Chuyển đổi phương tiện giao thông “xanh”, đâu là rào cản?

(LĐTĐ) Tại các đô thị lớn như Hà Nội, giao thông vận tải là một trong những ngành phát thải carbon và khí metan lớn. Cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội, ngày càng có nhiều người dân sở hữu các phương tiện cá nhân như xe ô tô, xe máy, đây là điều rất đáng lo ngại. Nhiều ý kiến cho rằng, việc cắt giảm phát thải trong lĩnh vực giao thông đường bộ có vai trò quan trọng, trong đó chuyển đổi phương tiện giao thông “xanh” là tất yếu.
Phát triển giao thông xanh: Tất yếu và không thể chần chừ Tiếp ô-xy cho Thành phố thêm xanh

Ô nhiễm do phát thải giao thông lớn

Giao thông “xanh” có thể hiểu là việc sử dụng các phương tiện giao thông hạn chế thải khí carbon và những loại khí thải độc hại khác ra môi trường. Giao thông “xanh” có thể là sử dụng sức người, năng lượng tái tạo, điện, khí thiên nhiên nén... như sử dụng xe đạp, xe máy, ô tô điện, xe chạy bằng khí nén CNG; xe sử dụng năng lượng mặt trời, năng lượng gió… với lượng phát thải gần như bằng “0”, những phương tiện “xanh” này sẽ giúp môi trường trong lành hơn. Hơn hết, việc chuyển đổi phương tiện năng lượng “xanh” là xu hướng tất yếu của thế giới, trong đó có Việt Nam.

Chuyển đổi phương tiện giao thông “xanh”, đâu là rào cản?
Phát triển phương tiện sử dụng năng lượng thân thiện với môi trường là hướng đi tất yếu hiện nay. Ảnh: Đinh Luyện

Ở Việt Nam, việc sử dụng phương tiện năng lượng thân thiện với môi trường hiện còn khá mới mẻ, người dân chưa có thói quen sử dụng xe đạp, phương tiện công cộng để đi lại, phần lớn vẫn phụ thuộc vào phương tiện cá nhân chạy bằng nhiên liệu xăng, dầu.

Tại Hội thảo Phát triển giao thông đường bộ “xanh” hướng đến net zero 2050, Tiến sĩ Khuất Việt Hùng - Viện trưởng Viện Chiến lược và Phát triển giao thông vận tải (Bộ GTVT) cho rằng, khái niệm giao thông xanh là hình thức giao thông bền vững, tiêu thụ ít năng lượng.

Theo Tiến sĩ Khuất Việt Hùng, tại Quyết định số 876/QĐ-TTg, ban hành tháng 7/2022, của Thủ tướng Chính phủ, với lĩnh vực giao thông đô thị đã xác định rõ, trong giai đoạn 2022-2030. Cụ thể là từ năm 2025, 100% xe buýt thay thế, đầu tư mới sử dụng điện, năng lượng xanh; Tỷ lệ đảm nhận của vận tải hành khách công cộng tại Hà Nội đạt 45%-50%; Thành phố Hồ Chí Minh đạt 25%; Đà Nẵng đạt 25%-35%; Cần Thơ đạt 20%; Hải Phòng đạt 10%-15%; đô thị loại I đạt ít nhất 5%.

Tiếp đó, trong giai đoạn 2031-2050, cụ thể là từ năm 2030, tỷ lệ phương tiện sử dụng điện, năng lượng xanh đạt tối thiểu 50%; 100% xe taxi thay thế, đầu tư mới sử dụng điện, năng lượng xanh. Đến năm 2050, 100% xe buýt, xe taxi sử dụng điện, năng lượng xanh. Tỷ lệ đảm nhận của vận tải hành khách công cộng tại các đô thị đặc biệt, đô thị loại I lần lượt đạt ít nhất 40% và 10%.

