Cần phân định rõ hành vi chậm, trốn đóng BHXH

(LĐTĐ) Thảo luận về các nội dung trong dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi), nhiều cán bộ Công đoàn cho rằng luật chưa quy định tách biệt định nghĩa rõ ràng về hành vi chậm đóng, trốn đóng bảo hiểm xã hội (BHXH), dẫn đến khó khăn trong việc áp dụng biện pháp xử lý đối với từng mức độ của mỗi hành vi theo chế tài hành chính hay hình phạt hình sự, ảnh hưởng trực tiếp tới quyền lợi của người lao động.
Xử lý nghiêm doanh nghiệp chậm đóng, trốn đóng BHXH Chặn trốn đóng BHXH bằng cách nào? Tăng cường chế tài xử lý chậm đóng, trốn đóng bảo hiểm xã hội

Cần quy định các mức xử phạt

Bàn về nội dung trốn đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc và biện pháp xử lý, ông Võ Mạnh Sơn - Đại biểu Quốc hội, Chủ tịch LĐLĐ tỉnh Thanh Hóa đề nghị: Cần có các mức nộp số tiền khác nhau về hành vi chậm đóng bảo hiểm, trốn đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc mà không thể giống nhau như dự thảo đang quy định đều là 0,03%/ngày. Đồng thời, cần xác định và làm rõ việc nộp số tiền này có đồng nghĩa với việc nộp phạt hành vi vi phạm hay không? Nếu vi phạm thì có đồng nghĩa với việc đây là một biện pháp xử lý vi phạm hành chính hay không để tránh trùng lặp với các biện pháp xử lý hành chính theo quy định tại Khoản 2 trong cùng điều luật.

Cần phân định rõ hành vi chậm, trốn đóng BHXH
Việc phân định rõ hành vi chậm đóng và trốn đóng BHXH là cơ sở pháp lý để kịp thời xử lý các hành vi vi phạm. Ảnh minh họa.

“Chúng ta cần phân hóa các mức xử lý vi phạm hành chính khác nhau giữa chậm đóng, trốn đóng, do tính chất, mức độ vi phạm giữa chậm và trốn đóng là khác nhau. Nếu cần phải quy định cụ thể, để đảm bảo tính khả thi thì vấn đề này nên quy định tại Luật Bảo hiểm xã hội hay quy định trong pháp luật về xử lý vi phạm hành chính đối với việc áp dụng các biện pháp tạm hoãn xuất cảnh theo pháp luật nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam và xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam”, ông Võ Mạnh Sơn đề nghị.

Tuy nhiên, theo ông Sơn, tại Điều 36 Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam không quy định việc tạm hoãn xuất cảnh đối với các trường hợp nêu trên. Vì vậy, đề nghị xem xét vấn đề này để đảm bảo tính thống nhất trong hệ thống pháp luật, tính hiệu lực của các biện pháp, chế tài đã quy định. Đối với các biện pháp không xem xét, trao tặng các danh hiệu thi đua, khen thưởng cũng cần xem xét và có đánh giá cụ thể.

Cùng bàn về nội dung này, bà Nguyễn Thị Như Ý - Đại biểu Quốc hội, Chủ tịch LĐLĐ tỉnh Đồng Nai cho rằng: Vấn đề chậm đóng, trốn đóng BHXH bắt buộc và biện pháp xử lý được quy định tại Điều 37, 38, 39 và 40. Việc luật hiện hành chưa quy định tách biệt định nghĩa rõ ràng về hành vi chậm đóng, trốn đóng dẫn đến khó khăn trong việc áp dụng biện pháp xử lý đối với từng mức độ của mỗi hành vi theo chế tài hành chính, hình phạt hình sự mặc dù Bộ luật Hình sự đã quy định về tội gian lận, tội trốn đóng BHXH, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động quy định tại Điều 214, 215 và 216, Hội đồng Thẩm phán cũng đã có Nghị quyết số 05 hướng dẫn áp dụng 3 điều luật này.

Tuy nhiên, trên thực tế, do còn nhiều cách hiểu khác nhau, khó khăn trong việc xác định hành vi, xác định yếu tố lỗi và các yếu tố khác cấu thành tội phạm giữa các văn bản nên mặc dù tình hình chậm đóng, trốn đóng BHXH vẫn diễn ra phức tạp nhưng số vụ được khởi tố còn ít, hầu như chưa có vụ việc nào được đưa ra xét xử.

