Chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11: Vì sự nghiệp "trồng người" để đất nước hùng cường

(LĐTĐ) Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu đã dạy: "Vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây; Vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người". Vì vậy, Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 không chỉ là dịp để xã hội tôn vinh những người hoạt động trong ngành Giáo dục, học trò thể hiện lòng thành kính “tôn sư trọng đạo” mà còn là dịp để chúng ta nhìn lại sự nghiệp "trồng người" nhằm phát huy những kết quả đã đạt được, khắc phục những hạn chế để đưa ngành Giáo dục và Đào tạo phát triển góp phần vì mục tiêu đất nước hùng cường; Thủ đô Văn hiến- Văn minh- Hiện đại.
Lịch sử Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 Người thắp chữ và tình yêu thương cho các trẻ em nghèo Cảm động nghĩa cử đẹp của các thầy cô nhân Ngày Nhà giáo

Nghề cao quý, thiêng liêng

Người thầy - mọi thời đại đều xác định là một nghề cao quý, thiêng liêng bởi đối tượng lao động của người thầy chính là nhân cách, tâm hồn, thể chất con người. Phương pháp lao động của người thầy là nêu gương, cảm hóa học sinh bằng tư tưởng, tình cảm và vốn tri thức hiểu biết của mình… để tạo ra “sản phẩm” đặc biệt là những con người theo đúng nghĩa “có tâm, có tầm và có tài”.

Chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11: Vì sự nghiệp "trồng người" để đất nước hùng cường
Sinh thời Bác Hồ đã dạy: "Vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây; Vì lợi ích trăm thì phải trồng người". Kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam không chỉ để xã hội tôn vinh các thầy, cô mà còn là dịp chúng ta nhìn lại sự nghiệp "trồng người" để biến khát vọng đất nước hùng cường thành hiện thực.

Bác Hồ đã nhiều lần khẳng định tầm quan trọng chiến lược của công tác giáo dục, đào tạo là phương sách chăm lo lợi ích trăm năm, lâu bền của quốc gia dân tộc. Ngay từ những ngày đầu thành lập nước và trong những năm tháng chiến tranh ác liệt, Đảng và Chính phủ vẫn lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng một nền giáo dục tiên tiến. Đội ngũ nhà giáo Việt Nam đã tích cực tham gia vào sự nghiệp cách mạng như những chiến sĩ trên mặt trận giáo dục, đào tạo các thế hệ con người mới xã hội chủ nghĩa, góp phần xứng đáng vào thắng lợi của các cuộc kháng chiến của dân tộc và công cuộc xây dựng đất nước từng bước tiến lên theo con đường định hướng xã hội chủ nghĩa.

Một dân tộc không thể đứng vững nếu không có nền tảng tri thức. Một xã hội khó có thể tồn tại và phát triển nếu không có những người thầy - những người “chở đạo”, “trồng người”, ươm mầm tri thức. Vì vậy, “tôn sư trọng đạo”, truyền thống hiếu học đã trở thành một trong những nét đẹp nhất của văn hóa Việt, là thước đo phẩm chất nhân bản của dân tộc, thước đo giá trị đạo đức của mỗi con người. Nét đẹp ấy được kết tinh, hun đúc từ trong lịch sử hàng ngàn năm của dân tộc và vẫn tiếp tục được tiếp nối từ thế hệ này qua thế hệ khác.

Với truyền thống “tôn sư trọng đạo” của dân tộc, Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 hàng năm trở thành ngày lễ quan trọng không chỉ với những người làm công tác giáo dục mà còn là dịp để các thế hệ học trò cũng như toàn xã hội tri ân các thế hệ thầy, cô giáo.

Kỷ niệm 41 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11:  Tri ân những “người lái đò” thầm lặng
Nghề giáo, luôn là nghề cao quý, thiêng liêng.

