Càng chung cư cao cấp, càng phải an toàn cháy nổ!

(LĐTĐ) Chiều 4/7, hàng trăm cư dân tại tòa R2B khu đô thị Royal City, quận Thanh Xuân (Hà Nội) đã phải di chuyển khỏi căn hộ của mình sau khi hệ thống báo cháy phát tín hiệu cảnh báo. Vụ cháy nhỏ không gây thiệt hại về mặt tài sản, mức nguy hiểm cũng chưa cao do đã được xử lý kịp thời nhưng để lại nhiều bài học về công tác phòng, chống cháy nổ tại khu chung cư cao tầng.
Lực lượng phòng cháy, chữa cháy Thủ đô: Sẵn sàng đảm bảo cho ngày bầu cử an toàn An toàn cháy nổ tại các chung cư, nhà cao tầng: Đề cao ý thức của mỗi người dân

Nhiều bất cập về phòng cháy, chữa cháy tại chung cư

Theo Ban Quản lý khu đô thị Royal City, vụ cháy ngày 4/7 xuất phát từ tủ đựng công tơ điện tại tầng 23, tòa nhà R2B. Sau khoảng 5 phút kể từ khi khói bốc lên, lực lượng tại chỗ đã xử lý sự cố. Nếu chỉ điểm qua như vậy, có lẽ mọi việc đều diễn ra hết sức suôn sẻ, song trên thực tế đám cháy tuy nhỏ nhưng đã để lại nhiều bài học quý giá cho cả đơn vị quản lý và cộng đồng cư dân.

Một số cư dân cho biết, thời điểm đám cháy xảy ra, còi báo động cháy của tòa nhà vang lên, nhiều cư dân nhầm tưởng tòa nhà đang diễn tập phòng cháy, chữa cháy nên vẫn chủ quan. Chỉ đến khi mùi khét và khói bắt theo hốc thang máy lan sang các tầng khác mọi người mới “tá hỏa” gọi nhau và tìm hiểu các thông tin liên quan qua các trang mạng xã hội của tòa nhà và tổng đài chung cư. “Lúc đấy, nghe tiếng còi báo cháy rồi tiếng kêu la của hàng xóm nhưng không ai nghe thấy tiếng loa cảnh báo cả. Trong khi đó, tại các tình huống diễn tập, Ban quản lý đều phát loa thông báo cho người dân được biết để phòng tránh” - một cư dân cho hay.

Càng chung cư cao cấp, càng phải an toàn cháy nổ!
Kiểm tra phòng cháy, chữa cháy tại chung cư

Mặc dù đám cháy đã được dập tắt ngay sau đó nhưng vụ hỏa hoạn đã cho thấy một số bất cập trong công tác phòng, chống cháy nổ. Trước hết, cần phải nhắc đến đó là sự “bỡ ngỡ” của cộng đồng cư dân trong việc đảm bảo an ninh, an toàn phòng, chống cháy nổ tại nơi cư trú, một số cư dân còn “đổ lỗi” cho việc Ban quản lý không phát loa cảnh báo, hướng dẫn cư dân về vụ cháy.

Thực tế, công tác tập huấn, đảm bảo phòng cháy tại đây vẫn thường xuyên được tổ chức nhưng do một bộ phận không nhỏ người dân “thờ ơ” đã tạo thành những khó khăn nhất định khi sự cố không mong muốn xảy ra. Bên cạnh đó, bỏ qua các phương án cứu nạn khẩn cấp như đu dây, leo thang... hệ thống lối thoát khẩn cấp bằng thang bộ của tòa nhà là rất quan trọng khi sự cố xảy ra, tuy nhiên, trong sự cố ngày 4/7, hệ thống thang thoát hiểm không hiểu sao bị “rò rỉ” khiến mùi khét và khói tràn vào. Việc này là rất nguy hiểm, nhất là đối với các đám cháy tại tòa nhà chung cư. Thực tế từ nhiều vụ cháy cho thấy, hệ lụy từ khói ngạt còn nguy hiểm hơn rất nhiều so với cháy nổ.

