tác năm 2024

Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội phối hợp thực hiện toàn diện kế hoạch công tác năm 2024

(LĐTĐ) Chiều 9/1, Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội tổ chức Hội nghị tổng kết hoạt động năm 2024, triển khai công tác năm 2025.
Quận Long Biên: Thêm 3 Nghiệp đoàn lực lượng an ninh, trật tự ở cơ sở được thành lập

Quận Long Biên: Thêm 3 Nghiệp đoàn lực lượng an ninh, trật tự ở cơ sở được thành lập

(LĐTĐ) Ngày 9/1, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Long Biên đã công bố quyết định kết nạp đoàn viên và thành lập Nghiệp đoàn Lực lượng an ninh, trật tự ở cơ sở phường Giang Biên.
Hà Nội: Cháy lán tạm tại ngõ 136 đường Hồ Tùng Mậu

Hà Nội: Cháy lán tạm tại ngõ 136 đường Hồ Tùng Mậu

(LĐTĐ) Tối 9/1/2025 đã xảy ra cháy 5 lán tạm có diện tích khoảng 300m2, tại ngõ 136 đường Hồ Tùng Mậu, phường Phú Diễn, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội.
Hàng loạt dự án giao thông tại TP.HCM sẽ khánh thành trước Tết Nguyên đán 2025

Hàng loạt dự án giao thông tại TP.HCM sẽ khánh thành trước Tết Nguyên đán 2025

(LĐTĐ) Hàng lọat dự án giao thông trọng điểm tại Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) sẽ khánh thành và đưa vào phục vụ người dân trước Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.
Hoàn thiện chính sách, pháp luật về doanh nghiệp dân tộc tại Việt Nam

Hoàn thiện chính sách, pháp luật về doanh nghiệp dân tộc tại Việt Nam

(LĐTĐ) Theo Thứ trưởng Nguyễn Thanh Tịnh, hiện nay, khung pháp luật về doanh nghiệp, doanh nhân cơ bản đã tương đối đồng bộ. Đảng, Nhà nước cũng rất quan tâm, thường xuyên chỉ đạo rà soát, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc về cơ chế, chính sách là rào cản cho sự phát triển.
LĐLĐ quận Nam Từ Liêm: Nhiều đổi mới sáng tạo trong hoạt động Công đoàn

LĐLĐ quận Nam Từ Liêm: Nhiều đổi mới sáng tạo trong hoạt động Công đoàn

(LĐTĐ) Chiều 9/1, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Nam Từ Liêm đã tổ chức Hội nghị Tổng kết phong trào công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) và hoạt động Công đoàn năm 2024, triển khai nhiệm vụ và phát động phong trào thi đua năm 2025.
Transerco sắp thí điểm vận hành xe buýt điện

Transerco sắp thí điểm vận hành xe buýt điện

(LĐTĐ) Tổng Công ty vận tải Hà Nội (Transerco) thông tin, đến nay công tác đầu tư phương tiện và hạ tầng phục vụ xe buýt điện đã cơ bản hoàn thành, đảm bảo sẵn sàng cho việc khai trương.

Tin khác

Giá xăng, dầu đồng loạt tăng từ chiều 9/1

Giá xăng, dầu đồng loạt tăng từ chiều 9/1

(LĐTĐ) Theo điều chỉnh của Liên Bộ Công Thương - Tài chính, từ 15h chiều nay (9/1), giá xăng, dầu đồng loạt tăng; giá xăng RON95-III vượt 21.000 đồng/lít...
Hôm nay (9/1): Giá dầu thế giới bất ngờ giảm sâu, trong nước dự báo tăng mạnh?

Hôm nay (9/1): Giá dầu thế giới bất ngờ giảm sâu, trong nước dự báo tăng mạnh?

