Chi phí mặt bằng đè nặng, chủ trường mầm non ngậm ngùi rao bán từng cái bàn, ghế

(LĐTĐ) Dịch Covid-19 kéo dài khiến hoàng loạt trường mầm non tư thục ở thành phố Hồ Chí Minh buộc phải đóng cửa, doanh thu không có nhưng chi phí mặt bằng, điện nước… cứ cộng dồn từng ngày. Nhiều chủ trường rơi vào kiệt quệ buộc phải rao bán trường, chấp nhận giải thể.
Thành phố Hồ Chí Minh chỉ đạo khẩn tăng cường kiểm soát di biến động dân cư Gần 38.000 người lao động quay lại thành phố Hồ Chí Minh sau dịch Người lao động ở thành phố Hồ Chí Minh băn khoăn chuyện về quê đón Tết

Chưa dạy ngày nào đã phải bán trường

Hơn 1 tuần qua, anh Lê Vân Truyền (40 tuổi, ngụ quận Bình Thạnh) không có ngày nào ngủ ngon khi phải sang nhượng "đứa con" tâm huyết của mình – một ngôi trường mầm non. Kể từ khi dịch Covid-19 bùng phát từ năm 2020 đến nay, chưa ngày nào ngôi trường của anh Truyền có một buổi khai giảng như mong muốn.

Anh Truyền kể, trường mầm non tư thục của anh được hoàn thành từ cuối năm 2020 với diện tích 500 m2, gồm nhiều phòng như khu vui chơi, khu bếp, khu nhà ăn, phòng ngủ, phòng học… Khi đó mọi trang thiết bị như bàn ghế, bếp nấu ăn, đồ chơi cho bé, đồ trang trí đều được chuẩn bị đầy đủ, chỉ chờ đến ngày để đón trẻ đến trường.

Xác định sẽ gắn bó với mái trường lâu dài, anh Truyền không ngần ngại vay mượn để đầu tư xây dựng với chi phí lên đến 7 tỷ đồng. Sau thời gian dịch bệnh, không thể trụ được nữa anh Truyền mới bất đắc dĩ bán lại mọi tài sản có trong trường để trả lại mặt bằng. Từ cái bàn, ghế, tủ đồ… mọi thứ đều mới tinh, vì trường chưa đón học sinh ngày nào kể từ khi hoàn thành vào cuối 2020.

Chi phí mặt bằng đè nặng, chủ trường mầm non ngậm ngùi rao bán từng cái bàn, ghế
Anh Truyền chỉ biết đứng ngậm ngùi nhìn người khác đến mua từng cái bàn, cái ghế trong ngôi trường chưa từng có bóng dáng học sinh.

“Mỗi ngày tôi phải bù lỗ tiền mặt bằng, hư hao vật chất hơn 100 triệu đồng. Bây giờ cũng không còn phương án nào, mặt bằng trường thì đẹp nhưng vì dịch nên không thể nào tiếp tục được nữa”, anh Truyền buồn bã chia sẻ.

Có phần may mắn hơn, chị Hà Ngọc Nga – chủ trường Tatuschool Montessori Children's House ở quận 9 cho biết, dù không được hoạt động từ đầu năm đến nay, nhưng chị vẫn chưa rơi vào cảnh cùng cực phải sang nhượng lại trường như một số chủ trường khác hiện tại.

“Tôi bỏ nghề làm báo để ra làm giáo dục với mơ ước xây dựng một ngôi trường mầm non theo kiểu hiện đại, nhưng chỉ sau 3 tuần hoạt động thuận buồm xuôi gió, dịch bệnh ập đến, nghỉ Tết thành… nghỉ hè. Khoảng thời gian từ đó đến nay là những lần hoạt động ngắt quãng trong lo âu thấp thỏm không biết bao giờ mới được hoạt động trở lại”, chị Nga chia sẻ.

Chi phí mặt bằng đè nặng, chủ trường mầm non ngậm ngùi rao bán từng cái bàn, ghế
Trường Tatuschool Montessori Children's House lúc chưa có dịch, ngày nào cũng tràn ngập tiếng cười đùa. Ảnh: NVCC

Chị Nga kể, sau khi nghỉ việc vào năm 2018, chị cùng chồng bán một miếng đất để đầu thư xây dựng một ngôi trường mầm non theo phong cách quốc tế. Ròng rã một năm trời, đến tháng 12/2019 ngôi trường mầm non mang tên Tatuschool Montessori Children's House chính thức được hoàn thành và đón những lứa trẻ đầu tiên.