Bà Như Ý cho biết: Theo thống kê của tỉnh Đồng Nai cho thấy, cơ quan BHXH tỉnh gửi đến cơ quan điều tra 39 hồ sơ nhưng chỉ có 3 hồ sơ được khởi tố theo Điều 214 Bộ luật Hình sự, đó là tội gian lận BHXH, bảo hiểm thất nghiệp. Để khắc phục tình trạng này, Chủ tịch LĐLĐ tỉnh Đồng Nai cho rằng, dự thảo luật cần chỉnh lý theo hướng làm rõ và tách biệt các quy định về chậm đóng, trốn đóng và xử lý chậm đóng, trốn đóng là phù hợp và cần thiết. Nếu dự thảo luật thông qua thì các điều kiện để đảm bảo thực hiện trong thực tiễn sẽ được thực hiện.

Đến làm rõ các hành vi

Thảo luận tại Quốc hội về dự thảo Luật BHXH (sửa đổi), nhấn mạnh việc phân định rõ hành vi chậm đóng và trốn đóng là cơ sở pháp lý rất quan trọng, giúp khắc phục các vướng mắc trước đây và bảo đảm cho việc xử lý các hành vi vi phạm, ông Nguyễn Thành Nam (Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Phú Thọ) cho rằng: Biện pháp xử lý vi phạm về chậm đóng, trốn đóng BHXH bắt buộc quy định tại Điều 39, Điều 40. Dự thảo luật thiết kế 2 điều quy định về biện pháp xử lý vi phạm về chậm đóng, trốn đóng BHXH bắt buộc, cụ thể Điều 39 quy định xử lý vi phạm về chậm đóng, Điều 40 xử lý vi phạm về trốn đóng. Tuy nhiên, nội dung, biện pháp xử lý của 2 điều này cơ bản giống nhau, riêng trốn đóng BHXH có thể bị áp dụng thêm biện pháp hình sự.

Vì vậy, ông Nam đề nghị chỉnh lý Điều 40 theo hướng rút gọn thành 2 khoản, khoản 1 là các biện pháp xử lý quy định tại Điều 39 của luật này, khoản 2 quy định truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật. Hành vi chậm đóng, trốn đóng BHXH đã được giải thích, phân định rõ ràng tại Điều 37 và Điều 38 của dự thảo luật, trong đó có sự phân định theo thời gian, trong khoảng thời gian sau thời hạn phải đóng được quy định tại Khoản 6 Điều 33 đến hết 60 ngày chưa đóng thì được xác định là chậm đóng, sau 60 ngày tiếp theo vẫn tiếp tục chưa đóng thì xác định là trốn đóng.

Tuy nhiên, ông Nguyễn Thành Nam nhấn mạnh thêm, hành vi trốn đóng cần phải được đồng bộ hóa với pháp luật hình sự, đảm bảo sự nhất quán, khớp nối giữa 2 hệ thống pháp luật, đặc biệt là với Điều 216 Bộ luật Hình sự quy định về tội trốn đóng BHXH để đảm bảo việc xử lý đối với những người không cần gian dối hoặc không cần sử dụng thủ đoạn khác mà công nhiên không đóng, không đóng đầy đủ BHXH bắt buộc cho nhiều người lao động trong thời gian dài, giá trị trốn đóng lớn.

Hiện nay, theo Điều 216 Bộ luật Hình sự, một trong những dấu hiệu, hành vi khách quan cấu thành tội phạm này là gian dối hoặc bằng thủ đoạn khác để không đóng hoặc trốn đóng đầy đủ BHXH, như vậy sẽ rất khó khăn trong việc xử lý và xác định, xử lý những người không cần gian dối, không cần sử dụng thủ đoạn mà công khai, công nhiên không đóng BHXH bắt buộc.

Bảo Duy

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Chính thức triển khai tiêm vắc xin sốt xuất huyết tại Việt Nam

Chính thức triển khai tiêm vắc xin sốt xuất huyết tại Việt Nam

(LĐTĐ) Ngày 20/9, Hệ thống tiêm chủng VNVC chính thức ra mắt và triển khai tiêm vắc xin sốt xuất huyết của Takeda, Nhật Bản cho trẻ em từ 4 tuổi và người lớn tại gần 200 trung tâm hiện đại trên toàn quốc.
“Con quay Đại chiến VASI 2024”: Thúc đẩy bước tiến mới trong ngành công nghiệp chế tạo

“Con quay Đại chiến VASI 2024”: Thúc đẩy bước tiến mới trong ngành công nghiệp chế tạo