(LĐTĐ) Hôm nay (9/1), giá dầu thế giới giảm hơn 1% do đồng USD mạnh hơn và lượng dự trữ nhiên liệu của Hoa Kỳ tăng mạnh vào tuần trước. Trong nước được dự báo có thể tăng mạnh nếu Liên bộ Tài chính - Công Thương không trích lập hay chi sử dụng Quỹ Bình ổn giá xăng dầu. Cụ thể, giá bán lẻ xăng RON 95-III có thể tăng 346 đồng (1,7%) lên mức 21.086 đồng/lít, giá dầu diesel có thể tăng mạnh 2,7% lên mức 19.263 đồng/lít.
Hôm nay (9/1): Đồng USD tiếp đà tăng

Hôm nay (9/1): Đồng USD tiếp đà tăng

(LĐTĐ) Tỷ giá USD hôm nay (9/1): Trên thị trường Mỹ, chỉ số US Dollar Index (DXY) đo lường biến động đồng bạc xanh với 6 đồng tiền chủ chốt (EUR, JPY, GBP, CAD, SEK, CHF) tăng 0,46%, hiện ở mức 109,00.
Giá vàng hôm nay (9/1): Vàng SJC tăng cao nhất 500.000 đồng/lượng

Giá vàng hôm nay (9/1): Vàng SJC tăng cao nhất 500.000 đồng/lượng

(LĐTĐ) Giá vàng hôm nay (9/1) ở trong nước đã có sự điều chỉnh tăng ở tất cả các mặt hàng. Theo đó, vàng miếng SJC của Bảo Tín Minh Châu tăng cao nhất 500.000 đồng/lượng ở cả hai chiều mua vào - bán ra.
Dự báo giá xăng tiếp đà tăng trong kỳ điều hành ngày 9/1

Dự báo giá xăng tiếp đà tăng trong kỳ điều hành ngày 9/1

(LĐTĐ) Dựa vào mức tăng của giá dầu thế giới tuần qua, theo dự báo của các chuyên gia, ngày mai (9/1), nếu các nhà điều hành giá không chi Quỹ bình ổn giá xăng dầu, giá xăng trong nước có thể tăng từ 300 - 450 đồng/lít; trong khi đó giá dầu có thể tăng nhiều hơn…
Nhiều cơ sở để GDP năm 2025 đạt 8-10%

Nhiều cơ sở để GDP năm 2025 đạt 8-10%

(LĐTĐ) Năm 2025, Chính phủ đặt mục tiêu tăng trưởng ít nhất 8% hoặc 2 con số - cao hơn mục tiêu 7-7,5% mà Quốc hội đề ra.
Tỷ giá USD ngày 8/1: Đồng USD phục hồi

Tỷ giá USD ngày 8/1: Đồng USD phục hồi

(LĐTĐ) Hôm nay (8/1), trên thị trường Mỹ, chỉ số US Dollar Index (DXY) đo lường biến động đồng bạc xanh với 6 đồng tiền chủ chốt (EUR, JPY, GBP, CAD, SEK, CHF) tăng 0,43%, hiện ở mức 108,68.
Sẵn sàng các kịch bản điều hành giá với từng nhóm mặt hàng

Sẵn sàng các kịch bản điều hành giá với từng nhóm mặt hàng

(LĐTĐ) Mặc dù trong quá trình thực hiện quản lý, điều hành giá trong năm 2024 đã có thành công nhất định, nhưng năm 2025 còn tiềm ẩn các yếu tố có thể tác động đến mục tiêu kiểm soát lạm phát do Quốc hội cho phép.
Giá vàng hôm nay (8/1): Bật tăng trở lại

Giá vàng hôm nay (8/1): Bật tăng trở lại

(LĐTĐ) Sáng nay (8/1), giá vàng trong nước tăng trở lại theo giá thế giới. Giá vàng nhẫn tiếp tục tăng mạnh hơn vàng miếng SJC.
Cần thời gian đánh giá tác động khi điều chỉnh giá điện theo chu kỳ 2 tháng

Cần thời gian đánh giá tác động khi điều chỉnh giá điện theo chu kỳ 2 tháng

(LĐTĐ) Chiều nay (7/1), Bộ Công Thương đã tổ chức buổi họp báo thường kỳ quý IV. Tại cuộc họp báo, rất nhiều câu hỏi liên quan đến những đề xuất mới về chính sách giá bán lẻ điện, điện hạt nhân… đã được Bộ Công Thương giải đáp.
Xem thêm
Phiên bản di động