Cảnh báo mạo danh bác sĩ bán thuốc chữa bệnh mùa dịch
Mạo danh nhân viên ngân hàng, lừa đảo chiếm đoạt hàng tỷ đồng Cảnh báo thủ đoạn mới: Mạo danh cơ quan Bảo hiểm xã hội nhằm lừa đảo, chiếm đoạt tài sản |
Muôn kiểu mạo danh...
Mới đây, BV Đại học Y dược TP Hồ Chí Minh đã phát đi cảnh báo người dân về tình trạng giả mạo nhân viên y tế của BV gọi điện tư vấn khám bệnh và mua thuốc qua điện thoại trong thời gian giãn cách xã hội. Họ khuyên người bệnh nên tự mua thuốc uống tại nhà, hoặc hướng dẫn người nhà mua thuốc tại các nhà thuốc ngoài BV để được giảm giá 50%, chuyển tiền vào tài khoản cá nhân để “bác sĩ” mua thuốc gửi về nhà cho người bệnh. Phía BV cho biết, sau khi làm việc với các cơ quan chức năng có thẩm quyền và rà soát lại tất cả quy trình, đơn vị xác nhận đây là lừa đảo, giả mạo nhân viên y tế nhằm mục đích trục lợi. BV Đại học Y dược TP Hồ Chí Minh khẳng định, kể cả trong thời gian giãn cách xã hội, BV vẫn tổ chức khám chữa bệnh ngoại trú bình thường.
Ảnh minh họa. |
Bác sĩ Phạm Thanh Việt - Trưởng phòng Kế hoạch tổng hợp BV Chợ Rẫy - cũng lên tiếng cảnh báo về việc một số người tự xưng là “bác sĩ” của BV, gợi ý người bệnh mua thực phẩm chức năng gây bức xúc trong thời gian qua.
“Nếu có người gọi điện thoại tư vấn về thực phẩm chức năng và nói rằng đây là chỉ định của bác sĩ BV Chợ Rẫy, mọi người nên cảnh giác vì rất nhiều khả năng đây chính là những cuộc gọi mang tính chất lừa người bệnh để trục lợi” - bác sĩ Việt khuyến cáo.
Trước đó, hàng loạt BV tuyến T.Ư cũng lên tiếng cảnh báo tình trạng giả mạo, tự ý sử dụng hình ảnh bác sĩ của BV để lừa đảo, trục lợi. Trong đó, xuất hiện một trường hợp mạo danh bác sĩ Trần Thị Thanh Tâm, công tác tại Khoa Laser và chăm sóc da, để lừa đảo tư vấn, bán thuốc cho bệnh nhân của BV. Bệnh nhân đã mua 4 lần thuốc không có đơn, cho đến khi mẩn ngứa nặng hơn và liên lạc lại thì trường hợp này đã “bặt vô âm tín”.
Phải trừng trị nghiêm khắc
Trao đổi với báo Kinh tế & Đô thị, luật sư Đặng Đình Ngọc (Văn phòng Luật sư Kết Nối) cho biết, nhiều kẻ táng tận lương tâm lợi dụng tình hình khó khăn do dịch bệnh để thực hiện hành vi vi phạm pháp luật. Trong đó, có hiện tượng một số cá nhân mạo danh cán bộ y - bác sĩ tại các BV bán thuốc; nhất là thuốc phòng bệnh, chữa bệnh Covid-19 không đạt chuẩn cho người dân để thu lợi bất chính.
Thủ đoạn chung của các đối tượng này là lợi dụng tâm lý hoang mang của người dân, nhất là những người trong các vùng dịch, lợi dụng sự chú ý của các cơ quan chức năng đang đổ dồn vào dịch bệnh, cung cấp thông tin gian dối nhằm chiếm đoạt tài sản. Nếu ai không cảnh giác sẽ rơi vào bẫy của các đối tượng, tiền chuyển vào tài khoản của chúng là thật nhưng thuốc nhận về là giả.