Hoạt động được 3 tuần thì nghỉ Tết Nguyên đán 2020, thế nhưng dịch Covid 19 kéo đến, chị buộc phải đóng cửa để tuân thủ các biện pháp cách ly toàn xã hội của thành phố Hồ Chí Minh. Nhưng lần đóng cửa đó kéo dài đến tận tháng 6/2020, may mắn từ đó đến cuối năm trường của chị vẫn có thể hoạt động bình thường khi dịch Covid-19 được kiểm soát.

“Vừa ăn Tết năm 2021 xong, hai vợ chồng nghĩ chắc tương lai sẽ tốt đẹp hơn, nhưng đâu ngờ dịch lại bùng mạnh hơn như thế. Trường lại phải đóng cửa, đến nay chưa biết ngày nào được mở lại. Nếu phải đóng cửa thêm 2 tháng nữa, chắc tôi không thể trụ được”, chị Nga bộc bạch.

Giáo viên bỏ nghề, đi làm thêm kiếm sống

Đóng cửa trường mầm non tư thục không chỉ ảnh hưởng đến chủ trường, mà còn khiến các giáo viên rơi vào cảnh thất nghiệp, nghỉ ở nhà không lương suốt nhiều tháng trời. Chị Hà Ngọc Nga – chủ trường Tatuschool Montessori Children's House cho biết, không ít cô giáo đã phải đổi nghề, đi làm thêm nghề khác để kiếm sống qua ngày vì không biết bao giờ mới được đi làm trở lại.

“Đồng lương của giáo viên không được bao nhiêu đâu, tháng nào vừa đủ cho tháng đó. Đến lúc dịch xảy ra, nhà trường cũng không hỗ trợ được lâu, chỉ vài tháng ban đầu thôi”, chị Nga cho biết thêm.

Chi phí mặt bằng đè nặng, chủ trường mầm non ngậm ngùi rao bán từng cái bàn, ghế
Kể từ khi dịch xảy ra, chị Nga phải đóng cửa trường mà chưa kịp dọn dẹp bàn ghế, đồ đạc đi nơi khác. Ảnh: NVCC

Cùng chung ý kiến, chị Nguyễn Thị Lệ Thảo (37 tuổi, ngụ thành phố Dĩ An, tỉnh Bình Dương) hiện đang là hiệu trưởng của một trường mầm non tại quận 12 cho biết, từ khi nghỉ dịch đến nay nhiều cô giáo đã xuất hiện tâm lý chán nản. Vì nhà trường không hỗ trợ được gì nhiều, mà thời gian để mở cửa đón con trẻ trở lại thì vẫn chưa xác định được, vì thế nhiều giáo viên đã đổi sang nghề khác kiếm sống qua ngày.

“Có cô thì đi làm giúp việc nhà, có cô thì trông trẻ theo buổi, có cô thì bán hàng online… Nói chung bây giờ ai cũng có nghề khác để làm hết rồi. Còn nếu sau này trường mở cửa trở lại, các cô có muốn đi dạy nữa hay không thì tôi không biết được. Vì lương của giáo viên mầm non có khi không bằng thu nhập từ những nghề đó”, chị Thảo cho hay.

Ngoài ra, về vấn đề sau khi mở cửa trở lại, việc tuyển dụng các giáo viên như thế nào, chị Thảo cho biết, nếu sau này mở trường trở lại thì phải đăng tin tuyển dụng mới, các cô giáo dù đã có kinh nghiệm đi chăng nữa thì vẫn phải đào tạo lại, vì 1 năm trời không tham gia giảng dạy nên việc chuyên môn có thể bị sao nhãng.

“Chỉ mong dịch sớm được kiểm soát, để các giáo viên và con trẻ được đến trường trở lại. Chứ bây giờ không được đến trường, vừa tội cho các con trẻ mà cũng khổ cho các cô giáo, hi vọng tháng 1 năm nay dịch kiểm soát cho chúng tôi được đến trường”, chị Thảo chia sẻ.