(LĐTĐ) Nằm trong khuôn khổ Triển lãm FBC ASEAN 2024, ngày 19/9 vừa qua, tại Trung tâm Triển lãm quốc tế I.C.E (Hà Nội), Hiệp hội Công nghiệp hỗ trợ Việt Nam (VASI) cùng các đối tác đã tổ chức cuộc thi “Con quay Đại chiến VASI 2024”. Cuộc thi được đánh giá là một sân chơi sáng tạo, thúc đẩy những bước tiến mới trong ngành công nghiệp chế tạo Việt Nam.
LĐLĐ quận Hoàng Mai thăm, tặng quà nhân dân bị ngập lụt tại Sơn Tây

LĐLĐ quận Hoàng Mai thăm, tặng quà nhân dân bị ngập lụt tại Sơn Tây

(LĐTĐ) Ngày 20/9, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thị xã Sơn Tây phối hợp cùng LĐLĐ quận Hoàng Mai đã tới thăm, tặng quà nhân dân bị ngập lụt do ảnh hưởng của cơn bão số 3 tại xã Xuân Sơn.
Giá vàng nhẫn xác lập kỷ lục mới ở mức trên 80 triệu đồng/lượng

Giá vàng nhẫn xác lập kỷ lục mới ở mức trên 80 triệu đồng/lượng

(LĐTĐ) Giá vàng nhẫn chiều nay (20/9) đã tăng 700 nghìn đồng mỗi lượng, lên từ 79,10 - 80,20 triệu đồng/lượng, đây là mức cao nhất từ trước đến nay.
Hà Nội: Tiếp nhận thêm hơn 1,4 tỷ đồng ủng hộ các tỉnh bị thiệt hại do bão lũ

Hà Nội: Tiếp nhận thêm hơn 1,4 tỷ đồng ủng hộ các tỉnh bị thiệt hại do bão lũ

(LĐTĐ) Ngày 20/9, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam thành phố Hà Nội tiếp tục nhận được sự hỗ trợ của các cơ quan, doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân với tổng số tiền hơn 1,4 tỷ đồng ủng hộ nhân dân bị thiệt hại do bão lũ.
Đầu tư khách sạn tại Đà Nẵng: Sự chuyển dịch chiến lược hướng đến khách hàng doanh nghiệp

Đầu tư khách sạn tại Đà Nẵng: Sự chuyển dịch chiến lược hướng đến khách hàng doanh nghiệp

(LĐTĐ) Thành phố biển miền Trung không chỉ là một điểm đến du lịch hấp dẫn, mà còn đang trở thành một trung tâm kinh tế quan trọng, thu hút lượng lớn doanh nhân và chuyên gia tới làm việc. Điều này đã khiến các chuỗi khách sạn, đặc biệt là những chuỗi nhắm vào phân khúc khách hàng doanh nghiệp (business), bắt đầu đưa Đà Nẵng vào danh sách ưu tiên đầu tư.
SHB giảm 50% tiền lãi cho khách hàng bị ảnh hưởng bão lũ

SHB giảm 50% tiền lãi cho khách hàng bị ảnh hưởng bão lũ

(LĐTĐ) SHB sẽ giảm bình quân 50% lãi suất phải trả trong thời gian tháng 9 - 12/2024 cho khách hàng doanh nghiệp và cá nhân bị ảnh hưởng bởi bão lũ. Đồng thời, Ngân hàng cấp gói tín dụng hỗ trợ khách hàng tái thiết, hồi phục sản xuất kinh doanh sau bão, lãi suất chỉ 4,5%/năm.

Tin khác

Cần xem xét mở rộng quyền lợi bảo hiểm y tế

Cần xem xét mở rộng quyền lợi bảo hiểm y tế

(LĐTĐ) Theo Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024, dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều Luật Bảo hiểm y tế (BHYT) sẽ được trình Quốc hội cho ý kiến và xem xét, thông qua tại Kỳ họp thứ 8 (tháng 10/2024) theo quy trình tại một kỳ họp. Tán thành việc cần thiết sửa đổi luật, nhưng nhiều ý kiến cho rằng, các nhóm chính sách đề xuất cần phải bao trùm đầy đủ, toàn diện và giải quyết được một cách căn cơ, triệt để các vấn đề vướng mắc đã được chỉ ra.
Quy định chặt chẽ về an toàn khai thác khoáng sản

Quy định chặt chẽ về an toàn khai thác khoáng sản

(LĐTĐ) Chuẩn bị cho việc trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 8 sắp tới, các đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách lần thứ 6 đã thảo luận về dự án Luật Địa chất và khoáng sản. Các vấn đề đảm bảo an toàn, tiền cấp quyền, chống ô nhiễm môi trường... khi khai thác khoáng sản được nhiều đại biểu thảo luận, góp ý.
Bảo hiểm y tế học sinh, sinh viên: Góp phần chăm sóc sức khỏe toàn diện cho thế hệ trẻ