Nghiêm trọng hơn, các đối tượng còn cố ý thực hiện hành vi với những người đang có sẵn bệnh nặng trong người cần phải điều trị hoặc sử dụng thuốc thường xuyên mà trong những ngày này họ gặp khó khăn khi đến BV. Với những người bệnh có sức khỏe yếu, ở trong hoàn cảnh dịch bệnh khó khăn nếu bị lừa bán thuốc kém chất lượng sẽ dẫn đến tình hình sức khỏe còn tồi tệ hơn, thậm chí đe dọa tính mạng.
Theo luật sư Nguyễn Ngọc Hùng (Đoàn Luật sư TP Hà Nội), những đối tượng mạo danh bác sĩ để bán thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh nói trên có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” theo quy định tại Điều 174 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017).
Theo đó, nếu số tiền chiếm đoạt được từ việc mạo danh bác sĩ bán thuốc từ 2 triệu đồng trở lên hoặc dưới 2 triệu đồng nhưng thuộc trường hợp đã bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc đã bị kết tội về hành vi chiếm đoạt tài sản chưa được xóa án tích mà còn vi phạm; gây ảnh hưởng xấu đến an ninh trật tự thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội này.
Nếu mạo danh bác sĩ tại một BV cụ thể nào đó, lấy danh nghĩa cơ quan, tổ chức để thực hiện hành vi thì bị phạt tù không dưới 2 năm. Người phạm tội này trong trường hợp nặng nhất thì bị phạt tù chung thân. Mặc khác, trường hợp các đối tượng này có hành vi sản xuất - buôn bán thuốc giả, các đối tượng sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội “sản xuất buôn bán hàng giả là thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh” theo Điều 194 Bộ luật Hình sự. Người phạm tội này có thể bị phạt tù đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình.
Theo Thái San/kinhtedothi.vn
https://kinhtedothi.vn/canh-bao-mao-danh-bac-si-ban-thuoc-chua-benh-mua-dich-430227.html
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Hà Nội: Lính cứu hỏa nhường mặt nạ dưỡng khí cho thai phụ trong đám cháy
Hà Nội: Tuyên dương 68 người con hiếu thảo
Quốc hội thông qua Luật Di sản văn hóa (sửa đổi)
Trộm xe của bạn "cắm" lấy tiền trả nợ, chơi game
Quốc hội thông qua Nghị quyết về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội
Huyện Thường Tín: Khai thác giá trị văn hóa để phát triển du lịch
Dự kiến một số điểm mới trong quy định thi, cấp chứng chỉ ngoại ngữ
Tin khác
Trộm xe của bạn "cắm" lấy tiền trả nợ, chơi game
Tin nóng 23/11/2024 21:35
Bắt giữ đối tượng "ngáo đá" cướp ô tô, dùng xẻng đánh người
Tin nóng 23/11/2024 10:05
Thủ đoạn làm giả "thẻ ngành" để lập hồ sơ vay tiền ngân hàng
Tin nóng 22/11/2024 09:19
Bắt đối tượng lừa đảo nhiều người bằng chiêu đáo hạn thẻ tín dụng
Tin nóng 21/11/2024 13:03
Nguyễn Thị Thanh Nhàn tiếp tục bị truy tố trong vụ án mới
Tin nóng 20/11/2024 16:09
Mật phục bắt "cát tặc" trong đêm trên sông Hồng
Tin nóng 20/11/2024 09:42
Triệt phá nhóm đối tượng cho vay lãi nặng 1.000%/năm tại Bình Dương
Tin nóng 19/11/2024 13:07
Không khoan nhượng với tội phạm ma túy
Tin nóng 19/11/2024 09:52
Khởi tố giám đốc sản xuất keo dán gạch giả nhãn hiệu "con cá sấu"
Tin nóng 19/11/2024 06:22
Triệt phá đường dây cá độ bóng đá quy mô 2.000 tỷ đồng
Tin nóng 17/11/2024 23:14