Chính sách hỗ trợ đã nhìn “trúng” và “đúng” đối tượng

(LĐTĐ) Với mục tiêu nhận diện các vấn đề pháp luật kinh doanh tác động tới cộng đồng doanh nghiệp hàng năm, Liên đoàn Công nghiệp và Thương mại Việt Nam (VCCI) vừa công bố báo cáo “Dòng chảy pháp luật kinh doanh Việt Nam 2021”, điểm lại những chính sách nổi bật cũng như những vấn đề pháp lý cần tháo gỡ để cải thiện môi trường kinh doanh.
Chuyển đổi số giúp doanh nghiệp phục hồi và tăng trưởng sản xuất Doanh nghiệp nhỏ và vừa phục hồi bằng giải pháp chuyển đổi số Đề nghị bỏ quy định cho thuê lại địa điểm kinh doanh phải được chấp thuận của đơn vị quản lý chợ

Chính sách hỗ trợ được ban hành kịp thời

Trong bối cảnh đặc biệt của năm 2021, Chủ tịch VCCI Phạm Tấn Công cho biết, hoạt động xây dựng chính sách vẫn đi theo hai “dòng chảy” chính, tương tự như năm 2020, đó là “dòng chảy” chính sách hỗ trợ, phục hồi sản xuất, kinh doanh cho cộng đồng doanh nghiệp và “dòng chảy” chính sách cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh.

Chính sách hỗ trợ đã nhìn “trúng” và “đúng” đối tượng
Hội thảo công bố báo cáo Dòng chảy pháp luật kinh doanh Việt Nam 2021. Ảnh minh họa

Với “dòng chảy” chính sách hỗ trợ, phục hồi sản xuất kinh doanh, Nhà nước tiếp tục có những chính sách hỗ trợ về tài chính cho các đối tượng chịu ảnh hưởng như: Tiếp tục giảm phí, lệ phí khi doanh nghiệp thực hiện các thủ tục hành chính; miễn giảm thuế thu nhập doanh nghiệp, thu nhập cá nhân, thuế giá trị gia tăng, các loại thuế khác đối với những nhóm đối tượng chịu ảnh hưởng nghiêm trọng bởi dịch bệnh; miễn giảm nghĩa vụ tài chính trong một số ngành thiệt hại nặng nề như du lịch, hàng không…

“Nhìn chung, chính sách hỗ trợ được ban hành kịp thời, đã nhìn “trúng” và “đúng” các đối tượng cần hỗ trợ. Điều này thể hiện sự đồng hành, quan tâm của Đảng, Nhà nước đối với cộng đồng kinh doanh”, Chủ tịch VCCI nói.

Bên cạnh hỗ trợ về tài chính, theo Chủ tịch VCCI việc khai thông các “điểm nghẽn”, đảm bảo lưu thông các hoạt động kinh tế là chính sách được cộng đồng doanh nghiệp đánh giá cao.

Với “dòng chảy” chính sách cải thiện môi trường kinh doanh, Chủ tịch VCCI cho biết, dòng chảy này đang được thúc đẩy nhưng vẫn còn nhiều thách thức về tính hiệu quả. “Hoạt động cắt giảm chi phí tuân thủ theo chỉ đạo Nghị quyết 60/NQ-CP được thúc đẩy mạnh mẽ. Hầu hết các bộ đã đưa ra các phương án cắt giảm chi phí tuân thủ với mục tiêu cắt giảm ít nhất 20% chi phí tuân thủ trong các văn bản hiện hành. Môi trường đầu tư kinh doanh sẽ phần nào thuận lợi hơn từ những đề xuất cắt giảm này”, Chủ tịch VCCI Phạm Tấn Công cho biết.

Tuy nhiên, cũng theo Chủ tịch VCCI, trong hoạt động xây dựng chính sách, có xu hướng thắt chặt quản lý ở một số ngành, lĩnh vực. Điểm đáng lưu ý, ở một số ngành, nghề trước đây được đánh giá cao về cải cách điều kiện kinh doanh, hiện nay đề xuất áp dụng lại các điều kiện kinh doanh trước đã xóa bỏ. Hoặc một số chính sách vẫn tạo ra gánh nặng về chi phí tuân thủ cho doanh nghiệp.

