Chương Mỹ đẩy mạnh phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao

Sau 10 năm thực hiện Chương trình 02-CTr/TU của Thành uỷ Hà Nội về “Phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới, nâng cao đời sống nông dân” trên địa bàn huyện Chương Mỹ, lĩnh vực nông nghiệp của huyện đã có những chuyển biến tích cực, đạt hiệu quả cao.
chuong my day manh phat trien nong nghiep ung dung cong nghe cao Huyện Chương Mỹ: Hội Nông dân hỗ trợ hội viên nghèo xây, sửa nhà
chuong my day manh phat trien nong nghiep ung dung cong nghe cao Nhiều sản phẩm nông nghiệp được cấp chứng nhận tiêu chuẩn VietGap
chuong my day manh phat trien nong nghiep ung dung cong nghe cao Tập huấn nâng cao năng lực cán bộ làm công tác xây dựng nông thôn mới

Bên cạnh tập trung chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi đã xuất hiện nhiều mô hình sản xuất ứng dụng công nghệ cao, liên kết chuỗi trong sản xuất nông nghiệp đã góp phần nâng cao giá trị gia tăng của nông sản, là cơ sở để thúc đẩy hoạt động sản xuất, nâng cao thu nhập cho nhân dân. Với hiệu quả kinh tế cao, thời gian tới huyện sẽ tiếp tục phát triển, nhân rộng các mô hình này để nâng cao thu nhập cho nông dân.

chuong my day manh phat trien nong nghiep ung dung cong nghe cao
Anh Phùng Xuân Hà, Giám đốc Hợp tác xã bưởi Núi Bé (Nam Phương Tiến - Chương Mỹ), dán tem truy xuất nguồn gốc cho bưởi.

Cụ thể, một số mô hình tiêu biểu như: Mô hình sản xuất rau ứng dụng công nghệ cao của Hợp tác xã rau quả sạch Chúc Sơn, thôn Giáp Ngọ, Thị trấn Chúc Sơn với quy mô 1,1 ha. Sản xuất rau trong nhà lưới với hệ thống tưới tiết kiệm, kiểm soát và quy trình sản xuất VietGap.

Hay mô hình áp dụng công nghệ tưới tiết kiệm nước trong sản xuất cây ăn quả cho vườn bưởi diễn với diện tích 1,5 ha của hộ ông Nguyễn Đức Thọ, Thị trấn Xuân Mai. Hiệu quả cho năng suất đạt 33 tấn/ha, doanh thu đạt 660 triệu đồng/ha, lợi nhuận 400 triệu đồng/ha, tiết kiệm được 3 lao động.

Đặc biệt, tại huyện Chương Mỹ có Mô hình sản xuất bưởi hữu cơ, quy mô thực hiện 15 ha tại 2 địa điểm là Thôn Núi Bé, xã Nam Phương Tiến và Xứ đồng gò nhót, xã Hữu Văn. Diện tích áp dụng quy trình sản xuất bưởi hữu cơ tại 2 điểm trên, cho kết quả bưởi sinh trưởng phát triển tốt, tỉ lệ đậu hoa quả cao, số quả/cây hiện tại là 120 quả/cây.

Trong lĩnh vực chăn nuôi, huyện Chương Mỹ đã ứng dụng mô hình nuôi cá ứng dụng công nghệ cao tạo các sông trong ao với hệ thống tạo dòng chảy và sục khí, nuôi cá với mật độ cao, với diện tích 800 m2, của Hợp tác xã chăn nuôi – thủy sản Ngọc Hòa. Hiệu quả góp phần nâng suất tăng 6 đến 8 lần so với nuôi thông thường, chất lượng cá thịt ngon hơn, giá cao hơn. Năng suất đạt 12 tấn/100 m2 (1 sông), doanh thu 4 tỷ đồng/8 sông.

Mô hình chăn nuôi lợn ứng dụng công nghệ cao: Xây dựng chuồng khép kín sử dụng hệ thống làm mát, máng ăn tự động, hệ thống cấp nước tự động, hệ thống xử lý chất thải BIOGAS... với 107 trang trại tham gia; doanh thu đạt 1.123 tỷ đồng; Chăn nuôi gia cầm ứng dụng công nghệ cao: Xây dựng chuồng khép kín sử dụng hệ thống làm mát, máng ăn tự động, hệ thống cấp nước tự động, đệm lót sinh học.. với 270 trang trại gia cầm tham gia. Hiệu quả, doanh thu đạt 240 tỷ đồng.