Như vậy, lộ trình phát triển giao thông đường bộ “xanh” hướng đến net zero 2050 đã tương đối rõ nét. Điều này vô cùng cần thiết với nước ta, đặc biệt là trong bối cảnh phát triển kinh tế-xã hội ngày càng mạnh mẽ, nhiều người dân sở hữu các phương tiện cá nhân. Nói cách khác, khi kinh tế phát triển, số lượng phương tiện giao thông cá nhân tăng nhanh thì cũng đồng nghĩa với việc ngày càng có nhiều lượng khí thải thải ra khiến môi trường trở nên ô nhiễm. Do đó, cắt giảm phát thải trong lĩnh vực giao thông đường bộ là nhiệm vụ rất quan trọng trong hành trình tiến đến Net Zero vào năm 2050.

Lộ trình và kế hoạch triển khai đã có tuy nhiên nhiều chuyên gia giao thông cho rằng, giảm phát thải từ các phương tiện giao thông cần có sự đồng bộ của hệ thống chính sách đối với vấn đề này. Ông Nguyễn Hoàng Hải, nguyên Giám đốc Trung tâm Quản lý giao thông công cộng thành phố Hà Nội cho rằng, vấn đề nổi cộm nhất của các đô thị lớn là tỷ lệ phương tiện tham gia giao thông. Phương tiện ở cường độ cao, thì mức độ phát thải cao và xu hướng tăng dần hàng năm, ô nhiễm trong giao thông vận tải chiếm 70% ô nhiễm trong đô thị.

Ông Nguyễn Hoàng Hải cũng nhấn mạnh, ngoài tăng phương tiện giao thông, thì ô nhiễm môi trường còn có nguyên nhân từ những vấn đề khác nữa, trong đó có ùn tắc giao thông và thói quen sử dụng phương tiện. Cụ thể, hiện nay tỷ lệ người dùng xe máy ở nước ta rất cao. Trong khi việc kiểm soát phương tiện cá nhân như xe máy đang còn gặp nhiều vướng mắc. Dễ thấy nhất là nhiều chương trình, xây dựng tiêu chuẩn khí thải cho xe máy, kiểm soát vi phạm xe máy… được triển khai song kết quả vẫn chưa được như kỳ vọng.

Đâu là giải pháp?

Theo tìm hiểu, hiện tại Hà Nội có 132 tuyến buýt trợ giá với hơn 2.000 xe buýt, trong đó có 277 xe điện và xe sử dụng nhiên liệu sạch CNG, chiếm 13,6% tổng số phương tiện. Tỷ lệ xanh hóa phương tiện giao thông này là sự cố gắng, nỗ lực của cả các doanh nghiệp và Thành phố. Cùng với đó, Hà Nội đã cấp phép hoạt động cho hàng nghìn xe taxi điện; đưa xe đạp, xe đạp điện công cộng vào phục vụ nhu cầu đi lại của người dân tại một số quận nội thành.

Bên cạnh đó, Hà Nội cũng đã có tuyến đường sắt đô thị đi vào hoạt động năm 2021. Với năng lực vận tải hành khách khối lớn. Hiệu quả về giảm thiểu ùn tắc giao thông, tính tiện lợi trong việc đi lại bằng tàu điện ở Hà Nội đã được thấy rõ. Dự kiến, trong tháng 7/2024, tuyến tàu điện tiếp theo của Hà Nội cũng sẽ được đưa vào khai thác thương mại.

Dù còn nhiều khó khăn thách thức nhưng Hà Nội đã đi đúng hướng trên con đường chuyển đổi phương thức vận tải hành khách công cộng. Việc sử dụng phương tiện xanh trong vận tải hành khách công cộng không chỉ góp phần rất tích cực bảo vệ môi trường mà còn tạo nên sức hút mạnh mẽ với người dân, dần thay đổi thói quen sử dụng xe cá nhân, chuyển sang tàu điện, xe buýt.

