Chiêm ngưỡng vườn hoa đào tiền tỷ của một nông dân Thủ đô

(LĐTĐ) Ghé thăm vườn cây cảnh của ông Dương Văn Chức (Hà Đông, Hà Nội) chúng tôi choáng ngợp trước vẻ đẹp của hàng vạn gốc hoa đào đang khoe sắc. Với 400 chậu cảnh bày bán, chủ vườn này ước tính sẽ thu về lợi nhuận gần 2 tỷ đồng trong dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần.
Trái cây xuất khẩu quay đầu về Thủ đô, giờ ra sao? Phố Hàng Mã rực rỡ sắc màu đón Tết Nhâm Dần Lạp sườn truyền thống của một vùng miền núi

Nằm đối diện Trung tâm thương mại AEON Mall Hà Đông (Dương Nội), vườn hoa đào của ông Dương Văn Chức đang bày bán hơn 400 chậu cây với tuổi đời từ 3-20 năm, nhằm phục vụ nhu cầu “chơi hoa” tại nhà cho người dân Hà Nội, trong dịp Tết Nguyên đán 2022.

Chiêm ngưỡng vườn hoa đào tiền tỷ của một nông dân Thủ đô
Còn hơn 3 tuần nữa là đến Tết Nguyên đán 2022, hoa đào năm nay đã bắt đầu nở và sẽ nở rộ vào đúng dịp Tết cổ truyền.

Trò chuyện với ông Chức, chúng tôi được biết ông đang sở hữu 4 mẫu đất trồng hoa đào. Trong đó, một mảnh vườn ở Dương Nội (Hà Đông) và mảnh còn lại ở An Khánh (Hoài Đức) với tổng cộng hàng vạn gốc, chủ yếu là hoa đào phai và hoa đào bích. Từ việc bán và cho thuê hoa đào, ông Chức có thu nhập ổn định hàng năm và đem tới cơ hội việc làm cho hàng chục người khác.

Khi chúng tôi thắc mắc về cơ duyên đến với nghề trồng hoa đào, ông Chức chia sẻ: “Trước đây làm chăn nuôi, bị dịch bệnh, thu nhập bấp bênh và gặp rủi ro lớn, tôi luôn trăn trở cần có một công việc khác có tính ổn định hơn. Năm 27 tuổi, tôi tình cờ tìm đến cây hoa đào và gắn bó với nghề này suốt từ đó cho đến nay”.

Chiêm ngưỡng vườn hoa đào tiền tỷ của một nông dân Thủ đô
Ông Dương Văn Chức - chủ vườn hoa đào tại Dương Nội, Hà Đông.

Chậu hoa đào cảnh chơi Tết của ông Chức có giá thấp nhất 1 triệu đồng, chậu đẹp hơn thì có giá lên đến 40 triệu đồng. Đặc biệt, rất nhiều cây đã có tuổi đời lên đến hơn 20 năm. Nhiều gốc đào hiện đã nở những bông hoa đầu tiên, được bán và cho thuê từ giờ cho đến hết Rằm tháng Giêng.

Nói về lợi nhuận từ nghề này, ông Chức tâm sự: “Riêng tiền sắm chậu và công chăm sóc hàng năm cho cây, đã tốn 300 triệu đồng. Hơn 400 cây hoa đào lên chậu năm nay dự kiến sẽ thu về tầm 2 tỷ đồng. Do dịch Covid, doanh thu từ hoa đào 2 năm nay bị giảm nhiều. So với các năm trước, nếu không có dịch bệnh, mỗi năm nhà tôi sẽ “xênh” ra thêm nửa tỷ đồng”.

Theo ông Chức, hoa đào cần được trồng dưới đất và chăm bón đúng kỹ thuật, sau đó mới chuyển lên chậu để bày bán. Kỹ thuật trồng hoa phức tạp vì phải tự theo dõi thời tiết của từng năm, điều chỉnh sự phát triển của cây sao cho phù hợp. Thời điểm tuốt lá cho cây đào thường rơi vào tháng 10 Âm lịch, phải vặt bằng tay thì mới cho ra cây hoa đẹp.