Bảo hiểm y tế học sinh, sinh viên: Góp phần chăm sóc sức khỏe toàn diện cho thế hệ trẻ

(LĐTĐ) Với quy mô gần 1/4 dân số Việt Nam, nhóm học sinh, sinh viên (HSSV) luôn được Nhà nước đặc biệt quan tâm khi xây dựng và thực hiện các chính sách bảo hiểm y tế (BHYT). Việc tham gia BHYT không chỉ đảm bảo quyền lợi chăm sóc sức khỏe toàn diện cho HSSV, mà còn góp phần xây dựng nguồn nhân lực khỏe mạnh, chất lượng cho đất nước trong tương lai.
Doanh nghiệp Nhà nước áp dụng bảng lương, phụ cấp mới từ 15/9

Doanh nghiệp Nhà nước áp dụng bảng lương, phụ cấp mới từ 15/9

(LĐTĐ) Từ ngày 15/9, người lao động trong doanh nghiệp Nhà nước sẽ áp dụng bảng lương, phụ cấp mới. Theo đó, mức lương trong thang lương, bảng lương, phụ cấp lương do công ty quyết định; quỹ tiền lương không được vượt quá kế hoạch của người lao động.
Sẽ tiếp tục tăng lương hưu vào 1/7/2025

Sẽ tiếp tục tăng lương hưu vào 1/7/2025

(LĐTĐ) Ngày 1/7/2024, một số đối tượng đã được điều chỉnh tăng thêm 15% mức lương hưu, tuy nhiên theo quy định mới, từ 1/7/2025 sẽ tiếp tục điều chỉnh lương hưu và một số đối tượng sẽ tiếp tục được tăng lương hưu.
Mức đóng bảo hiểm y tế đối với học sinh, sinh viên năm học 2024 - 2025

Mức đóng bảo hiểm y tế đối với học sinh, sinh viên năm học 2024 - 2025

(LĐTĐ) Theo Nghị định 73/2024/NĐ-CP ngày 30/6/2024 của Chính phủ, từ ngày 1/7/2024, mức lương cơ sở là 2.340.000 đồng. Do đó, mức đóng bảo hiểm y tế (BHYT) của học sinh, sinh viên cũng sẽ có sự thay đổi.
Quy định về nghỉ hưu ở tuổi cao hơn đối với cán bộ, công chức lãnh đạo, quản lý

Quy định về nghỉ hưu ở tuổi cao hơn đối với cán bộ, công chức lãnh đạo, quản lý

(LĐTĐ) Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà đã ký xác thực Văn bản hợp nhất số 7/VBHN-BNV, hợp nhất Nghị định quy định về nghỉ hưu ở tuổi cao hơn đối với cán bộ, công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý.
Trình Chính phủ hàng loạt nghị định liên quan đến tiền lương, các loại trợ cấp

Trình Chính phủ hàng loạt nghị định liên quan đến tiền lương, các loại trợ cấp

Phó Thủ tướng Lê Thành Long mới đây đã ký ban hành Quyết định số 918/QĐ-TTg thực hiện Kết luận số 83-KL/TW của Bộ Chính trị và Nghị quyết số 142/2024/QH15 về cải cách tiền lương, điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp ưu đãi người có công và trợ cấp xã hội.
Yếu tố quan trọng trong xây dựng giai cấp công nhân lớn mạnh

Yếu tố quan trọng trong xây dựng giai cấp công nhân lớn mạnh

(LĐTĐ) Là địa phương đầu tiên của cả nước ban hành Nghị quyết chuyên đề về phát triển Đảng trong các doanh nghiệp ngoài khu vực Nhà nước, Thủ đô Hà Nội đã từng bước triển khai bài bản, hiệu quả, đưa Nghị quyết thấm sâu vào cuộc sống, giúp các doanh nghiệp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, phát triển bền vững, đồng thời góp phần xây dựng giai cấp công nhân lớn mạnh.
Tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng chính sách xã hội

Tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng chính sách xã hội

(LĐTĐ) Bộ Tài chính vừa ban hành Kế hoạch hành động thực hiện Nghị quyết số 42-NQ/TW Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng chính sách xã hội, đáp ứng yêu cầu sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong giai đoạn mới.
Xem thêm
Phiên bản di động