Quanh vấn đề này, ông Hồ Công Hòa, Phó Trưởng ban Nghiên cứu xã hội, Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương (CIEM), cho rằng, để phát triển mạnh hơn nữa các phương tiện sử dụng nhiên liệu thân thiện môi trường mà cụ thể ở đây là xe ô tô điện, xe buýt điện, chính sách ưu đãi phải tập trung vào cơ sở hạ tầng sạc điện, trạm sạc pin. Về khía cạnh hạn chế xe xăng thì cần tiếp cận theo cơ chế áp tiêu chuẩn kỹ thuật, tăng tiêu chuẩn quy chuẩn xe xăng. Đồng thời, cũng cần có chiến lược chuyển đổi sang tâm lý tiêu dùng xanh cho người dân.

Đồng quan điểm này, nhìn ở địa bàn Hà Nội, nhiều ý kiến cho rằng, hiện cơ chế đấu thầu, trợ giá, khấu hao tài sản… cho vận tải công cộng hiện nay chỉ xây dựng cho xe buýt sử dụng xăng, dầu. Với xe buýt sử dụng năng lượng xanh cần cơ chế, chính sách mới phù hợp hơn. Đặc biệt, là cần quan tâm và có thêm những quy định liên quan đến việc khấu hao phương tiện. Bởi xe buýt sử dụng năng lượng sạch có giá thành cao gấp nhiều lần xe xăng, dầu, nếu áp dụng cách tính khấu hao và niên hạn sử dụng như hiện nay sẽ khiến doanh nghiệp có thể lỗ lớn.

Thành phố Hà Nội hiện có khoảng 1,1 triệu ô tô và hơn 6,6 triệu xe máy, và con số này tăng khoảng trên dưới 10% mỗi năm. Ở đây, chỉ tính con số các xe được đăng ký tại Hà Nội, chưa kể các xe đăng ký vãng lai di chuyển qua địa bàn Thủ đô. Do vậy, phát thải đô thị ở Hà Nội có xu hướng tăng dần hằng năm. Việc chuyển đổi năng lượng trong lĩnh vực giao thông vận tải đường bộ là rất quan trọng. Cho tới nay, công nghệ của chuyển đổi năng lượng trong lĩnh vực giao thông vận tải thì khả thi nhất là đường bộ. Bên cạnh việc phát thải một lượng lớn nhất, thì nó cũng là một lĩnh vực khả thi nhất để chuyển đổi. Bởi vì các công nghệ cũng đã sẵn sàng, việc chuyển đổi trong lĩnh vực giao thông vận tải đường bộ là một phần hết sức quan trọng trong việc thực thi nỗ lực giảm phát thải dòng về 0 của ngành giao thông vận tải.

Đinh Luyện

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Mở cung đường du lịch từ… “cây di sản”

Mở cung đường du lịch từ… “cây di sản”

(LĐTĐ) Cây Bàng cổ thụ được công nhận là cây di sản, niềm vui mừng, phấn khởi của người dân xứ đảo Bích Đầm là đương nhiên. Vậy còn với những người làm du lịch của tỉnh nhà thì sao? Phải chăng đã đến lúc, ngành Du lịch Khánh Hòa cần tìm hiểu, xây dựng tuyến đườn
Viettel hỗ trợ chuyển đổi máy 4G miễn phí cho toàn bộ khách hàng

Viettel hỗ trợ chuyển đổi máy 4G miễn phí cho toàn bộ khách hàng

(LĐTĐ) Chương trình chỉ áp dụng từ nay đến hết ngày 15/10/2024. Khách hàng đủ điều kiện sẽ nhận được tin nhắn mời đến các cửa hàng Viettel hoặc liên hệ với nhân viên Viettel trên địa bàn để được hỗ trợ.
Các nguyên tắc quản lý, cung cấp, sử dụng thông tin trên mạng

Các nguyên tắc quản lý, cung cấp, sử dụng thông tin trên mạng

(LĐTĐ) Theo Điều 21 Nghị định 72/2013/NĐ-CP, quản lý, cung cấp và sử dụng thông tin trên mạng phải tuân theo quy định pháp luật về báo chí, xuất bản, quảng cáo, và bảo vệ bí mật thông tin cá nhân.
Nhận định, dự đoán tỷ số Liverpool - Bournemouth: Chủ nhà trút giận

