XỬ LÝ VI PHẠM VỀ RƯỢU, BIA, THUỐC LÁ THEO NGHỊ ĐỊNH SỐ 117

Chế tài đã có, chỉ “chờ”… xử nghiêm!

(LĐTĐ) Khi Nghị định số 117/2020/NĐ-CP (Nghị định 117) của Chính phủ có hiệu lực, nhiều người trong giới “bợm nhậu” đứng ngồi không yên vì nhiều quy định mới chặt chẽ hơn. Theo đó, lực lượng chức năng sẽ chính thức phạt tiền các hành vi xúi giục, kích động, lôi kéo, ép buộc người khác uống rượu bia, uống rượu bia trong giờ làm việc… Trên thực tế, đây là quy định cần thiết nhằm giảm thiểu tác hại của rượu bia, tuy nhiên làm thế nào để nghị định đi vào cuộc sống vẫn là dấu hỏi lớn.
Đẩy mạnh việc thực hiện Luật phòng chống tác hại của rượu, bia Thủ tướng chỉ thị tăng cường phòng, chống tác hại của rượu, bia Thay đổi dần hành vi “văn hóa ăn nhậu”

Còn nhiều băn khoăn

Theo Nghị định số 117/2020/NĐ-CP của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế, kể từ ngày 15/11/2020, các hành vi vi phạm quy định về phòng, chống tác hại của rượu, bia, thuốc lá sẽ bị phạt tiền. Cụ thể, Nghị định quy định phạt tiền từ 500.000-1.000.000 đồng đối với hành vi xúi giục, kích động, lôi kéo người khác uống rượu bia.

Đối với các hành vi uống rượu bia trước, trong giờ làm việc, học tập hoặc uống trong lúc nghỉ giữa giờ…sẽ bị phạt tiền từ 1 đến 3 triệu đồng. Phạt tiền từ 3 đến 5 triệu đồng đối với các cơ sở kinh doanh rượu, bia nếu không thực hiện nhắc nhở hoặc không có biển cảnh báo đối với hành khách về việc không điều khiển phương tiện giao thông sau khi uống rượu, bia.

Chế tài đã có, chỉ “chờ”… xử nghiêm!
Nhiều nơi vẫn xảy ra tình trạng sử dụng rượu bia tràn lan (Ảnh chỉ mang tính chất minh họa)

Đối với các hành vi vi phạm quy định về bán, cung cấp rượu, bia bị phạt tiền đến 20 triệu đồng và áp dụng xử phạt bổ sung tước giấy phép từ 1 đến 3 tháng. Tương tự, các hành vi vi phạm quy định về quảng cáo rượu bia bị phạt tiền từ 15 đến 40 triệu đồng và áp dụng xử phạt bổ sung đồng thời buộc phải khắc phục hậu quả.

Ngoài ra, Nghị định cũng quy định người đứng đầu cơ quan, tổ chức sẽ bị phạt tiền từ 3-5 triệu đồng khi không tổ chức thực hiện các biện pháp phòng, chống tác hại của rượu, bia trong cơ quan, tổ chức. Bị phạt tiền từ 3-5 triệu đồng khi không thực hiện các biện pháp phòng, chống tác hại của rượu bia.

Nghị định số 117/2020/NĐ-CP của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế chính thức có hiệu lực được coi là bước tiến bộ lớn, nhưng cũng đặt các cơ quan thực thi pháp luật vào thử thách trong cuộc chiến chống lạm dụng rượu, bia, thuốc lá. Ngoài việc cấm uống rượu, bia tại địa điểm không uống rượu, bia theo quy định của pháp luật thì một trong những quy định được xem là tiến bộ nhất của luật này là cấm “xúi giục, kích động, lôi kéo, ép buộc người khác uống rượu, bia”…

Việc ép buộc người khác uống rượu, bia rõ ràng là hành vi không tốt, luật cấm là đúng. Vấn đề đặt ra là thực thi điều khoản này bằng cách nào? Nhiều ý kiến thắc mắc thế nào là hành vi xúi giục, kích động, lôi kéo, ép buộc người khác uống rượu, bia? Nếu không được hướng dẫn cụ thể sẽ khó chấp hành và cũng khó xử lý trên thực tế.