Chương Mỹ cũng đẩy mạnh mô hình liên kết sản xuất và tiêu thụ lúa hữu cơ. Quy mô thực hiện 5 ha, tại xã Quảng Bị. Năng suất ước đạt 64 tạ/ha thóc tươi. Do Công ty giống cây trồng Trung ương thu mua lúa tươi 100%, giá thu mua 9.000đ/kg, giá trị đạt 57,6 triệu/ha bằng 144% so với các giống lúa thông thường.

Bên cạnh đó, sản phẩm gạo hữu cơ Đồng Phú là một trong những sản phẩm thế mạnh của huyện Chương Mỹ. Đồng Phú là vùng sản xuất lúa gạo hữu cơ đầu tiên của Hà Nội áp dụng công nghệ thâm canh tiên tiến của Nhật. Mô hình này không chỉ đem lại hiệu quả kinh tế cao gấp 2 - 3 lần so với cấy lúa thông thường mà còn tạo được môi trường sống trong lành và giúp nông dân đoàn kết sản xuất theo nhóm hộ. Để nhân rộng mô hình, Chương Mỹ đã quy hoạch và phát triển các vùng trồng lúa trọng điểm.

Minh Khuê

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Lan tỏa tri thức y khoa bằng công nghệ số

Lan tỏa tri thức y khoa bằng công nghệ số

Ngày 19/4, Tổng hội Y học Việt Nam, Quỹ Hỗ trợ bệnh nhân ung thư - Ngày mai tươi sáng (Bộ Y tế), TikTok Việt Nam, Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh và Hệ thống tiêm chủng VNVC đã ký thỏa thuận hợp tác xây dựng mạng lưới thông tin y tế chính thống vì cộng đồng trên nền tảng số.
Xe buýt, đường sắt đô thị tăng cường hoạt động dịp nghỉ Lễ 30/4

Xe buýt, đường sắt đô thị tăng cường hoạt động dịp nghỉ Lễ 30/4

Dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5, dự kiến xe buýt, đường sắt đô thị sẽ tăng cường hoạt động nhằm phục vụ tốt nhất nhu cầu đi lại của người dân.
Cảm hứng khởi nghiệp từ các doanh nhân lĩnh vực công nghệ

Cảm hứng khởi nghiệp từ các doanh nhân lĩnh vực công nghệ

Trong khuôn khổ Ngày hội Khởi nghiệp quốc gia của học sinh sinh viên lần thứ VII, ngày 19/4, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tổ chức Diễn đàn “Cảm hứng khởi nghiệp từ các doanh nhân lĩnh vực công nghệ”. Diễn đàn là nơi kết nối những ý tưởng, khát vọng và tinh thần nhiệt huyết của thế hệ trẻ, thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp trong học sinh, sinh viên.
Dự kiến sau sắp xếp, huyện Chương Mỹ có 6 xã

Dự kiến sau sắp xếp, huyện Chương Mỹ có 6 xã

Huyện Chương Mỹ đang tích cực tiến hành lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn. Dự kiến, sau khi hoàn thành việc sắp xếp, huyện Chương Mỹ còn 6 đơn vị hành chính cơ sở.
Thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo của học sinh từ hoạt động tư vấn nghề nghiệp, việc làm

Thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo của học sinh từ hoạt động tư vấn nghề nghiệp, việc làm

Ngày 19/4, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tổ chức Hội thảo “Giải pháp thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo của học sinh từ các hoạt động tư vấn nghề nghiệp, việc làm”.
Chi tiết dự kiến tên gọi, số lượng phường, xã mới ở Hà Nội

Chi tiết dự kiến tên gọi, số lượng phường, xã mới ở Hà Nội

Thành phố Hà Nội hiện có 526 xã, phường, sau sắp xếp Hà Nội còn 126 xã, phường. Trong đó, 12 quận sau khi sắp xếp lại còn 47 phường; 17 huyện và thị xã Sơn Tây còn 79 xã.
Hà Nội dự kiến tên gọi 126 xã, phường sau sắp xếp

Hà Nội dự kiến tên gọi 126 xã, phường sau sắp xếp

Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh vừa ký ban hành văn bản về phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của Thành phố để thực hiện lấy ý kiến nhân dân và tổ chức kỳ họp Hội đồng nhân dân (HĐND) các cấp. UBND Thành phố sẽ hoàn thiện hồ sơ Đề án báo cáo Chính phủ, thời gian hoàn thành trước ngày 1/5.