Qua phản ánh từ phía cộng đồng doanh nghiệp, Chủ tịch VCCI nhận thấy chất lượng thông tư, công văn còn có rất nhiều vấn đề đáng bàn. “Chẳng hạn như có nhiều thông tư vẫn ban hành điều kiện kinh doanh - điều bị cấm theo Luật Đầu tư 2014, 2020; các quy định tại thông tư chưa minh bạch, chưa hợp lý, còn chồng chéo, mâu thuẫn, hay các công văn ban hành quy phạm pháp luật, nội dung hướng dẫn tại công văn chưa phù hợp… Tất cả những vẫn đề này sẽ là cản trở, gây khó khăn rất lớn cho doanh nghiệp khi triển khai thực hiện các hoạt động đầu tư kinh doanh.

Có tình trạng gia tăng chi phí, gây khó khăn cho doanh nghiệp

Trình bày báo cáo tóm tắt Dòng chảy pháp luật kinh doanh 2021, Trưởng ban Pháp chế VCCI Đậu Anh Tuấn cho hay, thời gian qua, VCCI nhận được khá nhiều ý kiến phản ánh vướng mắc của doanh nghiệp, hiệp hội về những quy định bất hợp lý, gia tăng chi phí cho doanh nghiệp. Những ý kiến này đã được VCCI chuyển tải đến các cơ quan có liên quan ở nhiều hình thức khác nhau. Tuy nhiên, trong nhiều phương án các quy định này chưa được đưa vào để sửa đổi.

Chính sách phòng chống dịch còn nhiều bất cập

Báo cáo Dòng chảy pháp luật kinh doanh 2021 cũng cho hay, các vấn đề liên quan đến phòng, chống dịch Covid-19 còn nhiều bất cập. Ông Đậu Anh Tuấn dẫn ví dụ, do yêu cầu hạn chế đi lại, mua bán trực tuyến sẽ là cách thức giao dịch hiệu quả giúp cho người dân mua thuốc mà không phải ra khỏi nhà. Tuy nhiên, các quy định hiện tại lại chưa cho phép bán thuốc trên nền tảng trực tuyến.

Cũng trong giai đoạn dịch bệnh bùng phát, nhiều người bị nhiễm Covid-19 phải điều trị tại nhà do cơ sở y tế quá tải. “Xuất phát từ thực tế này, dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh từ xa là rất cần thiết và quan trọng, góp phần giảm tải cho các cơ sở y tế và kịp thời chữa trị cho người bệnh. Tuy nhiên, pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh không có quy định về hình thức khám bệnh từ xa. Pháp luật về bảo hiểm y tế cũng không có quy định liên quan đến thanh toán chi phí cho hình thức khám bệnh, chữa bệnh này”, ông Tuấn cho biết.

Đáng quan tâm, Trưởng ban Pháp chế VCCI cho biết, có những văn bản tạo ra động lực, nhưng cũng có những văn bản tạo ra cản trở, chi phí cho việc tuân thủ. Có một nghịch lý là các cơ quan Nhà nước đang lập phương án để cắt giảm, đơn giản hóa chi phí tuân thủ trong các quy định liên quan đến kinh doanh, nhưng các chính sách đang soạn thảo và dự kiến ban hành hoặc đã ban hành lại có tình trạng gia tăng chi phí, gây khó khăn cho doanh nghiệp.

Ông Tuấn dẫn chứng, trong năm 2021, dự thảo Nghị định về kinh doanh vận tải nội bộ đặt ra các yêu cầu xe ô tô vận tải nội bộ phải lắp thiết bị giám sát hành trình theo lộ trình, doanh nghiệp phải có giấy phép hoạt động vận tải nội bộ khi sử dụng một số loại ô tô vận tải nội bộ nhất định.

Theo khảo sát của VCCI thì hiện tại chi phí lắp đặt thiết bị khoảng 1,5 triệu đồng/xe/thiết bị. Dự kiến có khoảng 400.000 xe phải lắp. Như vậy, chỉ riêng về chi phí cho thiết bị, tổng chi phí cho số xe phải lắp ước tính khoảng 600 tỷ đồng. Chi phí này chưa phản ánh đầy đủ thực tế xã hội phải bỏ ra (chưa tính các chi phí về đường truyền, nhân sự xử lý thông tin; các chi phí cơ quan Nhà nước phải bỏ ra để thực hiện quản lý…).

Theo ông Tuấn, đối với một số doanh nghiệp kinh doanh các ngành nghề kinh doanh có điều kiện và có hoạt động vận tải nội bộ thì việc yêu cầu lắp thêm thiết bị giám sát hành trình cũng như xin giấy phép hoạt động vận tải nội bộ sẽ gia tăng chi phí và tạo gánh nặng rất lớn về thủ tục hành chính.