Anh Lê Văn Bằng (29 tuổi, Kĩ sư xây dựng, sinh sống tại quận Bắc Từ Liêm) nói: “Nghiêm cấm rủ rê, lôi kéo, ép uống rượu, bia, nhưng nếu có người vi phạm thì cơ quan nào đứng ra xử lý? Khi hay tin luật quy định về cấm ép uống rượu, bia, tôi rất mừng.

Tôi vốn uống được ít, mà đặc thù nghề nghiệp phải quan hệ rộng, hễ mỗi lần tiếp khách hay tiếp bạn bè là bị ép uống say mèm. Hiện giờ, mùa tiệc tùng cuối năm đã đến, nhưng không chắc điều luật trên sẽ được những “bạn nhậu” lưu ý, để không ép người khác uống”.

Anh Nguyễn Quang Vinh (32 tuổi, Cầu Giấy) cho biết, hầu như chiều nào anh cũng rủ bạn bè đi uống vài cốc bia hơi. Khi Nghị định 117 chính thức có hiệu lực, anh Vinh cũng băn khoăn không biết việc gọi bạn đến nhậu, mời bia như thế có bị xem là xúi giục người khác uống rượu, bia hay không? Anh này thắc mắc: “Không lẽ giờ trước khi ngồi vào bàn nhậu phải làm cam kết, tờ trình chứng minh rằng những người có mặt trên bàn nhậu đều là tự nguyện. Giờ cấm lôi kéo, ép uống thì việc nhắn tin, gọi nhau đi nhậu có bị cấm không? Mà cấm như thế nào cũng phải có quy định rõ ràng, để người dân biết”.

Trên thực tế, về sự cần thiết ban hành và thực thi một cách nghiêm túc những quy định nói trên là điều được khẳng định nếu chúng ta biết rằng mức độ tiêu thụ rượu, bia tại Việt Nam đang ở mức báo động, bình quân đầu người (trên 15 tuổi ở cả nam và nữ) quy đổi theo cồn nguyên chất là 8,3 lít/năm. Theo thống kê năm 2019, cả nước tiêu thụ 305 triệu lít rượu, 4,2 tỷ lít bia/năm. Dự báo sẽ tiếp tục tăng trưởng 5%/năm cho đến năm 2022.

Ngay khi Nghị định 117 được thực thi, nhiều người đã bày tỏ sự đồng tình, ủng hộ quy định này và cho rằng, đây là một biện pháp mạnh để chấm dứt tình trạng lạm dụng rượu, bia, thuốc lá. Trước đó Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia, Nghị định số 100/2019/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt chưa được một số người dân tự giác chấp hành, khi vẫn có những lái xe vi phạm quy định về nồng độ cồn. Sự tăng cường tuần tra, kiểm soát, xử lý hành vi vi phạm quy định về nồng độ cồn của lực lượng Cảnh sát giao thông là chưa đủ. Bởi vậy, Nghị định số 117/2020/NĐ-CP ra đời là hết sức cần thiết.

Theo nghị định này, quyền xử phạt thuộc nhiều lực lượng, ngoài cảnh sát giao thông còn có thanh tra các ngành liên quan; Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các cấp; lực lượng quản lý thị trường đang thi hành công vụ cũng sẽ xử phạt nếu phát hiện hành vi vi phạm... Nếu các cấp chính quyền, cơ quan chức năng vào cuộc quyết liệt, tin rằng tình trạng lạm dụng rượu, bia sẽ sớm chấm dứt.

Cần thiết là như vậy, song có một thực tế là trong khi việc xác định các hành vi vi phạm như uống rượu, bia ngay trước, trong giờ làm việc, học tập và nghỉ giữa giờ làm việc, học tập… là khá dễ dàng, thì với hành vi ép buộc, xúi giục, kích động, lôi kéo người khác uống rượu bia xem ra không đơn giản.

Nói vậy bởi có một thực trạng là ở Việt Nam ta, rượu bia vẫn được coi như là một phương tiện giao lưu mang tính văn hóa. Xưa các cụ có câu “Miếng trầu là đầu câu chuyện”, nay dường như ly rượu, cốc bia… đã thay cho miếng trầu truyền thống. Khó có thể tìm thấy một hoạt động, nghi lễ nào của đời sống xã hội, cộng đồng từ ma chay, hiếu hỷ cho đến khai trương, tổng kết, hội thảo, hội nghị…mà thiếu sự có mặt của bia, rượu.