Trải qua mấy nghìn năm lịch sử, nhân cách và trí tuệ của các thế hệ nhà giáo đã kết tinh thành Đạo “làm thầy” rạng ngời trong dòng chảy văn hóa Việt Nam. Còn sáng mãi trong tâm thức dân tộc hình ảnh những nhà giáo mẫu mực như Chu Văn An, Nguyễn Đình Chiểu và người thầy, người lãnh tụ vĩ đại Hồ Chí Minh.

Lịch sử cũng in đậm dấu ấn của những nhà giáo Thủ đô làm theo lời Bác, trở thành những chiến sĩ không chỉ mặt trận giáo dục, văn hóa, tư tưởng mà còn trên chiến tuyến đầy hy sinh gian khổ vì độc lập tự do của Tổ quốc.

Tri ân “người lái đò” thầm lặng

Kỷ niệm 41 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam năm nay, ở Hà Nội, đã có nhiều hoạt động ý nghĩa, thiết thực được tổ chức để tri ân các thầy cô giáo. Theo đó, nhằm chia sẻ khó khăn với các nhà giáo có hoàn cảnh khó khăn, mắc bệnh nan y, hiểm nghèo; Ban lãnh đạo Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội cùng Công đoàn ngành Giáo dục Hà Nội đã chỉ đạo các đơn vị trực thuộc quan tâm, chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho cán bộ, giáo viên, nhân viên trong toàn ngành, đặc biệt là cán bộ, giáo viên, nhân viên có hoàn cảnh khó khăn.

Các Phòng GD&ĐT quận, huyện, thị xã, các cấp Công đoàn cơ sở và các nhà trường cũng tổ chức thăm hỏi, tri ân các nhà giáo đã nghỉ chế độ. Ủy ban nhân dân các quận, huyện, thị xã tổ chức Hội nghị biểu dương, khen thưởng các điển hình tiên tiến, nhà giáo mẫu mực tiêu biểu năm học 2022 - 2023 và có nhiều hoạt động có ý nghĩa nhằm ghi nhận, tôn vinh sự nỗ lực, những đóng góp tích cực của đội ngũ giáo viên cho sự nghiệp GD&ĐT của Thủ đô.

Kỷ niệm 41 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11:  Tri ân những “người lái đò” thầm lặng
Những thành tích ngành GD&ĐT Thủ đô đạt được thời gian qua có phần đóng góp công sức rất lớn của các thầy cô giáo đã và đang miệt mài, thầm lặng, cống hiến cho sự nghiệp “trồng người”

Trước đó, ngày 15/11, Sở GD&ĐT Hà Nội đã long trọng tổ chức Lễ tuyên dương điển hình tiên tiến, nhà giáo tiêu biểu ngành GD&ĐT Hà Nội năm 2023. Tại buổi lễ, đã có 10 tập thể, 3 cá nhân được tặng thưởng Huân chương Lao động của Chủ tịch nước; 8 tập thể được tặng Cờ Thi đua xuất sắc, 23 tập thể và 16 cá nhân được tặng Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ; 11 Phòng GD&ĐT quận, huyện, thị xã được tặng Cờ thi đua xuất sắc của Ủy ban nhân dân Thành phố…

Theo Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội Trần Thế Cương, thời gian qua, sự nghiệp GD&ĐT Thủ đô đã có nhiều khởi sắc với những kết quả đạt được toàn diện ở các cấp học, ngành học. Quy mô giáo dục tiếp tục phát triển. Học sinh Hà Nội đã khẳng định vị trí dẫn đầu cả nước trong các kỳ thi học sinh giỏi quốc gia, quốc tế. Công tác giáo dục thẩm mỹ, đạo đức, lối sống, văn hóa ứng xử trong môi trường giáo dục, xây dựng trường học hạnh phúc được quan tâm... Những thành tích, vinh dự đó có phần đóng góp công sức rất lớn của các thầy cô giáo đã và đang miệt mài, thầm lặng, cống hiến cho sự nghiệp “trồng người”.

