Chính sách visa cứng nhắc gây trở ngại cho sự phát triển ngành du lịch
Phát biểu tại Hội thảo, ông Nguyễn Ngọc Toàn, Tổng Biên tập báo Thanh Niên cho biết, du khách quốc tế đóng vai trò quan trọng trong cơ cấu tổng doanh thu của ngành du lịch, mang lại nguồn thu lớn cho đất nước, tạo công ăn việc làm, nâng cao trình độ văn hóa, dân trí, giúp ổn định tình hình kinh tế - xã hội.
Ông Toàn nhận định, sự vắng bóng của du khách quốc tế, đối tượng khách chiếm tỷ trọng lớn trong doanh thu của ngành du lịch, đã khiến các hãng hàng không, dịch vụ, lưu trú, các hãng tàu... không thể vực lên nổi dù lượng khách nội địa năm qua tăng vọt. Vì thế, có thể khẳng định khách quốc tế chính là cứu cánh để phục hồi ngành du lịch, vực dậy kinh tế.
Ông Nguyễn Ngọc Toàn, Tổng biên tập báo Thanh Niên phát biểu tại Hội thảo. Ảnh BTC |
Trước khi đề xuất giải pháp, ông Toàn cho rằng, những người làm du lịch phải một lần nữa trả lời câu hỏi mà Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính từng đặt ra: "Tại sao du lịch Việt Nam đi trước nhưng lại về sau?".
Ông Toàn nhận định có 3 nguyên nhân chính. Đầu tiên là năm 2022, Trung Quốc - quốc gia có lượng khách quốc tế tới Việt Nam nhiều nhất (chiếm 32% tổng lượng khách du lịch quốc tế của Việt Nam giai đoạn trước dịch) chưa mở cửa vì chính sách Covid-19. Theo thông báo mới nhất của Bộ Văn hoá Thể thao và Du lịch thì phải đến 15/3/2023, nước này mới chính thức cho phép tổ chức các chuyến du lịch theo đoàn tới Việt Nam.
Thứ hai, ảnh hưởng của bất ổn địa chính trị với xung đột của Nga - Ukraine khiến khách du lịch từ Nga, một nguồn khách truyền thống và quan trọng của Việt Nam bị ảnh hưởng. Và cuối cùng là chính sách visa du lịch còn cứng nhắc, chưa có nhiều thay đổi để thích ứng với tình hình mới, gây trở ngại cho khách du lịch quốc tế.
"Số lượng các quốc gia được miễn thị thực khi du lịch đến Việt Nam còn ít (24 quốc gia), thời gian được miễn thị thực rất ngắn (15 - 30 ngày). Các phương án thay thế như cấp visa điện tử hay cấp visa tại cửa khẩu chưa phát huy được do thủ tục thực hiện còn phức tạp, thiếu nhân lực, công nghệ… So sánh với Thái Lan, quốc gia này miễn thị thực cho 65 quốc gia đồng thời miễn visa du lịch với thời hạn lên tới 45 ngày", ông Toàn dẫn chứng.
Toàn cảnh Hội thảo. Ảnh: BTC |
Ông đánh giá, chỉ riêng về chính sách xuất nhập cảnh, Việt Nam đang gặp bất lợi trong cuộc tranh đua thu hút du khách từ châu Âu, châu Mỹ và châu Úc. Đây là những thị trường tiềm năng, có mức thu nhập cao, nhu cầu du lịch lớn, thời gian lưu trú dài ngày, được kỳ vọng bù đắp cho sự thiếu hụt nguồn khách Trung Quốc.
Dưới góc nhìn chuyên gia, Tiến sĩ Lương Hoài Nam, Thành viên Hội đồng Tư vấn du lịch, kiến nghị: Cần tăng số nước miễn visa đơn phương, Thái Lan đang miễn visa cho 68 quốc gia, Việt Nam có thể mở ngang Thái Lan, nâng thời gian lưu trú từ 15 ngày lên 30 - 45 ngày. Đặc biệt, cho du khách vào ra nhiều lần. Hiện khách ở tại Việt Nam, qua Singapore quay lại không được, vậy họ đi luôn. Nếu không có chính sách này, sân bay Long Thành trong tương lai khó thực hiện việc trung chuyển. Hay toàn bộ khách từ các nước thành viên EU miễn hết visa cho họ.