Thậm chí người ta còn lấy rượu bia làm thước đo cho tình cảm, sự hiếu khách và lòng nhiệt tình, mục đích để khách phải uống thật nhiều, thật say. Và hậu quả là có những vị khách sau những buổi giao lưu như vậy không bao giờ dám quay lại.

Tạo nét đẹp văn hóa mới

Ngoài quy định mới về xử phạt những hành vi vi phạm trong lĩnh vực rượu, bia, Nghị định 117 cũng quy định các mức xử phạt đối với các hành vi vi phạm quy định về phòng chống tác hại của thuốc lá, như: Bán, cung cấp thuốc lá cho người chưa đủ 18 tuổi; vận động, ép buộc người khác sử dụng thuốc lá; không đưa nội dung phòng, chống tác hại của thuốc lá vào kế hoạch hoạt động hằng năm, không đưa quy định cấm hút thuốc lá tại nơi làm việc vào quy chế nội bộ...

Được biết, trước đó, Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá cũng quy định cấm hút thuốc lá ở nơi công cộng. Tại Điều 31 của Luật, việc xử phạt giao cho Uỷ ban nhân dân các cấp. Tại Điều 23 của Nghị định 176, hành vi này bị xử phạt từ 100 nghìn – 300 nghìn đồng. Sau một thời gian triển khai, việc thực hiện không hiệu quả, bởi hành vi hút thuốc lá nơi công cộng diễn ra rất nhiều, nhưng lực lượng xử lý hầu như không có.

Chế tài đã có, chỉ “chờ”… xử nghiêm!
Từ 15/11, uống rượu bia vượt ngưỡng sẽ bị xử phạt nặng (Ảnh: Tuấn Dũng)

Lần này, Nghị định 117 ra đời hy vọng sẽ có những bước tiến mới trong vấn đề xử phạt vi phạm thuốc lá. Đối với Nghị định 117, nội dung các xử phạt vi phạm hành chính liên quan đến thuốc lá quy định từ Điều 25 - Điều 29. Tại Điều 25 quy định về xử phạt vi phạm về địa điểm cấm hút thuốc lá, nếu như trước đây chỉ xử phạt từ 100-200 nghìn đồng thì hiện nay tăng lên từ 200-500 nghìn đồng.

Đáng chú ý, tại Điều 26 nghị định này quy định về mức phạt tiền từ 3 triệu đồng đến 5 triệu đồng đối với hành vi bán, cung cấp thuốc lá cho người chưa đủ 18 tuổi. Vậy, làm thế nào để người bán xác định khách hàng đủ 18 tuổi, theo nhiều ý kiến, đây là vấn đề khó, khi không có quy định người đi mua thuốc lá phải mang theo giấy tờ chứng minh mình đủ 18 tuổi.

Trên thực tế đây không phải là lần đầu tiên những quy định về các hành vi xử phạt được đưa ra nhưng tính khả thi không cao. Đặc biệt là những sai phạm đối với người dưới 18 tuổi. Có thể hiểu rằng, Nghị định 117/2020 hướng đến thể hiện ý chí, tinh thần của luật pháp, “phòng vệ từ xa” trẻ em nghiện ngập thuốc lá, rượu bia.

Tuy nhiên, theo nhiều người đánh giá, Nghị định 117/2020 khi đi vào cuộc sống sẽ gặp không ít khó khăn khi thực hiện. Đơn cử như Nghị định 117 có điều khoản xử phạt với hành vi hút thuốc lá với người từ 16 đến dưới 18 tuổi; sử dụng người dưới 18 tuổi mua thuốc lá; người từ 16 đến dưới 18 tuổi uống rượu bia; bán rượu bia cho người dưới 18 tuổi.