Ngành GD&ĐT và mỗi nhà giáo Thủ đô đã và đang góp phần tạo dựng nên những truyền thống tốt đẹp. Nhiệm vụ cao cả của người thầy là phát huy và truyền lại cho thế hệ trẻ những tinh hoa văn hóa của nhân loại và của dân tộc mình; là cầu nối giữa quá khứ với hiện tại và tương lai. Những đặc điểm đã làm cho nghề dạy học trở thành nghề cao quý và được xã hội tôn trọng, góp phần hun đúc nên tâm hồn Việt Nam qua các thời đại, như Cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã từng khẳng định: “… giáo dục là nhân tố có tầm quan trọng bậc nhất, góp phần làm nên không chỉ sự nghiệp của một con người mà còn là động lực làm nên lịch sử của một dân tộc...”.

Chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11: Vì sự nghiệp "trồng người" để đất nước hùng cường
"Học sinh hôm nay thế giới ngày mai", do vậy trách nhiệm của các thầy, cô giáo càng nặng nề

"Người thầy giáo luôn có vị trí và vai trò quan trọng trong đời sống của mỗi con người, là những nhân tố căn bản nhất trong sự nghiệp GD&ĐT. Các nhà giáo tự hào về nghề, tự nguyện nhận trọng trách, bằng tất cả trái tim và nghị lực dành cho sự nghiệp “trồng người”. Chính các nhà giáo đã tạo dựng nền móng thành công của các thế hệ học trò, đặt dấu ấn quan trọng, góp phần vào công cuộc đổi mới thành công. Trở thành người thầy giáo, xứng đáng là thầy giáo, là đích của cuộc đời mỗi người đã chọn cho mình nghề dạy học”, Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội bày tỏ.

Kế thừa truyền thống tự hào của dân tộc, tiếp bước các bậc hiền nhân, Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội mong muốn toàn thể đội ngũ nhà giáo hãy phát huy phẩm chất tốt đẹp, luôn nêu cao tấm gương đạo đức trong sáng của người thầy, cùng quyết tâm, cố gắng để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ xứng đáng với vinh dự, tự hào là nhà giáo Thủ đô nghìn năm văn hiến. Ngành GD&ĐT Thủ đô quyết tâm phấn đấu hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ năm học và các chỉ tiêu công tác của Thành phố đã đề ra.

Đại văn hào Tagor đã nói: “Bồi dưỡng một người thầy thì sẽ được cả một thế hệ”. Cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng cũng đã từng khẳng định: “Nghề nhà giáo là nghề cao quý nhất trong những nghề cao quý, sáng tạo nhất trong những nghề sáng tạo”. Nhân kỷ niệm 41 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, kính chúc các thầy cô giáo sức khỏe, hạnh phúc và thành công; tiếp tục hoàn thành xuất sắc sứ mệnh vẻ vang của mình, đó là sự nghiệp trồng người như lời di huấn của Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu.

T.P

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Khai mạc Liên hoan phim quốc tế Hà Nội lần thứ VII: Điểm đến của điện ảnh sáng tạo

Khai mạc Liên hoan phim quốc tế Hà Nội lần thứ VII: Điểm đến của điện ảnh sáng tạo

(LĐTĐ) Liên hoan phim không chỉ là sự kiện văn hóa đặc sắc mà còn góp phần thúc đẩy phát triển bền vững ngành công nghiệp điện ảnh Việt Nam, giúp điện ảnh Việt khẳng định vị thế trên bản đồ thế giới và ghi dấu ấn trong hội nhập quốc tế.
Triển lãm về các di sản Việt Nam được UNESCO công nhận qua thước phim điện ảnh

Triển lãm về các di sản Việt Nam được UNESCO công nhận qua thước phim điện ảnh

(LĐTĐ) Ngày 7/11, tại Trung tâm Chiếu phim Quốc gia, 87 Láng Hạ, đã diễn ra lễ khai mạc triển lãm ảnh “Các di sản của Việt Nam được UNESCO công nhận - Trải nghiệm qua các thước phim điện ảnh” trong khuôn khổ Liên hoan Phim Quốc tế Hà Nội lần thứ VII.
Đa dạng các hoạt động kỷ niệm 70 năm thành lập ngành GD&ĐT Hà Nội