Minh Tuấn

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Cách tính mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng

Cách tính mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng

(LĐTĐ) Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) vừa có giải đáp thắc mắc của người lao động liên quan đến cách tính mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng.
Tôn vinh giá trị và vị thế của trẻ em gái, thúc đẩy bình đẳng giới

Tôn vinh giá trị và vị thế của trẻ em gái, thúc đẩy bình đẳng giới

(LĐTĐ) Thời gian qua, các quận, huyện trên địa bàn thành phố đã chú trọng công tác tuyên truyền, thực hiện các giải pháp cụ thể, quan tâm, chăm lo hỗ trợ trẻ em gái, đặc biệt là trường hợp có hoàn cảnh khó khăn để nâng cao vị thế của trẻ em gái, thúc đẩy bình đẳng giới, giảm thiểu mất cân bằng giới tính khi sinh.
Bắt hai đối tượng bán mật gấu giả

Bắt hai đối tượng bán mật gấu giả

(LĐTĐ) Trong quá trình điều tra, cơ quan Công an đã tiến hành trưng cầu giám định 5 túi mật thu giữ của 2 đối tượng. Kết quả xác định, số túi mật thu giữ từ các đối tượng và các bị hại đều là mật của lợn.
Tài xế sẽ phải kiểm tra lí thuyết, thực hành khi bị trừ hết điểm bằng lái

Tài xế sẽ phải kiểm tra lí thuyết, thực hành khi bị trừ hết điểm bằng lái

(LĐTĐ) Từ 1/1/2025, Cảnh sát giao thông sẽ chù trì kiểm tra lý thuyết, thực hành với tài xế bị trừ hết điểm bằng lái.
Hà Nội: Triệt phá đường dây nhập lậu hàng nghìn tấn “khí cười”

Hà Nội: Triệt phá đường dây nhập lậu hàng nghìn tấn “khí cười”

(LĐTĐ) Ngày 24/11, Công an thành phố Hà Nội cho biết, lực lượng chức năng vừa triệt phá, bóc gỡ đường dây nhập lậu, tiêu thụ hàng nghìn tấn khí N2O (khí cười) từ nước ngoài về Việt Nam, bắt giữ các đối tượng chủ mưu, cầm đầu để xử lý nghiêm theo quy định pháp luật.
Festival Ninh Bình lần thứ III: Hé lộ sân khấu gây choáng ngợp

Festival Ninh Bình lần thứ III: Hé lộ sân khấu gây choáng ngợp

(LĐTĐ) Chương trình tổng duyệt cho Lễ khai mạc Festival Ninh Bình lần thứ III năm 2024 vừa diễn ra, hé lộ sân khấu hoành tráng gây choáng ngợp, gợi mở những điều bất ngờ hấp dẫn trong sự kiện đáng chờ đợi nhất tại vùng đất Cố đô Hoa Lư.
Nguồn sức mạnh nội sinh to lớn để phát triển Thủ đô Hà Nội

Nguồn sức mạnh nội sinh to lớn để phát triển Thủ đô Hà Nội

(LĐTĐ) Trong suốt chiều dài lịch sử ngàn năm văn hiến của đất Thăng Long, người Hà Nội đã kết tinh bản lĩnh, trí tuệ, sức sáng tạo, phẩm chất thanh lịch tinh tế. Đó chính là những giá trị văn hóa góp phần xây dựng nên một Hà Nội trở thành niềm tự hào của cả nước. Thành ủy Hà Nội cũng luôn nhận thức sâu sắc phát triển văn hóa là nội dung trọng tâm, xuyên suốt, vừa là nhiệm vụ trước mắt, vừa là nhiệm vụ cơ bản và lâu dài. Văn hóa trở thành trọng tâm trong chính sách phát triển của Hà Nội. Đây cũng chính là nguồn sức mạnh nội sinh, động lực tinh thần to lớn để phát triển Thủ đô trong thời gian tới.

Tin khác

Dự kiến một số điểm mới trong quy định thi, cấp chứng chỉ ngoại ngữ

Dự kiến một số điểm mới trong quy định thi, cấp chứng chỉ ngoại ngữ

(LĐTĐ) Bộ Giáo dục và Đào tạo đang lấy ý kiến góp ý vào dự thảo Thông tư ban hành Quy chế về tổ chức thi và cấp chứng chỉ ngoại ngữ theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam.
Học bổng ABG Future Leaders cho các nhà lãnh đạo trẻ

Học bổng ABG Future Leaders cho các nhà lãnh đạo trẻ

(LĐTĐ) Học bổng lãnh đạo trẻ ABG Future Leaders 2025 là một chương trình đặc biệt, nơi các bạn trẻ có cơ hội trao đổi cùng những nhà lãnh đạo và chuyên gia uy tín hàng đầu Việt Nam, được khai phóng tư duy và kết nối với mạng lưới những người trẻ tài năng trên khắp Việt Nam và thế giới.
Lịch thi đánh giá năng lực năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội

Lịch thi đánh giá năng lực năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội

(LĐTĐ) Kỳ thi độc lập, đánh giá năng lực (kỳ thi SPT) năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội sẽ diễn ra trong hai ngày 17 - 18/5, thay vì 1 ngày như các năm trước nhằm tăng khả năng chọn môn thi đồng thời giảm áp lực cho thí sinh.
Trao giải cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024

Trao giải cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024

(LĐTĐ) Được phát động từ tháng 9/2024, cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024 đã nhận được sự hưởng ứng, tham gia của đông đảo tác giả trên cả nước và nhiều tác phẩm chất lượng.
Cô giáo mầm non với nỗ lực giữ gìn nét đẹp dòng tranh dân gian Hàng Trống

Cô giáo mầm non với nỗ lực giữ gìn nét đẹp dòng tranh dân gian Hàng Trống

(LĐTĐ) Hơn 22 năm gắn bó với nghề dạy học, cô giáo Nguyễn Thị Mỹ Ngọc (Trường Mầm non Quang Trung, quận Hoàn Kiếm) đã trở thành tấm gương sáng về sự tận tâm và sáng tạo trong giáo dục mầm non. Nổi bật với tình yêu nghề và lòng mến trẻ, cô Ngọc luôn đổi mới phương pháp giảng dạy, khơi gợi niềm đam mê học hỏi ở các em nhỏ.
Chung tay nâng cao chất lượng giáo dục Thủ đô

Chung tay nâng cao chất lượng giáo dục Thủ đô

(LĐTĐ) Qua gần 2 năm triển khai, đến nay phong trào “Nhà trường cùng chung tay phát triển - Thầy cô cùng sẻ chia trách nhiệm” của ngành Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội đã gặt hái được nhiều thành tựu, góp phần nâng chất lượng, giảm khoảng cách giữa các trường học trên địa bàn.
Nền tảng góp phần nâng cao chất lượng giáo dục

Nền tảng góp phần nâng cao chất lượng giáo dục

(LĐTĐ) Ở bất kỳ giai đoạn lịch sử nào, người thầy luôn có vị trí quan trọng trong việc đào tạo ra những thế hệ chủ nhân tương lai của đất nước. Thời gian qua, bằng tinh thần trách nhiệm, tâm huyết với sự nghiệp “trồng người”, đội ngũ các nhà giáo Thủ đô đã không ngừng rèn luyện, phấn đấu, sáng tạo để truyền tải kiến thức, đưa những bài giảng chất lượng, giờ học hay đến với lớp lớp các thế hệ học trò.
Lớp học tiếng Anh miễn phí dành cho các học viên khiếm thị

Lớp học tiếng Anh miễn phí dành cho các học viên khiếm thị

(LĐTĐ) Một lớp học tiếng Anh đặc biệt trong căn phòng nhỏ trên phố Lạc Trung, quận Hai Bà Trưng (Hà Nội), không phấn, không bảng và không học phí, thầy cô giáo và học viên của lớp học nơi đây giao tiếp với nhau bằng ký hiệu đặc biệt của người khiếm thị. Không gian lớp học thật đặc biệt với tiếng cười nói, giao tiếp vui vẻ của thầy cô giáo và học sinh bằng tiếng Anh, những bàn tay thoăn thoắt rà từng chữ nổi đã được đục lỗ trên trang giấy cứng.
Lời tri ân gửi đến những người “lái đò” thầm lặng

Lời tri ân gửi đến những người “lái đò” thầm lặng

(LĐTĐ) Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 không chỉ là dịp để ngành Giáo dục tôn vinh những người hoạt động trong ngành, học trò thể hiện lòng thành kính “tôn sư trọng đạo” mà còn là dịp để xã hội tôn kính, tri ân những người đã, đang gắn bó với nghề dạy học - “Nghề cao quý nhất trong các nghề cao quý, nghề sáng tạo nhất trong các nghề sáng tạo”.
Hà Nội: Biểu dương nhiều nhà giáo lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp

Hà Nội: Biểu dương nhiều nhà giáo lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp

(LĐTĐ) Chiều 19/11, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) Hà Nội tổ chức Lễ kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982 - 20/11/2024); tuyên dương nhà giáo và học sinh, sinh viên giáo dục nghề nghiệp (GDNN) có thành tích xuất sắc trong năm học 2023 - 2024.
Xem thêm
Phiên bản di động