“Tuy nhiên, việc xử phạt với hành vi liên quan thuốc lá, rượu bia trong thực tế là rất khó khăn vì từ phía người có thẩm quyền xử phạt thì không có mặt tại thời điểm vi phạm; việc xác định tuổi của đối tượng là khó khăn vì không thể yêu cầu người mua thuốc lá, rượu bia phải trình chứng minh nhân dân hay giấy khai sinh... Muốn xử lý vi phạm phải đưa đối tượng đến nơi làm việc để lập biên bản xử phạt... Và các việc này khó khả thi”, anh Lê Hữu Phú, phường Mễ Trì, quận Nam Từ Liêm bày tỏ.

Trở lại việc xác định xử phạt, như trên đã nói, việc nhận diện hành vi này không hề đơn giản, mặc dù nó diễn ra khá phổ biến. Theo bà Trần Thị Trang, Phó vụ trưởng Pháp chế Bộ Y tế, việc thực hiện các quy định của Nghị định 117/2020/NĐ-CP đều có các hướng dẫn cụ thể. Do đó, việc phân tích, xác minh nhận diện những hành vi ép buộc, xúi giục, kích động, lôi kéo người khác uống rượu bia cũng có cơ sở để thực hiện.

Pháp luật cũng cho phép người dân có thể chụp ảnh, quay phim, ghi hình… để làm bằng chứng phản ánh với cơ quan có thẩm quyền. Chính người bị ép buộc cũng có thể báo cáo, cơ quan chức năng sẽ xác minh, nếu đúng sẽ xử phạt.

Tuy nhiên, chúng ta đều biết mục đích của việc xử phạt trước hết nhằm định hướng, điều chỉnh hành vi, để người dân có ý thức rằng đây là hành vi bị cấm và không vi phạm. Những quy định nói trên cũng là cơ sở để người dân ngăn chặn, tố giác những hành vi vi phạm. Người bị ép cũng có cơ sở pháp luật để từ chối.

Nói cách khác, việc xác minh, xử phạt và tiến tới hạn chế, loại trừ hành vi ép buộc, xúi giục, kích động, lôi kéo người khác uống rượu, bia phụ thuộc rất nhiều vào nhận thức hành động của mỗi người và cộng đồng. Mặt khác, những vi phạm được phát hiện, xử phạt nghiêm sẽ tạo hiệu ứng tốt trong xã hội, cộng đồng.

Tin rằng, quy định xử phạt nghiêm khắc hành vi ép người khác uống rượu bia ngay trước, trong giờ làm việc, học tập tại Nghị định 117/2020/NĐ-CP sẽ đi vào cuộc sống, tương tự như những quy định trước đây là bắt buộc đội mũ bảo hiểm, không uống rượu bia khi lái xe... tạo thành nét đẹp văn hóa mới trong xã hội../

Tuấn Dũng – Kim Tiến

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Gần 1.000 người hưởng ứng hiến máu Ngày Chủ nhật đỏ cùng Amway Việt Nam

Gần 1.000 người hưởng ứng hiến máu Ngày Chủ nhật đỏ cùng Amway Việt Nam

(LĐTĐ) Amway Việt Nam tiếp tục phối hợp với báo Tiền Phong và Bệnh viện Quân y 175 tổ chức chương trình hiến máu Chủ nhật đỏ tại Amway Center Thành phố Hồ Chí Minh. Sự kiện thu hút gần 1.000 nhân viên, nhà phân phối và khách hàng của Amway tham gia, đóng góp hơn 400 đơn vị máu vào quỹ máu của bệnh viện, bệnh xá Đảo Trường Sa.
Ban Vận động cứu trợ Trung ương đã tiếp nhận 1.628 tỷ đồng từ các tập thể, cá nhân

Ban Vận động cứu trợ Trung ương đã tiếp nhận 1.628 tỷ đồng từ các tập thể, cá nhân

(LĐTĐ) Tính đến 17h ngày 20/9, tài khoản của Ban Vận động cứu trợ Trung ương đã tiếp nhận tổng số tiền ủng hộ là 1.628 tỷ đồng từ các tập thể, cá nhân trong và ngoài nước.
Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc bắt đầu từ tư duy và hành động

Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc bắt đầu từ tư duy và hành động

