Chuyển biến tích cực qua chương trình xây dựng Nông thôn mới nâng cao

(LĐTĐ) Vừa qua, Đoàn thẩm định liên ngành Trung ương đã tổ chức khảo sát các tiêu chí, thẩm định hồ sơ đề nghị xét, công nhận huyện Thanh Trì đạt chuẩn Nông thôn mới nâng cao.
Thanh Trì: Đảm bảo kỳ thi vào lớp 10 an toàn, đúng quy chế Thanh Trì tổng kiểm tra PCCC nhà trọ, nhà cho thuê kết hợp kinh doanh Hà Nội: Tạm giữ gần 11.000 gói kẹo nghi nhập lậu tại ga Ngọc Hồi

Đoàn đã khảo sát thực tế một số công trình hạ tầng được đầu tư theo quy hoạch; thiết kế văn hoá Nông thôn mới nâng cao (xã, thôn); trường học các cấp; khu tập kết hoặc trung chuyển chất thải rắn sinh hoạt; cảnh quan môi trường và khu dân cư nông thôn tiêu biểu; mô hình hợp tác xã hoạt động có hiệu quả; vùng sản xuất nông nghiệp tập trung.

Đặc biệt, Đoàn khảo sát đã đi thực tế một số mô hình thôn thông minh trên địa bàn huyện như: Trường THCS Thanh Liệt, đường vào Khu đô thị Bitexco - xã Thanh Liệt; Trung tâm Văn hóa - Thông tin và Thể thao huyện; Khu xử lý nước thải tập trung khu dân cư IEC - xã Tứ Hiệp; Mô hình kè ao hồ, tuyến đường hoa, trang viên hoa cây cảnh Hương Sơn; Mô hình liên kết chuỗi rau Khu sơ chế xóm 11 xã Yên Mỹ; Trung tâm Văn hóa thể thao xã Ngũ Hiệp, Trường THCS Vạn Phúc...

Tại buổi làm việc, ông Nguyễn Tiến Cường - Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện cho biết: Nhờ có sự quan tâm, chỉ đạo của Thành phố và huyện, công tác xây dựng Nông thôn mới trên địa bàn huyện Thanh Trì thời gian qua đã đạt nhiều kết quả tích cực.

Năm 2015, toàn huyện Thanh Trì có 15/15 xã được Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội công nhận xã đạt chuẩn Nông thôn mới (đạt 100%). Năm 2017, huyện được Thủ tướng Chính phủ công nhận huyện đạt chuẩn Nông thôn mới.

Tiếp tục thực hiện chỉ đạo của Thành ủy về xây dựng Nông thôn mới nâng cao, huyện Thanh Trì đã quyết liệt tập trung lãnh đạo, chỉ đạo hoàn thiện các tiêu chuẩn Đề án đầu tư xây dựng huyện thành quận gắn với thực hiện Chương trình xây dựng Nông thôn mới nâng cao, Nông thôn mới kiểu mẫu.

Chuyển biến tích cực qua chương trình xây dựng Nông thôn mới nâng cao
15/15 xã được Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội công nhận xã đạt chuẩn Nông thôn mới. (Ảnh minh họa: TH)

Đến nay, 15/15 xã của huyện được công nhận đạt chuẩn Nông thôn mới kiểu mẫu, thị trấn Văn Điển được công nhận đạt chuẩn Đô thị văn minh. Trong đó, 2 xã Yên Mỹ và Đại Áng đạt chuẩn Nông thôn mới kiểu mẫu toàn diện.

Đến nay, huyện Thanh Trì cơ bản đạt 9/9 tiêu chí xây dựng huyện Nông thôn mới nâng cao. Có 8 xã được Ủy ban nhân dân Thành phố công nhận điểm du lịch: Đại Áng, Yên Mỹ, Tam Hiệp, Duyên Hà, Thanh Liệt, Vạn Phúc, Đông Mỹ, Tân Triều và 1 làng nghề Hà Nội. Huyện đã đạt 32/34 tiêu chuẩn thành lập quận theo quy định.

Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội khu vực nông thôn, nhất là hạ tầng thiết yếu phục vụ đời sống dân sinh không ngừng được đầu tư xây dựng, nâng cấp và hoàn thiện. Công tác tuyên truyền văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao diễn ra sôi động tạo không khí vui tươi phấn khởi trong các tầng lớp nhân dân. Các thiết chế văn hóa, thể thao cơ sở được quan tâm đầu tư. 100% các thôn đều có điểm sinh hoạt văn hóa và được đầu tư trang thiết bị phục vụ sinh hoạt cộng đồng dân cư.