Đa dạng các hoạt động kỷ niệm 70 năm thành lập ngành GD&ĐT Hà Nội

(LĐTĐ) Chào mừng kỷ niệm 70 năm thành lập ngành Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội (1954 - 2024), sẽ có nhiều hoạt động ấn tượng được tổ chức.
Sức hút mạnh mẽ từ Bảo tàng Lịch sử Quân sự

Sức hút mạnh mẽ từ Bảo tàng Lịch sử Quân sự

(LĐTĐ) Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam không chỉ gây ấn tượng với khách tham quan bởi kiến trúc hiện đại, trưng bày nhiều hiện vật bao gồm cả bảo vật quốc gia, mà còn là nơi bồi đắp tinh thần yêu nước và tự hào dân tộc cho người dân.
Tìm giải pháp quản lý giao thông tĩnh trong "không gian" hẹp

Tìm giải pháp quản lý giao thông tĩnh trong "không gian" hẹp

(LĐTĐ) Là một quận nội đô có mật độ dân cư lớn, số dân khoảng 317.000 người cư trú và 100.000 người đến làm việc học tập, gần đây, tại quận Hai Bà Trưng, sự phát triển kinh tế và gia tăng dân số đã dẫn đến phát triển bùng nổ số lượng các phương tiện giao thông cá nhân.
Đại biểu Quốc hội: Cần có cơ chế tính giá điện linh hoạt theo giờ, vị trí, nguồn cấp

Đại biểu Quốc hội: Cần có cơ chế tính giá điện linh hoạt theo giờ, vị trí, nguồn cấp

(LĐTĐ) Đóng góp ý kiến vào dự án Luật Điện lực (sửa đổi), các đại biểu Quốc hội cho rằng, cần xây dựng cơ chế tính giá điện linh hoạt và khuyến khích sử dụng hiệu quả, tiết kiệm. Các quyết định điều chỉnh giá điện nên được công khai minh bạch, và có sự tham gia giám sát của cơ quan quản lý Nhà nước.
Thủ tướng yêu cầu chủ động ứng phó bão YINXING

Thủ tướng yêu cầu chủ động ứng phó bão YINXING

(LĐTĐ) Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Công điện số 114/CĐ-TTg ngày 7/11/2024 của Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các bộ, ngành, địa phương liên quan chủ động ứng phó bão YINXING.

Tin khác

Hơn 900 học sinh quận Ba Đình tham dự kỳ thi chọn học sinh giỏi các môn văn hóa lớp 9

Hơn 900 học sinh quận Ba Đình tham dự kỳ thi chọn học sinh giỏi các môn văn hóa lớp 9

(LĐTĐ) Hơn 900 học sinh đến từ 15 trường Trung học cơ sở (THCS) trên địa bàn quận Ba Đình đã tham dự kỳ thi chọn học sinh giỏi cấp quận các môn văn hóa lớp 9 (vòng 1) năm học 2024 - 2025.
Tiếp sức học sinh, sinh viên vượt khó học giỏi

Tiếp sức học sinh, sinh viên vượt khó học giỏi

(LĐTĐ) Những năm qua, phong trào khuyến học, khuyến tài trên địa bàn thành phố Hà Nội đã nhận được sự tham gia hưởng ứng đông đảo của các cấp, ngành, địa phương… Những việc làm thiết thực, ý nghĩa từ phong trào đã góp phần khơi dậy và phát huy truyền thống hiếu học, đồng thời giúp sức học sinh, sinh viên vượt khó học giỏi.
Dự kiến 5 đối tượng được tuyển thẳng vào lớp 10 trung học phổ thông