Bất cập nữa là về kênh thông tin cập nhật khi sự cố xảy ra. Nếu như trong phòng, chống cháy nổ, công tác phòng cháy bao giờ cũng được nhắc đến nhiều hơn, thì khi sự cố xảy ra, việc cảnh báo, cập nhật thông tin là rất quan trọng. Thực tế cho thấy, ngay cả trước, trong và sau khi sự cố chập cháy, bằng nhiều cách, các cư dân đều cố gắng cập nhật thông tin cho mình, tuy nhiên, do quá nhiều thông tin đã tạo ra tình trạng “nhiễu” thông tin, lực lượng tại chỗ thay vì chỉ tập trung xử lý sự cố đã phải mất rất nhiều thời gian để giải thích cho từng cư dân, từng căn hộ...

Không phủ nhận “hiệu quả” từ hệ thống phòng, chống cháy nổ tại chỗ trong sự cố ngày 4/7 tại R2B khu đô thị Royal City, tuy nhiên, bài học từ thực tế cho thấy, để hệ thống vận hành một cách trơn tru như lý thuyết vẫn còn cần một chặng đường dài phải đi. Điều quan trọng là từ sự cố này, cư dân chung cư đã có ý thức và nghiêm túc hơn trong việc nâng cao kiến thức, kỹ năng bảo vệ bản thân, gia đình và cộng đồng cho những sự cố, rủi ro có thể xảy ra trong tương lai.

Đẩy mạnh xử lý vi phạm

Qua 2 năm thực hiện đề án “Nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ đối với các khu chung cư, nhà cao tầng trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2018-2020”, số vụ cháy tại các công trình chung cư, nhà cao tầng năm 2020 trên địa bàn Thành phố đã giảm 60% so với cùng kỳ năm 2019, giảm 87% so với cùng kỳ năm 2018. Riêng 5 tháng đầu năm 2021, số vụ cháy ở loại hình công trình này cũng giảm 25% so với cùng kỳ năm 2020. Cùng với đó, năm 2020, số cơ sở bảo đảm các điều kiện phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ đã tăng 86,3% so với năm 2019; số chung cư, nhà cao tầng vi phạm quy định về phòng cháy, chữa cháy trong đầu tư xây dựng cũng giảm 60% so với năm 2019…

Trong 2 năm triển khai đề án “Nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ đối với các khu chung cư, nhà cao tầng trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2018-2020”, toàn Thành phố xảy ra 29 vụ cháy tại các tòa nhà chung cư, nhà cao tầng (chiếm 2,9% tổng số vụ cháy trên địa bàn Thành phố), trong đó, không có vụ cháy lớn hoặc vụ cháy lớn gây hậu quả nghiêm trọng, chủ yếu là các vụ cháy trung bình và cháy nhỏ. So với 2 năm (2017, 2018), số vụ cháy tại các công trình chung cư, nhà cao tầng giảm 76,98% (năm 2017 xảy ra 60 vụ, năm 2018 là 66 vụ).

Để có được những hiệu quả tích cực trên, các cơ quan chức năng đã tăng cường các biện pháp bảo đảm tuân thủ quy định về xây dựng, quản lý, sử dụng chung cư, nhà cao tầng. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, Theo Thượng tá Ngô Thanh Lâm, Phó Trưởng phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ, Công an thành phố Hà Nội, vẫn còn nhiều tồn tại, vi phạm về phòng cháy, chữa cháy tại các khu chung cư, nhà cao tầng, phổ biến, như: Đưa công trình vào hoạt động khi chưa được nghiệm thu về phòng cháy, chữa cháy; chưa trang bị đầy đủ hệ thống, phương tiện phòng cháy, chữa cháy... Ngoài ra, vẫn còn chủ đầu tư, người đứng đầu cơ sở chưa thực hiện nghiêm trách nhiệm trong công tác phòng cháy, chữa cháy.