Hệ thống chính trị trên địa bàn được củng cố, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững, 100% cơ sở đều đạt tiêu chí giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội.

Trên cơ sở nghiên cứu hồ sơ và khảo sát thực tế, ông Trần Nhật Lam - Phó Chánh Văn phòng Điều phối nông thôn mới Trung ương, Trưởng đoàn thẩm định đánh giá cao sự vào cuộc chỉ đạo quyết liệt của Huyện ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc huyện Thanh Trì trong quá trình triển khai xây dựng Nông thôn mới nâng cao, đặc biệt là sự đồng thuận nhất trí cao trong nhân dân.

Đồng thời mong muốn, thời gian tới, Thanh Trì cần phát huy tiềm năng, lợi thế để phát triển kinh tế, các mô hình nông nghiệp công nghệ cao, liên kết chuỗi trong sản xuất, tiêu thụ sản phẩm. Đẩy mạnh phát triển thương mại, dịch vụ, du lịch; cải cách hành chính; quan tâm đầu tư phát triển lĩnh vực văn hóa - xã hội, nhất là phát huy các giá trị các di tích văn hóa, lịch sử, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng huyện Thanh Trì đạt chuẩn Nông thôn mới nâng cao theo lộ trình đã đề ra.

Bảo Thoa

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Cán bộ, học viên Trường Sĩ quan Lục quân 1 chung tay gia cố đê tại Sơn Tây

Cán bộ, học viên Trường Sĩ quan Lục quân 1 chung tay gia cố đê tại Sơn Tây

(LĐTĐ) Ngày 12/9, hơn 100 cán bộ, học viên, nhân viên Tiểu đoàn 5 và Phòng Tham mưu - Hành chính, Trường Sĩ quan Lục quân 1 đã tham gia hộ đê thuộc địa phận phố Phía, xã Đường Lâm, thị xã Sơn Tây, Hà Nội.
Công đoàn ngành GTVT Hà Nội: Thăm, động viên các đơn vị, lực lượng ứng trực chống bão, lũ

Công đoàn ngành GTVT Hà Nội: Thăm, động viên các đơn vị, lực lượng ứng trực chống bão, lũ

(LĐTĐ) Ngày 12/9, Ban Thường vụ Công đoàn ngành Giao thông Vận tải (GTVT) Hà Nội tổ chức đoàn công tác thăm, tặng quà các lực lượng ứng trực phòng, chống lũ. Đây là một trong những hoạt động thiết thực cho thấy sự quan tâm, chăm lo của tổ chức Công đoàn dành cho đoàn viên, người lao động, đặc biệt trong bối cảnh nhiều tuyến giao thông huyết mạch của Thủ đô vẫn đang ngập sâu.
Sơn Tây: Nhiều tập thể, cá nhân ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do bão số 3

Sơn Tây: Nhiều tập thể, cá nhân ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do bão số 3

(LĐTĐ) Chiều 12/9, Thị ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam thị xã Sơn Tây tổ chức phát động ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do cơn bão số 3.
Công an quận Bắc Từ Liêm chung tay ủng hộ người dân chịu ảnh hưởng của bão lũ

Công an quận Bắc Từ Liêm chung tay ủng hộ người dân chịu ảnh hưởng của bão lũ

(LĐTĐ) Trước tình hình nhiều người dân tại quận Bắc Từ Liêm phải sơ tán đến nơi ở tạm do mực nước sông dâng cao, Hội Phụ nữ Công an quận Bắc Từ Liêm đã chủ động, kịp thời phát động phong trào "nhường cơm sẻ áo" kêu gọi hội viên chung ta hỗ trợ nhân dân.
Thay đổi thời gian kỳ họp thứ 18 HĐND Thành phố để tập trung khắc phục hậu quả mưa bão

Thay đổi thời gian kỳ họp thứ 18 HĐND Thành phố để tập trung khắc phục hậu quả mưa bão