Dự kiến 5 đối tượng được tuyển thẳng vào lớp 10 trung học phổ thông

(LĐTĐ) Theo dự thảo Thông tư ban hành Quy chế tuyển sinh trung học cơ sở và tuyển sinh trung học phổ thông đang được Bộ Giáo dục và Đào tạo lấy ý kiến, có 5 đối tượng học sinh được tuyển thẳng vào lớp 10 trung học phổ thông.
Nghệ An: Tích cực hưởng ứng cuộc vận động “Học sinh nói không với điện thoại trong buổi học”

Nghệ An: Tích cực hưởng ứng cuộc vận động “Học sinh nói không với điện thoại trong buổi học”

(LĐTĐ) Trong tháng 10, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Nghệ An cùng Công đoàn ngành Giáo dục đã phối hợp phát động cuộc vận động “Học sinh Nghệ An nói không với điện thoại trong buổi học”. Hưởng ứng cuộc vận động này, các trường đã tích cực triển khai và có những chuyển biến rõ nét.
Đưa kiến thức pháp luật đến với học sinh Thủ đô

Đưa kiến thức pháp luật đến với học sinh Thủ đô

(LĐTĐ) Thời gian qua, công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật trong các trường học trên địa bàn thành phố Hà Nội được đặc biệt chú trọng. Bám sát đặc điểm, điều kiện địa phương, nội dung, hình thức tuyên truyền từng bước được đổi mới theo hướng ngắn gọn, dễ hiểu, sinh động và phù hợp với tâm lý, nhận thức của học sinh.
Năm 2025, Đại học Bách khoa Hà Nội dự kiến tổ chức 3 đợt thi đánh giá tư duy

Năm 2025, Đại học Bách khoa Hà Nội dự kiến tổ chức 3 đợt thi đánh giá tư duy

(LĐTĐ) Kỳ thi đánh giá tư duy (TSA) của Đại học Bách khoa Hà Nội được tổ chức theo hướng tinh gọn, hiệu quả, ứng dụng những công nghệ khảo thí tiên tiến, tiếp cận với các kỳ thi đánh giá tư duy hiện đại trên thế giới.
Bộ GD&ĐT cảnh báo việc giả mạo văn bản thông báo tổ chức Giải đạp xe

Bộ GD&ĐT cảnh báo việc giả mạo văn bản thông báo tổ chức Giải đạp xe

(LĐTĐ) Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) khẳng định, Bộ không tổ chức hoặc phối hợp tổ chức Giải đạp xe “Ride To Insprise”.
Nhiều điểm mới trong xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên

Nhiều điểm mới trong xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên

Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành Thông tư số 13/2024/TT-BGDĐT quy định tiêu chuẩn, điều kiện xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non, phổ thông công lập và giáo viên dự bị đại học.
Kiến tạo chính sách để thu hút, phát triển đội ngũ nhà giáo

Kiến tạo chính sách để thu hút, phát triển đội ngũ nhà giáo

(LĐTĐ) Luật Nhà giáo kiến tạo một số chính sách mới, chính sách đột phá để thu hút, phát triển đội ngũ nhà giáo, giúp nhà giáo yên tâm công tác, cống hiến với nghề; đảm bảo sự thống nhất trong quản lý nhà giáo công lập và nhà giáo ngoài công lập; chuẩn hóa và nâng cao chất lượng nhà giáo, lấy đó làm yếu tố quan trọng để nâng cao chất lượng giáo dục.
Giải quyết trên tinh thần bảo đảm quyền lợi cho học sinh

Giải quyết trên tinh thần bảo đảm quyền lợi cho học sinh

(LĐTĐ) Liên quan đến việc Trường Trung học phổ thông (THPT) Tô Hiến Thành (quận Hà Đông) tuyển sinh lớp 10 năm học 2024 - 2025 khi chưa được phép của cơ quan quản lý, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội đã khẩn trương làm việc với các bên liên quan để tìm hướng giải quyết trên tinh thần bảo đảm quyền lợi cho học sinh.
Xem thêm
Phiên bản di động