Chiêm ngưỡng vườn hoa đào tiền tỷ của một nông dân Thủ đô
Hơn 400 chậu hoa đào của ông Chức đang chờ khách đến mua hoặc thuê về chơi Tết.

Tiếp theo là công đoạn uốn nắn, tạo hình cho cây; thời tiết càng nắng, càng nóng lại càng dễ uốn cong theo ý muốn. Mỗi cây hoa đào sau khi tạo hình đều cho ra một thế riêng biệt, phù hợp với không gian riêng của mỗi nhà.

Để có thể chăm sóc được vườn hoa đào rộng 4 mẫu, ông Chức phải thuê ít nhất từ 8 đến 20 nhân công thời vụ mỗi năm. Nhưng lúc nào cũng phải có ít nhất 6 người chăm sóc cho cây hàng ngày. Cao điểm cho dịp Tết, ông Chức và người làm vườn phải chăm sóc cây đến 12 giờ đêm mới nghỉ.

Chiêm ngưỡng vườn hoa đào tiền tỷ của một nông dân Thủ đô
Nhều chậu hoa đào đã nở tại vườn của ông Dương Văn Chức.

Ông Chức thổ lộ: “Covid thì Covid, người dân vẫn cứ chơi hoa đào. Tuy nhiên lúc bán vẫn phải nới giá tiền một chút, tạo điều kiện cho mọi người. Tôi có nhiều khách quen, năm nào cũng ghé thăm vườn, hiện, các công ty, doanh nghiệp đã đến thuê, mua khá nhiều. Tuy nhiên, thường từ Rằm tháng Chạp trở đi, sẽ đông khách tới hỏi mua hoặc thuê hơn”.

Đánh giá về hoa đào năm nay, ông Chức cho rằng: Chất lượng hoa đào đẹp hơn năm ngoái rất nhiều. Cũng may vì thời tiết ủng hộ, đào sẽ nở vào đúng dịp Tết Nguyên đán.

Chiêm ngưỡng vườn hoa đào tiền tỷ của một nông dân Thủ đô
Chiêm ngưỡng vườn hoa đào tiền tỷ của một nông dân Thủ đô
Chiêm ngưỡng vườn hoa đào tiền tỷ của một nông dân Thủ đô
Một số hình hảnh phóng viên ghi nhận tại vườn đào của ông Dương Văn Chức.
Quang Linh

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Hà Nội: Lính cứu hỏa nhường mặt nạ dưỡng khí cho thai phụ trong đám cháy

Hà Nội: Lính cứu hỏa nhường mặt nạ dưỡng khí cho thai phụ trong đám cháy

(LĐTĐ) Chiều 23/11, xảy ra vụ cháy tại ngôi nhà trên phố Trúc Bạch, phường Trúc Bạch, quận Ba Đình, Hà Nội. Khói bốc lên cao đến tầng 8 tòa nhà, tại đây đang có 7 người, trong đó có 1 phụ nữ đang mang bầu. Tổ cứu nạn đã nhanh chóng tiếp cận; chiến sĩ Cảnh sát ngay lập tức nhường mặt nạ dưỡng khí để thai phụ này hô hấp. Sau đó toàn bộ số người đã được hướng dẫn thoát nạn an toàn...
Hà Nội: Tuyên dương 68 người con hiếu thảo

Hà Nội: Tuyên dương 68 người con hiếu thảo

(LĐTĐ) Ngày 23/11, Đoàn Thanh niên - Hội đồng Đội thành phố Hà Nội tổ chức chương trình Tuyên dương người con hiếu thảo lần thứ II, năm 2024.
Quốc hội thông qua Luật Di sản văn hóa (sửa đổi)

Quốc hội thông qua Luật Di sản văn hóa (sửa đổi)