(LĐTĐ) Ngày 12/9, Văn phòng Đoàn Đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân (HĐND) thành phố Hà Nội có Thông báo số 46/TB-HĐND về thay đổi thời gian tổ chức kỳ họp chuyên đề (kỳ họp thứ 18) HĐND thành phố Hà Nội khóa XVI, nhiệm kỳ 2021 - 2026.
Hà Nội: Tiếp nhận gần 45 tỷ đồng ủng hộ nhân dân các tỉnh bị thiệt hại do bão số 3

Hà Nội: Tiếp nhận gần 45 tỷ đồng ủng hộ nhân dân các tỉnh bị thiệt hại do bão số 3

(LĐTĐ) Hưởng ứng Lời kêu gọi của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam thành phố Hà Nội, trong ngày 12/9, nhiều cơ quan, doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân tiếp tục đến trụ sở Ủy ban MTTQ Việt Nam Thành phố trao ủng hộ kinh phí, giúp nhân dân các địa phương khắc phục hậu quả, thiệt hại do bão lũ.
Bí thư Thành ủy Hà Nội thăm, tặng quà Trung thu cho trẻ em tại Trung tâm Bảo trợ xã hội 3

Bí thư Thành ủy Hà Nội thăm, tặng quà Trung thu cho trẻ em tại Trung tâm Bảo trợ xã hội 3

(LĐTĐ) Nhân dịp Tết Trung thu, ngày 12/9, đồng chí Bùi Thị Minh Hoài, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội đã đến thăm cơ sở 3, Trung tâm Bảo trợ xã hội 3 Hà Nội (số 106 - Nguyễn Hoàng, quận Nam Từ Liêm) và tặng quà Trung thu cho trẻ em tại đây.

Tin khác

Thưởng thức “vị ngọt đồng quê” từ mật ong Đan Phượng

Thưởng thức “vị ngọt đồng quê” từ mật ong Đan Phượng

(LĐTĐ) Là vùng đất của “hoa thơm trái ngọt”, Đan Phượng thu hút loài ong mật ở khắp nơi đổ về. Chúng bị hấp dẫn bởi muôn loài hoa đẹp và những nhụy hoa từ cây ăn trái được trồng trên khắp mảnh đất này. Nhận ra điều này, người dân Đan Phượng đã tìm giống ong tốt nhất để nuôi lấy mật. Mật ong Đan Phượng giờ đã trở thành “thức quà” cho nhiều người yêu vị ngọt đồng quê.
Hiệu quả xây dựng nông thôn mới từ phát triển hoa, cây cảnh

Hiệu quả xây dựng nông thôn mới từ phát triển hoa, cây cảnh

(LĐTĐ) Hiện nay, việc xây dựng nông thôn mới tại Hà Nội đang đặt ra yêu cầu cao về cải thiện chất lượng sống cho người dân. Trong đó, mục tiêu của chương trình là xây dựng môi trường sống an toàn, thân thiện với thiên nhiên. Đóng góp vào mục tiêu này, ngành Sinh vật cảnh Thủ đô đã không ngừng đổi mới, hoàn thiện; qua đó không chỉ góp phần bảo vệ môi trường, kiến tạo cảnh quan, thu hút du lịch, mà còn đóng góp thiết thực trong xây dựng nông thôn mới và đô thị văn minh.
Cần đáp ứng nhu cầu trữ nước phục vụ sản xuất

Cần đáp ứng nhu cầu trữ nước phục vụ sản xuất

(LĐTĐ) Theo cử tri huyện Sóc Sơn (thành phố Hà Nội), hiện nay, các hồ trữ nước phục vụ sản xuất đã bị bồi lắng, vì vậy lượng nước dự trữ không đảm bảo cho sản xuất nông nghiệp, đề nghị Thành phố cho cơ chế nạo vét để đảm bảo phục vụ sản xuất nông nghiệp cho người dân...
Gỡ “nút thắt” trong đầu tư, xây dựng chợ tại các địa phương

Gỡ “nút thắt” trong đầu tư, xây dựng chợ tại các địa phương

(LĐTĐ) Một trong những “nút thắt” được tháo gỡ tại Nghị định số 60/2024/NĐ-CP ngày 5/6/2024 của Chính phủ về phát triển và quản lý chợ, đó chính là việc cho phép các địa phương đầu tư xây dựng chợ bằng nguồn ngân sách (đầu tư công) cho tất cả các hạng chợ 1, 2, 3… Điều này đã mở ra cơ hội trong thu hút đầu tư, phát triển chợ tại các địa phương trong đó có Thủ đô Hà Nội.
Kết quả lấy ý kiến sự hài lòng người dân về đề nghị thành phố Hà Nội hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới năm 2024