Trong khi đó còn rất nhiều vấn đề phải bàn về việc cấp giấy phép vận tải nội bộ. “Vận tải nội bộ không phải là hoạt động kinh doanh vận tải, vì vậy áp dụng cơ chế quản lý tương tự như hoạt động kinh doanh vận tải là chưa hợp lý. Các chính sách đề xuất cho thấy cơ quan quản lý Nhà nước vẫn khá lúng túng khi xác định cơ chế quản lý đối với hoạt động vận tải này”, ông Tuấn nói.

Cũng theo ông Tuấn, Thông tư số 60/2021/TT-BTC quy định về thẩm định giá yêu cầu doanh nghiệp thẩm định giá phải tự xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu và kết nối cơ sở dữ liệu về thẩm định giá của mình với cơ sở dữ liệu quốc gia về giá. Theo phản ánh, yêu cầu doanh nghiệp phải tự xây dựng phần mềm quản lý và cơ sở dữ liệu sẽ gây tốn kém về chi phí và khó đảm bảo đầy đủ các tiêu chí, yêu cầu của cơ quan quản lý Nhà nước.

“Yêu cầu phải đồng bộ hóa cơ sở dữ liệu của doanh nghiệp thẩm định giá với cơ sở dữ liệu quốc gia về giá sẽ gây khó khăn, do các phần mềm được viết theo nhiều nền tảng khác nhau, cách tổng hợp, thống kê rất khó thống nhất. Yêu cầu này đặc biệt khó khăn và tạo gánh nặng lớn cho các doanh nghiệp đã có hệ thống dữ liệu thông tin về thẩm định giá nhưng không tương thích với cơ sở dữ liệu của cơ quan Nhà nước”, ông Tuấn nói.

Cho rằng môi trường kinh doanh có mấy từ khóa là “tự do, an toàn, chi phí thấp”, nguyên Viện trưởng Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương Nguyễn Đình Cung nhấn mạnh, người kinh doanh ngại ngần, lo lắng nhất là không tiên lượng được rủi ro chính sách.

Còn theo Chủ tịch VCCI Phạm Tấn Công, nhiều văn bản ở tầm vĩ mô rất hay, chủ trương rất hay, nhưng văn bản ở cấp triển khai thì “thắt” lại, nên khó đi vào thực tiễn. Vì vậy, để cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, cần có sự đồng bộ, thống nhất trong ban hành chính sách./.

Phương Thảo

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Cư dân chung cư được trải nghiệm thực hành về phòng cháy chữa cháy

Cư dân chung cư được trải nghiệm thực hành về phòng cháy chữa cháy

(LĐTĐ) Sáng 21/9, Công an huyện Đan Phượng (Hà Nội) đã tổ chức tuyên truyền, phổ biến kiến thức pháp luật về phòng cháy chữa cháy (PCCC); trải nghiệm, thực hành chữa cháy và cứu hộ cứu nạn tại khu đô thị Tân Tây Đô.
Hà Đông: Chỉ đạo thành công Đại hội thành lập Công đoàn Công ty Doza Illumination

Hà Đông: Chỉ đạo thành công Đại hội thành lập Công đoàn Công ty Doza Illumination

(LĐTĐ) Sáng ngày 21/9, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Hà Đông đã chỉ đạo tổ chức thành công Đại hội thành lập Công đoàn cơ sở (CĐCS) Công ty Cổ phần Đầu tư xây dựng, kỹ thuật và Thương mại dịch vụ Doza Illumination (Doza Illumination) Khóa I, nhiệm kỳ 2024 - 2029 theo phương thức mới. Dự Đại hội có đồng chí Lại Hà Phương - Chủ tịch LĐLĐ quận, đại diện lãnh đạo, cùng toàn thể đại biểu, người lao động Công ty.
Tuyển sinh lớp 10 vượt chỉ tiêu, 5 cơ sở giáo dục ở Hà Nội bị xử phạt

Tuyển sinh lớp 10 vượt chỉ tiêu, 5 cơ sở giáo dục ở Hà Nội bị xử phạt

(LĐTĐ) Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội vừa có Thông báo số 3205/TB-SGDĐT về việc tuyển sinh vào lớp 10 đối với một số cơ sở giáo dục năm học 2024 - 2025.
Phu nhân Đại tướng Võ Nguyên Giáp sẽ được an táng tại Vũng Chùa - Đảo Yến