(LĐTĐ) Chiều 23/11, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Luật Di sản văn hóa (sửa đổi), với 413/422 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành (chiếm 86,22% tổng số đại biểu Quốc hội).
Trộm xe của bạn "cắm" lấy tiền trả nợ, chơi game

Trộm xe của bạn "cắm" lấy tiền trả nợ, chơi game

(LĐTĐ) Quen bạn qua mạng xã hội, anh C bị Phạm Như Long hỏi mượn xe "đi có chút việc". Sau đó kẻ gian mang đi cầm cố lấy tiền trả nợ, nạp tiền chơi game và chi tiêu cá nhân...
Quốc hội thông qua Nghị quyết về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội

Quốc hội thông qua Nghị quyết về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội

(LĐTĐ) Chiều 23/11, thực hiện Chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết về “Tiếp tục nâng cao hiệu lực, hiệu quả việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội”, với 421/423 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành, chiếm 87,89 % tổng số đại biểu Quốc hội.
Huyện Thường Tín: Khai thác giá trị văn hóa để phát triển du lịch

Huyện Thường Tín: Khai thác giá trị văn hóa để phát triển du lịch

(LĐTĐ) Những năm gần đây, huyện Thường Tín (Hà Nội) chú trọng việc định hình thương hiệu và phát triển các sản phẩm du lịch đặc thù nhằm khai thác tối đa lợi thế về văn hóa và tự nhiên.
Dự kiến một số điểm mới trong quy định thi, cấp chứng chỉ ngoại ngữ

Dự kiến một số điểm mới trong quy định thi, cấp chứng chỉ ngoại ngữ

(LĐTĐ) Bộ Giáo dục và Đào tạo đang lấy ý kiến góp ý vào dự thảo Thông tư ban hành Quy chế về tổ chức thi và cấp chứng chỉ ngoại ngữ theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam.

Tin khác

Huyện Thường Tín: Khai thác giá trị văn hóa để phát triển du lịch

Huyện Thường Tín: Khai thác giá trị văn hóa để phát triển du lịch

(LĐTĐ) Những năm gần đây, huyện Thường Tín (Hà Nội) chú trọng việc định hình thương hiệu và phát triển các sản phẩm du lịch đặc thù nhằm khai thác tối đa lợi thế về văn hóa và tự nhiên.
Tổ chức thành công Đại hội Hội Khuyến học quận Bắc Từ Liêm nhiệm kỳ 2024 - 2029

Tổ chức thành công Đại hội Hội Khuyến học quận Bắc Từ Liêm nhiệm kỳ 2024 - 2029

(LĐTĐ) Ngày 22/11, Hội Khuyến học quận Bắc Từ Liêm tổ chức Đại hội đại biểu lần thứ III, nhiệm kỳ 2024 -2029 để tổng kết đánh giá công tác khuyến học khuyến tài, xây dựng xã hội học tập nhiệm kỳ 2019 -2024 và đề ra phương hướng, nhiệm vụ công tác Hội nhiệm kỳ 2024 - 2029.
Lan tỏa những hành động nhân ái từ cộng đồng

Lan tỏa những hành động nhân ái từ cộng đồng

(LĐTĐ) Thời gian qua, mô hình “Cụm dân cư nhân ái” và “Gian hàng nhân đạo” trên toàn địa bàn huyện Ứng Hòa (thành phố Hà Nội) đã phát huy được hiệu quả, góp phần giúp các hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn vươn lên trong cuộc sống.
Cầu nối giữa các doanh nghiệp khởi nghiệp với các nhà đầu tư

Cầu nối giữa các doanh nghiệp khởi nghiệp với các nhà đầu tư

(LĐTĐ) Tại Bảo tàng Hà Nội, ngày 17/11, Thành đoàn Hà Nội tổ chức “Ngày hội quảng bá sản phẩm và kết nối đầu tư", bán kết “Cuộc thi thử thách khởi nghiệp Việt toàn cầu lần thứ VII”.
Tái hiện không gian "nhà tranh vách đất" làng quê Bắc Bộ