Tin khác

Hà Nội đủ điều kiện xét công nhận hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới năm 2024

Hà Nội đủ điều kiện xét công nhận hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới năm 2024

Sáng 18/4, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Nguyễn Mạnh Quyền chủ trì Hội nghị bỏ phiếu đề nghị xét, công nhận thành phố Hà Nội hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới năm 2024.
Công nghệ hóa nông nghiệp nông thôn

Công nghệ hóa nông nghiệp nông thôn

Việc đổi mới ứng dụng khoa học, công nghệ và chuyển đổi số từ lâu đã được nông dân huyện Đan Phượng (Hà Nội) thực hiện bài bản. Việc đầu tư công nghệ không chỉ đơn thuần là đầu tư vào máy móc thiết bị, nhà màng, nhà lưới để sản xuất mà còn làm chủ được những công nghệ mới trong hoạt động sản xuất và kinh doanh cũng như quảng bá sản phẩm, mở rộng thị trường liên kết.
Nâng cao hiệu quả phong trào nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi

Nâng cao hiệu quả phong trào nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi

Sáng nay (9/1), Hội Nông dân huyện Thanh Trì tổ chức Hội nghị tổng kết công tác Hội và phong trào nông dân năm 2024; phương hướng, nhiệm vụ năm 2025.
Thường Tín: Thêm 1 xã nông thôn mới kiểu mẫu và 3 xã nông thôn mới nâng cao

Thường Tín: Thêm 1 xã nông thôn mới kiểu mẫu và 3 xã nông thôn mới nâng cao

Vừa qua, Đoàn thẩm định nông thôn mới thành phố Hà Nội đã tiến hành thẩm định 1 xã nông thôn mới kiểu mẫu Văn Bình và 3 xã nông thôn mới nâng cao là: Lê Lợi, Tiền Phong và Tân Minh của huyện Thường Tín.
Xóa nhà dột nát từ chương trình vay vốn Ngân hàng chính sách xã hội

Xóa nhà dột nát từ chương trình vay vốn Ngân hàng chính sách xã hội

Từ nguồn vốn vay 50 triệu đồng chương trình Hộ nghèo về nhà ở năm 2024 của Ngân hàng chính sách xã hội huyện Thường Tín (Hà Nội) và nguồn vốn của địa phương đóng góp, gia đình anh Trần Văn Én thôn An Định, xã Tô Hiệu (huyện Thường Tín) đã xây dựng được ngôi nhà mới khang trang.
Hội Nông dân thành phố Hà Nội thăm, học tập, trao đổi kinh nghiệm tại Đà Nẵng

Hội Nông dân thành phố Hà Nội thăm, học tập, trao đổi kinh nghiệm tại Đà Nẵng

Đoàn cán bộ Hội Nông dân thành phố Hà Nội, do đồng chí Phạm Hải Hoa - Chủ tịch Hội dẫn đầu đã đến Đà Nẵng để trao đổi kinh nghiệm trong xúc tiến, hỗ trợ kết nối, tiêu thụ nông sản.
Sản phẩm OCOP thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn

Sản phẩm OCOP thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn

Những năm qua, trên địa bàn huyện Thạch Thất (Hà Nội), Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) đã khuyến khích, hỗ trợ các đối tượng sản xuất, kinh doanh ở nông thôn. Đây cũng là giải pháp trọng tâm để phát triển kinh tế nông thôn, nâng cao thu nhập người dân trong xây dựng nông thôn mới.
Huyện Thường Tín có thêm 48 sản phẩm được đánh giá OCOP 3 sao

Huyện Thường Tín có thêm 48 sản phẩm được đánh giá OCOP 3 sao

Năm 2024, huyện Thường Tín có 48 sản phẩm tham gia đánh giá, chấm điểm, phân hạng sản phẩm OCOP.
Phát huy vai trò của Hội phụ nữ trong xây dựng nông thôn mới

Phát huy vai trò của Hội phụ nữ trong xây dựng nông thôn mới

Vừa qua, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) huyện Thạch Thất phối hợp với Ban Kinh tế Hội LHPN thành phố Hà Nội tổ chức Hội nghị tọa đàm phát huy vai trò của các cấp hội phụ nữ trong xây dựng nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu.
Khẳng định vai trò của phụ nữ trong xây dựng nông thôn mới

Khẳng định vai trò của phụ nữ trong xây dựng nông thôn mới

Những cách làm hay, sáng tạo của phụ nữ các xã của huyện Thạch Thất (Hà Nội) đã thêm một lần nữa khẳng định vai trò của phụ nữ là nòng cốt trong thực hiện nông thôn mới (NTM) nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu ở các địa phương.
Xem thêm
Phiên bản di động