Phu nhân Đại tướng Võ Nguyên Giáp sẽ được an táng tại Vũng Chùa - Đảo Yến

(LĐTĐ) Sáng ngày 21/9, đại diện gia đình Đại tướng Võ Nguyên Giáp cho biết, bà Đặng Bích Hà - Phu nhân Đại tướng sẽ được an táng tại Vũng Chùa - Đảo Yến (tỉnh Quảng Bình).
Khánh thành và gắn biển Cung thiếu nhi Hà Nội chào mừng kỷ niệm 70 năm ngày Giải phóng Thủ đô

Khánh thành và gắn biển Cung thiếu nhi Hà Nội chào mừng kỷ niệm 70 năm ngày Giải phóng Thủ đô

(LĐTĐ) Sáng 21/9, Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội đã tổ chức lễ khánh thành và gắn biển Cung thiếu nhi Hà Nội. Đây là công trình chào mừng kỷ niệm 70 năm ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024).
Doanh nghiệp có tầm nhìn và sứ mệnh đóng góp cho phát triển đất nước

Doanh nghiệp có tầm nhìn và sứ mệnh đóng góp cho phát triển đất nước

(LĐTĐ) Sáng 21/9, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị của Thường trực Chính phủ làm việc với các doanh nghiệp về giải pháp góp phần phát triển kinh tế - xã hội đất nước.
Cận cảnh vẻ hiện đại của Cung thiếu nhi Hà Nội vừa được khánh thành

Cận cảnh vẻ hiện đại của Cung thiếu nhi Hà Nội vừa được khánh thành

(LĐTĐ) Cung thiếu nhi Hà Nội có tổng mức đầu tư theo Quyết định của UBND thành phố Hà Nội là 1.376,4 tỷ đồng. Sau 54 tháng thi công, dự kiến chi phí quyết toán dự án là 1.150 tỷ đồng (tiết kiệm trên 10% chi phí đầu tư). Đây là công trình chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954-10/10/2024).

Tin khác

“Con quay Đại chiến VASI 2024”: Thúc đẩy bước tiến mới trong ngành công nghiệp chế tạo

“Con quay Đại chiến VASI 2024”: Thúc đẩy bước tiến mới trong ngành công nghiệp chế tạo

(LĐTĐ) Nằm trong khuôn khổ Triển lãm FBC ASEAN 2024, ngày 19/9 vừa qua, tại Trung tâm Triển lãm quốc tế I.C.E (Hà Nội), Hiệp hội Công nghiệp hỗ trợ Việt Nam (VASI) cùng các đối tác đã tổ chức cuộc thi “Con quay Đại chiến VASI 2024”. Cuộc thi được đánh giá là một sân chơi sáng tạo, thúc đẩy những bước tiến mới trong ngành công nghiệp chế tạo Việt Nam.
TNR Holdings thanh toán tiền trái phiếu đúng hạn

TNR Holdings thanh toán tiền trái phiếu đúng hạn

(LĐTĐ) Mặc dù thị trường bất động sản những năm gần đây gặp nhiều khó khăn, nhưng TNR Holdings vẫn duy trì tốt hoạt động và đảm bảo đầy đủ quyền lợi cho nhà đầu tư.
Đề xuất lương Chủ tịch Hội đồng thành viên doanh nghiệp nhà nước cao nhất là 80 triệu đồng/tháng

Đề xuất lương Chủ tịch Hội đồng thành viên doanh nghiệp nhà nước cao nhất là 80 triệu đồng/tháng

(LĐTĐ) Dự thảo Nghị định quản lý lao động, tiền lương, thù lao, tiền thưởng trong doanh nghiệp nhà nước đang được lấy ý kiến góp ý đã đề xuất mức lương cơ bản cao nhất của Chủ tịch Hội đồng thành viên (hoặc Chủ tịch công ty), Chủ tịch Hội đồng quản trị của doanh nghiệp nhà nước (nhóm 1) là 80 triệu đồng/tháng.
Đề xuất áp dụng thủ tục đặc biệt với dự án công nghệ cao

Đề xuất áp dụng thủ tục đặc biệt với dự án công nghệ cao

(LĐTĐ) Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề xuất áp dụng thủ tục đầu tư đặc biệt cho các dự án công nghệ cao, cấp phép trong vòng chỉ 15 ngày.
TP.HCM tổ chức Đối thoại Hữu nghị và Diễn đàn Kinh tế năm 2024: Tập trung vào chuyển đổi công nghiệp