(LĐTĐ) Nhìn lại hơn 4.000 năm lịch sử, đặc biệt kể từ khi Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Bản Tuyên ngôn Độc lập ngày 2/9/1945 khai sinh ra Nhà nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa đến nay dân tộc ta đã giành được nhiều thành tựu: Giải phóng dân tộc; thống nhất đất nước; bảo vệ toàn vẹn chủ quyền lãnh thổ; tạo môi trường hòa bình, hữu nghị, hợp tác, nâng tầm vị thế Việt Nam trên trường quốc tế; hội nhập toàn diện vào kinh tế toàn cầu và quy mô nền kinh tế ngày càng lớn; đời sống nhân dân ngày càng ấm no, hạnh phúc.
Khơi dậy tình yêu và khát vọng phát triển Thủ đô

Khơi dậy tình yêu và khát vọng phát triển Thủ đô

(LĐTĐ) Chiều 20/9, tại Trường THPT Việt Đức, Báo Hànộimới đã tổ chức buổi Gặp mặt, giao lưu trực tuyến nhân chứng lịch sử với chủ đề "Hà Nội, 70 năm dựng xây và phát triển".
Chính thức triển khai tiêm vắc xin sốt xuất huyết tại Việt Nam

Chính thức triển khai tiêm vắc xin sốt xuất huyết tại Việt Nam

(LĐTĐ) Ngày 20/9, Hệ thống tiêm chủng VNVC chính thức ra mắt và triển khai tiêm vắc xin sốt xuất huyết của Takeda, Nhật Bản cho trẻ em từ 4 tuổi và người lớn tại gần 200 trung tâm hiện đại trên toàn quốc.
“Con quay Đại chiến VASI 2024”: Thúc đẩy bước tiến mới trong ngành công nghiệp chế tạo

“Con quay Đại chiến VASI 2024”: Thúc đẩy bước tiến mới trong ngành công nghiệp chế tạo

(LĐTĐ) Nằm trong khuôn khổ Triển lãm FBC ASEAN 2024, ngày 19/9 vừa qua, tại Trung tâm Triển lãm quốc tế I.C.E (Hà Nội), Hiệp hội Công nghiệp hỗ trợ Việt Nam (VASI) cùng các đối tác đã tổ chức cuộc thi “Con quay Đại chiến VASI 2024”. Cuộc thi được đánh giá là một sân chơi sáng tạo, thúc đẩy những bước tiến mới trong ngành công nghiệp chế tạo Việt Nam.
LĐLĐ quận Hoàng Mai thăm, tặng quà nhân dân bị ngập lụt tại Sơn Tây

LĐLĐ quận Hoàng Mai thăm, tặng quà nhân dân bị ngập lụt tại Sơn Tây

(LĐTĐ) Ngày 20/9, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thị xã Sơn Tây phối hợp cùng LĐLĐ quận Hoàng Mai đã tới thăm, tặng quà nhân dân bị ngập lụt do ảnh hưởng của cơn bão số 3 tại xã Xuân Sơn.

Tin khác

Nhà ở riêng lẻ tại TP.HCM được phép xây dựng tối đa 1 tầng hầm

Nhà ở riêng lẻ tại TP.HCM được phép xây dựng tối đa 1 tầng hầm

(LĐTĐ) Sau thời gian dài, vướng mắc về cấp phép xây dựng, công trình có tầng hầm trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) cũng đã được tháo gỡ.
Chung cư và “phép thử” trong cơn bão

Chung cư và “phép thử” trong cơn bão

(LĐTĐ) Căn hộ chung cư là một phần không thể thiếu của các khu đô thị lớn, tuy nhiên đi đôi với sự bùng nổ của loại hình nhà ở này là câu chuyện về kiểm soát chất lượng. Những hình ảnh được chia sẻ rộng rãi sau cơn bão số 3 vừa qua cho thấy rõ việc thi công không đảm bảo quy trình, làm việc thiếu trách nhiệm của chủ đầu tư một số dự án trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Gỡ vướng cấp phép xây dựng phần hầm tại TP.HCM

Gỡ vướng cấp phép xây dựng phần hầm tại TP.HCM

(LĐTĐ) Trong quá trình lập quy hoạch chung Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) đến năm 2040, tầm nhìn đến năm 2060, đã xuất hiện nhiều bất cập, khó khăn, vướng mắc về không gian ngầm và việc cấp giấy phép xây dựng đối với công trình có tầng hầm trên địa bàn Thành phố.
Hà Nội: Tập trung giải tỏa ngay cây gãy, đổ do bão số 3

