Cẩn trọng “sập bẫy” học phí đại học, phụ huynh, thí sinh trở thành nạn nhân
Học phí đại học sẽ tăng theo giá, không phân biệt hệ tại chức hay chính quy Học phí đại học sẽ tăng theo giá, rút ngắn thời gian đào tạo xuống 3 năm |
Nhiều quảng cáo “loá mắt” thí sinh
Những năm gần đây, nhiều trường đại học thường dùng chính sách giảm, ưu đãi học phí hay những lời quảng cáo “có cánh” để thu hút thí sinh. Một số lời quảng cáo quen thuộc như học phí chỉ x triệu đồng; giảm học phí khi nộp hồ sơ sớm nhất, giảm 25-50-100% học phí;...
Nhưng trên thực tế, khi tìm hiểu kỹ thông tin thì không ít thí sinh “ngã ngửa” bởi chỉ được giảm ban đầu còn số tiền phải nộp sau đó có thể sẽ rất cao hay giảm học phí nhưng yêu cầu học thêm nhiều lớp chứng chỉ, kỹ năng với chi phí không hề nhỏ.
Một “chiêu bài” khác được đưa ra là lập lờ mức học phí, chỉ đưa ra mức rất thấp trong kỳ hoặc năm đầu tiên nhưng sẽ tăng liên tiếp trong các kỳ sau đó. Có trường chỉ công bố mức học phí theo tín chỉ mà “cố tình quên” nêu tổng số tín chỉ một khoá để phụ huynh, học sinh theo dõi. Trong học kỳ đầu khi gửi giấy báo trúng tuyển cho thí sinh, nhà trường chỉ sắp xếp rất ít tín chỉ học khiến nhiều người lầm tưởng học phí thấp.
Một cách tinh vi hơn là chia nhỏ kỳ học trong năm. Nếu như ở bậc phổ thông, phụ huynh, học sinh quen thuộc với việc 1 năm học có 2 kỳ thì lên đại học, các trường sẽ chia nhỏ thành 3 – 4 học kỳ trong năm. Như vậy, khi nghe số tiền học phí đóng cho 1 học kỳ tưởng chừng là thấp nhưng thực chất lại đang ở mức cao.
“Ma hồn trận” học phí
Phân tích cụ thể một số trường hợp trong cùng phân khúc như sau (tên trường được mã hoá về ký tự):
Nhìn vào bảng thống kê có thể thấy trường E mặc dù đưa ra mức học phí thấp 18 triệu đồng/kỳ nhưng chi phí cả khoá học (4 năm) lên tới gần 315 triệu đồng. Điều này tương tự với trường H, học phí chỉ là 16 triệu đồng/kỳ nhưng con số tổng học phí có thể lên tới mức gần 214 triệu đồng.
Nguyên nhân của việc con số tổng học phí tăng cao ngất là do trường chia thành nhiều kỳ học mỗi năm. Cùng với đó, biến động chính sách học phí của trường cũng quy định tăng 6 – 7% mỗi năm.
Trong khi đó, ở trường P và L mức học phí mỗi năm có thể tăng tới 8-10%, cùng với đó là mức thu chứng chỉ ngoài dẫn đến học phí tiếp tục “leo thang”.
Còn trường B và S nhìn qua có thể gây “choáng” về mức học phí nhưng thực chất lại đang ở top thấp và thí sinh có thể tính rất rõ ràng về chi phí sẽ phải đóng khi theo học.
Ngoài ra, theo ghi nhận của Lao Động đến sáng 15.8, Trường Đại học L chưa công bố mức học phí cho năm học 2022, trong khi đó, thời điểm chốt hồ sơ đăng ký nguyện vọng của thí sinh đang tới rất gần (hạn cuối là 17h ngày 20.8). Nếu tính theo thông báo mức học phí của năm 2021 thì phụ huynh cũng rất khó để có thể biết được học phí chi tiết của một khoá.
Cụ thể, nhà trường công bố đơn giá tín chỉ từ 1.000.000 đến 1.490.000 đồng/tín chỉ. Từ năm học thứ 2, học phí có thể được điều chỉnh nhưng nếu tăng thì không quá 8% so với đơn giá tín chỉ của năm học trước đó. Việc chậm công bố học phí cũng là một “chiêu bài” để hút thí sinh.
