Chung sức đồng lòng mở rộng không gian phát triển Thủ đô
Chung sức xây dựng tổ chức Công đoàn vững mạnh, Công ty phát triển bền vững Chung sức lan tỏa phong trào phấn đấu đạt danh hiệu “Công nhân giỏi” Chung sức đẩy nhanh tiến độ dự án đường Vành đai 4 |
Góp sức vì lợi ích chung
Gia đình ông Nguyễn Đức Mạnh (thôn Phượng Mỹ, xã Mỹ Hưng, huyện Thanh Oai) có hơn 2 sào đất nông nghiệp. Vài năm trước, gia đình ông đã góp hơn 1 sào vào thực hiện Dự án Đường trục phía Nam khu đô thị Thanh Hà Cienco 5. Đến nay, gia đình ông tiếp tục góp đất cho Dự án đường Vành đai 4. Diện tích trồng lúa bị thu hẹp nhưng gia đình ông Mạnh vẫn phấn khởi vì đã góp sức nhỏ vào lợi ích chung, vào sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Các đại biểu thực hiện nghi lễ khởi công Dự án đường Vành đai 4. |
“Mong rằng Dự án đường Vành đai 4 đi qua xã chúng tôi sẽ tạo động lực để địa phương phát triển kinh tế. Có đường, hạ tầng giao thông tốt, bà con sẽ được hưởng lợi, đi lại thuận tiện và cái quan trọng nhất là thuận tiện cho việc đầu tư, xây dựng nông nghiệp xanh, sạch trong tương lai”, ông Mạnh kỳ vọng.
Là một trong số hơn 100 hộ ở trong thôn Phượng Mỹ tham gia góp hơn 200m2 đất cho Dự án đường Vành đai 4, khi nghe tin Dự án sẽ lấy một phần đất của gia đình, ông Lưu Bá Lương cũng như nhiều thành viên khác trong gia đình đều đồng thuận. Với gia đình ông, Nhà nước lấy đất xây dựng đường giao thông, đồng nghĩa với việc bà con đi lại sẽ thuận lợi hơn, giao thương buôn bán rộng mở.
“Chúng tôi rất phấn khởi khi Dự án đường vành đai 4, trong đó có đoạn chạy qua địa bàn xã Mỹ Hưng được khởi công, mọi người đều kỳ vọng Dự án sẽ giúp địa phương phát triển kinh tế, người dân có một cuộc sống ấm no hơn”, ông Lương chia sẻ.
Cùng chung niềm phấn khởi, ông Nguyễn Văn Giới (xã Kim Hoa, huyện Mê Linh) cho biết, gia đình ông có hơn 800 m2 đất nông nghiệp trồng hoa đào bị thu hồi để thực hiện Dự án đường Vành đai 4. Ngay từ cuối năm 2022, gia đình ông đã bàn giao đất cho chính quyền. Ông Nguyễn Văn Giới đánh giá, việc thực hiện đền bù, chi trả cho người dân trong thời gian vừa qua rất thỏa đáng. Theo ông, với người dân có nghề trồng hoa, việc hình thành con đường cao tốc mới sẽ giúp người dân thuận tiện vận chuyển, tiêu thụ hoa đi các nơi.
“Mặc dù diện tích đất trồng hoa đem lại thu nhập kinh tế hàng năm cho gia đình nhưng chúng tôi ủng hộ vì lợi ích chung của quốc gia, của Thành phố. Khi đường Vành đai 4 đi vào hoạt động, chính người dân trồng hoa chúng tôi sẽ được hưởng lợi đầu tiên, giao thông thuận lợi mở ra thị trường tiêu thụ rộng ra các tỉnh, thành. Tôi mong muốn Dự án sẽ hoàn thành đúng tiến độ, đảm bảo chất lượng và sớm đi vào hoạt động”, ông Nguyễn Văn Giới bày tỏ.
Chính quyền quận Hà Đông tiến hành khảo sát các ngôi mộ thuộc diện di dời. |
Là một trong nhiều hộ dân có mộ phải di chuyển phục vụ triển khai Dự án Đường vành đai 4 thuộc phường Yên Nghĩa (quận Hà Đông), ông Nguyễn Ngôn, Tổ dân phố 8 cho hay, dòng họ của gia đình ông có 5 ngôi mộ nằm trên phạm vi giải phóng mặt bằng cần di chuyển, trong đó có cả mộ tổ. Sau khi nhận chủ trương xây dựng Dự án và thông báo của phường về việc di chuyển mộ, dòng họ của gia đình ông đã họp và thống nhất di chuyển mộ về nghĩa trang mới đã được phường quy hoạch...
Bài bản trong công tác tuyên giáo, dân vận
Đó chỉ là 4 trong số nhiều người dân thể hiện sự đồng lòng, chung sức cùng địa phương, Thành phố thực hiện Dự án đường Vành đai 4. Nhờ sự tuyên truyền, vào cuộc đồng bộ của các cấp chính quyền, tình hình tư tưởng nhân dân, nhất là trên địa bàn 7 quận, huyện có Dự án đi qua ổn định, không có tình huống phức tạp.