Nhận định, dự đoán tỷ số Liverpool - Bournemouth: Chủ nhà trút giận

(LĐTĐ) Vòng 5 giải Ngoại hạng Anh diễn ra vào 21h00 hôm nay (21/9), trận đấu giữa Liverpool và Bournemouth. Liverpool có cơ hội trút giận sau thất bại sốc ở vòng 4. Trước trận đấu này, Liverpool đứng thứ 4, trong khi Bournemouth giữ vị trí thứ 11 trên bảng xếp hạng Ngoại Hạng Anh.
12 tác giả, tác phẩm sẽ được trao giải Sáng tạo nội dung số Việt Nam 2024

12 tác giả, tác phẩm sẽ được trao giải Sáng tạo nội dung số Việt Nam 2024

(LĐTĐ) Sau 4 tháng phát động và nhận được gần 300 hồ sơ tham dự, Ban Tổ chức Giải thưởng Sáng tạo nội dung số Việt Nam (VCA 2024) đã lựa chọn 12 tác giả, tác phẩm xuất sắc để vinh danh tại lễ trao giải diễn ra vào ngày 27/9 tới đây.
Tỷ giá USD hôm nay (21/9): Đồng USD thị trường tự do quay đầu giảm

Tỷ giá USD hôm nay (21/9): Đồng USD thị trường tự do quay đầu giảm

(LĐTĐ) Sáng nay 21/9/2024, tỷ giá trung tâm đồng Việt Nam với USD tại Ngân hàng Nhà nước công bố mức 24.148 VND - giảm 19 VND. Trên thị trường Mỹ, chỉ số USD Index (DXY) hiện ở mức 100,74 - tăng 0,12 điểm.
Bộ Tài chính đang tiến hành đánh giá lại mức giảm trừ gia cảnh

Bộ Tài chính đang tiến hành đánh giá lại mức giảm trừ gia cảnh

(LĐTĐ) Bộ Tài chính hiện đang tiến hành đánh giá lại mức giảm trừ gia cảnh theo kiến nghị của các cử tri từ 6 tỉnh, thành phố.

Tin khác

Tăng tiện ích từ "số hóa" thẻ vé giao thông: Đặt hành khách vào vị trí trung tâm

Tăng tiện ích từ "số hóa" thẻ vé giao thông: Đặt hành khách vào vị trí trung tâm

(LĐTĐ) Hà Nội đã khai trương thẻ vé ảo (thẻ phi vật lý) cho hệ thống vận tải hành khách công cộng và sắp tới là triển khai hình thức thẻ ảo offline dành cho khách hàng. Việc "số hóa" thẻ vé giao thông trong bối cảnh chuyển đổi số sẽ trực tiếp nâng cao quyền lợi của người tiêu dùng, giúp hành khách tiết kiệm thời gian, chi phí đi lại để nhận và dán tem vé tháng.
Sập cầu Ngòi Móng trên ĐT445, tỉnh Hoà Bình

Sập cầu Ngòi Móng trên ĐT445, tỉnh Hoà Bình

(LĐTĐ) Vào 4h sáng nay, cầu Ngòi Móng trên ĐT445 tỉnh Hoà Bình đã bị sập, rất may không có thiệt hại về người.
2 xe khách va chạm trên cao tốc Vĩnh Hảo - Phan Thiết, nhiều người thương vong

2 xe khách va chạm trên cao tốc Vĩnh Hảo - Phan Thiết, nhiều người thương vong

(LĐTĐ) Vụ tai nạn giữa 2 xe giường nằm chở khách xảy ra rạng sáng nay tại cao tốc Vĩnh Hảo - Phan Thiết khiến 2 người chết, nhiều người bị thương.
Hà Nội: Sắp triển khai vé xe buýt ảo không cần Internet

