Để du lịch sinh thái bền vững

Cần học cách ứng xử với môi trường

Trong những năm qua, du lịch sinh thái (DLST) đã và đang phát triển nhanh chóng ở nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam. Nó không chỉ nhận được sự đầu tư của Nhà nước, mà còn thu hút được sự quan tâm rộng rãi của các tầng lớp xã hội. Với nhiều ý nghĩa tích cực, song, do nhận thức chưa đúng, ngành DLST ở nước ta đang phát triển theo hướng “mạnh ai nấy làm”, ồ ạt, sản phẩm đơn điệu, trong khi đó công tác quản lý yếu kém, chưa chuyên nghiệp… khiến DLST không phát huy hết tiềm năng, gây lãng phí.
Ra quân tổng lực đảm bảo vệ sinh môi trường thành phố
Không cấp phép mới cho các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm
Hà Nội: Chung tay làm sạch môi trường

Tiềm năng lớn

Hiện nay, người dân đang có xu hướng tìm về với thiên nhiên, tìm về nguồn cội, cùng với đó là ý thức bảo vệ sự đa dạng sinh học và văn hóa cộng đồng, góp phần bảo tồn thiên nhiên. Vì thế, DLST luôn là một trong những lựa chọn hàng đầu của khách du lịch. DLST phát triển đã mang lại nhiều nguồn lợi kinh tế, góp phần làm tăng thêm việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân ở địa phương. Ở nhiều quốc gia, loại hình DLST không chỉ mang lại lợi ích kinh tế, mà còn góp phần bảo vệ môi trường sinh thái, thông qua quá trình làm giảm sức ép khai thác các nguồn lợi tự nhiên phục vụ nhu cầu của khách du lịch.

Với lợi thế nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, cùng hệ thống các khu rừng đặc dụng là nơi dự trữ các nguồn gen, các loại động vật quý hiếm, phân bổ trải dài từ Nam ra Bắc, từ đất liền ra hải đảo. Cùng với đó, Việt Nam có một bề dày về lịch sử với ngàn năm dựng nước và giữ nước, có sự đa dạng về văn hóa, bản sắc dân tộc (54 dân tộc), nhiều di tích, cảnh quan được UNESCO công nhận là di sản văn hóa nhân loại, di sản thiên nhiên thế giới… và với những lợi thế ấy, nước ta đang có thừa những tiềm năng để phát triển DLST.

Cần học cách ứng xử với môi trường
Học cách ứng xử với môi trường sinh thái để DLST không bị lãng phí và đi chệch hướng.

Là một hướng dẫn viên du lịch lâu năm, chị Lê Bảo Ninh (nhân viên Công ty du lịch I tour Việt Nam) cho biết, vài năm trở lại đây, không chỉ khách quốc tế mà khách du lịch nội địa cũng lựa chọn tour DLST rất nhiều. Tại những tour này, du khách không chỉ được chiêm ngưỡng vẻ đẹp tự nhiên, nguyên sơ, mà họ còn được trải nghiệm thực tế, được đắm mình trong những nét sinh hoạt đời thường của người dân bản địa. Nhiều tour DLST đã vượt ra ngoài định nghĩa du lịch, nghỉ dưỡng, sâu xa hơn đó còn là sự cảm thông, chia sẻ và tìm về nguồn cội. Vì thế, DLST đã thu hút đông du khách.

Cùng chung quan điểm này, ông Nguyễn Thế Long – Giám đốc Công ty du lịch Việt nhận định, hiện nay, loại hình DLST ở Việt Nam đang rất phát triển. Vào mùa du lịch, khách đặt tour dài ngày đi SaPa, Hà Giang, Điện Biên… thường bị “cháy” phòng. Đối với các điểm DLST quanh Thủ đô như Ba Vì, Tam Đảo, Cúc Phương, Ninh Bình…là lựa chọn hàng đầu cho du khách vào các dịp nghỉ cuối tuần. Bên cạnh đó, nhiều địa phương mạnh dạn cho phép tư nhân tham gia đầu tư xây dựng và khai thác DLST, vì thế, giao thông được đầu tư, hệ thống dịch vụ như nhà hàng, khách sạn, resort mọc lên, giải quyết được rất nhiều nhu cầu việc làm cho người dân địa phương.

Ý thức bảo vệ môi trường còn thấp

Theo thống kê của ngành Du lịch Việt Nam, trong năm 2015, tổng thu từ khách du lịch đạt cao nhất từ trước đến nay (đạt gần 338.000 tỉ đồng), trong đó có sự đóng góp không nhỏ từ loại hình DLST. Tiềm năng DLST của Việt Nam dồi dào, đang được đầu tư rất nhiều, tương lai sẽ mang lại nguôn thu rất lớn cho quốc gia. Thế nhưng, theo đánh giá của một số chuyên gia trong ngành du lịch, đặc biệt là từ các nhà tổ chức tour, hiện tại DLST ở Việt Nam đang bị đầu tư ồ ạt, dàn trải, thậm chí mạnh ai nấy làm và không mang tính phát triển bền vững.