Theo thống kê của Công an thành phố Hà Nội, trên địa bàn Thủ đô hiện còn 31 nhà chung cư cao tầng vi phạm quy định về phòng cháy, chữa cháy trong đầu tư xây dựng, đưa công trình vào hoạt động khi chưa được nghiệm thu; 829 cơ sở còn tồn tại, vi phạm quy định về phòng cháy, chữa cháy trong quá trình hoạt động có thể khắc phục được. “Trong khi đó, loại hình nhà cao tầng luôn tiềm ẩn nguy cơ cháy, nổ cao, khi xảy ra sự cố có thể gây thiệt hại nghiêm trọng về người và tài sản”, Thượng tá Ngô Thanh Lâm bày tỏ lo ngại.

Trước tình hình này, Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội Lê Hồng Sơn đã yêu cầu các cơ quan chức năng xây dựng kế hoạch xử lý dứt điểm, kiên quyết không để phát sinh các công trình chung cư, nhà cao tầng vi phạm các quy định về phòng cháy, chữa cháy trong đầu tư xây dựng. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện phải chịu trách nhiệm trước Uỷ ban nhân dân thành phố nếu để phát sinh các công trình chung cư, nhà cao tầng vi phạm quy định về phòng cháy, chữa cháy.

Trong thời gian tới, Công an thành phố sẽ đẩy mạnh kiểm tra, kiên quyết xử lý vi phạm về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn cứu hộ. Trong đó, tiến hành thu thập hồ sơ, tài liệu để nghiên cứu, đề nghị xử lý hình sự chủ đầu tư 9 công trình vi phạm, gồm: Tòa nhà CT4 - Văn Khê, các chung cư: CT5AB, CT6 - Văn Khê, 89 Phùng Hưng, CT1 Usilk City (quận Hà Đông); chung cư CT3A (quận Nam Từ Liêm); nhà ở nhiều hộ gia đình số 76 Cự Lộc (quận Thanh Xuân); các tòa nhà: Capital Garden (quận Đống Đa), Discovery Complex (quận Cầu Giấy)./.

Anh Tuấn

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Cách tính mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng

Cách tính mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng

(LĐTĐ) Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) vừa có giải đáp thắc mắc của người lao động liên quan đến cách tính mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng.
Tôn vinh giá trị và vị thế của trẻ em gái, thúc đẩy bình đẳng giới

Tôn vinh giá trị và vị thế của trẻ em gái, thúc đẩy bình đẳng giới

(LĐTĐ) Thời gian qua, các quận, huyện trên địa bàn thành phố đã chú trọng công tác tuyên truyền, thực hiện các giải pháp cụ thể, quan tâm, chăm lo hỗ trợ trẻ em gái, đặc biệt là trường hợp có hoàn cảnh khó khăn để nâng cao vị thế của trẻ em gái, thúc đẩy bình đẳng giới, giảm thiểu mất cân bằng giới tính khi sinh.
Bắt hai đối tượng bán mật gấu giả

Bắt hai đối tượng bán mật gấu giả

(LĐTĐ) Trong quá trình điều tra, cơ quan Công an đã tiến hành trưng cầu giám định 5 túi mật thu giữ của 2 đối tượng. Kết quả xác định, số túi mật thu giữ từ các đối tượng và các bị hại đều là mật của lợn.
Tài xế sẽ phải kiểm tra lí thuyết, thực hành khi bị trừ hết điểm bằng lái

Tài xế sẽ phải kiểm tra lí thuyết, thực hành khi bị trừ hết điểm bằng lái

(LĐTĐ) Từ 1/1/2025, Cảnh sát giao thông sẽ chù trì kiểm tra lý thuyết, thực hành với tài xế bị trừ hết điểm bằng lái.
Hà Nội: Triệt phá đường dây nhập lậu hàng nghìn tấn “khí cười”

Hà Nội: Triệt phá đường dây nhập lậu hàng nghìn tấn “khí cười”

(LĐTĐ) Ngày 24/11, Công an thành phố Hà Nội cho biết, lực lượng chức năng vừa triệt phá, bóc gỡ đường dây nhập lậu, tiêu thụ hàng nghìn tấn khí N2O (khí cười) từ nước ngoài về Việt Nam, bắt giữ các đối tượng chủ mưu, cầm đầu để xử lý nghiêm theo quy định pháp luật.
Festival Ninh Bình lần thứ III: Hé lộ sân khấu gây choáng ngợp