Tái hiện không gian "nhà tranh vách đất" làng quê Bắc Bộ

(LĐTĐ) Với mong muốn bảo tồn, phát huy những kiến trúc của người Việt xưa, mới đây, Ủy ban nhân dân (UBND) phường Trúc Bạch, quận Ba Đình, Hà Nội, đã có sáng kiến phục dựng lại nhà tranh vách đất, nhà gỗ truyền thống ngay tại khu phố ẩm thực, đi bộ Đảo Ngọc - Ngũ Xã. Đây là một trong những sáng kiến nhằm góp phần bảo tồn kiến trúc của người Việt xưa, tạo ra không gian gần gũi, thân thuộc với du khách.
Gốm Bát Tràng thương hiệu hai trong một

Gốm Bát Tràng thương hiệu hai trong một

(LĐTĐ) Trải qua thăng trầm của lịch sử, đến nay thương hiệu gốm Bát Tràng (xã Bát Tràng, huyện Gia Lâm, Hà Nội) đã khẳng định vị thế trong quá trình phát triển và hội nhập quốc tế. Giờ đây, gốm Bát Tràng không chỉ có mặt trên khắp mọi miền đất nước mà còn là thương hiệu của Việt Nam được khách hàng các nước yêu thích. Đặc biệt, nơi đây còn là điểm du lịch hấp dẫn níu chân du khách.
Làng đào Nhật Tân: Hoa vẫn nở sau bão Yagi

Làng đào Nhật Tân: Hoa vẫn nở sau bão Yagi

(LĐTĐ) Gần hai tháng đã qua kể từ khi siêu bão Yagi tàn phá miền Bắc, bà con trồng đào, quất ở làng Nhật Tân đã phần nào khôi phục lại màu xanh nơi những khu vườn. Hoa vẫn sẽ nở sau những giọt mồ hôi, nước mắt của người trồng đào.
Ứng dụng công nghệ thông tin để quảng bá văn hóa, lịch sử địa phương

Ứng dụng công nghệ thông tin để quảng bá văn hóa, lịch sử địa phương

(LĐTĐ) Để người dân địa phương và du khách trong, ngoài nước hiểu rõ hơn về văn hóa, lịch sử của Thủ đô, thời gian qua, tuổi trẻ quận Bắc Từ Liêm đã đã tích cực ứng dụng chuyển đổi số, xây dựng bản đồ số, số hóa các tài liệu, hiện vật, thông tin về hàng trăm địa danh lịch sử, địa chỉ đỏ, thực hiện trên cả nền tảng VR (công nghệ thực tế ảo).
Sức lan tỏa mạnh mẽ của phong trào thi đua “Dân vận khéo” huyện Gia Lâm

Sức lan tỏa mạnh mẽ của phong trào thi đua “Dân vận khéo” huyện Gia Lâm

(LĐTĐ) Trong những năm qua, phong trào thi đua “Dân vận khéo” tại huyện Gia Lâm đã có hiệu ứng xã hội tích cực, tạo sức lan tỏa trong cộng đồng; giúp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, giảm nghèo, phát triển văn hóa - xã hội của huyện.
Tình yêu từ cao nguyên lâm viên xanh

Tình yêu từ cao nguyên lâm viên xanh

(LĐTĐ) Từ Hà Nội ngàn năm văn hiến, nghe theo tiếng gọi đi “xây dựng Tổ quốc mến yêu”, những người con của Thủ đô yếu dấu tạm biệt thành phố thân thương đi khai hoang, lập nghiệp ở Lâm Đồng. Để giờ đây, trên cao nguyên lâm viên xanh tươi, có một huyện rất đỗi trù phú, giàu đẹp mang tên Lâm Hà. Và chính nơi đây, những người con của Thủ đô từ thế hệ này đến thế khác đều tự hào mình mãi là người Hà Nội.
Xem thêm
Phiên bản di động