Bà Đặng Thị Thu Hương – Giám đốc Cty du lịch Nam Phương - cho biết, ở Việt Nam hiện nay, nhiều doanh nghiệp tư nhân, thậm chí là các địa phương khi thấy tiềm năng DLST đã lao vào đầu tư. Thế nhưng, ngay cả khái niệm DLST là thế nào chưa chắc họ đã hiểu rõ. Nếu theo đúng nghĩa, DLST không phải để đáp ứng yêu cầu cho mọi khách du lịch, mà chỉ dành cho những người thật sự lấy giá trị sinh thái làm mục tiêu của chuyến đi. Họ phải biết tôn trọng, học hỏi và gìn giữ thiên nhiên. Qua đó, có những hành động cụ thể để bảo vệ, bảo tồn và gìn giữ vẻ đẹp thiên nhiên, văn hóa dân tộc.

Thực tế cho thấy, hiện nay tại các điểm DLST người ta vẫn dễ dàng tìm mua thịt thú rừng, chim trời,…và khi tham gia DLST, du khách vẫn còn chưa ý thức trong việc bảo vệ môi trường - như phóng uế, xả rác thải bừa bãi…ảnh hưởng nghiêm trọng đến vẻ đẹp sinh thái, môi trường tự nhiên, đời sống văn hóa, tinh thần của người dân địa phương. Thậm chí, ở một số địa phương, người ta còn sẵn sàng chặt cây, đào núi, phá cảnh quan tự nhiên để xây dựng khu DLST nhân tạo. Điển hình như điểm du lịch Sa Pa, chỉ trong tương lai gần, người dân muốn lên đỉnh Phanxipang sẽ không phải mất vài ngày, chỉ cần ngồi lên cáp treo và thưởng ngoạn. Lợi ích trước mắt là thế, nhưng về lâu dài, mô hình này đã phá hỏng cảnh quan tự nhiên, cảnh quan sinh thái, làm mất đi vẻ đẹp hoang sơ vốn có tại nơi này. “Với cách làm ăn chộp giật, phá cái tự nhiên, xây dựng cái nhân tạo, nhiều khu DLST áp dụng khoa học kỹ thuật nửa vời, đơn điệu chính là nguyên nhân khiến khách du lịch quốc tế đến Việt Nam DLST một lần và không trở lại” - bà Hương chia sẻ.

Việc hiểu sai về kiến thức tự nhiên, sẽ dẫn đến hành động sai, điều đó không chỉ gây lãng phí tiềm năng DLST, mà còn phá hỏng cả một quần thể sinh thái. Đây không chỉ là lỗ hổng lớn về nhận thức của du khách, của người làm du lịch mà còn đối với cả cấp quản lý. Vì thế, chúng ta không thể vì nguồn lợi trước mắt mà phá hỏng đi cả một tiềm năng lâu dài. Phát triển, nhưng cũng phải biết cách bảo tồn để phát triển DLST một cách bền vững.

Đạt Đỗ

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Thanh Oai:  Khởi công dự án chào mừng 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô

Thanh Oai: Khởi công dự án chào mừng 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô

(LĐTĐ) Ngày 20/9, huyện Thanh Oai tổ chức Lễ khởi công xây dựng dự án mở rộng, nâng cấp Tỉnh lộ 429A và xây dựng Cụm công nghiệp (CCN) Kim Bài. Đây là công trình được thành phố Hà Nội lựa chọn khởi công chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024).
Người bệnh có thể tra cứu thông tin trong Hệ thống thông tin về khám, chữa bệnh

Người bệnh có thể tra cứu thông tin trong Hệ thống thông tin về khám, chữa bệnh

(LĐTĐ) Hệ thống thông tin về quản lý hoạt động khám bệnh, chữa bệnh sẽ hỗ trợ việc gửi dữ liệu khám bệnh chuyển tuyến giữa các cơ sở y tế, giúp người dân tra cứu được lịch sử khám chữa bệnh.
Chương Mỹ: Cán bộ xã “3 cùng” với người dân vùng ngập lụt sơ tán tập trung

Chương Mỹ: Cán bộ xã “3 cùng” với người dân vùng ngập lụt sơ tán tập trung

(LĐTĐ) Khắc phục hậu quả của cơn bão số 3 và lũ rừng ngang, đến ngày 19/9, huyện Chương Mỹ đã sơ tán hơn 2.100 hộ dân, với trên 8.800 nhân khẩu đến nơi an toàn. Việc di dời người dân bị ngập lũ đến nơi an toàn và chăm sóc họ chu đáo được các cấp chính quyền huyện Chương Mỹ quan tâm, triển khai hiệu quả.
Công đoàn chung tay hỗ trợ các gia đình bị ảnh hưởng bởi bão số 3