Festival Ninh Bình lần thứ III: Hé lộ sân khấu gây choáng ngợp

(LĐTĐ) Chương trình tổng duyệt cho Lễ khai mạc Festival Ninh Bình lần thứ III năm 2024 vừa diễn ra, hé lộ sân khấu hoành tráng gây choáng ngợp, gợi mở những điều bất ngờ hấp dẫn trong sự kiện đáng chờ đợi nhất tại vùng đất Cố đô Hoa Lư.
Nguồn sức mạnh nội sinh to lớn để phát triển Thủ đô Hà Nội

Nguồn sức mạnh nội sinh to lớn để phát triển Thủ đô Hà Nội

(LĐTĐ) Trong suốt chiều dài lịch sử ngàn năm văn hiến của đất Thăng Long, người Hà Nội đã kết tinh bản lĩnh, trí tuệ, sức sáng tạo, phẩm chất thanh lịch tinh tế. Đó chính là những giá trị văn hóa góp phần xây dựng nên một Hà Nội trở thành niềm tự hào của cả nước. Thành ủy Hà Nội cũng luôn nhận thức sâu sắc phát triển văn hóa là nội dung trọng tâm, xuyên suốt, vừa là nhiệm vụ trước mắt, vừa là nhiệm vụ cơ bản và lâu dài. Văn hóa trở thành trọng tâm trong chính sách phát triển của Hà Nội. Đây cũng chính là nguồn sức mạnh nội sinh, động lực tinh thần to lớn để phát triển Thủ đô trong thời gian tới.

Tin khác

Hà Nội: Lính cứu hỏa nhường mặt nạ dưỡng khí cho thai phụ trong đám cháy

Hà Nội: Lính cứu hỏa nhường mặt nạ dưỡng khí cho thai phụ trong đám cháy

(LĐTĐ) Chiều 23/11, xảy ra vụ cháy tại ngôi nhà trên phố Trúc Bạch, phường Trúc Bạch, quận Ba Đình, Hà Nội. Khói bốc lên cao đến tầng 8 tòa nhà, tại đây đang có 7 người, trong đó có 1 phụ nữ đang mang bầu. Tổ cứu nạn đã nhanh chóng tiếp cận; chiến sĩ Cảnh sát ngay lập tức nhường mặt nạ dưỡng khí để thai phụ này hô hấp. Sau đó toàn bộ số người đã được hướng dẫn thoát nạn an toàn...
Bắt giữ nhóm thanh thiếu niên cầm dao kiếm, hò hét đuổi đánh nhau

Bắt giữ nhóm thanh thiếu niên cầm dao kiếm, hò hét đuổi đánh nhau

(LĐTĐ) Ngày 22/11, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an huyện Thanh Trì cho biết vừa triệu tập, tạm giữ hàng chục thanh, thiếu niên có hành vi gây rối trật tự trên địa bàn. Nhóm đối tượng trong độ tuổi từ 14-19, mang hung khí là tuýp sắt hàn dao phóng lợn di chuyển với tốc độ cao, hò hét gây khiếp sợ cho người dân...
Kịp thời cứu nạn 2 người thoát khỏi đám cháy trong đêm

Kịp thời cứu nạn 2 người thoát khỏi đám cháy trong đêm

(LĐTĐ) Vụ hỏa hoạn tại nhà dân ở số 43, tổ 12 Thạch Bàn, quận Long Biên. Xác định có 2 nạn nhân mắc tại vị trí tầng 2 và tầng 3 của ngôi nhà, lực lượng chức năng đã nhanh chóng triển khai phương án cứu nạn; trong thời gian ngắn 2 nạn nhân đã được đưa đến nơi an toàn.
Điều tra nguyên nhân vụ cháy kho hàng đồ chơi ở Định Công

Điều tra nguyên nhân vụ cháy kho hàng đồ chơi ở Định Công

(LĐTĐ) Vụ cháy xảy ra trong đêm 18/11 tại kho, xưởng thuộc Công ty CP Dịch vụ vận tải Đường Sắt (ngõ 115 Định Công, quận Hoàng Mai, Hà Nội).
Cháy ngùn ngụt trong đêm tại kho hàng ở ngõ 115, phố Định Công