Kết quả lấy ý kiến sự hài lòng người dân về đề nghị thành phố Hà Nội hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới năm 2024

Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam thành phố Hà Nội vừa có Công văn số 3340/MTTQ-BTT gửi các cơ quan báo chí về việc công khai kết quả lấy ý kiến sự hài lòng của người dân đề nghị thành phố Hà Nội hoàn thành nhiệm vụ xây dựng Nông thôn mới năm 2024.
Đẩy mạnh số hóa để làng nghề Thủ đô phát triển

Đẩy mạnh số hóa để làng nghề Thủ đô phát triển

(LĐTĐ) Với sự phát triển của khoa học công nghệ, thời gian qua, nhiều làng nghề của Thủ đô đã nhanh chóng nắm bắt cơ hội, đẩy mạnh việc đầu tư khoa học công nghệ vào sản xuất, quảng bá thương hiệu. Nhờ đó, không chỉ vấn đề ô nhiễm môi trường làng nghề được khắc phục, mà các sản phẩm làng nghề còn tận dụng cơ hội và xu thế công nghệ số để vươn ra thị trường thế giới.
Phát huy vai trò của phụ nữ trong sản xuất kinh doanh nông sản

Phát huy vai trò của phụ nữ trong sản xuất kinh doanh nông sản

(LĐTĐ) Hợp tác xã (HTX) Nông sản và dịch vụ thương mại Đông Xuân (huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội) là một mô hình kinh tế hoạt động hiệu quả. Qua đó đã tạo thành mô hình tổ liên kết sản phẩm nông sản an toàn ở địa phương; giới thiệu các điểm du lịch cộng đồng trên địa bàn xã Đông Xuân; sản xuất và tiêu thụ các sản phẩm nông sản an toàn do địa phương sản xuất ra thị trường.
Cấp mã số vùng trồng: Cần nhanh chóng, linh hoạt phục vụ nhu cầu xuất khẩu

Cấp mã số vùng trồng: Cần nhanh chóng, linh hoạt phục vụ nhu cầu xuất khẩu

(LĐTĐ) Trong thời kỳ Cách mạng công nghiệp 4.0, sự cạnh tranh của các mặt hàng nông sản, vấn đề truy xuất nguồn gốc, an toàn thực phẩm... ngày càng trở nên quan trọng. Trong đó, việc cấp mã số vùng trồng mang lại rất nhiều lợi ích cho bà con nông dân, đặc biệt là đối với bà con nông dân ở Thủ đô. Qua đó, xây dựng các vùng sản xuất chất lượng phục vụ cho hoạt động xuất khẩu. Tuy nhiên, để đạt hiệu quả, công tác kiểm tra chất lượng để cấp mã xuất khẩu cần nhanh chóng, linh hoạt…
Vẫn còn nhiều khó khăn trong kiểm soát giết mổ gia súc, gia cầm tại Hà Nội

Vẫn còn nhiều khó khăn trong kiểm soát giết mổ gia súc, gia cầm tại Hà Nội

(LĐTĐ) Thời gian qua, nhằm đảm bảo nguồn cung thịt gia súc, gia cầm an toàn cho người dân Thủ đô, việc giám sát chặt chẽ hoạt động giết mổ theo đúng quy định, các cấp, các ngành của thành phố Hà Nội đã vào cuộc quyết liệt và sát sao. Tuy nhiên, do tình trạng chăn nuôi nhỏ lẻ, mạnh mún còn khá phổ biến, khiến cho việc kiểm soát giết mổ tại các cơ sở giết mổ trên địa bàn Thành phố vẫn còn gặp không ít khó khăn.
Đan Phượng có một loại hoa “hái ra tiền”

Đan Phượng có một loại hoa “hái ra tiền”

(LĐTĐ) Để hoa đồng tiền giúp nông dân “hái ra tiền”, xã Đồng Tháp (huyện Đan Phượng, thành phố Hà Nội) đang ấp ủ nhiều dự định, trong đó có việc gắn sản xuất với khai thác lợi thế, tiềm năng của địa phương để phát triển du lịch.
Xem thêm
Phiên bản di động