Công đoàn chung tay hỗ trợ các gia đình bị ảnh hưởng bởi bão số 3

(LĐTĐ) Được sự chỉ đạo trực tiếp của Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Hà Đông, trong 2 ngày (18 - 19/9), Công đoàn một số trường Trung học cơ sở (THCS), Tiểu học trên địa bàn quận Hà Đông đã đến thăm, tặng quà các gia đình học sinh, đoàn viên công đoàn, người dân bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3 và hoàn lưu cơn bão gây ra với số tiền hỗ trợ là 63 triệu đồng.
Hà Nội: Đảm bảo nguồn cung hàng hóa phục vụ người tiêu dùng

Hà Nội: Đảm bảo nguồn cung hàng hóa phục vụ người tiêu dùng

(LĐTĐ) Nhằm góp phần kết nối đa dạng nguồn cung hàng hóa từ các tỉnh, thành phố phục vụ người dân sau cơn bão số 3, từ ngày 19 - 23/9, Sở Công Thương Hà Nội liên tiếp tổ chức Tuần hàng trái cây, nông sản các tỉnh, thành phố và Tuần hàng quảng bá, giới thiệu và bán nông sản thực phẩm tại các kênh phân phối tại Hà Nội. Điều này khẳng định, nguồn cung hàng hóa phục vụ người dân Thủ đô và các tỉnh, thành luôn dồi dào, sẵn sàng cung ứng trong mọi trường hợp.
Festival Thu Hà Nội 2024: Tinh gọn quy mô nhưng vẫn nhiều trải nghiệm hấp dẫn

Festival Thu Hà Nội 2024: Tinh gọn quy mô nhưng vẫn nhiều trải nghiệm hấp dẫn

(LĐTĐ) Tối nay (20/9), Festival Thu Hà Nội lần thứ 2 năm 2024 sẽ được khai mạc. Đây là một trong những hoạt động quan trọng nằm trong chuỗi hoạt động kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024); nhằm quảng bá hình ảnh, giá trị văn hóa và du lịch của Hà Nội - mảnh đất kinh kỳ ngàn năm văn hiến với những nét đẹp độc đáo riêng.
Quận Tây Hồ: Trao quà mô hình Dân vận khéo “Thắm tình quân dân” năm 2024

Quận Tây Hồ: Trao quà mô hình Dân vận khéo “Thắm tình quân dân” năm 2024

(LĐTĐ) Sáng 20/9, Ban Dân vận Quận ủy, Ban Chỉ huy Quân sự quận Tây Hồ tổ chức chương trình tặng quà thực hiện mô hình Dân vận khéo “Thắm tình quân dân” năm 2024.

Tin khác

Dự báo thời tiết ngày 20/9: Hà Nội ngày nắng, chiều tối và đêm có mưa

Dự báo thời tiết ngày 20/9: Hà Nội ngày nắng, chiều tối và đêm có mưa

(LĐTĐ) Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia cho biết, ngày 20/9, khu vực Hà Nội có mây, ngày nắng gián đoạn, chiều và đêm có lúc có mưa rào và dông.
Tin bão khẩn cấp: Chỉ còn vài tiếng nữa bão số 4 gió giật cấp 11 sẽ đổ bộ vào Quảng Bình, Quảng Trị

Tin bão khẩn cấp: Chỉ còn vài tiếng nữa bão số 4 gió giật cấp 11 sẽ đổ bộ vào Quảng Bình, Quảng Trị

(LĐTĐ) Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, hồi 11h ngày 19/9, vị trí tâm bão số 4 (tên quốc tế là Soulik) trên vùng biển ven bờ từ Quảng Bình đến Thừa Thiên Huế; sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão cấp 8-9 (62-88km/h), giật cấp 11. Tại Cồn Cỏ (Quảng Trị) đã có gió mạnh cấp 9, giật cấp 10. Dự kiến chiều nay, bão số 4 sẽ đi vào đất liền các tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị.
Đưa phố phường trở lại xanh - sạch - đẹp

Đưa phố phường trở lại xanh - sạch - đẹp

(LĐTĐ) Chung sức, đồng lòng, cùng với các lực lượng chức năng, công nhân môi trường, những ngày qua đông đảo nhân dân trên địa bàn thành phố Hà Nội đã cùng tham gia tổng vệ sinh, vận chuyển rác thải, cành cây do cơn bão số 3 làm gẫy đổ, tồn đọng nhằm trả lại cảnh quan đô thị sạch đẹp. UBND các phường cũng tổ chức phun khử khuẩn để phòng, chống dịch bệnh sau mưa bão.
Tin bão mới nhất: Bão số 4 gió giật cấp 10 áp sát vùng biển Đà Nẵng, gây mưa rất lớn