Cháy ngùn ngụt trong đêm tại kho hàng ở ngõ 115, phố Định Công

(LĐTĐ) Vụ cháy xảy ra tại một kho hàng nằm ở cuối ngõ 115, phố Định Công (quận Hoàng Mai, Hà Nội). Thông tin ban đầu, kho hàng này chứa rất nhiều loại hàng hóa, trong đó có cả đồ chơi trẻ em (nhà bóng, nhựa...). Sau đó, ngọn lửa nhanh chóng cháy lan sang một số xưởng xung quanh.
Cháy lớn tại xưởng in bao bì ở Đông La, Hoài Đức

Cháy lớn tại xưởng in bao bì ở Đông La, Hoài Đức

(LĐTĐ) Vụ cháy xảy ra vào chiều 15/11, tại xưởng in bao bì Công ty TNHH bao bì Việt Thắng (xã Đông La, huyện Hoài Đức, Hà Nội). Đám cháy làm sập hoàn toàn nhà xưởng khoảng 600m2. Đáng nói, cơ sở này đã bị Công an huyện Hoài Đức ra Quyết định đình chỉ hoạt động từ tháng 11/2021, do vi phạm chưa thẩm duyệt nghiệm thu đã đưa vào hoạt động.
Quận Đống Đa: Chú trọng tuyên truyền công tác chữa cháy tại trường học

Quận Đống Đa: Chú trọng tuyên truyền công tác chữa cháy tại trường học

(LĐTĐ) Thời gian qua, Công an quận Đống Đa (Hà Nội) đã tổ chức các buổi tuyên truyền, tải nghiệm, thực hành chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ cho toàn thể cán bộ giáo viên, nhân viên, các em học sinh tại các trường học trên địa bàn quận.
Hải Phòng: Hơn 1.000 người diễn tập phương án chữa cháy và cứu nạn cứu hộ cấp Thành phố năm 2024

Hải Phòng: Hơn 1.000 người diễn tập phương án chữa cháy và cứu nạn cứu hộ cấp Thành phố năm 2024

(LĐTĐ) Ngày 12/11, Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hải Phòng tổ chức diễn tập phương án chữa cháy và cứu nạn cứu hộ cấp thành phố năm 2024 tại tổ hợp khách sạn Sheraton Hải Phòng, Trung tâm thương mại Vincom Plaza, Cụm rạp chiếu phim CGV, địa chỉ tại phường Thượng Lý, quận Hồng Bàng. Buổi diễn tập có sự tham gia của hơn 1.000 người và hàng trăm phương tiện xe cơ giới của nhiều lực lượng trên địa bàn thành phố.
Cháy nhà 5 tầng lúc rạng sáng, giải cứu 2 người mắc kẹt

Cháy nhà 5 tầng lúc rạng sáng, giải cứu 2 người mắc kẹt

(LĐTĐ) Vụ cháy xảy ra khoảng 2h30 ngày 4/11, tại nhà số 3H1, ngõ 20 phố trần Kim Xuyến, phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy, Hà Nội. Nhận thấy có 2 người mắc kẹt trong đám cháy, lực lượng chức năng đã nhanh chóng tiếp cận các hướng để tìm kiếm cứu nạn và đã đưa nạn nhân ra ngoài an toàn.
Quy định về phê duyệt phương án chữa cháy của cơ sở từ 16/12/2024

Quy định về phê duyệt phương án chữa cháy của cơ sở từ 16/12/2024

(LĐTĐ) Theo quy định mới, từ 16/12/2024, yêu cầu phê duyệt phương án chữa cháy của cơ sở theo quy trình chi tiết, bao gồm tiếp nhận, kiểm tra, và xử lý hồ sơ đúng thẩm quyền. Hồ sơ cần đáp ứng các tiêu chuẩn cụ thể và được lưu trữ cẩn thận.
Xem thêm
Phiên bản di động