Hà Nội: Sắp triển khai vé xe buýt ảo không cần Internet

(LĐTĐ) Trung tâm Quản lý và Điều hành giao thông thành phố Hà Nội thông tin, từ ngày 20/9, đơn vị sẽ triển khai thẻ vé tháng ảo offline cho hệ thống vận tải hành khách công cộng trên địa bàn Thủ đô.
Công an Hà Nội phòng chống đua xe, đảm bảo đêm Trung thu an toàn

Công an Hà Nội phòng chống đua xe, đảm bảo đêm Trung thu an toàn

(LĐTĐ) Để bảo đảm người dân Thủ đô có 1 đêm Trung thu an toàn, nhiều tổ công tác 141 - Công an thành phố Hà Nội đã được triển khai tại các tuyến, địa bàn trọng điểm. Nhiều thanh thiếu niên không đội mũ bảo hiểm, điều khiển xe không gắn biển kiểm soát, khi thấy lực lượng 141 đã quay đầu xe, chạy ngược chiều nhưng đều bị các mũi của tổ công tác "khóa chặt".
Nhanh chóng khắc phục sự cố tàu điện Cát Linh - Hà Đông hoạt động trở lại bình thường

Nhanh chóng khắc phục sự cố tàu điện Cát Linh - Hà Đông hoạt động trở lại bình thường

(LĐTĐ) Khoảng 19h ngày 17/9, đoàn tàu điện chạy từ Cát Linh về Hà Đông, khi đến ga Phùng Khoang, quận Hà Đông thì bất ngờ dừng lại. Theo tìm hiểu, tàu không thể tiếp tục khởi hành là do lỗi kỹ thuật, bởi vậy, đoạn từ Phùng Khoang đến Yên Nghĩa tạm đóng để xử lý sự cố.
Ước tính thiệt hại đường bộ do bão gây ra khoảng 2.000 tỷ đồng

Ước tính thiệt hại đường bộ do bão gây ra khoảng 2.000 tỷ đồng

(LĐTĐ) Trong những ngày qua, ngành Giao thông vận tải (GTVT) đã huy động mọi nguồn lực bảo đảm giao thông, khắc phục hậu quả của bão số 3. Đáng chú ý, ước tính thiệt hại đường bộ do bão gây ra khoảng 2.000 tỷ đồng.
“Phép thử” cho giao thông Thủ đô

“Phép thử” cho giao thông Thủ đô

(LĐTĐ) Bão số 3 (Yagi) quét qua Hà Nội, làm ảnh hưởng không nhỏ đến kết cấu, hạ tầng giao thông. Minh chứng dễ thấy nhất là hàng loạt các trục giao thông xảy ra ngập úng, hư hỏng kết cấu hạ tầng giao thông… Cơn bão số 3 là “phép thử” với năng lực ứng phó bão của ngành Giao thông Thủ đô trong việc khắc phục và giảm thiểu thiệt hại, tránh bị động trong mọi tình huống.
Cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu gặp vướng về giải phóng mặt bằng và vật liệu xây dựng

Cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu gặp vướng về giải phóng mặt bằng và vật liệu xây dựng

(LĐTĐ) Cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu hiện đang gặp khó và có nguy cơ chậm tiến độ do vướng công tác giải phóng mặt bằng và thiếu vật liệu xây dựng.
Ngày 16/9: Thông luồng đường thủy qua cầu Long Biên - Chương Dương

Ngày 16/9: Thông luồng đường thủy qua cầu Long Biên - Chương Dương

(LĐTĐ) Từ 11h ngày 16/9, các phương tiện tham gia giao thông đường thuỷ nội địa khu vực luồng qua khoang thông thuyền cụm cầu Long Biên - Chương Dương, có lý trình đường thủy nội địa từ Km181+000 đến Km184+500 sông Hồng, sẽ được phép lưu thông.
Xem thêm
Phiên bản di động