Tin bão mới nhất: Bão số 4 gió giật cấp 10 áp sát vùng biển Đà Nẵng, gây mưa rất lớn

(LĐTĐ) Theo dự báo, bão số 4 cường độ không mạnh như siêu bão Yagi, gió chỉ giật đến cấp 10. Tuy nhiên, bão số 4 sẽ gây ra một đợt mưa khá lớn, nguy cơ cao xảy ra ngập lụt tại các vùng trũng thấp ven sông, lũ quét và sạt lở đất trên các sườn dốc ở khu vực vùng núi từ Thanh Hóa đến Quảng Nam. Chính vì vậy, người dân các địa phương tuyệt đối không được chủ quan.
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 19/9: Ngày nắng, chiều tối có mưa rào và dông

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 19/9: Ngày nắng, chiều tối có mưa rào và dông

(LĐTĐ) Dự báo ngày 19/9, khu vực Hà Nội trời nhiều mây, chiều tối và đêm có lúc có mưa rào và dông, ngày nắng.
Thời tiết mới nhất: Cảnh báo mưa lớn cục bộ khu vực nội thành Hà Nội, đề phòng ngập úng

Thời tiết mới nhất: Cảnh báo mưa lớn cục bộ khu vực nội thành Hà Nội, đề phòng ngập úng

(LĐTĐ) Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, sáng 19/9, mây đối lưu tiếp tục phát triển, mở rộng, có khả năng gây mưa rào và dông cho các khu vực nội thành Hà Nội như: Hà Đông, Hoàng Mai, Đống Đa, Hoàn Kiếm, Hai Bà Trưng, Thanh Xuân, Nam Từ Liêm...
Tin bão mới nhất: Hoàn lưu bão số 4 rất rộng gây mưa cường suất lớn, cảnh báo lụt lội nhiều địa phương

Tin bão mới nhất: Hoàn lưu bão số 4 rất rộng gây mưa cường suất lớn, cảnh báo lụt lội nhiều địa phương

(LĐTĐ) Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, sáng sớm nay (19/9), áp thấp nhiệt đới trên khu vực phía Đông Bắc quần đảo Hoàng Sa đã mạnh lên thành bão, cơn bão số 4 năm 2024. Bão số 4 có khả năng gây ra mưa cường suất lớn (>150mm/6 giờ) ở khu vực từ Quảng Trị - Đà Nẵng.
Cập nhật áp thấp nhiệt đới đang mạnh lên và chỉ đạo ứng phó cụ thể

Cập nhật áp thấp nhiệt đới đang mạnh lên và chỉ đạo ứng phó cụ thể

(LĐTĐ) Theo Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, áp thấp nhiệt đới hiện tại đang hoạt động mạnh trên khu vực quần đảo Hoàng Sa, với sức gió gần tâm đạt cấp 7 (50-61km/h), giật cấp 9. Dự báo, trong 24-48 giờ tới, áp thấp nhiệt đới này có khả năng mạnh lên thành bão, với cường độ dự kiến đạt cấp 8, giật cấp 10.
Tin bão mới nhất: Dự báo ven biển từ Hà Tĩnh đến Quảng Ngãi, vùng gần tâm bão đi qua gió giật cấp 10

Tin bão mới nhất: Dự báo ven biển từ Hà Tĩnh đến Quảng Ngãi, vùng gần tâm bão đi qua gió giật cấp 10

(LĐTĐ) Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, khoảng ngày 19/9, áp thấp nhiệt đới mạnh lên thành bão (bão số 4). Từ gần sáng và ngày 19/9, vùng đất liền ven biển từ Hà Tĩnh đến Quảng Ngãi có gió mạnh dần lên cấp 6-7, vùng gần tâm bão đi qua cấp 8 (62-74km/h), giật cấp 10 (89- 102km/h); sâu trong đất liền có gió giật cấp 6-7.
Công an vào cuộc làm rõ vụ nước ngập có màu đỏ bất thường ở quận Bắc Từ Liêm

Công an vào cuộc làm rõ vụ nước ngập có màu đỏ bất thường ở quận Bắc Từ Liêm

(LĐTĐ) Liên quan đến vụ việc nước ngập chuyển màu đỏ bất thường khu tập thể Phú Minh, phường Cổ Nhuế 2, quận Bắc Từ Liêm (Hà Nội), Ủy ban nhân dân (UBND) quận đã chỉ đạo thành lập đoàn kiểm tra do Công an quận chủ trì phối hợp với Phòng Tài nguyên và Môi trường, UBND phường Cổ Nhuế 2 tiến hành kiểm tra, xác minh.
Xem thêm
Phiên bản di động