Các hộ dân xã An Thượng nhận chi trả tiền bồi thường Dự án đường Vành đai 4. |
Thực hiện Dự án đường Vành đai 4, xã An Thượng (huyện Hoài Đức) có tổng diện tích khoảng 50.3 ha đất phải thu hồi, trong đó có 23,04ha đất nông nghiệp của 1.001 hộ dân, 26,34ha đất công, đường mương do Ủy ban nhân dân xã quản lý. Được biết, đây là xã được cắm mốc địa giới muộn so với các địa phương khác 2 tháng do điều chỉnh tuyến, hướng đường Vành đai 4, song với sự vào cuộc tích cực của cấp ủy Đảng, chính quyền, các ngành, đoàn thể, xã đã làm tốt công tác tuyên truyền sâu rộng về chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước, tạo được sự đồng thuận của cán bộ, đảng viên, các tầng lớp nhân dân trên địa bàn, nhất là sự ủng hộ của các tổ chức, cá nhân sử dụng đất khi nhà nước thu hồi đất.
Đến thời điểm hiện tại, xã An Thượng ảm bảo giải phóng mặt bằng được trên 42ha, đạt 83% so với yêu cầu, vượt chỉ tiêu Thành phố đề ra, trong quá trình đền bù, không có trường hợp nào phải cưỡng chế.
Ông Cao Văn Tâm, Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã An Thượng chia sẻ về công tác triển khai Dự án tại địa phương. |
Ông Cao Văn Tâm, Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã An Thượng cho biết: “Dự án đường Vành đai 4 là dự án có quy mô lớn, khi Dự án được đưa vào sử dụng sẽ góp phần thúc đẩy giao thông không chỉ trên địa bàn của Thành phố mà liên vùng giữa các tỉnh, tạo ra một chuỗi giao thông đô thị, thúc đẩy quá trình vận chuyển hàng hóa, vận tải hành khách một cách thuận tiện. Trên cơ sở đó, lãnh đạo và nhân dân xã An Thượng kỳ vọng khi Dự án hoàn thành sẽ tạo điều kiện thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương, đặc biệt là trong giai đoạn huyện đang chuyển mình lên quận, xã chuyển sang phường”.
Tại huyện Mê Linh, Dự án đường Vành đai 4 đoạn qua huyện dài 11,2 km, đi qua địa phận 5 xã. Diện tích các loại đất phải thu hồi để thực hiện dự án khoảng 134,2 ha của gần 2.700 hộ dân (trong đó, diện tích đất ở thu hồi 7,05 ha của 428 hộ; diện tích tái định cư cần bố trí là 4,26 ha cho khoảng 294 hộ).
Với tinh thần “khó khăn nào thì giải pháp đó”, huyện đã đạt kết quả tốt trong công tác giải phóng mặt bằng, về di chuyển mộ, tính đến hết tháng 1/2023, huyện Mê Linh đã chuyển 370/370 ngôi mộ nằm trong phạm vi ảnh hưởng dự án, đạt tỉ lệ 100%, được Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố gửi thư khen.
Về giải phóng mặt bằng đất nông nghiệp, đất giao thông, thủy lợi đạt 118,9/141,5 ha, đạt tỉ lệ 84% (cao hơn chỉ tiêu Thành phố giao). Về giải phóng mặt bằng đất ở đã lập xong phương án bồi thường, hỗ trợ 428/428 hộ, với tổng diện tích 7,05ha...
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Hà Nội: Lính cứu hỏa nhường mặt nạ dưỡng khí cho thai phụ trong đám cháy
Hà Nội: Tuyên dương 68 người con hiếu thảo
Quốc hội thông qua Luật Di sản văn hóa (sửa đổi)
Trộm xe của bạn "cắm" lấy tiền trả nợ, chơi game
Quốc hội thông qua Nghị quyết về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội
Huyện Thường Tín: Khai thác giá trị văn hóa để phát triển du lịch
Dự kiến một số điểm mới trong quy định thi, cấp chứng chỉ ngoại ngữ
Tin khác
Hà Nội: Tuyên dương 68 người con hiếu thảo
Nhịp sống Thủ đô 23/11/2024 21:39
Huyện Thường Tín: Khai thác giá trị văn hóa để phát triển du lịch
Tôi yêu Hà Nội 23/11/2024 21:30
Thành đoàn Hà Nội tuyên dương cán bộ công chức, viên chức trẻ xuất sắc
Nhịp sống Thủ đô 23/11/2024 16:17
Phường đầu tiên của quận Tây Hồ nhận danh hiệu “Phường đạt chuẩn đô thị văn minh”
Thủ đô 23/11/2024 12:52
Sơn Tây: Bảo tồn và khai thác hiệu quả nguồn lực tài nguyên văn hóa
Nhịp sống Thủ đô 22/11/2024 18:56
Tổ chức thành công Đại hội Hội Khuyến học quận Bắc Từ Liêm nhiệm kỳ 2024 - 2029
Tôi yêu Hà Nội 22/11/2024 17:29
Nâng cao tính minh bạch, hiệu quả và chuyên nghiệp trong hoạt động cải cách hành chính
Thủ đô 22/11/2024 17:25
Kênh thông tin hữu hiệu tuyên truyền sâu rộng Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở
Nhịp sống Thủ đô 22/11/2024 15:13
Sôi nổi Hội thi Bí thư chi bộ giỏi quận Bắc Từ Liêm năm 2024
Nhịp sống Thủ đô 22/11/2024 14:18
Quận Tây Hồ phát huy và bảo tồn giá trị di sản văn hóa
Thủ đô 22/11/2024 10:53