Với khách từ thị trường Mỹ, Trung Quốc, Ấn Độ (những thị trường du lịch lớn có đường bay thẳng với Việt Nam), nên sớm có thỏa thuận chính sách visa dài hạn song phương với thời hạn 5 - 10 năm, tương tự visa dài hạn mà một số quốc gia đã và đang cấp cho công dân Việt Nam.
Đặc biệt, mở rộng các nước được cấp eVisa; nâng cấp hệ thống eVisa về tính năng, giao diện của trang web và luôn điều chỉnh thay đổi chính sách eVisa để cạnh tranh với các nước. Phải coi chính sách visa là một "công cụ cạnh tranh thu hút du khách quốc tế của Việt Nam".
Bà Nguyễn Thị Ánh Hoa, Giám đốc Sở Du lịch TP.HCM phát biểu tại Hội thảo. Ảnh: BTC |
Bà Nguyễn Thị Ánh Hoa, Giám đốc Sở Du lịch TP.HCM cho biết, vấn đề visa chỉ là một phần trong phát triển du lịch bền vững, đóng góp tích cực hơn cho kinh tế. Nhưng vẫn cần có sự rà soát, hoàn thiện lại từ trang web, giao dịch, tên miền và thời gian giải quyết visa điện tử. Song song đó là thông tin về chính sách visa thường xuyên hơn.
"Visa là nút mở đầu tiên để khuyến khích, tạo động lực cho ngành du lịch phát triển. Chúng tôi mong Bộ Công an, Bộ Ngoại giao quan tâm hơn nữa trong việc tham mưu Chính phủ để có chính sách tháo gỡ hơn về visa. Đồng thời mong có giải pháp liên hoàn cho hệ sinh thái du lịch, có những chính sách tháo gỡ và thúc đẩy du lịch phục hồi hơn", bà Hoa nói.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Quyền lợi đặc biệt của lao động nữ nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi
Cách tính mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng
Tôn vinh giá trị và vị thế của trẻ em gái, thúc đẩy bình đẳng giới
Bắt hai đối tượng bán mật gấu giả
Tài xế sẽ phải kiểm tra lí thuyết, thực hành khi bị trừ hết điểm bằng lái
Hà Nội: Triệt phá đường dây nhập lậu hàng nghìn tấn “khí cười”
Festival Ninh Bình lần thứ III: Hé lộ sân khấu gây choáng ngợp
Tin khác
Tuần Văn hóa Du lịch Thương mại làng nghề Vạn Phúc 2024: Tôn vinh di sản lụa nghìn năm
Du lịch 22/11/2024 18:57
Khánh Hoà sẵn sàng đón lượng khách tăng cao dịp Tết Nguyên đán 2025
Du lịch 20/11/2024 17:37
10 tháng năm 2024, Hà Nội đón hơn 23 triệu lượt khách du lịch
Infographic 15/11/2024 16:05
Ngày cuối tuần: Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam đón lượng khách tham quan cao kỷ lục
Du lịch 10/11/2024 17:24
Vịnh Hạ Long và quần đảo Cát Bà lên sóng kênh truyền hình CNN
Du lịch 07/11/2024 14:50
Tháng 10/2024, Việt Nam đón 1,42 triệu lượt khách quốc tế
Du lịch 07/11/2024 07:11
Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam trưng bày 4 bảo vật quốc gia
Du lịch 03/11/2024 16:46
Lào Cai khởi động chương trình kích cầu du lịch lớn nhất năm 2024
Du lịch 30/10/2024 18:42
Góc nhìn chuyên gia trong ứng dụng công nghệ số vào du lịch
Du lịch 29/10/2024 20:38
Cửa Lò đón hơn 5 triệu lượt khách trong mùa du lịch năm 2024
Du lịch 24/10/2024 21:22