Một phần thông báo công bố học phí của Trường Đại học L. |
Càng dễ có ưu đãi khả năng “sập bẫy” càng cao
Theo TS Lê Viết Khuyến – nguyên Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học (Bộ GDĐT), hiện nay, thông tin về học phí của các trường đại học còn chưa rõ ràng. Có trường đưa ra mức học phí nghe qua tưởng “dễ ăn” nhưng có thể thí sinh sẽ hối hận nếu biết rõ bản chất cách tính.
“Phụ huynh, học sinh hiện còn rất mập mờ về học phí khi thông tin nhiều trường đưa ra không rõ ràng. Khi đã lỡ “dính bẫy” thì phụ huynh chỉ biết nai lưng ra đóng học phí, nếu không đóng được thì chấp nhận phần thiệt thòi về con mình. Và như vậy sẽ trở thành nạn nhân của “bẫy” học phí”, ông Khuyến thẳng thắn cho hay.
Thí sinh nghe tư vấn tuyển sinh đại học 2022. Ảnh: HN |
Theo ông Khuyến, hiện Bộ GDĐT đã yêu cầu các trường phải công khai học phí nhưng vẫn có những cách “lách” vì yêu cầu công khai rộng rãi nhưng không nói cách thức cụ thể là như thế nào, hình thức ra sao… Có trường chỉ đưa một vài dòng thông tin rất nhỏ trong đề án tuyển sinh hay đăng lên sau đó “giấu” ở một vị trí rất khó tìm ra; thậm chí có trường không công khai học phí đúng thời gian quy định, đợi khi “ván đã đóng thuyền” mới công bố.
“Tôi cho rằng cần có những quy định rõ ràng hơn trong công khai học phí, chương trình đào tạo,… Ví dụ, cần quy định rõ về thời gian công bố, vị trí đăng thông tin công bố, số lần công bố… để phụ huynh, học sinh dễ dàng tiếp cận thông tin. Hiện các trường được tự chủ nhưng cần phải nhấn mạnh tự chủ đi kèm trách nhiệm giải trình, phải công khai, minh bạch”, TS Lê Viết Khuyến nêu.
Theo Huyên Nguyễn/Laodong.vn
Nên xem
Khởi nghiệp sáng tạo có thể tạo ra những thay đổi đột phá
Ngày 1/12, Đại học Bách khoa Hà Nội mở đăng ký thi đánh giá tư duy
Quỹ Phát triển Tài năng Việt trao tặng hồ bơi thứ hai cho trẻ em nghèo
Bảo đảm đầy đủ các yếu tố cần thiết phục vụ kỳ thi tốt nghiệp THPT
6 học sinh Hà Nội tham dự kỳ thi Olympic khoa học trẻ quốc tế năm 2024
Trao đổi kinh nghiệm để nâng cao chất lượng giáo dục
Luật Công đoàn (sửa đổi) duy trì mức đóng kinh phí công đoàn 2%
Tin khác
Ngày 1/12, Đại học Bách khoa Hà Nội mở đăng ký thi đánh giá tư duy
Giáo dục 27/11/2024 22:27
Bảo đảm đầy đủ các yếu tố cần thiết phục vụ kỳ thi tốt nghiệp THPT
Giáo dục 27/11/2024 22:16
6 học sinh Hà Nội tham dự kỳ thi Olympic khoa học trẻ quốc tế năm 2024
Giáo dục 27/11/2024 21:13
Trao đổi kinh nghiệm để nâng cao chất lượng giáo dục
Giáo dục 27/11/2024 21:12
Chú trọng xây dựng văn hóa giao thông từ trường học
Giáo dục 27/11/2024 17:54
Dự kiến một số điểm mới trong quy định thi, cấp chứng chỉ ngoại ngữ
Xã hội 23/11/2024 18:17
Học bổng ABG Future Leaders cho các nhà lãnh đạo trẻ
Giáo dục 23/11/2024 15:25
Lịch thi đánh giá năng lực năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Giáo dục 22/11/2024 19:28
Trao giải cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024
Giáo dục 22/11/2024 19:01
Cô giáo mầm non với nỗ lực giữ gìn nét đẹp dòng tranh dân gian Hàng Trống
Giáo dục 22/11/2024 06:05