Hà Nội: Tập trung giải tỏa ngay cây gãy, đổ do bão số 3

(LĐTĐ) Sở Xây dựng Hà Nội vừa có văn bản về việc phối hợp triển khai các biện pháp khắc phục, giải toả cây xanh gãy, đổ sau bão số 3 trên địa bàn Thành phố.
Toàn hệ thống chính trị huyện Thanh Trì chung sức khắc phục hậu quả bão số 3

Toàn hệ thống chính trị huyện Thanh Trì chung sức khắc phục hậu quả bão số 3

(LĐTĐ) Do có sự chỉ đạo và triển khai bài bản về ứng phó với cơn bão số 3 từ Ban Chỉ đạo Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN) huyện Thanh Trì, cả hệ thống chính trị của huyện đã vào cuộc; các xã, thị trấn, đoàn thể, các lực lượng chủ chốt trực 24/24 giờ để ứng phó bão. Đến nay, công tác khắc phục sau cơn bão đã đạt được nhiều kết quả tích cực.
Quận Hà Đông chủ động khắc phục hậu quả của cơn bão số 3

Quận Hà Đông chủ động khắc phục hậu quả của cơn bão số 3

(LĐTĐ) Ngay sau khi bão số 3 đi qua, quận Hà Đông đã chỉ đạo các cơ quan chức năng, địa phương, tổ dân phố tập trung lực lượng ứng trực và hỗ trợ người dân kịp thời khắc phục các hậu quả sau bão.
Hà Nội: Khẩn trương khắc phục 14.660 cây đổ và cành gãy trên toàn địa bàn

Hà Nội: Khẩn trương khắc phục 14.660 cây đổ và cành gãy trên toàn địa bàn

(LĐTĐ) Bão số 3 với hình thái thời tiết và thiên tai bất lợi đã gây nhiều hư hại đến hệ thống cây xanh của Thành phố, ngay sau khi bão tan, trong sáng ngày 8/9, lực lượng chức năng các địa phương đã khẩn trương xử lý tình trạng cây xanh gãy đổ, đảm bảo an toàn giao thông.
Đã giải quyết hơn 4,5 triệu hồ sơ dịch vụ công trực tuyến

Đã giải quyết hơn 4,5 triệu hồ sơ dịch vụ công trực tuyến

(LĐTĐ) Từ đầu năm đến nay, ngành Công an đã giải quyết hơn 4,5 triệu hồ sơ dịch vụ công trực tuyến, trong đó 8 tháng năm 2024 đã giải quyết 476.993 hồ sơ dịch vụ công trực tuyến, đạt tỷ lệ 99,01%.
Hà Nội: Khắc phục tình trạng cây xanh gãy đổ, ứng trực sớm tại các điểm ngập úng trước khi bão số 3 đổ bộ

Hà Nội: Khắc phục tình trạng cây xanh gãy đổ, ứng trực sớm tại các điểm ngập úng trước khi bão số 3 đổ bộ

(LĐTĐ) Tính đến trưa 7/9, các sự cố cây gãy đổ do bão số 3 gây ra đã được địa phương của Hà Nội xử lý kịp thời, không gây ảnh hưởng đến an ninh trật tự, trật tự, an toàn giao thông trên địa bàn. Các xí nghiệp thoát nước cũng đã triển khai lực lượng ứng trực tại các điểm tiềm ẩn úng ngập trên địa bàn.
Xử lý nhiều trường hợp trông xe trái phép khu vực phố đi bộ hồ Hoàn Kiếm

Xử lý nhiều trường hợp trông xe trái phép khu vực phố đi bộ hồ Hoàn Kiếm

(LĐTĐ) Trong 3 ngày đầu tiên của kỳ nghỉ lễ Quốc khánh, từ 31/8 đến 2/9, Đội Cảnh sát giao thông, trật tự - Công an quận Hoàn Kiếm (Hà Nội) đã phát hiện và xử lý 94 trường hợp vi phạm trật tự an toàn giao thông. Trong đó có 15 trường hợp lấn chiếm vỉa hè để kinh doanh buôn bán, 12 trường hợp chiếm dụng vỉa hè trông giữ xe trái phép...
Xem thêm
Phiên bản di động