TP.HCM tổ chức Đối thoại Hữu nghị và Diễn đàn Kinh tế năm 2024: Tập trung vào chuyển đổi công nghiệp

(LĐTĐ) UBND Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) vừa tổ chức họp báo để cung cấp thông tin về sự kiện Đối thoại Hữu nghị và Diễn đàn Kinh tế TP.HCM năm 2024. Hai sự kiện này sẽ diễn ra trong tháng 9 với trọng tâm về chuyển đổi công nghiệp, một trong những động lực phát triển bền vững của thành phố trong tương lai.
EVNHANOI tăng cường lực lượng sẵn sàng ứng phó nguy cơ ngập lụt

EVNHANOI tăng cường lực lượng sẵn sàng ứng phó nguy cơ ngập lụt

(LĐTĐ) Dự báo hoàn lưu cơn bão số 3 sẽ tiếp tục gây mưa lớn khiến mực nước cáac sông dâng cao lên mức báo động, Tổng Công ty Điện lực thành phố Hà Nội (EVNHANOI) đã huy động mọi nguồn lực để khắc phục hậu quả cơn bão số 3, đồng thời duy trì các lực lượng tại chỗ, tăng cường các lực lượng xung kích sẵn sàng ứng phó nguy cơ ngập lụt tại Hà Nội.
Triển khai mua bán vàng trên ứng dụng số VietinBank iPay Mobile

Triển khai mua bán vàng trên ứng dụng số VietinBank iPay Mobile

(LĐTĐ) Nắm bắt được nhu cầu tích lũy thông minh và an toàn trên nền tảng số, cũng như hòa mình vào xu thế phát triển công nghệ số của Quốc gia, từ 10/9, VietinBank và VietinBank Gold & Jewellery (VGJ) chính thức mang đến giải pháp tài chính số, mở ra trải nghiệm tích lũy bền vững, giao dịch thuận tiện mang tên digiGOLD: Trải nghiệm số - Trọn an tâm.
Doanh nghiệp sản xuất chế tạo Việt Nam cần đẩy mạnh hợp tác và liên kết

Doanh nghiệp sản xuất chế tạo Việt Nam cần đẩy mạnh hợp tác và liên kết

(LĐTĐ) Trong bối cảnh toàn cầu hóa và sự phát triển mạnh mẽ của các ngành công nghiệp tiên tiến như bán dẫn, hàng không vũ trụ và ô tô điện… các doanh nghiệp sản xuất chế tạo tại Việt Nam đang đứng trước nhiều cơ hội và thách thức lớn. Một trong những vấn đề cốt lõi mà các doanh nghiệp này đang phải đối mặt là việc chủ yếu nhận đơn hàng gia công OEM (Original Equipment Manufacturer), thiếu sự liên kết trong chuỗi cung ứng và hoạt động nghiên cứu phát triển (R&D) để tạo ra những sản phẩm hoàn chỉnh và có giá trị gia tăng cao.
Giúp phụ nữ nâng cao kỹ năng chuyển đổi số trong điều hành kinh tế tập thể

Giúp phụ nữ nâng cao kỹ năng chuyển đổi số trong điều hành kinh tế tập thể

(LĐTĐ) Trong bối cảnh hội nhập toàn cầu, chuyển đổi số vừa là yêu cầu tất yếu, vừa là cơ hội để tiến nhanh, tiến xa hơn trong mọi lĩnh vực của đời sống, kinh tế - xã hội. Tại Hà Nội, phụ nữ chiếm trên 50,4% dân số, việc chuyển đổi số trong khu vực kinh tế hợp tác, hợp tác xã nói chung và các mô hình kinh tế tập thể do phụ nữ tham gia quản lý nói riêng là điều cần thiết. Vì vậy, cần nâng cao nhận thức cho phụ nữ về chuyển đổi số trong khu vực kinh tế tập thể.
Hiệu quả kinh tế xanh nhờ mô hình OCOP

Hiệu quả kinh tế xanh nhờ mô hình OCOP

(LĐTĐ) Trong bất kỳ giai đoạn lịch sử nào, nông nghiệp vẫn là một trong những trụ cột chính của nền kinh tế. Với Hà Nội, kể từ khi mở rộng địa giới hành chính, chuyển đổi mô hình tăng trưởng, gắn với chính sách tam nông (nông nghiệp - nông thôn - nông dân) luôn được Thành phố đặc biệt quan tâm. Trong đó, chuyển đổi kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn theo mô hình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) đang mang lại hiệu quả kinh tế rõ rệt.
Xem thêm
Phiên bản di động